Jennis

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi

Tóm tắt. Để có thể xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba, cần xác định dòng chảy lũ đến các hồ chứa. Do vị trí địa lý, điều kiện mặt đệm và khí hậu thuỷ văn, diễn biến lũ sông Ba khá phức tạp. Báo cáo này trình bày các kết quả tính toán lũ thiết kế ứng với các tần suất và lũ cực hạn PMF cho từng hồ chứa, làm cơ sở cho tính toán vận hành điều tiết lũ cả hệ thống đảm bảo ngăn lũ, chậm lũ, an toàn vận hành hồ chứa và vùng hạ lưu sông.
1. Đặc điểm mưa - lũ lưu vực sông Ba 1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên [1]
Sông Ba là một sông lớn ở miền Trung Việt Nam, diện tích toàn bộ lưu vực xấp xỉ 14.000 km2, trên địa phận của ba tỉnh Gia Lai, Đak lắc và Phú Yên, nằm trong khoảng 108o đến 109o27’ kinh độ Đông và từ 12o30’ đến 14o40’ vĩ độ Bắc (hình 1).
Sông Ba bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rô thuộc dải Trường Sơn, đoạn thượng nguồn đến trạm thuỷ văn An Khê sông Ba chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sau đó sông chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam tiếp theo là hướng Bắc Nam về đến Cheo Reo. Từ Cheo Reo sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông

Nam về đến Sơn Hoà và từ đây sông chảy theo hướng Tây - Đông đổ ra biển Đông.
Lưu vực sông Ba có hình chữ L, thượng nguồn nhỏ, sau đó phình ra ở phần trung lưu vực, rồi lại thu hẹp ở phần hạ lưu vực trước khi đổ ra biển Đông. Nhìn chung địa hình lưu vực sông Ba rất phức tạp được tạo ra bởi sự chia cắt của dải Trường Sơn, cao nguyên và đồng bằng, tạo nên những thung lũng sông có độ dốc lớn. Độ cao bình quân lưu vực khoảng 500 m. Sông Ba có nhiều sông nhánh, có hơn 50 sông nhánh có chiều dài lớn hơn 20 km, 19 sông nhánh có diện tích lưu vực lớn hơn 100 km2. Đặc biệt có 3 sông nhánh chính đó là Ayun, KrôngHnăng và sông Hinh.
Phần lưu vực sông Ba tính đến tuyến đập các bậc thang thuỷ điện trên sông Ba [2, 3] có đặc trưng được trình bày trong bảng 1.
1.2. Đặc điểm mưa
Khí hậu trên lưu vực sông Ba là khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu sự chi phối của địa hình một cách sâu sắc. Do bị chia cắt bởi dãy Trường Sơn ở phía Tây, đèo Hải Vân ở phía bắc và các dãy núi cắt ngang ra biển ở phía nam mà khí hậu lưu vực sông Ba mang nét đặc trưng riêng.
- Mùa đông (tháng XII đến III): Đầu mùa, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, khi gặp các nhiễu động thời tiết (bão, gió, dải hội tụ,...) thường gây mưa lũ lớn. Giữa và cuối mùa đông, các nhiễu động thời tiết giảm, lượng mưa ít.
- Mùa hạ (IV đến X):Thời kỳ cuối hạ, đầu đông là thời kỳ hoạt động của các nhiễu động thời tiết, trong đó hoạt động với tần suất cao của bão tạo ra mùa mưa ngắn nhưng lượng mưa rất đáng kể, chiếm tới trên 70% lượng mưa năm, là nguyên nhân của lũ lụt, lở đất, xói mòn lưu vực.
Cực đại các trận mưa một ngày đêm trong khu vực thuộc loại lớn ở Việt Nam: Tại An Khê đạt 240.8mm (1987), tại Sông Hinh 674mm (1981), tại Sơn Hoà 579mm (1992), tại Sơn Thành đạt 502mm (năm 1993) và tại Tuy Hoà đạt 628 mm (năm 1993).
Thời gian mưa lớn nhất và thời gian xuất hiện lũ lớn nhất trên sông có sự lệch pha không đáng kể.
1.3.Đặc điểm lũ
Do có sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng trên lưu vực Sông Ba dẫn đến đặc điểm lũ trên lưu vực Sông Ba rất phức tạp, thời gian lũ thường kéo dài từ 7 đến 9 ngày, thời gian lũ lên từ 2 đến 3 ngày. Trên lưu vực đỉnh lũ xuất hiện ở các sông nhánh và sông chính thường không trùng nhau; ví dụ năm 1981 đỉnh lũ xuất hiện
tại An Khê vào ngày 9/XI, tại sông Hinh 10/XI còn tại Củng Sơn là 18/XI. Lũ sông Ba thuộc loại lũ lớn, các đỉnh lũ thường xuất hiện chủ yếu vào tháng X và XI, mô đuyn đỉnh lũ trung bình An Khê khoảng 920 l/skm2, tại Củng Sơn khoảng 660 l/skm2.
Trên lưu vực sông Ba xuất hiện ba trận lũ lịch sử vào năm 1938, 1964 và năm 1993.
2. Nghiên cứu xác định lũ thiết kế
2.1. Đỉnh lũ thiết kế
2.1.1. Đỉnh lũ thiết kế trạm thủy văn Củng Sơn
Tài liệu dòng chảy lũ trạm thủy văn Củng Sơn có từ 1977 đến 2008 và được bổ sung 2 giá trị đỉnh lũ của năm 1938 và năm 1964 (khôi phục theo tài liệu quan trắc mực nước đập Đồng Cam, công trình Đồng Cam đưa vào vận hành từ năm 1930).
Trong chuỗi quan trắc đỉnh lũ gồm 32 trị số,có3trịsốlũđặcbiệtlớnxẩyravàonăm 1938 với Qmax = 24000 m3/s, năm 1964 với Qmax = 21850 m3/s và năm 1993 với Qmax = 20700 m3/s, vậy thời kỳ xuất hiện lại của trận lũ là:
N= 2008193823 năm 3
Do thời kỳ xuất hiện lại của trận lũ đặc biệt lớn là 23 năm, nên khi tiến hành xử lý lũ đặc biệt lớn và không xử lý lũ đặc biệt lớn, kết quả tính toán như nhau.
Tiến hành tính toán và vẽ đường tần suất, kết quả các tham số thống kê và các trị số Qmax thiết kế trạm thủy văn Củng Sơn được trình bày trong bảng 2 [4].

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Nghiên cứu chế tạo hệ thống phân tích dòng chảy xách tay sử dụng các điện cực chọn lọc ion làm Detector xác định các ion chứa Nitơ có trong nước thải Phú Dưỡng Luận văn Sư phạm 0
M Ứng dụng phương pháp xoáy rời rạc để xác định và khảo sát các đặc tính khí động của cánh khí cụ bay trong dòng khí dưới âm Khoa học Tự nhiên 0
N Nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật cột nhồi trong phương pháp phân tích dòng chảy (FIA) xác định vết Canxi, Magiê và một vài chất oxy hoá Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xác định cadmi và kẽm trong nước bằng phương pháp von-ampe hòa tan xung vi phân dùng bình điện hóa dòng chảy Khoa học Tự nhiên 0
G Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng điện cực chọn lọc ion làm detector trong hệ thống phân tích dòng chảy nhằm xác định chọn lọc các ion chứa nitơ trong thực phẩm và môi trường Khoa học Tự nhiên 0
C Ứng dụng mô hình mike 11 xác định dòng chảy tối thiểu trên dòng chính sông Vu Gia - Thu Bồn và đề xuất giải pháp duy trì Khoa học Tự nhiên 2
D Tách dòng và xác định trình tự gene kháng thể tái tổ hợp kháng tế bào lympho bệnh ung thư vú Tài liệu chưa phân loại 0
B Nghiên cứu, ứng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất khu vực các tỉnh phía tây sông Hậu Tài liệu chưa phân loại 3
T Xác định sự xâm nhiễm của nấm corticium salmonicolor trên 4 dòng cao su bằng phương pháp lây nhiễm in vitro Tài liệu chưa phân loại 0
R Xác định sự hoạt hóa của Phosphatidylinositol 4-Phosphate 5-kinase (PIP5K) A và C61 trên dòng tế bào HeLa chuyển gene Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top