Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
KHÁI QUÁT CHUNG 4
1. Toàn cầu hóa thông tin 5
1.1 Điều kiện hình thành toàn cầu hóa thông tin 5
1.2 Biểu hiện của toàn cầu hóa thông tin 6
2. Quốc tế hóa báo chí 7
2.1 Biểu hiện của quốc tế hóa trong lĩnh vực báo in 7
2.2 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực phát thanh 7
2.3 Biểu hiện quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực truyền hình 8
2.4 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực thông tấn 8
2.5 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực báo mạng 8
3. Thương mại hóa báo chí 9
3.1 Điều kiện hình thành thương mại hóa báo chí 9
3.2 Biểu hiện của thương mại hóa báo chí 10
3.3 Ảnh hưởng của thương mại hóa với báo chí 12
4. Tập trung và độc quyền hóa báo chí 14
4.1 Khái niệm 14
4.2 Quá trình hình thành 15
4.3 Biểu hiện của tập trung hóa, độc quyền hóa 17
5. Quá trình phân hóa và chuyên môn hóa 19
6. Gia tăng mối quan hệ giữa báo chí và kỹ thuật 20
7. Xu hướng đa phương tiện 21
7.1 Khái quát chung 21
7.2 Nguyên nhân báo chí phát triển theo hướng đa phương tiện. 23
7.3 Biểu hiện của báo chí phát triển theo hướng đa phương tiện 24
7.4 Truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam 25
8. Báo chí công dân 26
8.1 Sự ra đời của “báo chí công dân” 26
8.2 Sức mạnh của báo chí công dân 27
8.3 Những hạn chế của báo chí công dân 28
9. Tiểu kết 29
CHƯƠNG II – XU HƯỚNG CỤ THỂ VỚI TỪNG LOẠI HÌNH 31
1. Đối với báo in 31
1.1 Sự thay đổi trong cách trình bày. 31
1.2 Những thay đổi trong các tin, bài 37
1.3 Xu hướng báo giá rẻ, báo miễn phí, báo đọc nhanh 40
2. Báo điện tử 47
2.1 Ưu điểm và hạn chế của báo mạng 48
2.2 Xu thế của báo mạng 54
3. Báo phát thanh 57
3.1 Phát thanh trong bối cảnh mới 57
3.2 Xu hướng của phát thanh hiện đại 58
4. Báo truyền hình 63
4.1 Thách thức và giải pháp cho truyền hình 64
4.2 Xu hướng phát triển của truyền hình 68
CHƯƠNG III – XU HƯỚNG BÁO CHÍ VIỆT NAM 80
1. Ảnh hưởng của các xu hướng báo chí thế giới tới báo chí Việt Nam 80
2. Một vài xu hướng nổi bật của báo chí Việt Nam 80
2.1 Xu hướng thương mại hóa báo chí biểu hiện rõ rệt 80
2.2 Xu hướng hình thành tập đoàn báo chí 81
2.3 Xã hội hóa báo chí ở Việt Nam 85
CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
DANH SÁCH NHÓM 6 LỚP K50 BÁO CHÍ – ĐH KHXHNV 92
KHÁI QUÁT CHUNG
Theo từ điển tiếng Việt (Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 1992 - trang 1135), “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều nào đó. Sự thiên về những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một thời gian lâu dài.
Từ định nghĩa đó, ta có thể hiểu Xu hướng báo chí đó là xu thế thiên về một chiều hướng nào đó của báo chí, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong thời gian dài. Tác động đến hệ thống báo chí của thế giới.
Báo chí từ ngày đầu ra đời đã liên tục có những thay đổi để tiến xa hơn. Từ tờ báo chỉ là những bản chép tay rồi đến những bản báo in đầu tiên và phát triển cho tới đa phương tiện như ngày nay, tất cả điều đó đều là kết quả của quá trình phát triển lâu dài với nhiều thách thức. Tùy theo điều kiện lịch sử và xu hướng của công chúng, hệ thống báo chí có những bước đi riêng của mình để đáp ứng lại những điều đó. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, báo chí cũng chịu phần nào ảnh hưởng.
Việc nghiên cứu các xu hướng của báo chí thế giới sẽ góp phần hiểu rõ hơn đặc điểm, thực trạng của nền báo chí toàn cầu hiện nay. Qua đó có cách thức, giải pháp cho phù hợp với tình hình chung.
Được giao tìm hiểu về các xu hướng phát triển của báo chí thế giới, nhóm 6 phát triển đề tài theo hướng tìm hiểu chung về các xu hướng đang diễn ra trên thế giới, rồi đi cụ thể vào từng loại hình báo chí. Trong quá trình tìm hiểu, nhóm cố gắng lý giải nguyên nhân và điều kiện dẫn tới các xu hướng đó và đoán hướng phát triển trong tương lai. So sánh các xu hướng đó với thực tại nền báo chí Việt Nam.
Trong quá trình tìm hiểu sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn.
CHƯƠNG I – XU HƯỚNG CHUNG CỦA BÁO CHÍ THẾ GIỚI
1. Toàn cầu hóa thông tin
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu.
Toàn cầu hóa thông tin đó là quá trình thông tin ở khắp mọi nơi trên thế giới được truyền tải liên tục, nhiều chiều và dễ dàng tới cho công chúng.
Ngày nay, ở bất kì đâu bạn cũng đều có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin của thế giới trong ngày qua. Đó là kết quả của quá trình toàn cầu hóa thông tin. Thông tin tại mọi ngóc ngách của trái đất được các hãng truyền thông cung cấp một cách nhanh chóng và chính xác tới cho mỗi công dân. Bạn đang ngồi ở nhà và có thể theo dõi tình hình đang diễn ra ở Iraq hay ở Mĩ, hay như tình hình giá xăng dầu trên thế giới hiện nay… điều sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn
1.1 Điều kiện hình thành toàn cầu hóa thông tin
Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong các lĩnh vực đăng tải, in ấn tạp chí, báo, sự phát triển các công nghệ phát thanh truyền hình và đặc biệt là internet đã cho phép những thông tin từ một quốc gia có thể được biết đến trên toàn thế giới. Quá trình toàn cầu hóa thông tin được gắn với những thành tựu mới nhất trong kỹ thuật thông tin liên lạc và điện tử. Thông tin trong khoảnh khắc được truyền tải tức thời tới cho người xem và người đọc. Điều đó cho phép hàng triệu người được chứng kiến và tham gia vào các sự kiện.
Mạng internet bao phủ toàn cầu, nhờ đó mà người sử dụng có khả năng nhận được thông tin cần thiết từ các hãng tin một cách dễ dàng. Sự xâm nhập của tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các hoạt động báo chí là điều rõ ràng và dễ nhận thấy. Việc áp dụng rộng rãi kỹ thuật điện tử, truyền tải dữ liệu xuyên biên giới, việc hình thành mạng lưới thông tin toàn cầu đã góp phần đưa tin tức nhanh chóng tới công chúng. Điều đó là cần thiết cho một xã hội đang phát triển nhanh.
Một điều kiện thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nữa là nhu cầu thông tin của công chúng ngày một gia tăng. Các cơ quan báo chí muốn đáp ứng nhu cầu đó thì cần đẩy mạnh việc khai thác sự đa dạng của thông tin, không thể bó hẹp thông tin trong phạm vi một quốc gia hay một khu vực.
1.2 Biểu hiện của toàn cầu hóa thông tin
Biểu hiện rõ nhất là việc hình thành rất nhiều hãng thông tấn, hãng tin chuyên khai thác tin tức trên khắp thế giới rồi bán lại cho các cơ quan thông tấn trên thế giới. Với sự chuyên biệt này, các cơ quan báo chí chỉ cần mua lại tin từ các hãng thông tấn đó là có thể có đủ tin tức trên thế giới cung cấp cho công chúng của mình.
Biểu hiện thứ hai đó là thông tin ở mọi nơi được cập nhật liên tục và nhiều chiều. Nếu như trước kia, chỉ những thông tin quan trọng và có ảnh hưởng lớn mới được đề cập, thì ngày nay những thông tin về những con người bình thường ở mọi nơi đều có thể được nhắc tới. Thông tin về những nhân vật nổi tiếng không còn chỉ là thông tin riêng của một quốc gia mà đã trở nên nguồn tin nóng cho những người quan tâm trên thế giới.
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là liệu các thông tin được toàn cầu hóa đó liệu có trung thực? Các chuyên gia đã nhận xét, quốc gia nào làm chủ được thông tin thì quốc gia đó sẽ giành chiến thắng. Không ai dám chắc những thông tin mà các hãng tin đưa ra không mang màu sắc chính trị, phục vụ cho một đảng phái, một nền chính trị nào đó. Điều đó là dễ hiểu trong thời đại thông tin có vai trò quan trọng như ngày nay. Các chính phủ phải điều tiết các dòng thông tin trong tầm kiểm soát của họ, đưa ra những tin tức có lợi và theo những mưu đồ chính trị được tính toán kĩ.
Không thể phủ nhận những thành tựu của công cuộc toàn cầu hóa thông tin đem lại. Truyền hình, phát thanh, internet, báo chí đã và đang tác động về tình cảm, tư tưởng của công chúng tiếp nhận thông tin, bất kể khoảng cách từ họ tới nguồn thông tin là bao nhiêu. Sự kết hợp giữa thông tin toàn cầu và lợi ích khu vực làm cho hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng trở nên hữu hiệu hơn nếu xét từ góc độc hình thành và thao túng công luận.
2. Quốc tế hóa báo chí
Trong bối cảnh thông tin toàn cầu đang phát triển, các tập đoàn truyền thông, các cơ quan báo chí đều muốn đẩy mạnh ảnh hưởng của mình tở các quốc gia khác. Chính vì vậy mà họ cố gắng đưa tờ báo của mình ra khỏi khuôn khổ của một quốc gia.
Quốc tế hóa báo chí là hình thức mà một tờ báo, ấn phẩm báo chí được phát hành ở nhiều quốc gia, hay phát hành ở quốc gia này nhưng được bán ở quốc gia khác.
2.1 Biểu hiện của quốc tế hóa trong lĩnh vực báo in
• Báo chí in ấn ở nước này, nhưng lại được phát hành ở nhiều nước trên thế giới.
• Báo chí in ấn ở nhiều nước cùng một lúc (thí dụ Nhân dân Nhật báo của Trung quốc, tạp chí Tuyển tập (Readers Digest)
• Hai nước liên kết với nhau xuất bản một số báo
• Cơ quan báo chí mở nhiều chi nhánh ở nước ngoài
• Các tập đoàn báo chí phát triển những tờ báo cho khu vực riêng với ngôn ngữ của khu vực đó.
2.2 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực phát thanh
• Biểu hiện lớn nhất trong lĩnh vực phát thanh đó là xu hướng phát sóng ra nước ngoài của các tổ hợp truyền thông.
• Có tổng số: 80 đài phát thanh ra nước ngoài, phát thanh tới 20.000 giờ trong tuần, bằng 48 thứ tiếng, phủ sóng toàn cầu.
• Một số đài tiêu biểu như :
- VOA của Mỹ phát 2001 giờ/ tuần với 40 thứ tiếng
- BBC của Anh phát khoảng 120 giờ/ ngày với 38 thứ tiếng
- Làn sóng Đức phát 100 giờ/ ngày, với 40 thứ tiếng
- Đài CRI (Trung quốc) phát sóng 680 giờ/ngày với 43 thứ tiếng
• Những điểm cần chú ý về nội dung:
- Đài phát thanh ra nước ngoài của các nước không có lợi cho nước chủ nhà về mặt kinh tế nhưng quan trọng về mặt chính trị nên được nhà nước quan tâm
- Về cơ cấu tổ chức có nét đặc biệt (có phòng PR - nghiên cứu nhu cầu công chúng, ban dạy tiếng nước ngoài)
- Những nội dung cần chú ý trong thông tin của các nước tư bản qua đài phát thanh:
• Mô tả các nước tư bản giàu có thanh bình, là mô hình của nhiều nước vươn tới.
• Không đưa ra đầy đủ những mặt trái, mặt tiêu cực của xh TBCN để công chúng phê phán
• Đồng nhất mục tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa với chủ nghĩa cộng sản
• Phê phán chủ nghĩa Mác , chống phá các nước XHCN, tăng cường các chiến lược diễn biến hòa bình
2.3 Biểu hiện quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực truyền hình
• Lợi thế của thông tin trong lĩnh vực truyền hình đó là sử dụng hình ảnh
• Xu thế nhiều đài truyền hình trên thế giới phát các chương trình truyền hình đối ngoại
• Tăng cường các chương trình phát hình gắn với lồng tiếng hay có chữ dịch hiện trên màn hình
• Hình thành nhiều đài truyền hình của khu vực, đài truyền hình cho châu lục, hoăc đài của các tập đoàn báo chí dành riêng cho khu vực.
2.4 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực thông tấn
• Thu thập thông tin nước ngoài đầy đủ, chính xác là nghĩa vụ và trách nhiệm của các hãng thông tấn
• Đa dạng hóa các loại hình thông tin: hình ảnh, âm thanh, các văn bản...
• Số lượng ấn phẩm báo ảnh càng ngày càng phát triển
• Liên kết các hãng thông tấn quốc tế
2.5 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực báo mạng
• Hình thành những trang web của các cơ quan báo chí.
• Các phiên bản của báo in được cập nhật thông tin nhanh chóng
• Hình thành những dịch vụ thông tin mới như chat, thư điện tử, điện thoại qua mạng
• Thông tin nhanh chóng, vượt qua mọi trở ngại về không gian và thời gian,
• Cần có trình độ cao để có thể loại bỏ thông tin nhiễu, thông tin không có độ tin cậy, thông tin rác rưởi.
3. Thương mại hóa báo chí
Khái niệm thương mại hóa báo chí hiện nay vẫn còn có nhiều tranh cãi. Có nhiều người cho rằng không nên dùng từ thương mại hóa đối với báo chí, vì điều đó có thể gây hiểu sai là các tờ báo đang “lá cải hóa”
Tuy nhiên nhóm cũng xin tự đưa ra cách hiểu của mình về “thương mại hóa báo chí”. Đó là một quá trình mà các cơ quan báo chí tìm cách tăng thu nhập cho mình bằng các hoạt động kinh tế khác bên cạnh việc kinh doanh các loại hình báo chí thông thường. Đó có thể là các hoạt động quảng cáo cho các sản phẩm, thâu tóm các khâu trong quá trình làm báo: in ấn, phát hành… phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng trên tờ báo hay cũng có thể tham gia và các lĩnh vực kinh tế khác.
3.1 Điều kiện hình thành thương mại hóa báo chí
Sau cuộc “cách mạng thương mại” những năm 1830 – 1840, các phương tiện thông tin đại chúng trở thành những doanh nghiệp tư bản sinh lời, vì vậy bản thân chúng cũng chịu sự tác động của tất cả các quy luật của hoạt động kinh doanh: cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh, tập trung hóa, độc quyền hóa và những luật lệ khác. Tất cả những điều đó để lại dấu ấn trong hoạt động báo chí hằng ngày và hoạt động của những tổ chức hữu quan. Chính vì sau “cuộc cách mạng thương mại”, những nguồn thu của báo chí định kỳ chủ yếu đến từ quảng cáo chứ không phải từ số lượng phát hành nên những tổ chức đặt in quảng cáo bắt đầu hướng đến những ấn phẩm có số lượng phát hành cao nhất. Điều đó làm cho các nhà báo phải thay đổi nội dung và cách trình bày ấn phẩm.
Trong lĩnh vực kinh tế thị trường và trong bối cảnh tương mại hóa toàn cầu, hầu như mọi lĩnh vực nghề nghiệp đều chịu ảnh hưởng của lợi ích về quảng cáo và thương mại. Họ nhận ra vai trò của quảng cáo trên báo chí đối với tư duy của khách hàng. Báo chí cũng nhận ra điều đó. Nhà tài phiệt truyền thông như Rupert Murdoch đã cho chúng ta thấy kinh doanh từ các loại hình truyền thông đem lại lợi nhuận lớn như thế nào. Hoạt động tổ chức của mọi phương tiện thông tin đại chúng đều nhằm đạt được hiệu quả cao về phương diện kinh tế - tài chính, cũng như các phương diện tư tưởng. Nếu chỉ xét về phương diện kinh tế của vấn đề thì cần nêu rõ rằng để đạt được mức sinh lời cao khâu quản lý ở các báo và tạp chí, các đài phát thanh truyền hình cũng phải được xây dựng theo những nguyên tắc giống như những nguyên tắc trong điều hành các doanh nghiệp.
3.2 Biểu hiện của thương mại hóa báo chí
Hiện nay những nguồn thu chủ yếu của mọi ấn phẩm đều gồm:
- Những khoản thu tài chính từ quảng cáo
- Những khoản thu nhờ bán báo, phát sóng…
- Những khoản thu từ các hoạt động thương mại dưới các hình thức khác
- Những khoản tiền đóng góp từ bên ngoài.
Và nền tảng cho những khoản thu bằng tiền này là khoản thu từ quảng cáo đem lại.
Từ khi khai sinh, mục đích thương mại của báo in đã rất rõ rằng. Tờ Anzeiger (người quảng cáo) xuất bản ở Dresden (Đức) năm 1730, theo nhà nghiên cứu Anthony Smith, đã tự cho mình là phục vụ tất cả những ai trong hay ngoài thành phố muốn mua bán, cho thuê hay đi thuê, cho vay hay đi vay. Ở Mỹ, trong thời gian thuộc địa, thương mại đó là một yếu tố tiên quyết của báo chí. Nhu cầu về buôn bán hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt thông tin về những tuyến tàu chở hàng từ bên kia đại dương đã để lại kết quả là các tờ báo ban đầu hầu hết gắn với từ “người quảng cáo” (Advertiser) trên vi-nhét.
Bất kì một tờ báo nào, một tạp chí hay một ấn phẩm niên giám nào cũng dành một vài trang cho quảng cáo. Hiện chính quảng cáo là nguồn thu chủ yếu của ấn phẩm. Tùy thuộc vào điều kiện phát hành, truyền thống dân tộc và tình hình kinh tế, ở từng nước các khoản thu từ quảng cáo của các phương tiện thông tin đại chúng có khác nhau. Ở Tây Ban Nha là khoảng 80%, ở Mỹ là 75% và ở Pháp là khoảng 60%
Sức ép về kinh tế đã buộc các cơ quan báo chí bước vào cuộc cạnh tranh dữ dội để thu hút độc giả, thay đổi trong cách thu hút quảng cáo. Nhiều cơ quan đã tiến hành hàng loạt chiến lược để thương mại hóa sâu xa hơn ngành công nghiệp này, khiến cho các mối quan tâm thương mại ngang với hay quan trọng hơn chất lượng của xã luận hay trách nhiệm với xã hội. Riêng ngành công nghiệp báo in Mỹ: thu nhập tăng từ 12,2 tủy đô la Mỹ vào năm 1975 lên 54,4 tỷ đô la năm 2000. Nói cách khác, báo in đã thu nhập tăng gấp 2,5 lần từ quảng cáo năm 2000 so với năm 1950. Trong vòng 30 năm qua, lượng nội dung quảng cáo trong báo in Mỹ vượt trên 60% (Báo chí & tuyên truyền 6/2006 trang 43)
Việc các tờ báo hiện nay coi trọng tin tức thương mại hơn và phụ thuộc vào quảng cáo để tăng thu nhập đã khiến cho độ tin cậy vào các tin bài bị giảm xuống, sự tin cậy của công chúng với các nhà báo bị tổn hại nhiều.
Thủ tướng Vajpayee của Ấn Độ, trong cuộc phỏng vấn với BBC năm 2003 đã nói lên mối lo ngại về sự gia tăng tính thương mại và tính giật gân trong báo chí. Ông nhấn mạnh các loại hình báo chí phải thể vai trò quan trọng của mình bằng tính có tư tưởng và giá trị: “Nếu không có lý tưởng, báo chí sẽ trở thành hàng hóa và không thể tác động đến suy nghĩ của độc giả nữa”. Ở Đài Loan, giáo sư báo chí Kuan Chung-Hsiang, Đại học Shih Hsin đã tiên đoán rằng trong tương lai gần các loại hình báo chí Đài Loan sẽ tiếp tục xuống cấp vì ảnh hưởng của các nhóm lợi ích chính trị và thương mại. Ở Úc, khi các nhà báo mới bị coi là “người kinh doanh nhỏ hiệu quả” đang cung cấp sản phẩm của họ cho người dân, nhà nghiên cứu Katrina Mandy Oakham tin vào sự đổi thay lớn mà các nhà báo không còn là người giám sát xã hội hay các thành viên ưu tiên của “quyền lực thứ tư” nữa mà “họ là những doanh nhân sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường”. Nhà báo Michelle Grattan thậm chí cho rằng “tính thương mại” đã nổi lên như là “giá trị cốt lõi” của báo chí. Như vậy, điều mọi người lo ngại có thể đã thành hiện thực: báo chí được xem như là hàng hóa.
Vai trò của nhà báo đã thay đổi sâu sắc nếu chúng ta đồng ý với ý tưởng của Simon Canning trên tờ The Autrailian: “Mọi thứ có thể sẽ thay đổi và nhà báo sẽ sớm thấy công việc của họ không chỉ là phản ánh sự kiện, mà chính là phương tiện mà các nhà quảng cáo phát tán thông điệp của mình”. Thậm chí báo chí và thương mại luôn sát cánh kề vai, Canning cũng chỉ ra rằng quảng cáo đã kiếm được rất nhiều lợi nhuận bằng cách đặt các thông điệp quảng cáo của họ cạnh tin tức. Như thế, các nhà báo đã “bị ép” để cho ra những tin tức thương mại giống như thế trở thành tin tức”.
Nhận định tính đúng đắn của hướng đi này, chủ trương xã hội hóa truyền hình được Nhà nước ta hoàn toàn khuyến khích. Thậm chí, nhằm đẩy nhanh quá trình xã hội hóa, Đài truyền hình Việt Nam đã được giao nhiệm vụ là đơn vị chủ chốt thực hiện nhiệm vụ này.
Được quan tâm và tạo điều kiện đến thế, nhưng XHH TH đến nay vẫn chưa đạt tiến độ như lẽ ra phải có được. Không phải bỗng dưng mà XHH TH trở thành chủ đề được bàn đến tại hai liên hoan TH Toàn quốc liên tiếp (2006 và 2007). Những người làm TH hẳn cũng đã ý thức được sự hấp dẫn của vấn đề khi quyết định tổ chức các hội thảo mở rộng trong khuôn khổ của ngày hội TH lớn nhất cả nước. Điều này chứng tỏ vấn đề XHH TH đang rất được quan tâm. Và thực tế thậm chí còn “nóng” hơn họ tưởng.
Rất nhiều giám đốc các công ty truyền thông và cả những người đang có ý định tham gia sản xuất chương trình TH đã bay từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh để tham gia hội thảo. Không khí sôi động, sự quan tâm và số lượng các câu hỏi xung quanh việc XHH TH đã khiến nhà báo Tạ Bích Loan (lúc đó là Phó trưởng ban Thể thao Giải trí – Thông tin, Kinh tế - Đài THVN) phải ngạc nhiên: “Không ngờ không khí sản xuất từ ngoài Đài lại sôi động đến thế!”.
Đón đầu xu hướng XHH, các công ty truyền thông ra đời ngày càng nhiều. Họ mạnh dạn trong đầu tư, năng động trong cơ cấu và hoạt động, nên quan tâm đến XHH TH là đương nhiên. Không chờ đợi một cách thụ động, nhiều đơn vị đến gõ cửa nhà đài chào bán chương trình, đăng ký sản xuất, nhận mời tài trợ... Đáng tiếc là chính các nhà Đài – những người giữ vai trò quản lý lại đang rơi vào thế bị động.
Không có nghĩa là không thể làm gì trước sự chủ động của các công ty sản xuất tư nhân đang ngày càng chuyên nghiệp. Mà sự bị động của các nhà đài thể hiện ở chỗ, trong vai trò người tổ chức thực hiện nhưng họ không đưa ra được những cách hợp tác phù hợp để khuyến khích cả hai. Mỗi đài một kiểu, vẫn tiếp nhận sự tham gia của các đơn vị bên ngoài, nhưng cách thức hợp tác của họ đang khiến các đơn vị ngoài đài mệt mỏi.
Chủ trương của Nhà nước là tổ chức các đơn vị ngoài đài tham gia vào quá trình sản xuất để chuyên môn hóa nền TH và giảm tải cho các đài trước sức ép tăng thời lượng phát sóng, vì mục tiêu cuối cùng là phục vụ khán giả tốt hơn. Nhưng trên thực tế, các nhà Đài chưa khai thác được sức mạnh của đội quân ngày càng đông đảo và luôn trong tư thế sẵn sàng này. Ngược lại, sự chần chừ, bị động của họ đang làm nảy sinh hàng loạt vấn đề trong công tác quản lý và quy hoạch TH, làm giảm hiệu qủa của một chủ trương hoàn toàn tích cực.
CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN
Báo chí là một kênh thông tin quan trọng, hằng ngày, hằng giờ cung cấp thông tin cho công chúng. Là một người đóng vai trò đem đến cái mới cho công chúng, báo chí luôn phải tự hoàn thiện mình để phát triển. Từ buổi đầu ra đời cho đến nay, báo chí trải qua nhiều xu hướng khác nhau để phát triển. Một xu hướng cũ qua đi thì một xu hướng khác, mới hơn, tiến bộ hơn lại hình thành. Trong giai đoạn toàn cầu hóa thông tin ngày nay, vũ khí quan trọng nhất chính là thông tin, kiểm soát và tận dụng hiệu quả của thông tin thì quốc gia đó sẽ tạo dựng được chỗ đứng cho mình trên trường quốc tế.
Qúa trình thương mại hóa báo chí và hình thành các tập đoàn báo chí vẫn tiếp tục phát triển. Báo chí ngày nay sống nhờ nguồn thu từ quảng cáo. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí đá tự đổi mới và biến mình thành như một tập đoàn kinh tế, không chỉ hoạt động trong lĩnh vực báo chí mà còn lấn sân sang các hình thức kinh doanh khác. Xu hướng thương mại hóa báo chí còn đặt ra thách thức đối với người làm báo đó là: làm thế nào để không bị đồng tiền chi phối tin tức… nhưng xem ra vấn đề này rất nan giải.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các tờ báo đã biến cơ quan báo chí của mình thành một tờ báo đa phương tiện. Một tờ báo in giờ không đơn thuẩn chỉ khai thác mỗi mảng báo in nữa mà đã phát triển các website đi kèm. Trên đó không chỉ đăng các bài báo đã in trên báo in mà còn cập nhật những tin mới, đăng tải clip hay các chương trình phát thanh online. Thông tin dưới nhiều hình thức sẽ giúp cho khán giả có nhiều lựa chọn cho mình.
Báo chí công dân phát triển vừa góp phần đa dạng thông tin vừa cạnh tranh với báo chí chính thống. Cái nhìn khách quan của khán giả sẽ tạo ra được nhiều chi tiết hay, không bị ép buộc và lệ thuộc vào sức ép nào. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi mỗi người cần có con mắt tinh tường để không bị ảnh hưởng bởi những thông tin thiếu chính xác, hay vì mưu đồ riêng.
Nền báo chí Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền báo chí thế giới. Mặc dù còn nhiều yếu kém nhưng báo chí Việt Nam đã đạt được những bước đi đáng kể. Với việc đang tìm ra những bước đi thích hợp để phát triển, trong tương lai báo chí Việt Nam sẽ tạo lập được vị thế cho mình.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
KHÁI QUÁT CHUNG 4
1. Toàn cầu hóa thông tin 5
1.1 Điều kiện hình thành toàn cầu hóa thông tin 5
1.2 Biểu hiện của toàn cầu hóa thông tin 6
2. Quốc tế hóa báo chí 7
2.1 Biểu hiện của quốc tế hóa trong lĩnh vực báo in 7
2.2 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực phát thanh 7
2.3 Biểu hiện quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực truyền hình 8
2.4 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực thông tấn 8
2.5 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực báo mạng 8
3. Thương mại hóa báo chí 9
3.1 Điều kiện hình thành thương mại hóa báo chí 9
3.2 Biểu hiện của thương mại hóa báo chí 10
3.3 Ảnh hưởng của thương mại hóa với báo chí 12
4. Tập trung và độc quyền hóa báo chí 14
4.1 Khái niệm 14
4.2 Quá trình hình thành 15
4.3 Biểu hiện của tập trung hóa, độc quyền hóa 17
5. Quá trình phân hóa và chuyên môn hóa 19
6. Gia tăng mối quan hệ giữa báo chí và kỹ thuật 20
7. Xu hướng đa phương tiện 21
7.1 Khái quát chung 21
7.2 Nguyên nhân báo chí phát triển theo hướng đa phương tiện. 23
7.3 Biểu hiện của báo chí phát triển theo hướng đa phương tiện 24
7.4 Truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam 25
8. Báo chí công dân 26
8.1 Sự ra đời của “báo chí công dân” 26
8.2 Sức mạnh của báo chí công dân 27
8.3 Những hạn chế của báo chí công dân 28
9. Tiểu kết 29
CHƯƠNG II – XU HƯỚNG CỤ THỂ VỚI TỪNG LOẠI HÌNH 31
1. Đối với báo in 31
1.1 Sự thay đổi trong cách trình bày. 31
1.2 Những thay đổi trong các tin, bài 37
1.3 Xu hướng báo giá rẻ, báo miễn phí, báo đọc nhanh 40
2. Báo điện tử 47
2.1 Ưu điểm và hạn chế của báo mạng 48
2.2 Xu thế của báo mạng 54
3. Báo phát thanh 57
3.1 Phát thanh trong bối cảnh mới 57
3.2 Xu hướng của phát thanh hiện đại 58
4. Báo truyền hình 63
4.1 Thách thức và giải pháp cho truyền hình 64
4.2 Xu hướng phát triển của truyền hình 68
CHƯƠNG III – XU HƯỚNG BÁO CHÍ VIỆT NAM 80
1. Ảnh hưởng của các xu hướng báo chí thế giới tới báo chí Việt Nam 80
2. Một vài xu hướng nổi bật của báo chí Việt Nam 80
2.1 Xu hướng thương mại hóa báo chí biểu hiện rõ rệt 80
2.2 Xu hướng hình thành tập đoàn báo chí 81
2.3 Xã hội hóa báo chí ở Việt Nam 85
CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
DANH SÁCH NHÓM 6 LỚP K50 BÁO CHÍ – ĐH KHXHNV 92
KHÁI QUÁT CHUNG
Theo từ điển tiếng Việt (Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 1992 - trang 1135), “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều nào đó. Sự thiên về những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một thời gian lâu dài.
Từ định nghĩa đó, ta có thể hiểu Xu hướng báo chí đó là xu thế thiên về một chiều hướng nào đó của báo chí, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong thời gian dài. Tác động đến hệ thống báo chí của thế giới.
Báo chí từ ngày đầu ra đời đã liên tục có những thay đổi để tiến xa hơn. Từ tờ báo chỉ là những bản chép tay rồi đến những bản báo in đầu tiên và phát triển cho tới đa phương tiện như ngày nay, tất cả điều đó đều là kết quả của quá trình phát triển lâu dài với nhiều thách thức. Tùy theo điều kiện lịch sử và xu hướng của công chúng, hệ thống báo chí có những bước đi riêng của mình để đáp ứng lại những điều đó. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, báo chí cũng chịu phần nào ảnh hưởng.
Việc nghiên cứu các xu hướng của báo chí thế giới sẽ góp phần hiểu rõ hơn đặc điểm, thực trạng của nền báo chí toàn cầu hiện nay. Qua đó có cách thức, giải pháp cho phù hợp với tình hình chung.
Được giao tìm hiểu về các xu hướng phát triển của báo chí thế giới, nhóm 6 phát triển đề tài theo hướng tìm hiểu chung về các xu hướng đang diễn ra trên thế giới, rồi đi cụ thể vào từng loại hình báo chí. Trong quá trình tìm hiểu, nhóm cố gắng lý giải nguyên nhân và điều kiện dẫn tới các xu hướng đó và đoán hướng phát triển trong tương lai. So sánh các xu hướng đó với thực tại nền báo chí Việt Nam.
Trong quá trình tìm hiểu sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn.
CHƯƠNG I – XU HƯỚNG CHUNG CỦA BÁO CHÍ THẾ GIỚI
1. Toàn cầu hóa thông tin
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu.
Toàn cầu hóa thông tin đó là quá trình thông tin ở khắp mọi nơi trên thế giới được truyền tải liên tục, nhiều chiều và dễ dàng tới cho công chúng.
Ngày nay, ở bất kì đâu bạn cũng đều có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin của thế giới trong ngày qua. Đó là kết quả của quá trình toàn cầu hóa thông tin. Thông tin tại mọi ngóc ngách của trái đất được các hãng truyền thông cung cấp một cách nhanh chóng và chính xác tới cho mỗi công dân. Bạn đang ngồi ở nhà và có thể theo dõi tình hình đang diễn ra ở Iraq hay ở Mĩ, hay như tình hình giá xăng dầu trên thế giới hiện nay… điều sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn
1.1 Điều kiện hình thành toàn cầu hóa thông tin
Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong các lĩnh vực đăng tải, in ấn tạp chí, báo, sự phát triển các công nghệ phát thanh truyền hình và đặc biệt là internet đã cho phép những thông tin từ một quốc gia có thể được biết đến trên toàn thế giới. Quá trình toàn cầu hóa thông tin được gắn với những thành tựu mới nhất trong kỹ thuật thông tin liên lạc và điện tử. Thông tin trong khoảnh khắc được truyền tải tức thời tới cho người xem và người đọc. Điều đó cho phép hàng triệu người được chứng kiến và tham gia vào các sự kiện.
Mạng internet bao phủ toàn cầu, nhờ đó mà người sử dụng có khả năng nhận được thông tin cần thiết từ các hãng tin một cách dễ dàng. Sự xâm nhập của tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các hoạt động báo chí là điều rõ ràng và dễ nhận thấy. Việc áp dụng rộng rãi kỹ thuật điện tử, truyền tải dữ liệu xuyên biên giới, việc hình thành mạng lưới thông tin toàn cầu đã góp phần đưa tin tức nhanh chóng tới công chúng. Điều đó là cần thiết cho một xã hội đang phát triển nhanh.
Một điều kiện thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nữa là nhu cầu thông tin của công chúng ngày một gia tăng. Các cơ quan báo chí muốn đáp ứng nhu cầu đó thì cần đẩy mạnh việc khai thác sự đa dạng của thông tin, không thể bó hẹp thông tin trong phạm vi một quốc gia hay một khu vực.
1.2 Biểu hiện của toàn cầu hóa thông tin
Biểu hiện rõ nhất là việc hình thành rất nhiều hãng thông tấn, hãng tin chuyên khai thác tin tức trên khắp thế giới rồi bán lại cho các cơ quan thông tấn trên thế giới. Với sự chuyên biệt này, các cơ quan báo chí chỉ cần mua lại tin từ các hãng thông tấn đó là có thể có đủ tin tức trên thế giới cung cấp cho công chúng của mình.
Biểu hiện thứ hai đó là thông tin ở mọi nơi được cập nhật liên tục và nhiều chiều. Nếu như trước kia, chỉ những thông tin quan trọng và có ảnh hưởng lớn mới được đề cập, thì ngày nay những thông tin về những con người bình thường ở mọi nơi đều có thể được nhắc tới. Thông tin về những nhân vật nổi tiếng không còn chỉ là thông tin riêng của một quốc gia mà đã trở nên nguồn tin nóng cho những người quan tâm trên thế giới.
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là liệu các thông tin được toàn cầu hóa đó liệu có trung thực? Các chuyên gia đã nhận xét, quốc gia nào làm chủ được thông tin thì quốc gia đó sẽ giành chiến thắng. Không ai dám chắc những thông tin mà các hãng tin đưa ra không mang màu sắc chính trị, phục vụ cho một đảng phái, một nền chính trị nào đó. Điều đó là dễ hiểu trong thời đại thông tin có vai trò quan trọng như ngày nay. Các chính phủ phải điều tiết các dòng thông tin trong tầm kiểm soát của họ, đưa ra những tin tức có lợi và theo những mưu đồ chính trị được tính toán kĩ.
Không thể phủ nhận những thành tựu của công cuộc toàn cầu hóa thông tin đem lại. Truyền hình, phát thanh, internet, báo chí đã và đang tác động về tình cảm, tư tưởng của công chúng tiếp nhận thông tin, bất kể khoảng cách từ họ tới nguồn thông tin là bao nhiêu. Sự kết hợp giữa thông tin toàn cầu và lợi ích khu vực làm cho hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng trở nên hữu hiệu hơn nếu xét từ góc độc hình thành và thao túng công luận.
2. Quốc tế hóa báo chí
Trong bối cảnh thông tin toàn cầu đang phát triển, các tập đoàn truyền thông, các cơ quan báo chí đều muốn đẩy mạnh ảnh hưởng của mình tở các quốc gia khác. Chính vì vậy mà họ cố gắng đưa tờ báo của mình ra khỏi khuôn khổ của một quốc gia.
Quốc tế hóa báo chí là hình thức mà một tờ báo, ấn phẩm báo chí được phát hành ở nhiều quốc gia, hay phát hành ở quốc gia này nhưng được bán ở quốc gia khác.
2.1 Biểu hiện của quốc tế hóa trong lĩnh vực báo in
• Báo chí in ấn ở nước này, nhưng lại được phát hành ở nhiều nước trên thế giới.
• Báo chí in ấn ở nhiều nước cùng một lúc (thí dụ Nhân dân Nhật báo của Trung quốc, tạp chí Tuyển tập (Readers Digest)
• Hai nước liên kết với nhau xuất bản một số báo
• Cơ quan báo chí mở nhiều chi nhánh ở nước ngoài
• Các tập đoàn báo chí phát triển những tờ báo cho khu vực riêng với ngôn ngữ của khu vực đó.
2.2 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực phát thanh
• Biểu hiện lớn nhất trong lĩnh vực phát thanh đó là xu hướng phát sóng ra nước ngoài của các tổ hợp truyền thông.
• Có tổng số: 80 đài phát thanh ra nước ngoài, phát thanh tới 20.000 giờ trong tuần, bằng 48 thứ tiếng, phủ sóng toàn cầu.
• Một số đài tiêu biểu như :
- VOA của Mỹ phát 2001 giờ/ tuần với 40 thứ tiếng
- BBC của Anh phát khoảng 120 giờ/ ngày với 38 thứ tiếng
- Làn sóng Đức phát 100 giờ/ ngày, với 40 thứ tiếng
- Đài CRI (Trung quốc) phát sóng 680 giờ/ngày với 43 thứ tiếng
• Những điểm cần chú ý về nội dung:
- Đài phát thanh ra nước ngoài của các nước không có lợi cho nước chủ nhà về mặt kinh tế nhưng quan trọng về mặt chính trị nên được nhà nước quan tâm
- Về cơ cấu tổ chức có nét đặc biệt (có phòng PR - nghiên cứu nhu cầu công chúng, ban dạy tiếng nước ngoài)
- Những nội dung cần chú ý trong thông tin của các nước tư bản qua đài phát thanh:
• Mô tả các nước tư bản giàu có thanh bình, là mô hình của nhiều nước vươn tới.
• Không đưa ra đầy đủ những mặt trái, mặt tiêu cực của xh TBCN để công chúng phê phán
• Đồng nhất mục tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa với chủ nghĩa cộng sản
• Phê phán chủ nghĩa Mác , chống phá các nước XHCN, tăng cường các chiến lược diễn biến hòa bình
2.3 Biểu hiện quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực truyền hình
• Lợi thế của thông tin trong lĩnh vực truyền hình đó là sử dụng hình ảnh
• Xu thế nhiều đài truyền hình trên thế giới phát các chương trình truyền hình đối ngoại
• Tăng cường các chương trình phát hình gắn với lồng tiếng hay có chữ dịch hiện trên màn hình
• Hình thành nhiều đài truyền hình của khu vực, đài truyền hình cho châu lục, hoăc đài của các tập đoàn báo chí dành riêng cho khu vực.
2.4 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực thông tấn
• Thu thập thông tin nước ngoài đầy đủ, chính xác là nghĩa vụ và trách nhiệm của các hãng thông tấn
• Đa dạng hóa các loại hình thông tin: hình ảnh, âm thanh, các văn bản...
• Số lượng ấn phẩm báo ảnh càng ngày càng phát triển
• Liên kết các hãng thông tấn quốc tế
2.5 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực báo mạng
• Hình thành những trang web của các cơ quan báo chí.
• Các phiên bản của báo in được cập nhật thông tin nhanh chóng
• Hình thành những dịch vụ thông tin mới như chat, thư điện tử, điện thoại qua mạng
• Thông tin nhanh chóng, vượt qua mọi trở ngại về không gian và thời gian,
• Cần có trình độ cao để có thể loại bỏ thông tin nhiễu, thông tin không có độ tin cậy, thông tin rác rưởi.
3. Thương mại hóa báo chí
Khái niệm thương mại hóa báo chí hiện nay vẫn còn có nhiều tranh cãi. Có nhiều người cho rằng không nên dùng từ thương mại hóa đối với báo chí, vì điều đó có thể gây hiểu sai là các tờ báo đang “lá cải hóa”
Tuy nhiên nhóm cũng xin tự đưa ra cách hiểu của mình về “thương mại hóa báo chí”. Đó là một quá trình mà các cơ quan báo chí tìm cách tăng thu nhập cho mình bằng các hoạt động kinh tế khác bên cạnh việc kinh doanh các loại hình báo chí thông thường. Đó có thể là các hoạt động quảng cáo cho các sản phẩm, thâu tóm các khâu trong quá trình làm báo: in ấn, phát hành… phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng trên tờ báo hay cũng có thể tham gia và các lĩnh vực kinh tế khác.
3.1 Điều kiện hình thành thương mại hóa báo chí
Sau cuộc “cách mạng thương mại” những năm 1830 – 1840, các phương tiện thông tin đại chúng trở thành những doanh nghiệp tư bản sinh lời, vì vậy bản thân chúng cũng chịu sự tác động của tất cả các quy luật của hoạt động kinh doanh: cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh, tập trung hóa, độc quyền hóa và những luật lệ khác. Tất cả những điều đó để lại dấu ấn trong hoạt động báo chí hằng ngày và hoạt động của những tổ chức hữu quan. Chính vì sau “cuộc cách mạng thương mại”, những nguồn thu của báo chí định kỳ chủ yếu đến từ quảng cáo chứ không phải từ số lượng phát hành nên những tổ chức đặt in quảng cáo bắt đầu hướng đến những ấn phẩm có số lượng phát hành cao nhất. Điều đó làm cho các nhà báo phải thay đổi nội dung và cách trình bày ấn phẩm.
Trong lĩnh vực kinh tế thị trường và trong bối cảnh tương mại hóa toàn cầu, hầu như mọi lĩnh vực nghề nghiệp đều chịu ảnh hưởng của lợi ích về quảng cáo và thương mại. Họ nhận ra vai trò của quảng cáo trên báo chí đối với tư duy của khách hàng. Báo chí cũng nhận ra điều đó. Nhà tài phiệt truyền thông như Rupert Murdoch đã cho chúng ta thấy kinh doanh từ các loại hình truyền thông đem lại lợi nhuận lớn như thế nào. Hoạt động tổ chức của mọi phương tiện thông tin đại chúng đều nhằm đạt được hiệu quả cao về phương diện kinh tế - tài chính, cũng như các phương diện tư tưởng. Nếu chỉ xét về phương diện kinh tế của vấn đề thì cần nêu rõ rằng để đạt được mức sinh lời cao khâu quản lý ở các báo và tạp chí, các đài phát thanh truyền hình cũng phải được xây dựng theo những nguyên tắc giống như những nguyên tắc trong điều hành các doanh nghiệp.
3.2 Biểu hiện của thương mại hóa báo chí
Hiện nay những nguồn thu chủ yếu của mọi ấn phẩm đều gồm:
- Những khoản thu tài chính từ quảng cáo
- Những khoản thu nhờ bán báo, phát sóng…
- Những khoản thu từ các hoạt động thương mại dưới các hình thức khác
- Những khoản tiền đóng góp từ bên ngoài.
Và nền tảng cho những khoản thu bằng tiền này là khoản thu từ quảng cáo đem lại.
Từ khi khai sinh, mục đích thương mại của báo in đã rất rõ rằng. Tờ Anzeiger (người quảng cáo) xuất bản ở Dresden (Đức) năm 1730, theo nhà nghiên cứu Anthony Smith, đã tự cho mình là phục vụ tất cả những ai trong hay ngoài thành phố muốn mua bán, cho thuê hay đi thuê, cho vay hay đi vay. Ở Mỹ, trong thời gian thuộc địa, thương mại đó là một yếu tố tiên quyết của báo chí. Nhu cầu về buôn bán hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt thông tin về những tuyến tàu chở hàng từ bên kia đại dương đã để lại kết quả là các tờ báo ban đầu hầu hết gắn với từ “người quảng cáo” (Advertiser) trên vi-nhét.
Bất kì một tờ báo nào, một tạp chí hay một ấn phẩm niên giám nào cũng dành một vài trang cho quảng cáo. Hiện chính quảng cáo là nguồn thu chủ yếu của ấn phẩm. Tùy thuộc vào điều kiện phát hành, truyền thống dân tộc và tình hình kinh tế, ở từng nước các khoản thu từ quảng cáo của các phương tiện thông tin đại chúng có khác nhau. Ở Tây Ban Nha là khoảng 80%, ở Mỹ là 75% và ở Pháp là khoảng 60%
Sức ép về kinh tế đã buộc các cơ quan báo chí bước vào cuộc cạnh tranh dữ dội để thu hút độc giả, thay đổi trong cách thu hút quảng cáo. Nhiều cơ quan đã tiến hành hàng loạt chiến lược để thương mại hóa sâu xa hơn ngành công nghiệp này, khiến cho các mối quan tâm thương mại ngang với hay quan trọng hơn chất lượng của xã luận hay trách nhiệm với xã hội. Riêng ngành công nghiệp báo in Mỹ: thu nhập tăng từ 12,2 tủy đô la Mỹ vào năm 1975 lên 54,4 tỷ đô la năm 2000. Nói cách khác, báo in đã thu nhập tăng gấp 2,5 lần từ quảng cáo năm 2000 so với năm 1950. Trong vòng 30 năm qua, lượng nội dung quảng cáo trong báo in Mỹ vượt trên 60% (Báo chí & tuyên truyền 6/2006 trang 43)
Việc các tờ báo hiện nay coi trọng tin tức thương mại hơn và phụ thuộc vào quảng cáo để tăng thu nhập đã khiến cho độ tin cậy vào các tin bài bị giảm xuống, sự tin cậy của công chúng với các nhà báo bị tổn hại nhiều.
Thủ tướng Vajpayee của Ấn Độ, trong cuộc phỏng vấn với BBC năm 2003 đã nói lên mối lo ngại về sự gia tăng tính thương mại và tính giật gân trong báo chí. Ông nhấn mạnh các loại hình báo chí phải thể vai trò quan trọng của mình bằng tính có tư tưởng và giá trị: “Nếu không có lý tưởng, báo chí sẽ trở thành hàng hóa và không thể tác động đến suy nghĩ của độc giả nữa”. Ở Đài Loan, giáo sư báo chí Kuan Chung-Hsiang, Đại học Shih Hsin đã tiên đoán rằng trong tương lai gần các loại hình báo chí Đài Loan sẽ tiếp tục xuống cấp vì ảnh hưởng của các nhóm lợi ích chính trị và thương mại. Ở Úc, khi các nhà báo mới bị coi là “người kinh doanh nhỏ hiệu quả” đang cung cấp sản phẩm của họ cho người dân, nhà nghiên cứu Katrina Mandy Oakham tin vào sự đổi thay lớn mà các nhà báo không còn là người giám sát xã hội hay các thành viên ưu tiên của “quyền lực thứ tư” nữa mà “họ là những doanh nhân sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường”. Nhà báo Michelle Grattan thậm chí cho rằng “tính thương mại” đã nổi lên như là “giá trị cốt lõi” của báo chí. Như vậy, điều mọi người lo ngại có thể đã thành hiện thực: báo chí được xem như là hàng hóa.
Vai trò của nhà báo đã thay đổi sâu sắc nếu chúng ta đồng ý với ý tưởng của Simon Canning trên tờ The Autrailian: “Mọi thứ có thể sẽ thay đổi và nhà báo sẽ sớm thấy công việc của họ không chỉ là phản ánh sự kiện, mà chính là phương tiện mà các nhà quảng cáo phát tán thông điệp của mình”. Thậm chí báo chí và thương mại luôn sát cánh kề vai, Canning cũng chỉ ra rằng quảng cáo đã kiếm được rất nhiều lợi nhuận bằng cách đặt các thông điệp quảng cáo của họ cạnh tin tức. Như thế, các nhà báo đã “bị ép” để cho ra những tin tức thương mại giống như thế trở thành tin tức”.
Nhận định tính đúng đắn của hướng đi này, chủ trương xã hội hóa truyền hình được Nhà nước ta hoàn toàn khuyến khích. Thậm chí, nhằm đẩy nhanh quá trình xã hội hóa, Đài truyền hình Việt Nam đã được giao nhiệm vụ là đơn vị chủ chốt thực hiện nhiệm vụ này.
Được quan tâm và tạo điều kiện đến thế, nhưng XHH TH đến nay vẫn chưa đạt tiến độ như lẽ ra phải có được. Không phải bỗng dưng mà XHH TH trở thành chủ đề được bàn đến tại hai liên hoan TH Toàn quốc liên tiếp (2006 và 2007). Những người làm TH hẳn cũng đã ý thức được sự hấp dẫn của vấn đề khi quyết định tổ chức các hội thảo mở rộng trong khuôn khổ của ngày hội TH lớn nhất cả nước. Điều này chứng tỏ vấn đề XHH TH đang rất được quan tâm. Và thực tế thậm chí còn “nóng” hơn họ tưởng.
Rất nhiều giám đốc các công ty truyền thông và cả những người đang có ý định tham gia sản xuất chương trình TH đã bay từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh để tham gia hội thảo. Không khí sôi động, sự quan tâm và số lượng các câu hỏi xung quanh việc XHH TH đã khiến nhà báo Tạ Bích Loan (lúc đó là Phó trưởng ban Thể thao Giải trí – Thông tin, Kinh tế - Đài THVN) phải ngạc nhiên: “Không ngờ không khí sản xuất từ ngoài Đài lại sôi động đến thế!”.
Đón đầu xu hướng XHH, các công ty truyền thông ra đời ngày càng nhiều. Họ mạnh dạn trong đầu tư, năng động trong cơ cấu và hoạt động, nên quan tâm đến XHH TH là đương nhiên. Không chờ đợi một cách thụ động, nhiều đơn vị đến gõ cửa nhà đài chào bán chương trình, đăng ký sản xuất, nhận mời tài trợ... Đáng tiếc là chính các nhà Đài – những người giữ vai trò quản lý lại đang rơi vào thế bị động.
Không có nghĩa là không thể làm gì trước sự chủ động của các công ty sản xuất tư nhân đang ngày càng chuyên nghiệp. Mà sự bị động của các nhà đài thể hiện ở chỗ, trong vai trò người tổ chức thực hiện nhưng họ không đưa ra được những cách hợp tác phù hợp để khuyến khích cả hai. Mỗi đài một kiểu, vẫn tiếp nhận sự tham gia của các đơn vị bên ngoài, nhưng cách thức hợp tác của họ đang khiến các đơn vị ngoài đài mệt mỏi.
Chủ trương của Nhà nước là tổ chức các đơn vị ngoài đài tham gia vào quá trình sản xuất để chuyên môn hóa nền TH và giảm tải cho các đài trước sức ép tăng thời lượng phát sóng, vì mục tiêu cuối cùng là phục vụ khán giả tốt hơn. Nhưng trên thực tế, các nhà Đài chưa khai thác được sức mạnh của đội quân ngày càng đông đảo và luôn trong tư thế sẵn sàng này. Ngược lại, sự chần chừ, bị động của họ đang làm nảy sinh hàng loạt vấn đề trong công tác quản lý và quy hoạch TH, làm giảm hiệu qủa của một chủ trương hoàn toàn tích cực.
CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN
Báo chí là một kênh thông tin quan trọng, hằng ngày, hằng giờ cung cấp thông tin cho công chúng. Là một người đóng vai trò đem đến cái mới cho công chúng, báo chí luôn phải tự hoàn thiện mình để phát triển. Từ buổi đầu ra đời cho đến nay, báo chí trải qua nhiều xu hướng khác nhau để phát triển. Một xu hướng cũ qua đi thì một xu hướng khác, mới hơn, tiến bộ hơn lại hình thành. Trong giai đoạn toàn cầu hóa thông tin ngày nay, vũ khí quan trọng nhất chính là thông tin, kiểm soát và tận dụng hiệu quả của thông tin thì quốc gia đó sẽ tạo dựng được chỗ đứng cho mình trên trường quốc tế.
Qúa trình thương mại hóa báo chí và hình thành các tập đoàn báo chí vẫn tiếp tục phát triển. Báo chí ngày nay sống nhờ nguồn thu từ quảng cáo. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí đá tự đổi mới và biến mình thành như một tập đoàn kinh tế, không chỉ hoạt động trong lĩnh vực báo chí mà còn lấn sân sang các hình thức kinh doanh khác. Xu hướng thương mại hóa báo chí còn đặt ra thách thức đối với người làm báo đó là: làm thế nào để không bị đồng tiền chi phối tin tức… nhưng xem ra vấn đề này rất nan giải.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các tờ báo đã biến cơ quan báo chí của mình thành một tờ báo đa phương tiện. Một tờ báo in giờ không đơn thuẩn chỉ khai thác mỗi mảng báo in nữa mà đã phát triển các website đi kèm. Trên đó không chỉ đăng các bài báo đã in trên báo in mà còn cập nhật những tin mới, đăng tải clip hay các chương trình phát thanh online. Thông tin dưới nhiều hình thức sẽ giúp cho khán giả có nhiều lựa chọn cho mình.
Báo chí công dân phát triển vừa góp phần đa dạng thông tin vừa cạnh tranh với báo chí chính thống. Cái nhìn khách quan của khán giả sẽ tạo ra được nhiều chi tiết hay, không bị ép buộc và lệ thuộc vào sức ép nào. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi mỗi người cần có con mắt tinh tường để không bị ảnh hưởng bởi những thông tin thiếu chính xác, hay vì mưu đồ riêng.
Nền báo chí Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền báo chí thế giới. Mặc dù còn nhiều yếu kém nhưng báo chí Việt Nam đã đạt được những bước đi đáng kể. Với việc đang tìm ra những bước đi thích hợp để phát triển, trong tương lai báo chí Việt Nam sẽ tạo lập được vị thế cho mình.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: