luungoclong_2

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hoá, cuộc cách mạng khoa học công nghệ và phân công lao động trên thế giới ngày càng diễn ra mạnh mẽ đã làm cho hoạt động đầu tư của một nước không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà đã vươn ra nhiều nước trên thế giới. Do vậy, hoạt động đầu tư nước ngoài là tất yếu bởi các nhà đầu tư luôn tìm kiếm một môi trường thuận lợi hơn trong nước nhằm thu được lợi nhuận cao.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với đầu tư và phát triển không chỉ ở các nước nghèo, mà kể cả các nước đang phát triển và các nước đã phát triển. Việt Nam là một nước đang phát triển, do vậy FDI đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, ... Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị bước sang giai đoạn tăng tốc, do vậy FDI càng có vai trò quan trọng hơn. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm 2006-2010. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn FDI, v.v.. ”
Vì vậy để đánh giá tổng quan hoạt động FDI ở Việt Nam trong những năm gần đây và đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn này, tác giả đã chọn đề tài: Làm rõ tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Tổng quan về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI)

1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư nói chung là việc bỏ vốn bằng tiền, tài sản, sức lao động, của cải vật chất, v.v... ở hiện tại nhằm thu được những kết quả nhất định trong tương lai. Hoạt động đầu tư (đầu tư vốn) là quá trình sử dụng vốn đầu tư để duy trì hay mở rộng tiềm lực sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Hoạt động đầu tư là một quá trình bắt đầu từ khi nghiên cứu xác định các cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, quyết định đầu tư cho đến khi triển khai thực hiện đầu tư, vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thu kết quả và kết thúc đầu tư.
Căn cứ vào quan hệ quản lý, người ta phân hoạt động đầu tư thành hai loại: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là sự đầu tư của các tổ chức hay cá nhân nước ngoài đưa vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào vào nước tiếp nhận để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm thu hút lợi nhuận. Đây là loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp sở hữu, quản lý và điều hành việc sử dụng vốn, nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu tuỳ theo quy định của mỗi nước. Đứng trên góc độ của nước tiếp nhận, dòng vốn nhận được theo hình thức đầu tư này gọi là vốn FDI
Quỹ tiền tệ quốc tế năm 1977 đưa ra khái niệm FDI là: việc đầu tư được thực hiện nhằm thu hút những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996, FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khái niệm này nhấn mạnh chủ đầu tư là người nước ngoài nhằm xác định chủ tư bản được dịch chuyển trong FDI nhất thiết phải vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia.
2. Phân loại FDI
Tuỳ theo phạm vi và mục đích nghiên cứu, FDI được phân loại theo các tiêu thức khác nhau.
2.1. Xét theo hình thức đầu tư
Căn cứ luật Đầu tư được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, FDI vào Việt Nam được thực hiện theo các hình thức sau:
* Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (DN100%VNN): Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hay cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. DN100%VNN được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước chủ nhà.
* Doanh nghiệp liên doanh (DNLD): Do các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. DNLD được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước nhận đầu tư. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm đối với bên kia, với DNLD trong phạm vi phần vốn của mình trong vốn pháp định. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận.
* Hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD): Là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập một pháp nhân mới. Thời hạn cần thiết cho hợp đồng hợp tác kinh doanh do các bên hợp tác thoả thuận phù hợp với tính chất, mục đích kinh doanh. HĐHTKD phải được các bên có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng do các bên thoả thuận và được cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư chuẩn y.
Hình thức này được phổ biến trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Ngoài ra còn được áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp gia công và dịch vụ.
* Các hình thức BOT, BTO, BT
+ Hình thức BOT (Building Operate Transfer; Xây dựng-kinh doanh-chuyển giao)
Đây là hình thức nhà ĐTNN ký với Chính phủ nước sở tại một hợp đồng để nhà ĐTNN thành lập một công ty BOT (DN100%VNN) xây dựng và vận hành một dự án trong một thời gian đủ để thu hồi vốn và có lãi hợp lý, sau đó bàn giao hoàn toàn dự án cho nước sở tại.
Hình thức BOT chủ yếu áp dụng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển, nhiệt điện và thuỷ điện. v.v…
+ Hình thức BTO (Building Transfer Operate; Xây dựng-chuyển giao-kinh doanh)
Hình thức này giống như BOT, nhưng chỉ khác ở điểm trong hình thức BTO công trình sau khi xây dựng được khai thác sử dụng trong một thời gian mới chuyển giao cho nhà nước sở tại, còn lại hình thức BOT thì sau khi xây dựng xong, công trình được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại rồi chủ đầu tư mới được khai thác.
+ Hình thức BT (Building Transfer; Xây dựng - chuyển giao)
Hình thức này giống BOT ở chỗ sau khi xây dựng xong, công trình cơ sở hạ tầng được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BOT Chính phủ cho phép nhà ĐTNN được khai thác tại công trình đó, còn trong hình thức BT, Chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà ĐTNN thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
Với nền kinh tế có cơ sở hạ tầng yếu kém thì hình thức BOT, BTO, BT rất được nước chủ nhà ưa chuộng vì nước chủ nhà không thể có đủ vốn để xây dựng các hệ thống hạ tầng cho nền kinh tế. Trên thực tế Việt Nam mới chỉ có FDI theo cách BOT, hình thức là DN100%VNN.
* Các hình thức khác
Ngoài các hình thức nên trên, FDI còn được thực hiện dưới các hình thức khác tuỳ theo mục đích và đặc điểm trong yêu cầu tiếp nhận đầu tư, chẳng hạn: công ty cổ phần có vốn ĐTNN, doanh nghiệp FDI đa mục tiêu, doanh nghiệp hợp danh, v.v…
2.2. Xét theo khu vực kinh tế đầu tư: Tương ứng với từng khu vực trong nền kinh tế, FDI được phân loại như sau:
- FDI đầu tư vào khu vực I - Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản.
- FDI đầu tư vào khu vực II - Công nghiệp và Xây dựng.
- FDI đầu tư vào khu vực III - Dịch vụ.
2.3. Xét theo vùng kinh tế đầu tư: FDI được phân chia 8 vùng: Vùng Đông Bắc Bộ, vùng Tây Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đồng Bằng Sông Hồng, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ.
2.4. Xét theo ngành kinh tế đầu tư: FDI được phân chia theo những ngành kinh tế chủ yếu: Ngành Nông, Lâm nghiệp; ngành Thuỷ sản; ngành Công nghiệp, ngành Xây dựng, ngành Khách sạn - Du lịch, ngành Giao thông vận tải, Bưu điện, ngành Tài chính, Ngân hàng và các ngành Dịch vụ khác.
2.5. Xét theo hiện trạng vốn đầu tư: vốn FDI được phân chia ra: vốn thực hiện vốn pháp định; vốn tăng thêm; vốn giải thể trước thời hạn,…
* Vốn thực hiện (VTH): là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư, vốn đầu tư để thực hiện dự án đầu tư, bao gồm vốn pháp định và vốn vay.
* Vốn pháp định: vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn ĐTNN là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp được ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.
Phần vốn góp của bên nước ngoài hay các bên nước ngoài vào vốn pháp định của DNLD không bị hạn chế về mức cao nhất theo sự thoả thuận của các bên, nhưng không < 30% vốn pháp định, trừ trường hợp do Chính phủ quy định.
* Vốn đăng ký (VĐK): là vốn do doanh nghiệp có vốn ĐTNN đăng ký với cơ quan cấp phép đầu tư dự kiến doanh nghiệp có vốn ĐTNN sẽ đầu tư.
3. Một số đặc điểm FDI
Về bản chất, FDI là đầu tư của tư nhân nước ngoài với mục đích căn bản là lợi nhuận, nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn và điều hành hoạt động kinh doanh nên họ phải làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, nhà đầu tư cùng với việc đưa vốn vào còn đưa cả công nghệ, bí quyết, kỹ năng tiếp thị, quản lý, đào tạo nhân công, v.v... cho nước tiếp nhận vốn. Như vậy, ngoài việc được bổ sung nguồn vốn thiếu hụt, FDI còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và đào tạo đội ngũ lao động của nước tiếp nhận vốn. Do vậy, FDI có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, nhà ĐTNN trực tiếp bỏ vốn và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy, FDI một mặt vẫn bổ sung được nguồn vốn thiếu hụt và tăng khả năng sử dụng các tiềm năng sẵn có của nước tiếp nhận, mặt khác lại không làm tăng gánh nợ nước ngoài của nước tiếp nhận.
Thứ hai, các chủ đầu tư thực hiện đầu tư tại nước sở tại nên phải tuân thủ theo các quy định mà pháp luật nước đó đề ra đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Thứ ba, sự phân chia quyền quản lý các doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ đóng góp vốn. Nếu đóng góp 100% vốn thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ ĐTNN điều hành và quản lý.
Thứ tư, FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư. FDI hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia.
Đối với Thái Lan, điều tương đối nổi bật là Chính phủ Thái Lan đã có nhiều chính sách khuyến khích mạnh các nguồn vốn thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước cùng tham gia với các nhà đầu tư nước ngoài để hình thành các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh chóng của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, bài học trong quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan là dự thiếu quy hoạch, tình trạng mất cân đối do thiếu sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng…nên phần lớn các hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều bị bên đối tác nước ngoài chi phối là chủ yếu.
Còn đối với Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực sự trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển, là điều kiện quyết định những kết quả đạt được của quá trình thực hiện công nghiệp hóa. Một số yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công đó là chiến lược mở cửa, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế theo vùng lãnh thổ tuân thủ quy hoạch ưu tiên; thực hiện đa dạng hóa các nguồn huy động vốn, kết hợp có hiệu quả việc sử dụng vốn FDI với các nguồn vốn tín dụng huy động trong nước. Đồng thời, từng bước hạn chế dần việc vay nợ nước ngoài, cố gắng tăng nhanh huy động vốn từ các nguồn trong nước và FDI.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM

FDI đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, sau hơn 20 năm mở cửa, dòng vốn FDI đã tác động tích cực đến nhiều mặt đời sống kinh tế-xã hội nước ta, FDI đóng góp cho nguồn vốn đầu tư phát triển, góp phần khai thác và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần mở rộng nguồn thu và tạo thế chủ động trong cân đối ngân sách nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam, giảm lực lượng thất nghiệp trong xã hội, nâng cao vị thế Việt Nam trên thương trường quốc tế, v.v... FDI có nhiều đóng góp như vậy, qua đó khảng định một điều quan điểm mở cửa hội nhập vào kinh tế toàn cầu của Việt Nam, đặc biệt là các chính sách thu hút FDI vào Việt Nam của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn.
Việt Nam là một nước đang phát triển, muốn thành công trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, tất yếu phải có nhiều vốn, đặc biệt là nguồn vốn của nước ngoài. Do vậy cần thiết lập các điều kiện tiếp nhận vốn FDI có hiệu quả, đồng thời phải biết phát huy các nhân tố ảnh hưởng tích cực bên trong và bên ngoài cũng như làm giảm thiểu các nhân tố gây bất lợi tới quá trình đó. Các giải pháp tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam cần tiến hành một cách đồng bộ thì mới thực sự có hiệu quả, đó là :
- Tiếp tục củng cố, giữ gìn và đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị ổn định trong nước và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Phải có chiến lược huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế một cách cụ thể, sát thực.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về ĐTNN của Việt Nam, tạo cơ hội bình đẳng hoạt động đầu tư giữa TPKT nhà nước; TPKT ngoài nhà nước và TPKT có vốn FDI
- Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và nâng cao trình độ nguồn lao động Việt Nam
- Tạo điều kiện thuận lợi phục vụ hoạt động FDI ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả hoạt động của các dự án FDI đã triển khai.
- Tham khảo kinh nghiệm thu hút FDI và nâng cao hiệu quả hoạt động FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
- Tăng cường phát triển của đội ngũ lao động, khoa học công nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước
- Đề cao và hướng các nhà đầu tư thấy rõ các nguồn lực và lợi thế so sánh của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Với chính sách mở cửa, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, Việt Nam đã từng bước đạt được những thành công trong thu hút FDI đầu tư vào Việt Nam. Hiệu quả FDI và tác dụng FDI ở Việt Nam ngày càng được nâng cao, mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng gia tăng; số việc làm được tạo ra trong khu vực FDI ngày càng nhiều do vậy kéo theo số lượng lao động làm việc trực tiếp trong khu vưc FDI ngày càng tăng; mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực FDI ngày càng được mở rộng; tỷ trọng giá trị xuất khẩu của khu vực FDI chiếm trong tổng giá trị xuất khẩu cả nước ngày càng tăng và góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực công nghệ mới của nền kinh tế, góp phần tăng năng suất lao động ở Việt Nam, ...
Việt Nam muốn thành công trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, tất yếu phải có nhiều vốn, đặc biệt là nguồn vốn của nước ngoài. Do vậy cần thiết lập các điều kiện tiếp nhận vốn FDI, đưa ra các giải pháp tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam một cách cụ thể. Đồng thời các chính sách này cần tiến hành một cách đồng bộ thì mới thực sự thu hút FDI có hiệu quả.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M tác động tích cực cũng như tiêu cực của toàn cầu hoá lên tập đoàn Daewoo được làm rõ bài viết này Luận văn Kinh tế 0
L Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh để làm rõ nhận định: “Đây là một tác phẩm nổi tiếng Văn học 0
V Nguyên tắc quản lí đầu tư, làm rõ sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc này trong công tác quản lí đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
H Biện chứng cái đẹp trong xã hội thông qua ngũ luân. Minh họa bằng các tác phẩm nghệ thuật, ca dao, tục ngữ để làm rõ điều đó Tài liệu chưa phân loại 0
S Phân tích và làm sáng rõ vai trò của IMF trong viec duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia Tài liệu chưa phân loại 2
C Phân tích ba tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay Tài liệu chưa phân loại 2
D Nghiên cứu lao động trẻ em - Từ góc độ phương pháp tập trung làm rõ các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khoá luận này Luận văn Kinh tế 0
A FLC & Đề nghị Thanh Tra Chính Phủ vào cuộc làm rõ? Tài chính, Chứng khoán 9
M Làm rõ vấn đề : “Độc lập dân tộc phải gắn liền Chủ nghĩa xã hội theo Tư tưởng Hồ Chí Minh” Luận văn Kinh tế 2
Q Làm rõ mối quan hệ về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top