nhasudatinh_t

New Member
Download Luận văn Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ...............1
1.1 Khái niệm, mục tiêu và tác động các các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế....1
1.1.1 Khái niệm ............................................................................................................ 1
1.1.2 Mục tiêu và cơ cấu tổ chức của MNC.................................................................2
1.1.3 Tác động của MNC đối với nền kinh tế .............................................................. 3
1.2 Các
1.2.1 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của MNC ........................................................... 6
1.2.2 Khái niệm hoạt động chuyển giá.........................................................................8
nghiệp vụ mua bán nội bộ và khái niệm hoạt động chuyển giá của MNC .........6
1.3 Các
1.3.1 Các yếu tố thúc đẩy bên ngoài (động cơ bên ngoài) ......................................... 14
1.3.2 Các yếu tố thúc đẩy bên trong (động cơ bên trong) .......................................... 16
yếu tố thúc đẩy MNC chuyển giá......................................................................14
1.4 Các
1.4.1 Dưới góc độ MNC.............................................................................................18
1.4.2 Dưới góc độ các quốc gia liên quan .................................................................. 19
1.5 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại một số quốc gia trên thế giới............................22
1.5.1 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Mỹ ............................................................. 22
1.5.2 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Trung Quốc ............................................... 26
1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ........................................................ 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM ................................... 30
2.1 Môi trường pháp lý và tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) tại Việt Nam .. 30
2.2 Phân tích tình hình hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trong thời
gian qua tại Việt Nam..........................................................................................................33
tác động của chuyển giá .................................................................................... 18
2.2.1 Khái quát chung về tình hình chuyển giá tại Việt Nam....................................33
2.2.2 Tìm hiểu một số trường hợp chuyển giá tiêu biểu tại Việt Nam ......................41
2.2.2.1 2.2.2.2 2.2.2.3 2.2.2.4 2.2.2.5
CHƯƠNG 3:
Nâng giá trị vốn góp.......................................................................................41 Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ...............................................43 Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường.........................................45 Chuyểngiáthôngquachênhlệchthuế suất..................................................52 Tìm hiểu một ví dụ thực tế chuyển giá theo phương pháp giá vốn cộng lãi..54
CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ...................................................................................62
3.1 Những cam kết thuế quan khi gia nhập WTO của Việt Nam và phối hợp giữa các quốc gia chống lại chuyển giá.......................................................................................62
3.2 Các biện pháp kiểm soát chuyển giá của Chính phủ Việt Nam ............................... 64 3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá .....................................64 3.2.2 Ổn định kính tế vĩ mô và ổn định đồng tiền Việt Nam.....................................68 3.2.3 Cải cách thuế của Chính phủ.............................................................................69 3.2.4 Nhóm giải pháp mang tính chất kỹ thuật .......................................................... 71
3.3 Một số giải pháp kiến nghị bổ sung..........................................................................73
3.3.1 Xây cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao dịch ....................................................... 73
3.3.2 Xây dựng bảng tổng hợp tỷ suất lợi nhuận bình quân cho ngành.....................74
3.3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ quản lý khu vực đầu tư nước ngoài.....................................................................................................75
3.3.4 Các biện pháp hành chính và biện pháp phạt .................................................... 76
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ALP
APA
BOT
BT
BTO
CUP
CPM
EU
FDI
IRS
MNC
OECD
SAT
TSCĐ
Thuế TNDN (CIT) TNMM
VAT (GTGT) WTO
Nguyên tắc căn bản giá thị trường Thỏa thuận định giá trước
Xây dựng vận hành và chuyển giao Xây dựng và chuyển giao
Xây dựng, chuyển giao và vận hành
Phương pháp giá tự do có thể so sanh được
Phương pháp giá vốn cộng thêm
Thị trường chung Châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cơ quan thuế nội địa của Mỹ
Công ty đa quốc gia
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
Cơ quan thuế Trung Quốc
Tài sản cố định
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao Thuế giá trị gia tăng
Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI từ năm 1988 đến năm 2008 ............................... 31 Bảng 2.2: Tình hình khai lỗ tại các Doanh Nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM....................... 35
Bảng 2.3: Số các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ qua các năm do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
khảo sát..................................................................................................................................... 36
Bảng 2.4: Bảng danh sách 25 trên 128 doanh nghiệp được phân tích ngành may mặc có lãi trong năm2005......................................................................................................37
Bảng 2.5: Bảng danh sách 24 trên 128 doanh nghiệp được phân tích ngành may mặc có lãi trong năm 2006 ....................................................................................................... 38 Bảng 2.6: Thuế suất thuế TNDN tại các quốc gia vào thời điểm năm 2008............................ 40 Bảng 2.7: Xác định giá trị vốn góp của các bên liên doanh .................................................... 43 Bảng 2.8: Giá Bán của một thùng Coca cola từ năm 1996 đến 1999 ...................................... 49 Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh của công ty Coca Cola từ năm 1996 đến 1998........................ 50 Bảng 2.10: So sánh tổng hợp giữa ba công ty coca cola con tại ba quốc gia .......................... 51 Bảng 2.11: Số liệu doanh thu và chi phí của công ty Coca Cola Chương Dương 1996 .......... 52
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí công ty Coca Cola Chương Dương
năm 1996...................................................................................................................52
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ báo cáo thu nhập của các MNC ..................................................................... 10 Hình 1.2: Mô hình trung tâm xuất hóa đơn .............................................................................. 12

1. Lýdochọnđề
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua khoảng thời gian hai mươi mốt năm mở cửa nền kinh tế kêu gọi đầu tư năm 1988, Việt Nam nhận được nguồn vốn FDI trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Nhưng đặc biệt trong khoảng ba năm từ năm 2006 đến thàng 8 năm 2008, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên và vượt xa so với những năm trước và liên tiếp lập những mốc kỷ lục mới về tổng mức vốn đầu tư . Nguồn vốn FDI đổ vào nước ta không chỉ là tăng về số lượng các dự án mà tăng về cả qui mô và chất lượng của các dự án. Nguồn vốn FDI phân bố rộng rãi vào nhiều tỉnh và thành phố trên khắp cả nước, các lĩnh vực tiếp nhận vốn đầu tư cũng được mở rộng tạo điều kiện cho việc tiếp nhận trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý kinh tế tầm cao, giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong nước. FDI trở thành một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng cho nên kinh tế, là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, tạo nên chức năng động và cạnh tranh cho thị trường.
Bên cạnh những đóng góp tích cực của luồng vốn FDI đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội Việt Nam thì trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã và đang nổi lên hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm làm cho chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách, bên cạnh đó tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến cơ chế quản lý tài chính của chính phủ trong lĩnh vực FDI, và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cũng như tác động xấu đến mục tiêu thu hút và quản lý vĩ mô vốn FDI của chính phủ.
Tình trạng các doanh nghiệp FDI khai lỗ diễn ra tại nhiều tỉnh thành đã làm cho chính phủ, cơ quan thuế, các cơ quan quản lý khu vực vốn đầu tư nước ngoài cần nhìn nhận và xem xét vấn đề một cách đúng mức. Vấn đề “chuyển giá “tại các doanh nghiệp FDI đang là vấn đề được các đại biểu quốc hội chất vấn sôi nổi trong nhiều kỳ họp quốc hội gần đây. Trong kỳ họp quốc hội ngày 05 tháng 10 năm 2008, Đại biểu Trần Du Lịch

đã cho biết thống kê qua cục thuế TP.HCM thì 70% doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố kê khai làm ăn thua lỗ cho dù làm ăn tốt, tăng trưởng cao và không ngừng mở rộng. Các đại biểu quốc hội nêu lên lo ngại tình trạng “lỗ giả, lãi thật “ở các doanh nghiệp FDI và cuối buổi thảo luận Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh cũng đã thừa nhận hiện tượng “chuyển giá” là có, chính phủ đã cố gắng kiểm soát “nhưng nói thực với Quốc hội là không kiểm soát được”.
Hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là một cuộc chạy đua và cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực .Quan trọng hơn nữa là sau khi thu hút được vốn thì quản lý nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả và phục vụ cho mục tiêu phát triển vĩ mô nền kinh tế kinh tế đồng thời tạo ra một mội trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh. Để thực hiện được điều này cần có sự quan tâm một cách đúng mức của Chính Phủ Việt Nam, cơ quan thuế, hải quan và các ban ngành có liên quan.
Thông qua các phương tiện truyền thông cũng như trong quá trình học tập nghiên cứu và trong thực tế công việc, tui quyết định chọn đề tài “Chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Mụcđích,đốitượngvàphạmvinghiêncứucủađềtài
Mục đích của đề tài này là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hiện tượng chuyển giá ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp FDI đang có mặt tại Việt Nam trong thời gian từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế đến khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu này sẽ đề ra một số biện pháp chống chuyển giá nhằm đảm bảo ổn định phát triển kinh tế tại Việt Nam và phù hợp với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp FDI và hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp này tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ khi mở của kinh tế đến nay. Chuyển giá là một vấn đề rất nhạy cảm trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như là đối với cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy trong đề tài sẽ tập trung vào các sự kiện

đã được công bố trên phương tiện truyền thông đại chúng và trong giới hạn tìm hiểu các ví dụ thực tế cho phép.
3. Phươngphápluậnnghiêncứu
Phương pháp sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, bên cạnh đó kết hợp với các phương pháp thống kê, liệt kê, phân tích các nguồn số liệu trong và ngoài nước nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu thì đề tài được áp dụng nguyên tắc khách quan, logic trong phân tích và nhận xét. Ngoài ra, đề tài còn áp dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, so sánh trong quá trình phân tích và làm rõ vấn đề.
4. Bốcụccủađềtài
Đề tài được trình bày theo bố cục như sau:
Chương 1: Công ty đa quốc gia và hoạt động chuyển giá
Chương 2: Thực trạng chuyển giá tại Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp kiểm soát chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn
hội nhập kinh tế quốc tế.

Trang 1
CHƯƠNG 1: CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ
1.1 Khái nim, mục tiêu và tác đng các các công ty đa quốc gia đối vi nền kinh tế
1.1.1 Khái nim
Ban đầu, các công ty đa quốc gia cũng được thành lập tại một quốc gia tức là công ty quốc gia. Công ty quốc gia này mang quốc tịch của một nước và vốn đầu tư vào công ty này thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản nước sở tại. Công ty quốc gia này kinh doanh ngày càng phát triển và hàng hóa, dịch vụ do công ty này sản xuất ra ngày càng nhiều và chất lượng. Vì vậy mà nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty là tất yếu. Lúc bấy giờ, thị trường các nước lân cận hay các nước có nhu cầu sản phẩm của công ty trở nên thật hấp dẫn. Các công ty này sẽ bắt đầu tiến hành mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các thị trường này bằng cách xuất khẩu các sản phẩm. Thị trường ngày càng được mở rộng vì vậy mà các công ty bắt đầu nghĩ đến việc mở rộng sản xuất kinh doanh sang các nước lân cận, các nước mà có nhu cầu sản phẩm của công ty nhiều. Do quá trình phát triển thị trường tiêu thụ, các công ty này tìm được các nguồn nguyên liệu và nhân công có chi phí thấp hơn tại quốc gia mà công ty trú ngụ. Vì vậy mà công ty sẽ tiến hành xây dựng các chi nhánh hay các công ty con tại các quốc gia mà có những lợi thế so sánh về chi phí nguyên vật liệu, nhân công đầu vào nhằm tìm kiếm mức lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy do nhu cầu phát triển và mở rộng thị trường của mình mà các công ty này đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn rộng lớn và vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia nên được gọi là công ty đa quốc gia. Vì vậy chúng ta có thể xây dựng khái niệm công ty đa quốc gia như sau:
Công ty đa quốc gia – Multinational Corporations (MNC) hay Multinational Enterprises (MNE) là công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ không chỉ nằm gói gọn trong lãnh thổ của một quốc gia mà hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trải dài ít nhất ở hai quốc gia và có công ty có mặt lên đến hơn trăm quốc gia khác nhau.

Trang 2
1.1.2 Mục tiêu và cơ cu t chức của MNC
Các công ty quốc gia thành lập các chi nhánh và các công ty con tại các quốc gia khác sẽ trở thành công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia này với hoạt động sản xuất và kinh doanh ngày càng phát triển chúng sản xuất ra ngày càng nhiều hàng hóa và của cải, khai thác các thị trường hiện tại một cách hiệu quả và tìm kiếm các thị trường mới. Mục tiêu của các MNC này còn bao hàm cả việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu, nhân công với giá cả so sánh, tìm kiếm những ưu đãi về thuế, ưu đãi về kinh tế nhằm phục vụ cho mục tiêu to lớn nhất của các công ty là tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị tài sản công ty.
Các MNC có thể xếp vào 3 nhóm lớn theo cấu trúc phương tiện sản xuất như sau:
- Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” là các công ty đa quốc gia mà có hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm cùng loại hay tương tự tại các quốc gia mà công ty này có mặt. Một công ty điển hình với cấu trúc này là công ty Mc Donalds.
- Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” là công ty có các cơ sở sản xuất hay các chi nhánh, công ty con tại một số quốc gia sản xuất ra các sản phẩm mà các sản phẩm này lại là đầu vào để sản xuất ra sản phẩm của các công ty con hay các chi nhánh tại các quốc gia khác. Một ví dụ điển hình cho loại hình cấu trúc công ty “theo chiều dọc” là công ty Adidas.
- Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” là công ty có nhiều chi nhánh hay công ty con tại nhiều quốc gia khác nhau mà các công ty này phát triển và hợp tác với nhau cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Một ví dụ điển hình cho loại hình công ty đa quốc gia có cầu trúc như trên là Microsoft.
1.1.3 Tác đng của MNC đối vi nền kinh tế
Các MNC ngày các phát triển, điều này chỉ ra rằng các MNC đều dựa vào các lợi thế riêng biệt của mình là sự độc quyền và lợi thế trên lãnh thổ rộng lớn mà công ty này hoạt động. Các công ty đa quốc gia phát triển về cả số lượng và qui mô vốn cũng như lĩnh vực hoạt động của minh. Từ chỉ khoảng 3000 công ty đa quốc gia vào năm 1900, nay đã tăng lên

Trang 3
đến hơn 63.000 công ty với hơn 821.000 chi nhánh và công ty con trên khắp thế giới. Các công ty này tuy chỉ sử dụng khoảng 90 triệu lao động (trong đó khoảng 20 triệu lao động ở các nước đang phát triển) nhưng đã tạo ra đến 25% tổng sản phẩm của thế giới, riêng 1.000 công ty hàng đầu đã chiếm đến 80% sản lượng công nghiệp của thế giới.
Một báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc cho biết 53/100 tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới là các công ty đa quốc gia (MNC). Các công ty tư nhân này còn giàu hơn những 120 quốc gia. Các công ty này với nguồn vốn lớn và thu nhập hàng năm có thể đem so sánh với GDP của một quốc gia. Các công đa quốc gia lớn thường có trụ sở chính tại các nước tư bản lớn như Mỹ, Nhật và Châu Âu. Một báo cáo cho biết 93/100 công ty lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại Mỹ, Nhật và Châu Âu. Những suy nghĩ cho rằng các công ty đa quốc gia lớn thường là của Mỹ không còn đúng nữa, vì số lượng các công ty đa quốc gia này bắt đầu phân tán ra nhiều nước và châu lục khác nhau. Một số liệu thông kê cho thấy: năm 1962 gần 60% trong tổng số 500 công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới là của Mỹ. Nhưng tỷ lệ này thay đổi dần theo thời gian và đến năm 1999 thì tỷ lệ này chỉ còn 36%.
Với những đặc điểm về qui mô hoạt động, lượng vốn mà các MNC nắm giữ thì các MNC này có một vai trò và ảnh hưởng lớn đến kinh tế, văn hóa và chính trị của các quốc gia. Lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực mà thể hiện sự ảnh hưởng rõ sức ảnh hưởng của các MNC, vì các MNC thống lĩnh hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm truyền thông (chỉ có 6 công ty bán đến 80% tổng số băng đĩa nhạc trên toàn thế giới). Họ du nhập những ý tưởng và hình ảnh khiến cho một số chính phủ và tôn giáo lo ngại về sự bất ổn cho xã hội. Như công ty Mc Donald có khoảng 29.000 nhà hàng tại 120 quốc gia và bị cáo buộc là cổ xúy cho chế độ ăn uống không có lợi cho sức khỏe.
Bên cạnh những ảnh hưởng không tốt thì các công ty đa quốc gia lại mang lại một lợi ích to lớn cho các quốc gia sở tại như đóng thuế, tạo công ăn việc làm, cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà trước đó không có, trên hết là nguồn vốn, công nghệ và kiến thức. Với vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế thì các MNC càng thể hiện sự ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế các quốc gia mà nó có trụ sở. Chính sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của các

Trang 4
công ty đa quốc gia mà nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự hình thành và phát triển của các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Forgeign Direct Invesment).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà chủ sở hữu vốn đầu tư sẽ trực tiếp quản lý và điều hành vốn đầu tư.Trong các chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài thì các công ty đa quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất rồi mới đến các tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác. Theo số liệu thông kê cho thấy, có hơn 90% vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới là do các công ty đa quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, FDI được xem là giải pháp hỗ trợ vốn cho các nước cùng kiệt và là một trong những thành phần không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại. Thông qua hình thức đầu tư FDI đã chuyển cho nước tiếp nhận đầu tư kỹ thuật, công nghệ, bí quyết công nghệ mới, năng lực quản lý marketing, kinh nghiệm quản lý và điều hành, nguồn nhân sự với trình độ cao... thông qua các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng liên doanh, liên kết hay các hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Thông qua cách thức đầu tư của các MNC mà FDI sẽ có các hình thức biểu hiện như sau:
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài: đây là hình thức các MNC đầu tư vốn vào nền kinh tế của một nước để lập công ty 100% vốn nước ngoài. Các công ty này thuộc quyền sở hữu và chịu sự quản lý điều hành của chủ thế là cá nhân hay tổ chức nước ngoài. Các công ty này tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước pháp luật của nước sở tại.
- Tham gia các hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh doanh: là hình thức mà một chủ đầu tư nước ngoài liên kết một một chủ đầu tư trong nước sở tại để thực hiện một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở nước sở tại trên cơ sở qui định rõ về trách nhiệm của từng bên cũng như quyền lợi trong việc phân chia lợi nhuận. Đối với hình thức này thì không cần thành lập công ty hay xí nghiệp hay nói cách khác là không ra đời một tư cách pháp nhân khác tại nước tiếp nhận đầu tư.
- Mua lại một phần hay toàn bộ một doanh nghiệp đang hoạt động tại nước tiếp nhận đầu tư.

Trang 5
- Góp vốn liên doanh liên kết với nước chủ nhà: các bên tham gia góp vốn liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp vốn.
- Hình thức xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT) và một số hình thức tương tự khác như BTO, BT là các loại hình đầu tư nhằm khuyến khích xây dựng các công trình hạ tầng như: cầu, đường, bến cảng và công trình cung cấp năng lượng trong lúc mà nhà nước tiếp nhận đầu tư còn nhiều khó khăn về mặt tài chính. Các hình thức này sẽ dễ dàng được nhìn thấy ở các nước đang phát triển. Trong hình thức BOT thì nhà đầu tư sẽ tự bỏ vốn, kỹ thuật để xây dựng công trình như cầu đường, tự tiến hành hoạt động kinh doanh như tổ chức thu phí và sau một thời gian khai thác nhất định theo thỏa thuận và các công ty này đã hoàn vốn cung như một mức lợi nhuận hợp lý thì họ sẽ tiến hành bàn giao lại cho nước sở tại công trình đã được họ xây dựng.
Tại Việt Nam cũng tồn tại đầy đủ các hình thức của FDI nêu trên. Từ khi thực hiện mở cửa nền kinh tế thì luồng vốn FDI đổ vào ngày càng nhiều, kể cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Cụ thể là năm 2007, Việt Nam đã thu hút được một lượng FDI kỷ lục là 20,3 tỷ USD và trong năm 2008 là 64 tỷ USD. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi. Với sự có mặt của nhiều công ty đa quốc gia tại Việt Nam như Coca Cola, Pepsi, Intel, Microsoft, Unilever, P&G, Nestle, Metro, PWC, Kao, Avon, Mercedes Benz... cùng với sự bành trướng ra khỏi phạm vi chính quốc (Home Country) bằng nguồn vốn FDI. Các MNC sẽ tạo ra một mạng lưới các công ty con (Subsidaries) trên phạm vi toàn cầu mà lẽ đương nhiên là giữa các công ty con này với nhau và với chính bản thân công ty m ở chính quốc sẽ có các mối quan hệ ràng buộc về nhiều mặt mà trong đó sự ràng buộc về kinh tế là quan trọng và rõ nhất nhằm phục vụ cho tối đa hóa lợi nhuận của toàn bộ MNC.

Trang 6
1.2 Các nghip vụ mua bán ni b và khái nim hoạt đng chuyn giá của MNC 1.2.1 Các nghip vụ mua bán ni b của MNC
Các MNC do hoạt động trên phạm vi của nhiều quốc gia khác nhau và ở mỗi quốc gia thường có chi nhánh hay công ty con vì vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải phù hợp với phong tục, tập quán và luật pháp kinh doanh tại quốc gia đó. Các đặc điểm kinh doanh trên đã dẫn đến các giao dịch nội bộ của các MNC diễn ra rất đa dạng và phức tạp vì vậy mà các cơ quan thuế riêng l của từng quốc gia sẽ rất khó khăn trong việc quản lý và kiểm soát. Các hoạt động mua bán qua lại giữa công ty m và công ty con hay giữa các công ty con với nhau diễn ra với số lượng ngày càng nhiều và giá trị ngày càng lớn. Các hoạt động mua bán nội bộ này tuy diễn ra với nhiều hình thức và biểu hiện khác nhau nhưng chúng ta có thể nhận dạng chúng thông qua các giao dịch như: giao dịch chuyển giao nội bộ tài sản cố định hữu hình hay tài sản cố định vô hình; chuyển giao nguyên vật liệu, thành phẩm, thông qua sư dịch chuyển nguồn vốn như cho vay và đi vay nội bộ; qua sự cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn quản lý; qua các chi phí cho việc quảng cáo và chi phí nghiên cứu phát triển ... Với tính chất đặc biệt quan trọng và tính bảo mật cao của các nghiệp vụ này, các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ sẽ được bảo mật và chỉ có các nhà quản trị cấp cao trong MNC mới tiếp cận được. Các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển của các MNC.
Do tính bảo mật, tầm ảnh hưởng quan trọng của các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ vì các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ thường được thực hiện theo ý muốn, chủ trương trong chiến lược phát triển công ty của các nhà quản lý cao cấp. Trong thực tế đã có các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ được thực hiện theo chỉ thị của các nhà quản trị cao cấp với các giá trị rất lớn nhưng giá trị này đã không được ghi nhận hay chỉ thể hiện một số rất nhỏ. Các chứng từ, chứng cứ kèm theo không thể hiện chính xác các giá trị và bản chất của nghiệp vụ vì vậy đã gây khó khăn cho các cơ quan thuế trong việc đưa ra bằng chứng chứng minh các MNC đã thực hiện hành vi chuyển giá.

Trang 7
Dựa vào tính chất và các đặc điểm của các nghiệp vụ mua bán nội bộ phổ biến trên thị trường, chúng ta có thể phân chia các nghiệp vụ mua bán nội bộ ra thành các nhóm như sau:
- Các nghiệp vụ mua bán nội bộ liên quan nguyên vật liệu có tính đặc thù cao, hay các nguyên vật liệu mà một công ty con đặt tại một quốc gia có các lợi thế riêng làm cho giá của nguyên vật liệu ấy thấp.
- Các nghiệp vụ mua bán nội bộ liên quan đến các thành phẩm, các công ty con tại các quốc gia khác nhau có thể mua thành phẩm được sản xuất tại một quốc gia (Sourcing Country) và sau đó bán lại mà không cần đầu tư máy móc hay nhân công cho sản xuất.
- Các giao dịch liên quan việc dịch chuyển một lượng lớn máy móc, thiết bị cho sản xuất mà đặc biệt hơn là điểm đến của các giao dịch này là các quốc gia đang phát triển.
- Các giao dịch liên quan đến các tài sản vô hình như nhượng quyền, bản quyền, thương hiệu, nhãn hàng, các chi phí liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Có sự cung cấp các dịch vụ quản lý, dịch vụ tài chính hay chi phí cho các chuyên gia vào làm việc tại nước nhận chuyển giao.
- Cósựtàitrợvànhậntàitrợvềcácnguồnlựcnhưtàilựcvànhânlực
- CócáckhoảnđivayvàchovaynộibộcáccôngtyconcủaMNChaygiữacôngty m và các công ty con.
Các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ này diễn ra thường xuyên với giá trị lớn, vì vậy mà để hạn chế các tác động tiêu cực của các nghiệp vụ này thì cần có một nguyên tắc áp dụng chung và thông nhất trên các quốc gia. Nguyên tắc này được lập ra nhằm đảm bảo tính công bằng trong thương mại, là cơ sở cho các nghiệp vụ mua bán, trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch vụ giữa các quốc gia. Một nguyên tắc được áp dụng là
- Phương pháp hạch toán kế toán, phải đảm bảo các bên tham gia vào giao dịch liên kết cùng hạch toán theo cùng phương pháp kế toán, phương pháp theo dõi hàng tồn kho. Nếu các bên tham gia vào các giao dịch sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau vào các nghiệp vụ thì việc so sánh các nghiệp vụ sẽ trở nên bị khập khiễng.
Do đó mấu chốt của phương pháp này là xác định mức chiết khấu (tỷ lệ lãi gộp) một cách hợp lý. Nhưng chúng ta cũng không thể lấy tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ lãi gộp bình quân cho toàn ngành mà áp đặt vào để so sánh. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp giao dịch đối với các công ty thương mại các sản phẩm thuộc khâu cung cấp các dịch vụ giản đơn và thường thời gian phân phối từ khi mua hàng đến khi bán hàng ngắn và ít bị ảnh hưởng biến động của tính thời vụ. Đồng thời các sản phẩm bán ra không qua gia công chế biến, lắp ráp hay thay đổi cấu trúc ban đầu của sản phẩm mà làm tăng một phần đáng kể giá trị của sản phẩm.
2.3 Phưng pháp giá vốn cộng lãi (Cost Plus Method or Mark Up Method):
Phương pháp giá vốn cộng thêm dựa vào giá vốn hay giá thành của sản phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm cho các bên liên kết. Giá bán ra của sản phẩm bằng giá vốn của sản phẩm cộng thêm cho một khoản lợi nhuận hợp lý. Mức nâng lợi nhuận này phải được xem xét tới tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ra sản phẩm như giá trị tổng vốn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm đó bao gồm cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, các rủi ro có liên quan. Lợi nhuận nâng lên này phải được tính toán sao cho giá cả chuyển giao trong nghiệp vụ này có thể so sánh căn bản giá thị trường trong các nghiệp vụ mua bán chuyển giao giữa một công ty là thành viên của MNC và một công ty độc lập hay là giao dịch giữa hai công ty hoàn toàn độc lập với nhau.
Đối với phương pháp này, điều quan trọng là phải xác định phần lợi nhuận tăng thêm bao nhiêu là hợp lý. Phần lợi nhuận nâng thêm này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Nếu công ty này chỉ sản xuất và thực hiện mua bán theo hợp đồng cho chỉ mỗi công ty m và không gia công cho bất cứ công ty nào khác thì phần lợi nhuận tăng thêm

Trang 9
này sẽ đựơc tính theo một tỷ lệ trên giá vốn sao cho hợp lý, tức là phần lợi nâng thêm phải dựa trên cơ sở của loại hình hoạt động của một công ty độc lập khác trên thị trường.
- Nếucôngtynàysảnxuấtrasảnphẩmvàbántheocáchợpđồngchocôngtymvà bán theo hợp đồng cho các công ty độc lập khác thì tỷ lệ lợi nhuận tăng thêm (phần lợi nhuận tăng thêm) cần được tính toán và phân bổ theo tỷ lệ tổng vốn tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm. Ngoài ra cần đối chiếu so sánh giá cả hàng hoá dịch vụ trong nghiệp vụ mua bán nội bộ và nghiệp vụ mua bán với công ty độc lập.
- Ngoài ra còn các yếu tố như chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh sẽ kéo theo một số các chi phí kèm theo sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi gộp (ví dụ như công ty sản xuất theo hợp đồng, nghiên cứu, phát triển, tỷ trọng gia tăng giá trị của sản phẩm so với quy mô đầu tư kinh doanh).
- Các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng như các ràng buộc giao hàng vể thời gian, số lượng và chất lượng sản phẩm, lưu kho, lưu bãi, điều khoản thanh toán công nợ, chiết khấu.
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp hai phương pháp nêu trên tỏ ra không hiệu quả, thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Đối với công ty sản xuất, chế biến, lắp ráp, chế tạo và bán cho các bên liên doanh liên kết, gia công chế biến sản phẩm và phân phối.
- Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, hay thực hiện các thoả thuận về cung cấp các yếu tố đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
- Giao dịch cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết.

Trang 10
2.4 Phưng pháp chiết tách li nhuận (Profit Split Method)
Trong thực tế, có những trường hợp các thành viên trong MNC có mối liên kết mua bán qua lại với nhau qua chặt chẽ, các giao dịch với khối lượng các giao dịch nhiều và phức tạp vì vậy mà các phương pháp trên tỏ ra không hiệu quả. Trong trường hợp này thì phương pháp chiết tách lợi nhuận là phương pháp phù hợp nhất.
Phương pháp chiết tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều thành viên của MNC liên kết thực hiện, từ đó thực hiện tính toán lợi nhuận thích hợp cho từng thành viên tham gia vào liên kết đó theo cách mà các bên giao dịch độc lập phân chia lợi nhuận trong điều kiện tương đương.
Giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều cơ sở kinh doanh (các thành viên của MNC) liên kết tham gia thường là các giao dịch mang tính đặc thù, duy nhất bao gồm nhiều giao dịch liên kết có liên quan chặt chẽ với nhau về các đặc tính của sản phẩm. Ví dụ như các sản phẩm chuyên dụng hay các sản phẩm mang tính độc quyền, hay các giao dịch liên kết khép kín giữa các bên có liên quan. Các mối liên kết này thường kéo dài cả vòng đời sản phẩm từ lúc mua nguyên vật liệu đầu vào, đến sản xuất, lắp ráp sản phẩm cho đến cả khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dung.
Ví dụ như: một công ty A là công ty độc lập tại Việt Nam có liên kết với một công ty B là thành viên của tập đoàn sản xuất màng hình máy tính tinh thể lỏng. Trong đó, công ty B sẽ chuyển phụ kiện đầu vào cho công A lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm. Sau khi hoàn thiện thì sản phẩm sẽ được được bán trong nước bởi công ty A và một phần sẽ được bán lại cho một công ty C (đây là một thành viên khác của MNC tại một quốc gia khác).
Dựa vào mối quan hệ liên kết giữa các bên tham gia thì phương pháp chiết tách lợi nhuận có hai cách tính như sau:
Cách th nhất: Phân bổ lợi nhuận cho từng bên liên kết trên cơ sở đóng góp vốn (chi phí); theo đó lợi nhuận của mỗi bên tham gia trong giao dịch được xác định trên cơ sở, phân bổ tổng lợi nhuận thu được từ giao dịch liên kết tổng hợp theo tỷ lệ vốn (chi phí) sử dụng

Trang 11
trong giao dịch liên kết của cơ sở kinh doanh trong tổng vốn đầu tư để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Cách th hai: phân chia lợi nhuận theo hai bước như sau:
Bước 1: mỗi bên tham gia vào giao dịch liên kết được phân chia phần lợi nhuận cơ bản tương ứng với các chức năng hoạt động của mình. Phần lợi nhuận cơ bản này phản ánh giá trị lợi nhuận của giao dịch liên kết tổng hợp mà mỗi bên thu được do thực hiện chức năng hoạt động của mình và chưa tính đến các yếu tố đặc thù và duy nhất (ví dụ độc quyền sở hữu hay sử dụng tài sản vô hình hay quyền sở hữu trí tuệ).
Phần lợi nhuận cơ bản được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp hay tỷ suất sinh lời tương ứng với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất lợi nhuận gộp.
Bước 2: Phân chia lợi nhuận phụ trội, Mỗi bên tham gia giao dịch liên kết được nhận tiếp phần lợi nhuận phụ trội tương ứng với tỷ lệ đóng góp liên quan đến tổng lợi nhuận phụ trội tức là tổng lợi nhuận thu được trừ (-) tổng lợi nhuận cơ bản đã phân chia ở bước thứ nhất của giao dịch liên kết tổng hợp. Phần lợi nhuận phụ trội này phản ánh lợi nhuận của giao dịch liên kết tổng hợp mà cơ sở kinh doanh thu được ngoài phần lợi nhuận cơ bản nhờ các yêu tố đặc thù và duy nhất.
Phần lợi nhuận phụ trội của mỗi bên được tính bằng tổng lợi nhuận phụ trội thu được từ các giao dịch liên kết tổng hợp nhân với tỷ lệ đóng góp các chi phí hay tài sản dưới đây của mỗi bên:
- Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Giá trị (sau khi đã trừ khấu hao) của tài sản vô hình hay quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
Phương pháp chiết tách lợi nhuận này trong thực tế thường được áp dụng trong các trường hợp các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hay phát triển sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền hay các giao dịch trong quy trình sản xuất, kinh

Trang 12
doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối cùng để lưu thông sản phẩm gắn liền với việc sở hữu hay quyền sở hữu trí tuệ duy nhất.
2.5 Phưng pháp li nhuận ròng của nghip v chuyển giao (Transaction Net Margin Method – TNMM):
Theo phương pháp này thì lợi nhuận thu được từ các bên liên kết sau khi đã trừ đi các định phí và biến phí liên quan, được xem xét theo theo tỷ lệ phần trăm của một khoản mục cơ sở nào đó, ví dụ là doanh số bán hàng, tổng giá vốn hàng bán ra hay tổng giá trị tài sản... thích hợp nhất là khi lợi nhuận này được so sánh với lợi nhuận của các hoạt động giao dịch độc lập khác có thể so sánh được của cùng công ty mà chúng ta đang đề cập đến. Trong trường hợp nếu không tồn tại các giao dịch độc lập có thể so sánh đối với công ty con của MNC thì ta có thể lấy lợi nhuận thu được trong các chuyển giao có thể so sánh được của hai công ty không liên kết khác làm cơ sở. Trong một số trường hợp cần áp dụng các điều chỉnh mang tính định lượng cho các khác biệt về mặt vật chất giữa các chuyển giao liên kết và các chuyển giao độc lập.
Do phương pháp này tập trung vào phân tích lợi nhuận phát sinh từng nghiệp vụ chuyển giao một cách riêng l, nên phương pháp này sẽ bị gặp khó khăn khi các nghiệp vụ phát sinh có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Các chuyển giao mang tính chất đa dạng và phức tạp sẽ khó tìm được các giao dịch tương ứng để có thể so sánh được.
Dựa vào các phương pháp mà OECD hướng dẫn như trên các MNC sẽ lựa chọn cho mình một phương pháp định giá chuyển giao sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình.Đồng thời, các phương pháp này là các công cụ hữu hiệu cho các quốc gia giám sát các hoạt động chuyển giá mà các MNC thực hiện nhằm hạn chế các tác hại tiêu cực của hoạt động chuyển giá đối với nên kinh tế.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá tác động của công tác chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển hạ tầng, đô thị tại phường bãi chãy, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh Nông Lâm Thủy sản 0
T Đánh giá hiệu quả của việc chuyển mục đích sử dụng đất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp Luận văn Kinh tế 0
N Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường Luận văn Sư phạm 0
T Hoạt động chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam. ThS. Kinh tế Luận văn Kinh tế 0
H Phân tích và đánh giá khía cạnh môi trường của công nghệ chuyển đổi rác thải sinh hoạt thành năng lượng tại bãi rác Lộc Hòa thành phố Nam Địn Môn đại cương 0
K Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá tác động của việc chuyển đổi ranh giới quận đến quá trình đô thị hóa khu vực Tây Hồ - Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
I Đánh giá hiệu suất của chuyển mạch ATM, sử dụng bộ đệm đầu vào Công nghệ thông tin 0
N Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty CP Đào tạo và chuyển giao công nghệ V.T.I Tài liệu chưa phân loại 0
O Công ty chúng tôi có mua một mảnh đất của cá nhân. Khi thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng giá t Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
C Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần tới thu NSNN bằng mô hình kinh tế lượng Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top