yeuoxtrondoi
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, mở đầu là kế hoạch 5 năm 2000 – 2005, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng thực hiện được một bước Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, nước ta vẫn còn nghèo, trình độ kinh tế - xã hội còn kém phát triển. Trong những năm tiếp theo, làm thế nào để với lòng yêu nước, trí tuệ và sức mạnh đoàn kết, đất nước ta giành được một vị trí xứng đáng trên vũ đài thế giới, với xu hướng mở cửa, hội nhập, cạnh tranh và toàn cầu hóa, chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một xã hội mà người dân được chăm sóc tốt, nền kinh tế phát triển cao, các vấn đề môi trường, an ninh được bảo đảm.
Với những phân tích về thực trạng đất nước trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay và trong những thập niên đầu thế kỷ 21, bài viết sẽ đưa ra dự báo hình ảnh Việt Nam ở mốc 2030, và sẽ đưa ra một số giải pháp mang tầm chiến lược.
Trong giai đoạn hiện nay, với xu toàn cầu hóa, hội nhập và hợp tác quốc tế, Việt Nam có những cơ hội phát triển rất lớn nếu chúng ta vượt qua được những thách thức gay gắt trong quá trình cạnh tranh và hội nhập ấy. Như vậy, làm thế nào để với những thế mạnh của đất nước, chúng ta tận dụng được những thời cơ, khắc phục những điểm yếu, vượt qua những thách thức để có thể vươn lên sánh vai cùng các quốc gia tiên tiến.
Bài viết này gồm có ba phần chính:
Phần một: Bối cảnh trong nước và quốc tế. Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển đất nước đến năm 2030.
Phần hai: Hình ảnh đất nước năm 2030. Quan điểm phát triển.
Phần ba: Phân đoạn chiến lược đến năm 2030. Những định hướng giải pháp chiến lược.
Phần một: Bối cảnh trong nước và quốc tế. Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển đất nước đến năm 2030.
I. Bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn hiện nay
1. Bối cảnh trong nước.
Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, bên cạnh những thuận lợi như tình hình chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, quan hệ quốc tế không ngừng được mở rộng, năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã được tăng lên … , nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn vốn có của nền kinh tế trình độ thấp và những khó khăn thách thức mới phát sinh. Ở trong nước, nạn dịch bệnh mới xuất hiện (dịch tả và dịch lở mồm long móng, tai xanh ở gia súc...), thiên tai và những biến động phức tạp về thời tiết và khí hậu ... Ở ngoài nước, những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc tế, sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và những biến động mạnh về giá cả trên thị trường quốc tế..., những điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Với sự nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước, hoạt động kinh tế, xã hội còn nhiều yếu kém, bất cập.
Đánh giá tổng quát
Về những thành tựu
Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng dân số thấp, nên nước ta có khả năng vượt qua được ranh giới của một nước đang phát triển có thu nhập thấp nhất trong một tương lai rất gần. Tăng trưởng kinh tế đạt được ở cả ba nhóm ngành, được thực hiện trên cơ sở phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước. Công nghiệp, dịch vụ trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế chung. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng chuyển biến còn chậm. Tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào lượng vốn đầu tư trong khi hiệu quả đầu tư còn thấp, do đóng góp của yếu tố lao động trong khi năng suất lao động thấp.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phát huy tốt nguồn lực cho phát triển, nhất là nguồn lực của dân. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định.
Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Đây là bước đi dũng cảm nhất mà Việt Nam đã đạt được để tiến tới hội nhập nền kinh tế toàn cầu.
Chất lượng nguồn nhân lực có bước chuyển biến, khoa học công nghệ có tiến bộ.
Văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo; Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển con người được nâng lên. Bình đẳng về giới có nhiều tiến bộ, vai trò của phụ nữ trong xã hội được nâng lên.
Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ chính trị đối ngoại được mở rộng tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế nhanh và bền vững hơn.
Như vậy, tại thời điểm năm 2007, thực trạng của đất nước là:
Cơ chế phát triển kinh tế là cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mô thức phát huy nội lực của đất nước và gắn kết nước ta với khu vực và thế giới.
Tiềm lực và phát triển kinh tế được nâng cao một bước quan trọng. Nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng nhanh, tuy chưa có nhiều yếu tố ổn định. Quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng và phát triển với chất lượng mới. Cơ cấu kinh tế biến đổi mạnh theo hướng nâng cao chất lượng và phù hợp hơn với quỹ đạo phát triển mới.
Nền tảng xã hội của sự phát triển: quan hệ lao động – việc làm thay đổi theo hướng dần hình thành cơ chế phân bố thông qua thị trường lao động. Mức sống cho toàn bộ xã hội được nâng cao. Cơ hội phát triển cho con người phát triển được tạo ra một cách rộng rãi hơn. Hình thành lối sống mới mang tính cộng đồng dân tộc và quốc tế. Quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh theo xu hướng hiện đại hóa.
Qua quá trình phát triển trong những năm sau đổi mới đã chứng minh rằng: lợi thế phát triển hiện thực lớn nhất của nước ta là nguồn nhân lực, điều kiện cơ bản để phát huy lợi thế đó là có một cơ chế kinh tế đúng.
Những yếu kém và bất lợi nội tại đối với sự phát triển của Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước và thấp hơn nhiều nước trong khu vực ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa, chất lượng phát triển còn thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm và chưa đồng đều, chưa phát huy tốt thế mạnh trong từng vùng, từng ngành, từng sản phẩm. Cơ cấu dịch vụ chưa có sự chuyển dịch đáng kể, dịch vụ chất lượng cao phát triển chậm.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều hạn chế.
Các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc.
Cơ chế, chính sách về văn hóa, xã hội chậm được đổi mới và cụ thể hóa, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết.
Mức độ gay gắt của nguy cơ tụt hậu phát triển ngày càng rõ nét. Nền kinh tế nước ta vẫn còn lạc hậu. Đó là một trong những nguy cơ của nền kinh tế Việt Nam, mặt khác, nước ta còn phải đối mặt với nạn tham nhũng.
Sự khác biệt và chênh lệch về trình độ thể chế và trình độ cơ cấu ( kinh tế - văn hóa – xã hội ) so với quốc tế.
Năng lực cạnh tranh thấp và chậm được cải thiện, phản ánh tập trung nhất tình thế xuất phát khó khăn của nền kinh tế nước ta hiện nay do:
Tiềm lực kinh tế nhỏ bé, khả năng tích lũy nội bộ thấp.
Trình độ khoa học công nghệ nói chung thấp hơn hẳn so với đa số các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù, nguồn nhân lực nước ta có tiềm năng trí tuệ không nhỏ, song trên thực tế, chúng ta còn rất lúng túng trong việc hình thành và triển khai một chiến lược mang tính đón đầu trong việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất nước.
Khai thác lợi thế lao động kém hiệu quả, chiến lược đầu tư vào con người chưa ngang tầm với đòi hỏi phát triển hiện nay.
Nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam là nhiệm vụ hàng đầu, có ý nghĩa trọng tâm của chiến lược phát triển. Trong khung cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế đang ngày càng đẩy mạnh, khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ quyết định khả năng có thể đạt được đến mức nào các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đặt ra.
Như vậy, có thể khẳng định:
Tụt hậu phát triển là nguy cơ khách quan lớn nhất và gay gắt nhất mà nước ta đang đối mặt.
Phát triển theo cách rút ngắn là nguyên tắc bắt buộc để đưa nước ta thoát khỏi nguy cơ đó.
Mục tiêu trở thành một nước công nghiệp của Việt Nam là sự phản ánh các yêu cầu nói trên và có những cơ sở hiện thực.
2. Bối cảnh quốc tế
Kinh tế thế giới phát triển khá khả quan, môi trường tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn thuận lợi. Do những đặc thù về địa lý, kinh tế và chính trị ở các quốc gia, khu vực, nên sự phát triển kinh tế ở các quốc gia, khu vực cũng rất khác nhau. Châu Á vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới, kinh tế châu Á đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Hòa trong bối cảnh chung đó, nền kinh tế Việt Nam cũng có rất nhiều thuận lợi trong tiến trình phát triển. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu còn tiềm ẩn nhiều vấn đề được xem là những thách thức trong phát triển của kinh tế thế giới.
Dự báo sự sụt giảm của kinh tế Mỹ, sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu đe dọa môi trường kinh tế toàn cầu. Các nạn dịch như cúm gia cầm sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp của nhiều nước. Do những căng thẳng chính trị, giá dầu có thể tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đế kinh tế toàn cầu, giá dầu tăng sẽ làm tăng áp lực lên lạm phát của các nước. Sự biến đổi của khí hậu sẽ có thể gây ra những đảo lộn về kinh tế - xã hội.
II. Bối cảnh quốc tế và khu vực trong những thập niên tới.
1. Phát triển khoa học và công nghệ (kh&cn) và giáo dục-đào tạo (gd&đt)
1. KH & CN luôn đổi mới với tốc độ lớn, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; trí tuệ và kỹ năng trong nguồn nhân lực có vai trò ngày càng tăng.
KH & CN ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt và trực tiếp của xã hội, là động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Đây là một xu thế rõ nét bậc nhất của thế giới trong những thập niên đầu của thế kỷ 21. Theo đà phát triển nhanh của KH&CN, các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu các nghành trong nền kinh tế theo cấu trúc dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và theo hướng kinh tế tri thức nhằm tạo độ thích nghi cao, tăng thế mạnh cạnh tranh quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
2. Hướng tới xã hội thông tin
Xu thế hướng tới xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN đang tạo ra cơ hội mới cho sự lựa chọn mô hình phát triển của mỗi quốc gia. Một chiến lược phát triển hiệu quả là phải huy động được tối đa năng lực đổi mới của tư duy, tạo ra được những khả năng cảm nhận và khả năng phản ứng thích nghi với môi trường đầy biến động, nhằm đạt được những mục tiêu trên cơ sở phát triển bền vững.
3. Định hướng nhân văn cho sự phát triển và ứng dụng KH&CN.
Trong bối cảnh một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở tri thức với nguồn lực con người có trí tuệ và kỹ năng cao là yếu tố trung tâm và là lợi thế so sánh chủ yếu, thì định hướng lớn nhất của KH&CN phải là "KH&CN vị nhân sinh ".
4. Hướng tới một xã hội học tập thường xuyên, thích nghi và đa dạng hoá.
Xã hội mới phải hướng tới học tập thường xuyên, trong đó nền giáo dục phải là một hệ thống mở, đa dạng, linh hoạt, hiện đại.
5. Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo với định hướng nhân văn.
6. Vai trò ngày càng tăng của KH&CN và GD-ĐT trong sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Trong thời đại ngày nay, nguồn lực trí tuệ, nhất là trong nghiên cứu phát minh, sáng chế, trong quản lý xã hội, và trong quản lý doanh nghiệp, cùng với năng lực và bản lĩnh đổi mới cách tư duy, là những yếu tố quan trọng bậc nhất nhằm nâng cao vị thế kinh tế và chính trị của quốc gia trên trường quốc tế.
2. Triển vọng kinh tế thế giới
1. Xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hướng tới nền kinh tế tri thức.
Cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc ứng dụng KH&CN, nhất là công nghệ thông tin; tỷ trọng GDP hay tỷ trọng ngành nghề đều có sự dịch chuyển dần từ sản xuất vật chất sang xử lý thông tin là chủ đạo. Nền kinh tế tri thức sẽ làm cho diện mạo và cơ cấu nền kinh tế thế giới thay đổi một cách căn bản và sâu sắc ở thế kỷ 21.
2. Các cách công nghiệp hoá.
- Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.
- Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.
- Công nghiệp hoá hai giai đoạn theo lợi thế so sánh là quá trình công nghiệp hoá gắn chặt với quá trình thay đổi về lợi thế so sánh của quốc gia: lợi thế tĩnh là tài nguyên thiên nhiên và giá lao động rẻ; lợi thế động là phát triển nguồn nhân lực KH&CN, đi thẳng vào các ngành công nghiệp hiện đại. Đây là mô hình có nhiều ưu thế hiện nay và vào đầu thế kỷ tới, được ứng dụng trong bối cảnh kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế.
3. Toàn cầu hoá kinh tế.
- Nền sản xuất mang tính toàn cầu, tự do hoá về thương mại, đầu tư, và tài chính.
- Hội nhập kinh tế và vai trò của các tổ chức quốc tế Hội nhập là một nội dung quan trọng của toàn cầu hoá (TCH). Hội nhập nhấn mạnh tính chủ động tham gia vào quá trình TCH.
- Hình thành các siêu công ty; thương mại điện tử là một "sân chơi " mới; vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Xu thế khu vực hoá trong bối cảnh toàn cầu; nguy cơ khủng hoảng kinh tế - tài chính. Khu vực hoá là xu hướng vừa thuận chiều, vừa ngược chiều với quá trình toàn cầu hoá. Sự xung đột thương mại giữa các khối trong khu vực hiện đang gia tăng. Xu thế TCH kinh tế với tốc độ vận động cao, cơ hội lựa chọn lớn, nhưng cấu trúc thể chế về luật chơi và bộ máy thực thi ở cấp độ toàn cầu lại chưa hoàn toàn phù hợp nên có thể làm tăng tính bất định của các quá trình kinh tế-tài chính. Đây là nguyên nhân làm tăng khả năng khủng hoảng kinh tế - tài chính, thường xảy ra ở các nước đang phát triển.
4. Triển vọng phát triển kinh tế ở các nước lớn và Liên minh châu Âu (EU).
Triển vọng phát triển kinh tế của Mỹ, kinh tế Mỹ đang tăng trưởng khá trong những năm đầu của thế kỷ 21 và sẽ duy trì được vị trí nổi trội về kinh tế trên thế giới trong ba thập kỷ tới. Tuy tỷ trọng GDP của Mỹ trong GDP toàn thế giới có giảm dần (sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ chiếm tới khoảng 50% GDP thế giới, tới năm 1998 con số này chỉ còn 25,2% và sẽ tiếp tục giảm xuống ), nhưng trong ba thập kỷ đầu của thế kỷ 21 có thể Mỹ vẫn sẽ là siêu cường duy nhất về các mặt kinh tế, khoa học-công nghệ và quân sự.
EU vẫn giữ được vị trí kinh tế-thương mại hàng đầu thế giới của mình, ngày càng ít phụ thuộc hơn vào kin h tế Mỹ và sẽ trở nên mạnh hơn vào đầu thế kỷ 21. EU tuy vẫn là đối thủ cạnh tranh kinh tế đáng gờm của Mỹ, Nhưng do EU không phải là một quốc gia riêng biệt và vẫn tồn tại những hạn chế nên khó có thể vượt được Mỹ về sức mạnh tổng hợp.
Triển vọng kinh tế của Liên bang Nga. Kinh tế Nga những năm qua liên tiếp tăng trưởng, theo đánh giá của các chuyên gia, nền kinh tế Nga đang nóng dần lên, lạm phát giảm mạnh, ổn định kinh tế vĩ mô. Nhìn về lâu dài, với khả năng sẵn có, nhất là nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn chưa khai thác và một đội ngũ cán bộ KH&CN trình độ cao, khoảng 1 triệu người, Nga sẽ khôi phục dần lại vị trí quốc tế và sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.
Triển vọng kinh tế Nhật Bản, hiện nay đã trở thành siêu cường kinh tế thứ hai sau Mỹ. Nền kinh tế Nhật Bản hiện nay đã thoát ra khỏi tình trạng giảm phát và trì trệ kéo dài suốt một thập kỷ qua và đang trên đà tăng trưởng. Chương trình cải cách cả gói gồm 6 điểm (cải cách hành chính; cải cách cơ chế tài chính; cải cách chế độ bảo hiểm xã hội; cải cách cơ chế kinh tế; cải cách hệ thống tiền tệ và cải cách giáo dục) từ cuối 1997 đã giúp Nhật Bản phục hồi và dự báo vẫn giữ được vị trí kinh tế thứ hai sau Mỹ vào đầu thế kỷ 21.
Triển vọng kinh tế Trung Quốc, tới năm 2030 tổng giá trị GDP sẽ ở vào hàng ngũ 3 nước đứng đầu thế giới, và chỉ đứng sau Mỹ. Theo đánh giá của các chuyên gia, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc sẽ làm thay đổi cục diện châu Á và nước này sẽ trở thành trung tâm đầu tư, sản xuất và tiêu thụ của thế giới.
5. Triển vọng phát triển kinh tế của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu - Đại Tây Dương.
Các nền kinh tế khu vực Đông Á trong những năm đầu thế kỷ đang dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng GDP. Và đang là một trong những khu vực thu hút vốn đầu tư hấp dẫn của thế giới.
Tương quan giữa Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu - Đại Tây Dương. Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là nơi hội tụ của 3 nền kinh tế lớn là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, ngoài ra cũng còn một thị trường Đông Nam Á với hơn 500 triệu dân. Châu Âu - Đại Tây Dương với liên minh Châu Âu (EU) bước sang thế kỷ 21 với một tầm vóc mới. EU có kết cấu hạ tầng tri thức lớn nhất thế giới, với nguồn nhân lực có học vấn trình độ chuyên môn cao nhất thế giới, có sức sáng tạo văn hoá lớn nhất.
Triển vọng kinh tế ASEAN, các nước ASEAN nhất trí hành động hướng tới thành lập một cộng đồng kinh tế kiểu Châu Âu vào năm 2015, thống nhất ASEAN thành một thị trường chung cho các luồng hàng hóa, dịch vụ và đầu tư tự do. Trong những năm trước mắt, thách thức đối với phát triển của ASEAN sẽ lớn vì trình độ phát triển của các nước không đồng đều.
3. Bối cảnh chính trị - an ninh quốc tế
1. Chiến lược của Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga
Mục tiêu chiến lược đối ngoại của Mỹ là tiếp tục xác lập và duy trì vai trò lãnh đạo đối với thế giới. Ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đối ngoại của Mỹ là đại lục Âu - Á.
EU vẫn tiếp tục phải dựa vào Mỹ thông qua việc duy trì, củng cố, và mở rộng NATO. Mặt khác EU cũng cố gắng giữ quan hệ tương đối cân bằng với Nga và thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc.
Mục tiêu chiến lược của Nhật Bản là tiếp tục phấn đấu thành một cường quốc toàn diện, tăng vị thế chính trị để bổ sung cho sức mạnh kinh tế, KH&CN, từng bước gia tăng sức mạnh quân sự.
Mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốc là trở thành một cường quốc tầm cỡ thế giới; xác lập vai trò nước lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn cầu.
Ưu tiên chiến lược của Nga về cơ bản vẫn sẽ là Mỹ-Tây Âu, SNG; đồng thời chú trọng hơn tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và các địa bàn truyền thống.
2. Chiều hướng quan hệ với các nước lớn và trật tự thế giới
Các nước phải duy trì hình thức quan hệ theo dạng vừa hợp tác, vừa đấu tranh, tránh đối đầu quân sự trực tiếp, kiềm chế lẫn nhau trong khung cảnh cùng tồn tại hoà bình chủ yếu bằng trò chơi cân bằng quyền lực. Các kịch bản:
Kịch bản đơn cực do Mỹ thống trị, khó thực hiện vì các nước khác đều muốn tìm cách hạn chế tham vọng của Mỹ.
Kịch bản hai cực Nga-Trung với cực kia là Mỹ và NATO, khó diễn ra vì hai nước Nga-Trung có mâu thuẫn và cả hai đều cần quan hệ với Mỹ và Châu Âu vì lợi ích của mình.
Kịch bản đa cực một siêu nhiều cường, khó thực hiện vì các cường quốc này không thể một mình tập hợp lực lượng như "một cực " hay "một trung tâm".
Kịch bản quan hệ hợp tác - đấu tranh đan xen đa dạng, không theo trật tự nhất định. Sự tập hợp lực lượng diễn ra trên từng loại vấn đề, từng khu vực, từng thời điểm cụ thể. Kịch bản này có khả năng diễn ra trong những năm tới.
3. Chính trị cường quyền và dân chủ hoá quan hệ quốc tế
Không phải Mỹ muốn làm gì cũng được, mà chính Mỹ phải cân nhắc nhiều mặt, vấn đề lôi kéo đồng minh ở mức độ nào đó vẫn sử dụng được liên hợp quốc (LHQ). Một cuộc chạy đua vũ trang mới đặc biệt với kỹ thuật cao sẽ là những thách thức rất lớn đối với thế giới trong những năm tới. Các nước lớn ngoài Mỹ và các nước vừa, nhỏ sẽ ra sức đòi hỏi dân chủ hoá mối quan hệ quốc tế, vai trò của LHQ và luật pháp quốc tế cũng sẽ tăng lên.
4. Chiến tranh, hoà bình và an ninh quốc gia
Dự báo là trong những thập kỷ tới không nổ ra chiến tranh thế giới, vì vũ khí giết người hàng loạt hiện nay nằm trong tay 7 nước mà không chỉ một nước; không còn sự đối đầu hai phe, hai cực. Xung đột khu vực sẽ còn tiếp diễn do tranh chấp lãnh thổ, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo và sự can thiệp áp đặt từ bên ngoài.
5. Quan hệ Mỹ - Trung - Nhật - Nga - Ấn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Quan hệ Trung - Mỹ vẫn đóng vai trò quan trọng bậc nhất.
Kịch bản đa dạng hoá, có nhiều khả năng xảy ra nhất, vì các nước lớn này cần duy trì môi trường hoà bình để phát triển kinh tế.
Kịch bản hai cực: liên minh Nhật - Mỹ và bên kia là liên minh tay ba Trung -Nga - Ấn, khả năng xảy ra rất nhỏ vì cả Trung, Nga, Ấn đều muốn thúc đẩy quan hệ với Mỹ và cạnh tranh với nhau để dành một vị thế tốt hơn trong quan hệ quốc tế; và giữa họ còn tồn tại mâu thuẫn.
"Kịch bản hỗn hợp" Mỹ - Trung hợp tác chi phối khu vực, khả năng này xảy ra không lớn vì Mỹ và Trung Quốc có nhiều mâu thuẫn, nhưng cần lưu ý đến những biến đổi của kịch bản này.
6. An ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và vai trò của ASEAN
Khó có khả năng xảy ra các xung đột lớn giữa các nước lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương. ASEAN - 10 tạo thuận lợi mới cho việc duy trì ổn định, hợp tác để phát triển, nâmg cao vị trí quốc tế của Đông Nam Á. ASEAN có thể sẽ bị phân hoá, nhiều nước sẽ đi theo mô hình của phương Tây về cả kinh tế và chính trị.
4. Những vấn đề xã hội
1. Phát triển bền vững, hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mặt môi trường sinh thái - bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và các mặt tiến bộ - công bằng xã hội.
- Kiểm soát tỷ lệ tăng dân số hợp lý là một trong các biện pháp cơ bản bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Vấn đề việc làm, giàu cùng kiệt và công bằng xã hội. Vấn đề việc làm ở các nước đang phát triển sẽ gay gắt hơn trong các thập kỷ tới do tác động của chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế tri thức, cạnh tranh toàn cầu khốc liệt hơn và sự bần cùng hoá tương đối cả về mức sống, chất lượng sống và tri thức đối với đại đa số dân cư.
- Xu hướng gia tăng sự bất bình đẳng xã hội. 1960 tỷ số khoảng cách giữa các nước giàu nhất với các nước cùng kiệt nhất chỉ là 30: 1, tới năm 1990 là 60:1 và đã là 74: 1 vào năm 1997.
- Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn gốc thật sự của các vấn đề môi trường có liên quan đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, sự cạnh tranh giữa các thị trường trên thế giới, mối quan hệ giữa các nước, vấn đề nợ nước ngoài và tình trạng đói nghèo, lạc hậu ở các nước kém phát triển.
Sự phát triển kinh tế xã hội vẫn dựa chủ yếu vào năng lực tích luỹ và sức mạnh nội sinh của chính mình, đặc biệt phải tăng cao tỷ lệ đầu tư trong thu nhập quốc dân. Do vậy, trong giai đoạn này cần tăng nhanh nguồn vốn đầu tư trong nước, thu hút tối đa nguồn vốn nước ngoài; tăng cường sự đóng góp của khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp và công nghiệp; công nghiệp luôn giữ vai trò là đầu tàu, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đem lại lợi nhuận lớn, kích thích phát triển khu vực đô thị và các lĩnh vực dịch vụ.
Những định hướng giải pháp chiến lược trong giai đoạn này như sau:
1. Phát triển kinh tế:
- Tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất: đảm bảo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế Nhà nước cần tiếp tục tự hoàn thiện mình đảm bảo vai trò chủ đạo dẫn dắt và hướng phát triển nền kinh tế theo mục tiêu phát triển chung của đất nước.
- Đảm bảo phát triển lực lượng sản xuất theo cơ cấu hợp lý nhằm tận dụng các lợi thế…
- Tiến tới hoàn thiện “hàng rào kỹ thuật” để nuôi dưỡng và bảo vệ sự phát triển của các ngành non trẻ của đất nước, bảo vệ người tiêu dùng và người sản xuất trong nước.
- Bước đầu hoàn thiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Nông nghiệp – nông thôn. Phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo mô hình thích hợp, đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Giải quyết yêu cầu việc làm.
+ Ổn định và nâng cao mức thu nhập cho người dân.
+ Giảm việc di dân tự do từ nông thôn ra các đô thị.
+ Đảm bảo sự ổn định của xã hội.
+ Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
- Hiện đại hóa Công nghiệp đảm bảo giữ củng cố vững chắc vị trí cạnh tranh trong thị trường nội địa và thị trường truyền thống ở nước ngoài, dần dần khẳng định vị trí trong các thị trường mới. Đặc biệt, các ngành Công nghiệp có hàm lượng công nghệ và chất xám cao được phát triển mạnh, đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu trong nước và thâm nhập thành công một số thị trường nước ngoài.
- Tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm Nông nghiệp để tạo tích lũy cho phát triển khu vực nông thôn. Đồng thời tăng cường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có giá trị thương phẩm và hàm lượng công nghệ cao.
2. Phát triển văn hóa – xã hội:
Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong thời kỳ chiến lược vì con người luôn luôn đóng vai trò là trung tâm và có vị trí quan trọng nhất trong quá trình phát triển. Chất lượng của giáo dục đào tạo sẽ quyết định đến chất lượng của nguồn nhân lực
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả và chất lượng các Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Giải quyết vấn đề việc làm.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương, phân phối thu nhập và các phúc lợi xã hội.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững và đồng bộ cả ở khu vực nông thôn và thành thị.
- Tiếp tục tăng cường và mở rộng dân chủ.
- Giữ vững và phát huy các truyền thống dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa.
- Tiếp thu các tiến bộ, tinh hoa của văn hóa thế giới mà vẫn đảm bảo bản sắc văn hóa người Việt.
3. Phát triển giáo dục – đào tạo – khoa học – công nghệ:
- Thực hiện hoàn thiện cải cách hệ thống giáo dục để đáp ứng nhu cầu có lao động chất lượng cao.
- Xây dựng mô hình giáo dục tiên tiến có chất lượng cao.
- Tạo chỗ đứng trong hệ thống giáo dục quốc tế, tiến tới xuất khẩu tại chỗ hoạt động giáo dục.
- Gắn kết nghiên cứu với đào tạo, kết nối mạng giữa các cơ sở nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc tạo thành mạng lưới nghiên cứu hỗ trợ.
4. Phát triển nguồn nhân lực:
Phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu tức là nguồn nhân lực cần có phẩm chất cao về kỹ năng và phong cách nhằm đáp ứng được tốt yêu cầu của công nghiệp hoá, của tiến trình chuyển dịch cơ cấu và hội nhập quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt Nam lựa chọn mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hoá theo cách rút ngắn “đi tắt, đón đầu”
- Trong giai đoạn này, để trở thành một nước công nghiệp hiện đại, đội ngũ lao động cần có một trình độ cao. Không những đảm bảo về kỹ năng mà còn phải đảm bảo cả về tác phong làm việc.
- Cần bồi dưỡng những lao động có chất lượng cao, có chính sách thu hút và giữ chân những lao động này để tránh bị “chảy máu chất xám”.
- Thực hiện chủ trương phát triển con người thời đại mới. Cải thiện và phát triển giống nòi cả về thể lực và trí lực.
5. Bảo vệ tổ quốc và giữ vững an ninh quốc gia
-Phân tích kịp thời động thái an ninh trong khu vực để kịp thời ứng phó
-Xác định rõ quan điểm kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ quốc phòng an ninh.
-Định hình chiến lược đối tác để vừa phát triển kinh tế vừa đóng góp cho an ninh quốc phòng.
-Xây dựng quân đội mạnh và hiện đại cho quốc phòng
Như ta đã hình dung, viễn cảnh của thế giới những năm 2025 - 2030 là một thế giới hiện đại hơn, tiến bộ của khoa học công nghệ được áp dụng vào trong mọi mặt đa dạng của cuộc sống, sự hội nhập và toàn cầu hoá là dĩ nhiên nhưng kéo theo đó là sự cạnh tranh giữa các quốc gia cũng ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt hơn. Để đất nước Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì khâu đột phá và mấu chốt nhất là vận hành tốt thể chế kinh tế - hành chính - pháp lý; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực con người để từ đó phát huy tối đa nguồn nội lực sẵn có, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chủ động hội nhập quốc tế diễn ra thật sự hiệu quả.
KẾT LUẬN
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với tốc độ mãnh liệt và bao trùm tất cả các hoạt động từ kinh tế, chính trị, KH&CN, xã hội, văn hoá và môi trường hiện nay, những diễn biến trên thế giới chiếm một vị trí quan trọng, có ảnh hưởng mang tính toàn diện đến quá trình phát triển của mỗi quốc gia với những thách thức và cơ hội mới. Trong bối cảnh phức tạp, biến động khôn lường và khó dự báo của thế giới trong những thập niên tới, một Chiến lược phát triển hiệu quả là phải huy động được tối đa năng lực đổi mới của tư duy, xây dựng được bản lĩnh và khả năng thích nghi, nhằm đạt được những mục tiêu trên cơ sở phát triển bền vững.
KH&CN cùng với giáo dục- đào tạo đang trở thành yếu tố nòng cốt tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực, góp phần quan trọng vào năng lực cạnh tranh kinh tế và bản lĩnh phát triển của dân tộc.
Hơn 10 năm qua, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn về phát triển KT-XH, tạo ra tiền đề cần thiết để bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, hình thành quan điềm xuất phát mới cho quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, có thể nhận xét rằng những thành tựu đó còn dựa chủ yếu vào quá trình đổi mới theo bề rộng; khai thác tài nguyên thiên nhiên, và lợi thế giá nhân công rẻ, mà chưa tạo được các yếu tố nuôi dưỡng sự tăng trưởng kinh tế lâu dài và quá trình phát triển bền vững dựa trên KH&CN; chưa phát huy tối đa lợi thế so sánh của đất nước là nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trí tuệ trong thời cơ cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Về hình ảnh tổng quát xã hội Việt Nam năm 2030, Việt Nam bắt buộc phải phát triển nhanh, đủ sức hội nhập vào quỹ đạo phát triển chung của thế giới hiện đại và khẳng định được vị thế xưng đáng của mình trong khu vực trong vòng vài năm tới. Có một niềm tin rằng Việt Nam có những điều kiện và khả năng để đạt được mục tiêu đó.
Từ nay đến năm 2030, các giai đoạn CNH-HĐH đất nước được phân như sau:
Giai đoạn I (2007-2013/2015)
Giai đoạn II (2016-2020)
Giai đoạn III (2020-2025)
Giai đoạn IV (2025-2030)
Mỗi giai đoạn đều có các đặc điểm riêng, các nội dung chủ yếu nhằm góp phần thực hiện được mục tiêu đã đề ra vào năm 2030.
Các định hướng giải pháp chiến lược được đưa ra nhằm vượt qua khó khăn hiện tại, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần một Bối cảnh trong nước và quốc tế. Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển đất nước đến năm 2030 2
I Bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn hiện nay 2
1 Bối cảnh trong nước 2
2 Bối cảnh quốc tế 4
II Bối cảnh quốc tế và khu vực trong những thập niên tới 4
1 Phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo 4
2 Triển vọng kinh tế thế giới 5
3 Bối cảnh chính trị - an ninh quốc tế 7
4 Các vấn đề xã hội 8
Phần hai Hình ảnh Việt Nam năm 2030. Các quan điểm phát triển 9
I Dự báo dân số Việt Nam năm 2030 9
II Các quan điểm phát triển 9
III Phác họa hình ảnh Việt Nam năm 2030 10
III.1 Các đặc trưng của xã hội Việt Nam năm 2030 10
III.2 Mục tiêu kinh tế tổng quát năm 2030 10
1 Một số chỉ tiểu kinh tế định lượng 10
2 Về chất lượng cơ cầu của nền kinh tế 11
III.3 Mục tiêu văn hóa – xã hội 12
1 Mục tiêu tổng quát 12
2 Một số mục tiêu văn hóa – xã hội cụ thể 12
3 Mục tiêu môi trường sinh thái 13
4 Mục tiêu hòa bình, an ninh và chủ quyền quốc gia 14
Phần ba Phân đoạn chiến lược đến năm 2030. Những định hướng giải pháp chiến lược 14
I Giai đoạn 2007 – 2013,2015 14
II Giai đoạn 2016 – 2020 15
III Giai đoạn 2020 – 2025 15
IV Giai đoạn 2025 - 2030 16
KẾT LUẬN 19
MỤC LỤC 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, mở đầu là kế hoạch 5 năm 2000 – 2005, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng thực hiện được một bước Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, nước ta vẫn còn nghèo, trình độ kinh tế - xã hội còn kém phát triển. Trong những năm tiếp theo, làm thế nào để với lòng yêu nước, trí tuệ và sức mạnh đoàn kết, đất nước ta giành được một vị trí xứng đáng trên vũ đài thế giới, với xu hướng mở cửa, hội nhập, cạnh tranh và toàn cầu hóa, chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một xã hội mà người dân được chăm sóc tốt, nền kinh tế phát triển cao, các vấn đề môi trường, an ninh được bảo đảm.
Với những phân tích về thực trạng đất nước trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay và trong những thập niên đầu thế kỷ 21, bài viết sẽ đưa ra dự báo hình ảnh Việt Nam ở mốc 2030, và sẽ đưa ra một số giải pháp mang tầm chiến lược.
Trong giai đoạn hiện nay, với xu toàn cầu hóa, hội nhập và hợp tác quốc tế, Việt Nam có những cơ hội phát triển rất lớn nếu chúng ta vượt qua được những thách thức gay gắt trong quá trình cạnh tranh và hội nhập ấy. Như vậy, làm thế nào để với những thế mạnh của đất nước, chúng ta tận dụng được những thời cơ, khắc phục những điểm yếu, vượt qua những thách thức để có thể vươn lên sánh vai cùng các quốc gia tiên tiến.
Bài viết này gồm có ba phần chính:
Phần một: Bối cảnh trong nước và quốc tế. Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển đất nước đến năm 2030.
Phần hai: Hình ảnh đất nước năm 2030. Quan điểm phát triển.
Phần ba: Phân đoạn chiến lược đến năm 2030. Những định hướng giải pháp chiến lược.
Phần một: Bối cảnh trong nước và quốc tế. Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển đất nước đến năm 2030.
I. Bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn hiện nay
1. Bối cảnh trong nước.
Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, bên cạnh những thuận lợi như tình hình chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, quan hệ quốc tế không ngừng được mở rộng, năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã được tăng lên … , nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn vốn có của nền kinh tế trình độ thấp và những khó khăn thách thức mới phát sinh. Ở trong nước, nạn dịch bệnh mới xuất hiện (dịch tả và dịch lở mồm long móng, tai xanh ở gia súc...), thiên tai và những biến động phức tạp về thời tiết và khí hậu ... Ở ngoài nước, những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc tế, sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và những biến động mạnh về giá cả trên thị trường quốc tế..., những điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Với sự nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước, hoạt động kinh tế, xã hội còn nhiều yếu kém, bất cập.
Đánh giá tổng quát
Về những thành tựu
Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng dân số thấp, nên nước ta có khả năng vượt qua được ranh giới của một nước đang phát triển có thu nhập thấp nhất trong một tương lai rất gần. Tăng trưởng kinh tế đạt được ở cả ba nhóm ngành, được thực hiện trên cơ sở phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước. Công nghiệp, dịch vụ trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế chung. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng chuyển biến còn chậm. Tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào lượng vốn đầu tư trong khi hiệu quả đầu tư còn thấp, do đóng góp của yếu tố lao động trong khi năng suất lao động thấp.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phát huy tốt nguồn lực cho phát triển, nhất là nguồn lực của dân. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định.
Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Đây là bước đi dũng cảm nhất mà Việt Nam đã đạt được để tiến tới hội nhập nền kinh tế toàn cầu.
Chất lượng nguồn nhân lực có bước chuyển biến, khoa học công nghệ có tiến bộ.
Văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo; Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển con người được nâng lên. Bình đẳng về giới có nhiều tiến bộ, vai trò của phụ nữ trong xã hội được nâng lên.
Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ chính trị đối ngoại được mở rộng tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế nhanh và bền vững hơn.
Như vậy, tại thời điểm năm 2007, thực trạng của đất nước là:
Cơ chế phát triển kinh tế là cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mô thức phát huy nội lực của đất nước và gắn kết nước ta với khu vực và thế giới.
Tiềm lực và phát triển kinh tế được nâng cao một bước quan trọng. Nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng nhanh, tuy chưa có nhiều yếu tố ổn định. Quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng và phát triển với chất lượng mới. Cơ cấu kinh tế biến đổi mạnh theo hướng nâng cao chất lượng và phù hợp hơn với quỹ đạo phát triển mới.
Nền tảng xã hội của sự phát triển: quan hệ lao động – việc làm thay đổi theo hướng dần hình thành cơ chế phân bố thông qua thị trường lao động. Mức sống cho toàn bộ xã hội được nâng cao. Cơ hội phát triển cho con người phát triển được tạo ra một cách rộng rãi hơn. Hình thành lối sống mới mang tính cộng đồng dân tộc và quốc tế. Quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh theo xu hướng hiện đại hóa.
Qua quá trình phát triển trong những năm sau đổi mới đã chứng minh rằng: lợi thế phát triển hiện thực lớn nhất của nước ta là nguồn nhân lực, điều kiện cơ bản để phát huy lợi thế đó là có một cơ chế kinh tế đúng.
Những yếu kém và bất lợi nội tại đối với sự phát triển của Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước và thấp hơn nhiều nước trong khu vực ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa, chất lượng phát triển còn thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm và chưa đồng đều, chưa phát huy tốt thế mạnh trong từng vùng, từng ngành, từng sản phẩm. Cơ cấu dịch vụ chưa có sự chuyển dịch đáng kể, dịch vụ chất lượng cao phát triển chậm.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều hạn chế.
Các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc.
Cơ chế, chính sách về văn hóa, xã hội chậm được đổi mới và cụ thể hóa, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết.
Mức độ gay gắt của nguy cơ tụt hậu phát triển ngày càng rõ nét. Nền kinh tế nước ta vẫn còn lạc hậu. Đó là một trong những nguy cơ của nền kinh tế Việt Nam, mặt khác, nước ta còn phải đối mặt với nạn tham nhũng.
Sự khác biệt và chênh lệch về trình độ thể chế và trình độ cơ cấu ( kinh tế - văn hóa – xã hội ) so với quốc tế.
Năng lực cạnh tranh thấp và chậm được cải thiện, phản ánh tập trung nhất tình thế xuất phát khó khăn của nền kinh tế nước ta hiện nay do:
Tiềm lực kinh tế nhỏ bé, khả năng tích lũy nội bộ thấp.
Trình độ khoa học công nghệ nói chung thấp hơn hẳn so với đa số các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù, nguồn nhân lực nước ta có tiềm năng trí tuệ không nhỏ, song trên thực tế, chúng ta còn rất lúng túng trong việc hình thành và triển khai một chiến lược mang tính đón đầu trong việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất nước.
Khai thác lợi thế lao động kém hiệu quả, chiến lược đầu tư vào con người chưa ngang tầm với đòi hỏi phát triển hiện nay.
Nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam là nhiệm vụ hàng đầu, có ý nghĩa trọng tâm của chiến lược phát triển. Trong khung cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế đang ngày càng đẩy mạnh, khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ quyết định khả năng có thể đạt được đến mức nào các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đặt ra.
Như vậy, có thể khẳng định:
Tụt hậu phát triển là nguy cơ khách quan lớn nhất và gay gắt nhất mà nước ta đang đối mặt.
Phát triển theo cách rút ngắn là nguyên tắc bắt buộc để đưa nước ta thoát khỏi nguy cơ đó.
Mục tiêu trở thành một nước công nghiệp của Việt Nam là sự phản ánh các yêu cầu nói trên và có những cơ sở hiện thực.
2. Bối cảnh quốc tế
Kinh tế thế giới phát triển khá khả quan, môi trường tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn thuận lợi. Do những đặc thù về địa lý, kinh tế và chính trị ở các quốc gia, khu vực, nên sự phát triển kinh tế ở các quốc gia, khu vực cũng rất khác nhau. Châu Á vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới, kinh tế châu Á đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Hòa trong bối cảnh chung đó, nền kinh tế Việt Nam cũng có rất nhiều thuận lợi trong tiến trình phát triển. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu còn tiềm ẩn nhiều vấn đề được xem là những thách thức trong phát triển của kinh tế thế giới.
Dự báo sự sụt giảm của kinh tế Mỹ, sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu đe dọa môi trường kinh tế toàn cầu. Các nạn dịch như cúm gia cầm sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp của nhiều nước. Do những căng thẳng chính trị, giá dầu có thể tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đế kinh tế toàn cầu, giá dầu tăng sẽ làm tăng áp lực lên lạm phát của các nước. Sự biến đổi của khí hậu sẽ có thể gây ra những đảo lộn về kinh tế - xã hội.
II. Bối cảnh quốc tế và khu vực trong những thập niên tới.
1. Phát triển khoa học và công nghệ (kh&cn) và giáo dục-đào tạo (gd&đt)
1. KH & CN luôn đổi mới với tốc độ lớn, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; trí tuệ và kỹ năng trong nguồn nhân lực có vai trò ngày càng tăng.
KH & CN ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt và trực tiếp của xã hội, là động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Đây là một xu thế rõ nét bậc nhất của thế giới trong những thập niên đầu của thế kỷ 21. Theo đà phát triển nhanh của KH&CN, các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu các nghành trong nền kinh tế theo cấu trúc dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và theo hướng kinh tế tri thức nhằm tạo độ thích nghi cao, tăng thế mạnh cạnh tranh quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
2. Hướng tới xã hội thông tin
Xu thế hướng tới xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN đang tạo ra cơ hội mới cho sự lựa chọn mô hình phát triển của mỗi quốc gia. Một chiến lược phát triển hiệu quả là phải huy động được tối đa năng lực đổi mới của tư duy, tạo ra được những khả năng cảm nhận và khả năng phản ứng thích nghi với môi trường đầy biến động, nhằm đạt được những mục tiêu trên cơ sở phát triển bền vững.
3. Định hướng nhân văn cho sự phát triển và ứng dụng KH&CN.
Trong bối cảnh một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở tri thức với nguồn lực con người có trí tuệ và kỹ năng cao là yếu tố trung tâm và là lợi thế so sánh chủ yếu, thì định hướng lớn nhất của KH&CN phải là "KH&CN vị nhân sinh ".
4. Hướng tới một xã hội học tập thường xuyên, thích nghi và đa dạng hoá.
Xã hội mới phải hướng tới học tập thường xuyên, trong đó nền giáo dục phải là một hệ thống mở, đa dạng, linh hoạt, hiện đại.
5. Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo với định hướng nhân văn.
6. Vai trò ngày càng tăng của KH&CN và GD-ĐT trong sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Trong thời đại ngày nay, nguồn lực trí tuệ, nhất là trong nghiên cứu phát minh, sáng chế, trong quản lý xã hội, và trong quản lý doanh nghiệp, cùng với năng lực và bản lĩnh đổi mới cách tư duy, là những yếu tố quan trọng bậc nhất nhằm nâng cao vị thế kinh tế và chính trị của quốc gia trên trường quốc tế.
2. Triển vọng kinh tế thế giới
1. Xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hướng tới nền kinh tế tri thức.
Cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc ứng dụng KH&CN, nhất là công nghệ thông tin; tỷ trọng GDP hay tỷ trọng ngành nghề đều có sự dịch chuyển dần từ sản xuất vật chất sang xử lý thông tin là chủ đạo. Nền kinh tế tri thức sẽ làm cho diện mạo và cơ cấu nền kinh tế thế giới thay đổi một cách căn bản và sâu sắc ở thế kỷ 21.
2. Các cách công nghiệp hoá.
- Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.
- Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.
- Công nghiệp hoá hai giai đoạn theo lợi thế so sánh là quá trình công nghiệp hoá gắn chặt với quá trình thay đổi về lợi thế so sánh của quốc gia: lợi thế tĩnh là tài nguyên thiên nhiên và giá lao động rẻ; lợi thế động là phát triển nguồn nhân lực KH&CN, đi thẳng vào các ngành công nghiệp hiện đại. Đây là mô hình có nhiều ưu thế hiện nay và vào đầu thế kỷ tới, được ứng dụng trong bối cảnh kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế.
3. Toàn cầu hoá kinh tế.
- Nền sản xuất mang tính toàn cầu, tự do hoá về thương mại, đầu tư, và tài chính.
- Hội nhập kinh tế và vai trò của các tổ chức quốc tế Hội nhập là một nội dung quan trọng của toàn cầu hoá (TCH). Hội nhập nhấn mạnh tính chủ động tham gia vào quá trình TCH.
- Hình thành các siêu công ty; thương mại điện tử là một "sân chơi " mới; vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Xu thế khu vực hoá trong bối cảnh toàn cầu; nguy cơ khủng hoảng kinh tế - tài chính. Khu vực hoá là xu hướng vừa thuận chiều, vừa ngược chiều với quá trình toàn cầu hoá. Sự xung đột thương mại giữa các khối trong khu vực hiện đang gia tăng. Xu thế TCH kinh tế với tốc độ vận động cao, cơ hội lựa chọn lớn, nhưng cấu trúc thể chế về luật chơi và bộ máy thực thi ở cấp độ toàn cầu lại chưa hoàn toàn phù hợp nên có thể làm tăng tính bất định của các quá trình kinh tế-tài chính. Đây là nguyên nhân làm tăng khả năng khủng hoảng kinh tế - tài chính, thường xảy ra ở các nước đang phát triển.
4. Triển vọng phát triển kinh tế ở các nước lớn và Liên minh châu Âu (EU).
Triển vọng phát triển kinh tế của Mỹ, kinh tế Mỹ đang tăng trưởng khá trong những năm đầu của thế kỷ 21 và sẽ duy trì được vị trí nổi trội về kinh tế trên thế giới trong ba thập kỷ tới. Tuy tỷ trọng GDP của Mỹ trong GDP toàn thế giới có giảm dần (sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ chiếm tới khoảng 50% GDP thế giới, tới năm 1998 con số này chỉ còn 25,2% và sẽ tiếp tục giảm xuống ), nhưng trong ba thập kỷ đầu của thế kỷ 21 có thể Mỹ vẫn sẽ là siêu cường duy nhất về các mặt kinh tế, khoa học-công nghệ và quân sự.
EU vẫn giữ được vị trí kinh tế-thương mại hàng đầu thế giới của mình, ngày càng ít phụ thuộc hơn vào kin h tế Mỹ và sẽ trở nên mạnh hơn vào đầu thế kỷ 21. EU tuy vẫn là đối thủ cạnh tranh kinh tế đáng gờm của Mỹ, Nhưng do EU không phải là một quốc gia riêng biệt và vẫn tồn tại những hạn chế nên khó có thể vượt được Mỹ về sức mạnh tổng hợp.
Triển vọng kinh tế của Liên bang Nga. Kinh tế Nga những năm qua liên tiếp tăng trưởng, theo đánh giá của các chuyên gia, nền kinh tế Nga đang nóng dần lên, lạm phát giảm mạnh, ổn định kinh tế vĩ mô. Nhìn về lâu dài, với khả năng sẵn có, nhất là nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn chưa khai thác và một đội ngũ cán bộ KH&CN trình độ cao, khoảng 1 triệu người, Nga sẽ khôi phục dần lại vị trí quốc tế và sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.
Triển vọng kinh tế Nhật Bản, hiện nay đã trở thành siêu cường kinh tế thứ hai sau Mỹ. Nền kinh tế Nhật Bản hiện nay đã thoát ra khỏi tình trạng giảm phát và trì trệ kéo dài suốt một thập kỷ qua và đang trên đà tăng trưởng. Chương trình cải cách cả gói gồm 6 điểm (cải cách hành chính; cải cách cơ chế tài chính; cải cách chế độ bảo hiểm xã hội; cải cách cơ chế kinh tế; cải cách hệ thống tiền tệ và cải cách giáo dục) từ cuối 1997 đã giúp Nhật Bản phục hồi và dự báo vẫn giữ được vị trí kinh tế thứ hai sau Mỹ vào đầu thế kỷ 21.
Triển vọng kinh tế Trung Quốc, tới năm 2030 tổng giá trị GDP sẽ ở vào hàng ngũ 3 nước đứng đầu thế giới, và chỉ đứng sau Mỹ. Theo đánh giá của các chuyên gia, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc sẽ làm thay đổi cục diện châu Á và nước này sẽ trở thành trung tâm đầu tư, sản xuất và tiêu thụ của thế giới.
5. Triển vọng phát triển kinh tế của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu - Đại Tây Dương.
Các nền kinh tế khu vực Đông Á trong những năm đầu thế kỷ đang dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng GDP. Và đang là một trong những khu vực thu hút vốn đầu tư hấp dẫn của thế giới.
Tương quan giữa Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu - Đại Tây Dương. Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là nơi hội tụ của 3 nền kinh tế lớn là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, ngoài ra cũng còn một thị trường Đông Nam Á với hơn 500 triệu dân. Châu Âu - Đại Tây Dương với liên minh Châu Âu (EU) bước sang thế kỷ 21 với một tầm vóc mới. EU có kết cấu hạ tầng tri thức lớn nhất thế giới, với nguồn nhân lực có học vấn trình độ chuyên môn cao nhất thế giới, có sức sáng tạo văn hoá lớn nhất.
Triển vọng kinh tế ASEAN, các nước ASEAN nhất trí hành động hướng tới thành lập một cộng đồng kinh tế kiểu Châu Âu vào năm 2015, thống nhất ASEAN thành một thị trường chung cho các luồng hàng hóa, dịch vụ và đầu tư tự do. Trong những năm trước mắt, thách thức đối với phát triển của ASEAN sẽ lớn vì trình độ phát triển của các nước không đồng đều.
3. Bối cảnh chính trị - an ninh quốc tế
1. Chiến lược của Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga
Mục tiêu chiến lược đối ngoại của Mỹ là tiếp tục xác lập và duy trì vai trò lãnh đạo đối với thế giới. Ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đối ngoại của Mỹ là đại lục Âu - Á.
EU vẫn tiếp tục phải dựa vào Mỹ thông qua việc duy trì, củng cố, và mở rộng NATO. Mặt khác EU cũng cố gắng giữ quan hệ tương đối cân bằng với Nga và thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc.
Mục tiêu chiến lược của Nhật Bản là tiếp tục phấn đấu thành một cường quốc toàn diện, tăng vị thế chính trị để bổ sung cho sức mạnh kinh tế, KH&CN, từng bước gia tăng sức mạnh quân sự.
Mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốc là trở thành một cường quốc tầm cỡ thế giới; xác lập vai trò nước lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn cầu.
Ưu tiên chiến lược của Nga về cơ bản vẫn sẽ là Mỹ-Tây Âu, SNG; đồng thời chú trọng hơn tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và các địa bàn truyền thống.
2. Chiều hướng quan hệ với các nước lớn và trật tự thế giới
Các nước phải duy trì hình thức quan hệ theo dạng vừa hợp tác, vừa đấu tranh, tránh đối đầu quân sự trực tiếp, kiềm chế lẫn nhau trong khung cảnh cùng tồn tại hoà bình chủ yếu bằng trò chơi cân bằng quyền lực. Các kịch bản:
Kịch bản đơn cực do Mỹ thống trị, khó thực hiện vì các nước khác đều muốn tìm cách hạn chế tham vọng của Mỹ.
Kịch bản hai cực Nga-Trung với cực kia là Mỹ và NATO, khó diễn ra vì hai nước Nga-Trung có mâu thuẫn và cả hai đều cần quan hệ với Mỹ và Châu Âu vì lợi ích của mình.
Kịch bản đa cực một siêu nhiều cường, khó thực hiện vì các cường quốc này không thể một mình tập hợp lực lượng như "một cực " hay "một trung tâm".
Kịch bản quan hệ hợp tác - đấu tranh đan xen đa dạng, không theo trật tự nhất định. Sự tập hợp lực lượng diễn ra trên từng loại vấn đề, từng khu vực, từng thời điểm cụ thể. Kịch bản này có khả năng diễn ra trong những năm tới.
3. Chính trị cường quyền và dân chủ hoá quan hệ quốc tế
Không phải Mỹ muốn làm gì cũng được, mà chính Mỹ phải cân nhắc nhiều mặt, vấn đề lôi kéo đồng minh ở mức độ nào đó vẫn sử dụng được liên hợp quốc (LHQ). Một cuộc chạy đua vũ trang mới đặc biệt với kỹ thuật cao sẽ là những thách thức rất lớn đối với thế giới trong những năm tới. Các nước lớn ngoài Mỹ và các nước vừa, nhỏ sẽ ra sức đòi hỏi dân chủ hoá mối quan hệ quốc tế, vai trò của LHQ và luật pháp quốc tế cũng sẽ tăng lên.
4. Chiến tranh, hoà bình và an ninh quốc gia
Dự báo là trong những thập kỷ tới không nổ ra chiến tranh thế giới, vì vũ khí giết người hàng loạt hiện nay nằm trong tay 7 nước mà không chỉ một nước; không còn sự đối đầu hai phe, hai cực. Xung đột khu vực sẽ còn tiếp diễn do tranh chấp lãnh thổ, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo và sự can thiệp áp đặt từ bên ngoài.
5. Quan hệ Mỹ - Trung - Nhật - Nga - Ấn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Quan hệ Trung - Mỹ vẫn đóng vai trò quan trọng bậc nhất.
Kịch bản đa dạng hoá, có nhiều khả năng xảy ra nhất, vì các nước lớn này cần duy trì môi trường hoà bình để phát triển kinh tế.
Kịch bản hai cực: liên minh Nhật - Mỹ và bên kia là liên minh tay ba Trung -Nga - Ấn, khả năng xảy ra rất nhỏ vì cả Trung, Nga, Ấn đều muốn thúc đẩy quan hệ với Mỹ và cạnh tranh với nhau để dành một vị thế tốt hơn trong quan hệ quốc tế; và giữa họ còn tồn tại mâu thuẫn.
"Kịch bản hỗn hợp" Mỹ - Trung hợp tác chi phối khu vực, khả năng này xảy ra không lớn vì Mỹ và Trung Quốc có nhiều mâu thuẫn, nhưng cần lưu ý đến những biến đổi của kịch bản này.
6. An ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và vai trò của ASEAN
Khó có khả năng xảy ra các xung đột lớn giữa các nước lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương. ASEAN - 10 tạo thuận lợi mới cho việc duy trì ổn định, hợp tác để phát triển, nâmg cao vị trí quốc tế của Đông Nam Á. ASEAN có thể sẽ bị phân hoá, nhiều nước sẽ đi theo mô hình của phương Tây về cả kinh tế và chính trị.
4. Những vấn đề xã hội
1. Phát triển bền vững, hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mặt môi trường sinh thái - bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và các mặt tiến bộ - công bằng xã hội.
- Kiểm soát tỷ lệ tăng dân số hợp lý là một trong các biện pháp cơ bản bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Vấn đề việc làm, giàu cùng kiệt và công bằng xã hội. Vấn đề việc làm ở các nước đang phát triển sẽ gay gắt hơn trong các thập kỷ tới do tác động của chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế tri thức, cạnh tranh toàn cầu khốc liệt hơn và sự bần cùng hoá tương đối cả về mức sống, chất lượng sống và tri thức đối với đại đa số dân cư.
- Xu hướng gia tăng sự bất bình đẳng xã hội. 1960 tỷ số khoảng cách giữa các nước giàu nhất với các nước cùng kiệt nhất chỉ là 30: 1, tới năm 1990 là 60:1 và đã là 74: 1 vào năm 1997.
- Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn gốc thật sự của các vấn đề môi trường có liên quan đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, sự cạnh tranh giữa các thị trường trên thế giới, mối quan hệ giữa các nước, vấn đề nợ nước ngoài và tình trạng đói nghèo, lạc hậu ở các nước kém phát triển.
Sự phát triển kinh tế xã hội vẫn dựa chủ yếu vào năng lực tích luỹ và sức mạnh nội sinh của chính mình, đặc biệt phải tăng cao tỷ lệ đầu tư trong thu nhập quốc dân. Do vậy, trong giai đoạn này cần tăng nhanh nguồn vốn đầu tư trong nước, thu hút tối đa nguồn vốn nước ngoài; tăng cường sự đóng góp của khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp và công nghiệp; công nghiệp luôn giữ vai trò là đầu tàu, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đem lại lợi nhuận lớn, kích thích phát triển khu vực đô thị và các lĩnh vực dịch vụ.
Những định hướng giải pháp chiến lược trong giai đoạn này như sau:
1. Phát triển kinh tế:
- Tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất: đảm bảo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế Nhà nước cần tiếp tục tự hoàn thiện mình đảm bảo vai trò chủ đạo dẫn dắt và hướng phát triển nền kinh tế theo mục tiêu phát triển chung của đất nước.
- Đảm bảo phát triển lực lượng sản xuất theo cơ cấu hợp lý nhằm tận dụng các lợi thế…
- Tiến tới hoàn thiện “hàng rào kỹ thuật” để nuôi dưỡng và bảo vệ sự phát triển của các ngành non trẻ của đất nước, bảo vệ người tiêu dùng và người sản xuất trong nước.
- Bước đầu hoàn thiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Nông nghiệp – nông thôn. Phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo mô hình thích hợp, đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Giải quyết yêu cầu việc làm.
+ Ổn định và nâng cao mức thu nhập cho người dân.
+ Giảm việc di dân tự do từ nông thôn ra các đô thị.
+ Đảm bảo sự ổn định của xã hội.
+ Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
- Hiện đại hóa Công nghiệp đảm bảo giữ củng cố vững chắc vị trí cạnh tranh trong thị trường nội địa và thị trường truyền thống ở nước ngoài, dần dần khẳng định vị trí trong các thị trường mới. Đặc biệt, các ngành Công nghiệp có hàm lượng công nghệ và chất xám cao được phát triển mạnh, đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu trong nước và thâm nhập thành công một số thị trường nước ngoài.
- Tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm Nông nghiệp để tạo tích lũy cho phát triển khu vực nông thôn. Đồng thời tăng cường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có giá trị thương phẩm và hàm lượng công nghệ cao.
2. Phát triển văn hóa – xã hội:
Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong thời kỳ chiến lược vì con người luôn luôn đóng vai trò là trung tâm và có vị trí quan trọng nhất trong quá trình phát triển. Chất lượng của giáo dục đào tạo sẽ quyết định đến chất lượng của nguồn nhân lực
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả và chất lượng các Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Giải quyết vấn đề việc làm.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương, phân phối thu nhập và các phúc lợi xã hội.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững và đồng bộ cả ở khu vực nông thôn và thành thị.
- Tiếp tục tăng cường và mở rộng dân chủ.
- Giữ vững và phát huy các truyền thống dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa.
- Tiếp thu các tiến bộ, tinh hoa của văn hóa thế giới mà vẫn đảm bảo bản sắc văn hóa người Việt.
3. Phát triển giáo dục – đào tạo – khoa học – công nghệ:
- Thực hiện hoàn thiện cải cách hệ thống giáo dục để đáp ứng nhu cầu có lao động chất lượng cao.
- Xây dựng mô hình giáo dục tiên tiến có chất lượng cao.
- Tạo chỗ đứng trong hệ thống giáo dục quốc tế, tiến tới xuất khẩu tại chỗ hoạt động giáo dục.
- Gắn kết nghiên cứu với đào tạo, kết nối mạng giữa các cơ sở nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc tạo thành mạng lưới nghiên cứu hỗ trợ.
4. Phát triển nguồn nhân lực:
Phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu tức là nguồn nhân lực cần có phẩm chất cao về kỹ năng và phong cách nhằm đáp ứng được tốt yêu cầu của công nghiệp hoá, của tiến trình chuyển dịch cơ cấu và hội nhập quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt Nam lựa chọn mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hoá theo cách rút ngắn “đi tắt, đón đầu”
- Trong giai đoạn này, để trở thành một nước công nghiệp hiện đại, đội ngũ lao động cần có một trình độ cao. Không những đảm bảo về kỹ năng mà còn phải đảm bảo cả về tác phong làm việc.
- Cần bồi dưỡng những lao động có chất lượng cao, có chính sách thu hút và giữ chân những lao động này để tránh bị “chảy máu chất xám”.
- Thực hiện chủ trương phát triển con người thời đại mới. Cải thiện và phát triển giống nòi cả về thể lực và trí lực.
5. Bảo vệ tổ quốc và giữ vững an ninh quốc gia
-Phân tích kịp thời động thái an ninh trong khu vực để kịp thời ứng phó
-Xác định rõ quan điểm kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ quốc phòng an ninh.
-Định hình chiến lược đối tác để vừa phát triển kinh tế vừa đóng góp cho an ninh quốc phòng.
-Xây dựng quân đội mạnh và hiện đại cho quốc phòng
Như ta đã hình dung, viễn cảnh của thế giới những năm 2025 - 2030 là một thế giới hiện đại hơn, tiến bộ của khoa học công nghệ được áp dụng vào trong mọi mặt đa dạng của cuộc sống, sự hội nhập và toàn cầu hoá là dĩ nhiên nhưng kéo theo đó là sự cạnh tranh giữa các quốc gia cũng ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt hơn. Để đất nước Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì khâu đột phá và mấu chốt nhất là vận hành tốt thể chế kinh tế - hành chính - pháp lý; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực con người để từ đó phát huy tối đa nguồn nội lực sẵn có, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chủ động hội nhập quốc tế diễn ra thật sự hiệu quả.
KẾT LUẬN
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với tốc độ mãnh liệt và bao trùm tất cả các hoạt động từ kinh tế, chính trị, KH&CN, xã hội, văn hoá và môi trường hiện nay, những diễn biến trên thế giới chiếm một vị trí quan trọng, có ảnh hưởng mang tính toàn diện đến quá trình phát triển của mỗi quốc gia với những thách thức và cơ hội mới. Trong bối cảnh phức tạp, biến động khôn lường và khó dự báo của thế giới trong những thập niên tới, một Chiến lược phát triển hiệu quả là phải huy động được tối đa năng lực đổi mới của tư duy, xây dựng được bản lĩnh và khả năng thích nghi, nhằm đạt được những mục tiêu trên cơ sở phát triển bền vững.
KH&CN cùng với giáo dục- đào tạo đang trở thành yếu tố nòng cốt tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực, góp phần quan trọng vào năng lực cạnh tranh kinh tế và bản lĩnh phát triển của dân tộc.
Hơn 10 năm qua, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn về phát triển KT-XH, tạo ra tiền đề cần thiết để bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, hình thành quan điềm xuất phát mới cho quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, có thể nhận xét rằng những thành tựu đó còn dựa chủ yếu vào quá trình đổi mới theo bề rộng; khai thác tài nguyên thiên nhiên, và lợi thế giá nhân công rẻ, mà chưa tạo được các yếu tố nuôi dưỡng sự tăng trưởng kinh tế lâu dài và quá trình phát triển bền vững dựa trên KH&CN; chưa phát huy tối đa lợi thế so sánh của đất nước là nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trí tuệ trong thời cơ cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Về hình ảnh tổng quát xã hội Việt Nam năm 2030, Việt Nam bắt buộc phải phát triển nhanh, đủ sức hội nhập vào quỹ đạo phát triển chung của thế giới hiện đại và khẳng định được vị thế xưng đáng của mình trong khu vực trong vòng vài năm tới. Có một niềm tin rằng Việt Nam có những điều kiện và khả năng để đạt được mục tiêu đó.
Từ nay đến năm 2030, các giai đoạn CNH-HĐH đất nước được phân như sau:
Giai đoạn I (2007-2013/2015)
Giai đoạn II (2016-2020)
Giai đoạn III (2020-2025)
Giai đoạn IV (2025-2030)
Mỗi giai đoạn đều có các đặc điểm riêng, các nội dung chủ yếu nhằm góp phần thực hiện được mục tiêu đã đề ra vào năm 2030.
Các định hướng giải pháp chiến lược được đưa ra nhằm vượt qua khó khăn hiện tại, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần một Bối cảnh trong nước và quốc tế. Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển đất nước đến năm 2030 2
I Bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn hiện nay 2
1 Bối cảnh trong nước 2
2 Bối cảnh quốc tế 4
II Bối cảnh quốc tế và khu vực trong những thập niên tới 4
1 Phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo 4
2 Triển vọng kinh tế thế giới 5
3 Bối cảnh chính trị - an ninh quốc tế 7
4 Các vấn đề xã hội 8
Phần hai Hình ảnh Việt Nam năm 2030. Các quan điểm phát triển 9
I Dự báo dân số Việt Nam năm 2030 9
II Các quan điểm phát triển 9
III Phác họa hình ảnh Việt Nam năm 2030 10
III.1 Các đặc trưng của xã hội Việt Nam năm 2030 10
III.2 Mục tiêu kinh tế tổng quát năm 2030 10
1 Một số chỉ tiểu kinh tế định lượng 10
2 Về chất lượng cơ cầu của nền kinh tế 11
III.3 Mục tiêu văn hóa – xã hội 12
1 Mục tiêu tổng quát 12
2 Một số mục tiêu văn hóa – xã hội cụ thể 12
3 Mục tiêu môi trường sinh thái 13
4 Mục tiêu hòa bình, an ninh và chủ quyền quốc gia 14
Phần ba Phân đoạn chiến lược đến năm 2030. Những định hướng giải pháp chiến lược 14
I Giai đoạn 2007 – 2013,2015 14
II Giai đoạn 2016 – 2020 15
III Giai đoạn 2020 – 2025 15
IV Giai đoạn 2025 - 2030 16
KẾT LUẬN 19
MỤC LỤC 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: những thách thức chủ yếu mà Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình cải cách hành chính hiện nay, kinh tế tri thức - thách thức và cơ hội trong kinh tế chính trị, những lợi thế của quốc tế về quá trình phát triển kinh tế xã hội, TRONG GIAI ĐOẠN ĐẤT NƯỚC HỘI NHẬP CÓ NHIỀU KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC, Thực tế hai thập kỷ qua cho thấy các nước đều tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt với nhau vì lợi ích quốc gia, dân tộc, Những vấn đề cơ bản , cơ hội và thách thức với doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập khinh tế quốc tế, Thuận lợi khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội trong hững năm qua, hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo của Việt Nam đầu thế kỷ 21, cơ hội và thách thức trong phát triển giáo dục nghề nghiệp từ nay đến năm 2030, những thành tựu và những yếu kém chiến luoc phat trien khoa hoc va cong nghe giai doan 20120-2030, Phân tích đặc điểm, vai trò của nông nghiệp trong quá trình phát triển ở các nước đang phát triển. Thách thức đối với nghành nông nghiệp trong bối cảnh mới (như biến đổi khí hậu, cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số). Liên hệ thực tiễn của Việt Nam
Last edited by a moderator: