linhduong_lenvyan
New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
I. Mục tiêu nghiên cứu:
Với sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn, sự gia tăng của các dự án đầu tư trong và ngoài nước, hiện tượng chuyển giá thực sự đang tạo ra nhiều lo ngại khi gây ra thất thu thuế rất lớn cho quốc gia. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu quy định pháp luật về chuyển giá ở Việt Nam, từ đó xem xét vai trò của hệ thống pháp luật đối với các chính sách công trong lĩnh vực này và góp phần xây dựng một nhà nước mạnh, hiệu năng.
II. Đánh giá hiện trạng:
Trong quá trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa, chuyển giá đã trở thành một xu hướng tất yếu và có tác động tới nền kinh tế của rất nhiều quốc gia. Nhiều nước bắt đầu đưa vấn đề chống chuyển giá vào trong pháp luật về thuế của quốc gia.
Tại Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Tài chính thì hiện có 20 - 30% trong tổng số doanh nghiệp (DN) FDI đang hoạt động trên các địa bàn kê khai có kết quả kinh doanh lỗ liên tiếp trong 2 - 3 năm, thậm chí 5 năm. Rõ ràng với các quy định hiện hành, nếu DN rơi vào tình trạng thua lỗ thì DN sẽ tránh được việc nộp thuế. Nhưng đối với các DN FDI thì lại tồn tại một nghịch lý là dù lỗ triền miên, nhưng các DN này vẫn liên tục mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, đây là biểu hiện của tình trạng lợi dụng việc chuyển giá để gian lận, trốn thuế. Các DN FDI này đã dùng những cách khác nhau để trốn tránh các khoản thuế, phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động kinh doanh, sau đó chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài. Phổ biến hơn cả là việc kê giá nguyên liệu đầu vào rất cao, đồng thời tìm mọi cách khai tăng chi phí quảng cáo, khuyến mãi nhằm triệt tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, để có thể “phù phép” lãi thành lỗ thông qua hình thức chuyển giá, DN FDI không thể làm riêng lẻ mà hoạt động trong cùng tập đoàn hay liên kết thành từng nhóm. Từ đó, các đơn vị này tự dàn xếp giá với nhau thông qua các giao dịch liên kết nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận mà không phải bỏ thêm vốn hay mở rộng sản xuất.
Ví dụ: Công ty Coca - Cola Việt Nam bị lỗ liên tục kể từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam (năm 1994) mặc dù ngành kinh doanh nước giải khát được đánh giá là có khả năng sinh lợi cao. Trước tình hình này ngành thuế đã bắt tay vào tìm hiểu thực hư. Kết quả phân tích cho thấy trong cơ cấu chi phí của Coca - Cola Việt Nam, chi phí nguyên vật liệu (hương liệu độc quyền do công ty mẹ cung cấp) chiếm tỉ lệ cao nhất. Do có 40% chi phí nguyên vật liệu thuộc giao dịch nội bộ của tập đoàn này nên ngành thuế nghi ngờ Coca - Cola Việt Nam đã định giá cao chi phí đầu vào để giảm thiểu gánh nặng về thuế.
Tuy nhiên, để có thể tìm hiểu giá đã được “thổi phồng” như thế nào thì ngành thuế không thể xác định được, vì không thể điều tra ra giá nguyên vật liệu của Coca - Cola đã được mua bán ra sao đối với các công ty con ở các nước khác của tập đoàn này. Thực trạng này không những gây thất thu thuế cho nhà nước mà còn dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa DN trong nước và DN FDI…
Như vậy, sự cần thiết tăng cường quản lý đối với vấn đề chuyển giá của cơ quan thuế một phần cũng xuất phát từ khuynh hướng toàn cầu về hợp tác và trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế các quốc gia có vai trò rất quan trọng. Văn bản pháp luật đầu tiên có riêng một phần đề cập đến chuyển giá là Thông tư 74TC/TCT hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhưng vấn đề chuyển giá thực tế cũng đã được đề cập tại Công văn 1664 ngày 11/10/1994 hướng dẫn thực hiện hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Công văn này đã đề cập đến khái niệm “những xí nghiệp liên kết” trong đó quy định Việt Nam và nước ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam có quyền áp dụng những quy định của mình về việc chống chuyển giá giữa các xí nghiệp liên kết, giữa các xí nghiệp có quan hệ kinh tế với nhau mà khác với quan hệ kinh tế giữa các xí nghiệp độc lập1. Sau đó Thông tư 89/1999/TT-BTC (thay thế Thông tư 74), Thông tư 13/2001/TT-BTC (thay thế Thông tư 89) đề cập một cách ngắn gọn những quy định cơ bản về chuyển giá, cả ba Thông tư kể trên đều có nội dung quy định về các biện pháp chống chuyển giá hoàn toàn trùng khớp nhau, tất cả các văn bản này đều thiếu hướng dẫn chi tiết, gây ra nhiều thắc mắc xung quanh quy định của các văn bản. Chính bởi những quy định còn sơ sài, chưa sát với thực tế càng làm cho vấn đề chuyển giá trở nên rối rắm, khó khăn và dẫn đến việc áp dụng không đúng, không thể thực hiện một cách hiệu quả trong thực tiễn, gây khó khăn cho cơ quan áp dụng và không kiểm soát được vấn đề chuyển giá.
Tiếp đến Thông tư 13 được thay thế bằng Thông tư 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003. Không giống như Thông tư 13 chỉ quy định riêng DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Thông tư 128 áp dụng đối với tất cả các DN được thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định cụ thể về chuyển giá tại Thông tư 13 đã không còn được ghi nhận tại Thông tư 128.
Sau gần hai năm dài chuẩn bị, vào ngày 19/12/2005, chuyển giá đã được nhắc lại tại Thông tư 117/2005/TT-BTC (có hiệu lực ngày 26/1/2006) do Bộ Tài chính ban hành về hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Khác biệt rất lớn so với các văn bản trước đây, vốn chỉ quy định áp dụng đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các bên liên kết, văn bản mới đã mở rộng sang tất cả các giao dịch trong nước và quốc tế. Thông tư 117/2005/TT-BTC có thể được xem là văn bản pháp lý điều chỉnh một cách khá chi tiết về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá chuyển giao. Ý nghĩa của việc định giá chuyển giao là xác định lại giá giao dịch giữa các DN liên kết nhằm đưa giá giao dịch liên kết về đúng với giá thị trường. Có thể nói mặc dù chuyển giá đã được quy định trước đó tại Thông tư 74, Thông tư 89, Thông tư 13 nhưng chỉ đến khi Thông tư 117 được ban hành thì hệ thống quy định pháp luật của Việt Nam về chuyển giá mới được chú ý và được các công ty đa quốc gia thực sự quan tâm. Điều này được thể hiện rõ hơn trong báo cáo khảo sát về chuyển giá toàn cầu của công ty kiểm toán Ernst & Young về chuyển giá, trong đó có ghi nhận Việt Nam là một trong những quốc gia có quy định pháp luật hiệu quả về việc lưu giữ và cung cấp dữ liệu chứng từ2 trong chuyển giá.
Mặc dù được đánh giá là đã tạo ra một bước tiến lớn so với những quy định về chuyển giá của Việt Nam trước đây nhưng Thông tư 117 vẫn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, dẫn đến sự ra đời của Thông tư 66/2010/TT-BTC bàn hành ngày 22 tháng 4 năm 2010 về việc hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết để khắc phục một số điểm chưa phù hợp của Thông tư 117.
III. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Mặc dù những quy định về chuyển giá của Việt Nam liên tục thay đổi để kiểm soát việc chống thất thu thuế cho chính phủ trong vấn đề chuyển giá của DN nhưng cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định nên trong tình hình hiện tại việc áp dụng những quy định về chuyển giá này có thể chưa phù hợp, làm phát sinh một số khó khăn cho cả đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế. Vì vậy, chúng ta cần nhận thức đầy đủ về chuyển giá trong kinh doanh quốc tế để có đối sách phù hợp, vừa tạo động lực khuyến khích đầu tư nước ngoài, vừa giảm thiểu thất thoát thuế do tác động của định giá chuyển giao. Đồng thời, cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý về giá chuyển giao, đây cũng là điều các nhà hoạch định chính sách thuế ở Việt Nam cần vận dụng để đảm bảo chống thất thu thuế.
Từ những nội dung được đề cập kể trên, có thể thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về chuyển giá. Trong phạm vi hạn hẹp của báo cáo, và khoảng thời gian ít ỏi, không cho phép đi sâu phân tích về các khía cạnh của chuyển giá (về kỹ thuật tính toán). Vì vậy, dưới đây chỉ là một số vấn đề cơ bản về chuyển giá và nhận định khái quát các quy định về chuyển giá giúp có cái nhìn tổng quát về vấn đề chuyển giá, một hiện tượng mà nước ta đang quan tâm trong thời gian gần đây.
Dựa trên Khung phân tích (lựa chọn các tiêu chí đánh giá) và dựa trên tiêu chuẩn phân tích để đánh giá 1 pháp luật tốt theo Điều 36.3, 43 Luật VBPL 2008:
Cần thiết
Phù hợp với chính sách của Đảng
Hợp hiến, hợp pháp
Khả thi
Kỹ thuật thể hiện
IV. Đánh giá luật hiện nay:
1. Thông tư số 74 TC/TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Luật Đầu tư nước ngoài ngày 12/11/1996)
Trong đó lần đầu tiên có đề cập định nghĩa khái niệm công ty liên kết, bao gồm:
(i) Một công ty có đóng góp vào vốn pháp định hay vốn cổ phần của một công ty khác.
(ii) Hai công ty cùng chịu sự kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp của một công ty khác hay hai công ty cùng có một công ty khác góp vốn cổ phần.
- Phương pháp chống chuyển giá:
(i) Phương pháp so sánh giá thị trường tự do.
(ii) Phương pháp sử dụng giá bán ra để xác định giá mua vào.
(iii) Phương pháp sử dụng giá thành toàn bộ để xác định lợi tức chịu thuế.
2. Công văn số 1664-TCT/HTQT ngày 11/10/1994 của Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện hiệp định tránh đánh thuế 2 lần
Trong đó có giải thích nội dung của Điều 9 "Những xí nghiệp liên kết" quy định Việt Nam và nước ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam có quyền áp dụng những quy định của mình về việc chống chuyển giá giữa các xí nghiệp liên kết, giữa các xí nghiệp có quan hệ kinh tế với nhau mà khác với quan hệ kinh tế giữa các xí nghiệp độc lập.
3. Thông tư số 89/1999/TT-BTC ngày 16/07/1999 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (thay thế Thông tư 74)
hại cho đối tượng nộp thuế thì trách nhiệm của cơ quan quản lý sẽ ra sao, mức bồi thường như thế nào, vẫn chưa được quy định cụ thể. Hơn nữa, quy định tất cả các giao dịch liên kết đều phải lưu giữa tài liệu là không hợp lý vì như vậy sẽ gây tốn kém cho đối tượng nộp thuế mà cơ quan thuế cũng không thể kiểm soát.
Ấn định giá: thực hiện trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế phù hợp quy định về ấn định thuế hay theo giá trị không thấp hơn giá trị trung bình của biên độ giá thị trường chuẩn được cơ quan thuế ấn định. Cơ chế ấn định giá trong trường hợp này chưa được quy định rõ vì tiêu chuẩn lựa chọn để định giá nào sẽ được xem là phù hợp một khi những thông tin mà đối tượng nộp thuế cung cấp được xem là giả mạo, hay không có giao dịch độc lập tương tự để so sánh. Từ đây có thể xảy ra việc cơ quan quản lý có thể tùy nghi vận dụng. Chẳng hạn quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC, Điều 9.2(d) đề cập về sự “nghi ngờ” của cơ quan thuế liên quan đến tính trung thực của đối tượng nộp thuế dẫn đến việc chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh. Nhưng cơ sở của sự nghi ngờ này là gì thì không rõ. Vì thế đối tượng nộp thuế sẽ rất khó chứng minh nghĩa vụ của mình, nhưng lại rất dễ bị cơ quan quản lý làm khó vì tự thân sự nghi ngờ hoàn toàn có thể xuất phát cảm tính của chủ thể quản lý.
Biện pháp chế tài: pháp luật còn cho phép áp dụng các trách nhiệm pháp lý khác để xử lý vi phạm đối với hoạt động xác định giá thị trường. Những hành vi vi phạm này được xem là vi phạm pháp luật thuế vì mục đích cuối cùng là thay đổi nghĩa vụ thuế. Nhưng khác với những quốc gia khác có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm về chuyển giá, Việt Nam chưa có những hình thức chế tài riêng, mà xử lý chung như những vi phạm về thuế khác.
Lưu giữ tài liệu: đây là vấn đề rất quan trọng vì theo quy định của Thông tư 66 về các thông tin, tài liệu và chứng từ mà cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ lập và lưu trữ là rất lớn nhưng lại thiếu các quy định về những nội dung cơ bản cần có trong các tài liệu, thông tin cần chi tiết tới mức độ nào, điều này gây ra nhiều lúng túng cho cả cơ sở kinh doanh và cơ quan thuế. Hơn nữa, việc không quy định những nội dung cơ bản có thể khiến cơ quan thuế khó khăn trong việc kiểm tra khi cách thức trình bày, diễn đạt và nội dung của mỗi cơ sở kinh doanh khác nhau.
Không có các quy định về việc áp dụng Thỏa thuận về phương pháp xác định giá trước (APA) vì vậy làm tiêu tốn thêm nhiều chi phí, thời gian, nhân lực…nhằm tuân thủ yêu cầu về việc chuẩn bị và cập nhật chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định giá chuyển giao. Có thể hiểu được việc cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành quy định về APA là do nhiều lo ngại về những hạn chế về nguồn lực, cơ sở vật chất và quan trọng nhất là một đội ngũ các chuyên gia am hiểu về chuyển giá và những thủ tục APA cũng như nhiều băn khoăn về những hạn chế của thủ tục này.
Hợp tác giữa các cơ quan: sự thiếu hợp tác giữa cơ quan thuế và cơ quan hải quan trong việc định giá chuyển giao. Sự hợp tác là rất quan trọng vì việc này có thể làm giảm khối lượng công việc của cơ quan thuế nếu giá trị được xác định đối với hàng hoá nhập khẩu là đáng tin cậy. Nhưng hiện nay, cơ chế hợp tác để giải quyết những vấn đề chuyển giá giữa hai cơ quan vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Khó khăn về tài chính trong điều tra chống chuyển giá: việc điều tra cần thu thập nhiều thông tin để xác định giao dịch có thể so sánh qua đó xác định giá chuyển giao phù hợp trên cơ sở giá thị trường, những thông tin về các bên liên kết, vấn đề thu thập thông tin sẽ khó khăn hơn khi bên liên kết ở nước ngoài, đàm phán với cơ quan thuế các nước. Những vấn đề này không chỉ phức tạp mà đòi hỏi những chi phí rất lớn của nhà nước và đôi khi những khoản phạt có được theo quy định pháp luật Việt Nam không đủ bù đắp những chi phí nhà nước bỏ ra để chứng minh vi phạm.
VII. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật chống chuyển giá tại Việt Nam
Những quy định về chuyển giá không chỉ bảo vệ nền tảng thuế đóng góp ngân sách quốc gia, mà còn là công cụ để xây dựng một môi trường kinh doanh thật sự lành mạnh, để những luồng vốn đầu tư thật sự đóng góp vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước, và quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, như đã bàn luận ở trên, pháp luật chống chuyển giá của Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, đặt ra những yêu cầu cần giải quyết. Cụ thể:
Thứ nhất, các biện pháp chống chuyển giá cần nêu cụ thể rõ ràng một số dấu hiệu để thực hiện điều tra chống chuyển giá. cần xây dựng cách tính và thực hiện công bố công khai tỷ suất lợi nhuận trung bình của các ngành công nghiệp, số liệu này cần thường xuyên được cập nhật và điều chỉnh để theo kịp sự biến đổi của thị trường. Xây dựng mô hình đánh giá rủi ro đối với các đối tượng nộp thuế là các công ty đa quốc gia, và mở rộng dần sang các tập đoàn Việt Nam hoạt động đa ngành nhiều công ty con, hiện tượng đang bắt đầu trở nên phổ biến tại Việt Nam, khi nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến dài mạnh mẽ.
Thứ hai, cơ quan quản lý phải điều tra và nắm bắt được chính xác tình hình hoạt động tổng thể của các liên doanh thông qua việc lập những báo cáo mang tính tổng quan và cụ thể về xuất nhập khẩu, đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, báo cáo về chi phí của DN, chi phí tiền bản quyền và lãi tiền vay… của các công ty đối với những ngành có nhiều nguy cơ về chuyển giá. Điều này tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý điều chỉnh các chính sách và ban hành các quy định phù hợp. Có thể nói, đây là một vấn đề rất khó khăn, độ phức tạp thay đổi tùy theo từng lĩnh vực bởi lẽ sự phát triển quá nhanh của công nghệ, sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh sẽ tạo ra những khó khăn trong việc thu thập thông tin. Mặc dù, ở nước ta vấn đề này không quá khó khăn nhưng trong tương lai, đây là một vấn đề cần quan tâm.
Thứ ba, mặc dù quy định về việc DN có nghĩa vụ lập và lưu giữ hồ sơ gồm các thông tin, tài liệu và chứng từ có liên quan đến giao dịch liên kết nhưng lại chưa đưa ra những tiêu chí để đánh giá cụ thể về mức độ chi tiết của thông tin, tính chính xác của thông tin là dựa trên những tiêu chuẩn nào.
Thứ tư, cơ quan có thẩm quyền nên xem xét ban hành những hướng dẫn rõ ràng hơn về cách thức kết hợp các phương pháp định giá chuyển giao khi xác định giá chuyển giao trong trường hợp một phương pháp không thể đưa ra một kết quả chính xác.
Thứ năm, cân nhắc việc ban hành mức phạt vi phạm cụ thể dành riêng cho chuyển giá để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; trong đó nên phân biệt giữa lỗi vô ý và cố ý để có hình thức chế tài phù hợp. Việt Nam chưa xây dựng một hệ thống các quy định riêng về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chuyển giá, mà vẫn theo nhưng quy định chung về xử phạt vi phạm theo pháp luật thuế. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế tại Việt Nam (đối với những trường hợp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật hình sự) sẽ không phân biệt cố ý hay vô ý. Trong khi quy định tại một số quốc gia khác, không chỉ xác định những vi phạm chuyển giá bị xử lý như thế nào, họ còn phân biệt rõ vi phạm do cố ý và vô ý để quyết định mức xử phạt.
Thứ sáu, ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước khác để bảo đảm lợi nhuận của các công ty đa quốc gia không bị đánh thuế hai lần. Tăng cường trao đổi thông tin với các nước theo điều khoản của Hiệp định.
Thứ bảy, xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng thanh tra thuế, đặc biệt là các kỹ năng phân tích báo cáo tài chính DN. Phân tích tài chính chi tiết rất quan trọng khi xác định hành vi chuyển giá vì nó coi như là chứng cứ bắt buộc để chứng minh giá chuyển giao là hợp lý. Xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng sử dụng thông tin kinh tế ngành trong thanh tra thuế.
Thứ tám, tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan thuế và các cơ quan liên quan như cơ quan hải quan, công ty kiểm toán, ngân hàng, giám định…. Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ thuế chuyên ngành về chuyển giá và tùy theo nhu cầu có thể xây dựng đề án về việc thành lập cơ quan chuyên trách về chuyển giá.
KẾT LUẬN
Tìm hiểu những quy định về chuyển giá trên thế giới và những quy định cụ thể tại Việt Nam là một đề tài rất mới mẻ, nhưng chưa được sự quan tâm và nghiên cứu thích đáng của các nhà khoa học, các cán bộ thuế và các cơ quan quản lý liên quan. Vì vậy, việc nghiên cứu về đề tài này vừa thể hiện ý nghĩa thiết thực cả ở phương diện quy định pháp luật và nhu cầu phát triển nền kinh tế lành mạnh. Thông qua những vấn đề đã nghiên cứu, các tác giả rút ra những kết luận sau:
Nhận thức về chuyển giá ở Việt Nam vẫn còn hết sức hạn chế. Chính sự hạn chế, cùng những hấp dẫn về lợi ích kinh tế và sự chưa hoàn thiện của bộ máy chống chuyển giá của Việt Nam là điều được các chủ thể kinh doanh, người hoạch định chiến lược tài chính của DN lợi dụng để vụ lợi cho DN mình. Hơn nữa, việc áp dụng nguyên tắc định giá thị trường không phải là một nhiệm vụ đơn giản và dễ dàng, không phải lúc nào cũng có thể tìm ra được một câu trả lời và vì vậy rất dễ phát sinh sự giải thích mang tính chủ quan và những tranh cãi kéo dài. Còn nhiều việc phải làm để đảm bảo sự chi tiết đầy đủ trong việc phân tích mà không tạo ra quá nhiều mệt mỏi cho đối tượng nộp thuế.
Mặc dù được khởi xướng và xây dựng bởi các quốc gia phát triển nhưng cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, những quốc gia đang phát triển như Việt Nam đã bắt đầu quan tâm. Tuy nhiên, do được tạo ra bởi các nước phát triển nên trong từng phương pháp xác định giá chuyển giao đã ít nhiều phản ánh lợi ích riêng của từng nhóm quốc gia nên khi áp công cụ thể tại Việt Nam, việc xây dựng những quy định vừa đảm bảo lợi ích của quốc gia vừa đảm bảo sự hài hòa với pháp luật quốc tế thật sự là một yêu cầu khó khăn cần có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực liên quan để đảm bảo phương hướng phát triển đúng đắn cho những quy định về chuyển giá non trẻ của Việt Nam.
Việc ban hành Thông tư 66/2010/TT-BTC đã cho thấy những động thái tích cực của Nhà nước trong việc nhận biết, điều chỉnh những hiện tượng mới mẻ phát sinh trong nền kinh tế đang thay đổi không ngừng với sự du nhập của trào lưu kinh doanh mang tính phối hợp, cộng tác, cách hạch toán, quản lý ngày càng đa dạng và phức tạp. Mặc dù vậy, Thông tư mới vẫn ẩn chứa những vấn đề chưa rõ ràng, những quy định thiếu chi tiết, chưa xuất phát từ thực tiễn. Điều này dự báo khả năng áp dụng biện pháp định giá chuyển giao của Việt Nam trên thực tiễn sẽ khó khăn.
Các cơ quan quản lý cần phát triển khả năng quản lý thực thi và hoàn thiện những quy định về chuyển giá phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Kiến thức sâu sắc trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, kế toán, kiểm toán, tài chính, luật, đến quản trị và tiếp thị được xem là cực kỳ quan trọng trong việc định giá chuyển giao. Bên cạnh đó, việc xây dựng những thủ tục hành chính để giảm thiểu tranh chấp về chuyển giá và đảm bảo việc thực thi pháp luật chuyển giá là một vấn đề song hành thiết yếu.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
I. Mục tiêu nghiên cứu:
Với sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn, sự gia tăng của các dự án đầu tư trong và ngoài nước, hiện tượng chuyển giá thực sự đang tạo ra nhiều lo ngại khi gây ra thất thu thuế rất lớn cho quốc gia. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu quy định pháp luật về chuyển giá ở Việt Nam, từ đó xem xét vai trò của hệ thống pháp luật đối với các chính sách công trong lĩnh vực này và góp phần xây dựng một nhà nước mạnh, hiệu năng.
II. Đánh giá hiện trạng:
Trong quá trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa, chuyển giá đã trở thành một xu hướng tất yếu và có tác động tới nền kinh tế của rất nhiều quốc gia. Nhiều nước bắt đầu đưa vấn đề chống chuyển giá vào trong pháp luật về thuế của quốc gia.
Tại Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Tài chính thì hiện có 20 - 30% trong tổng số doanh nghiệp (DN) FDI đang hoạt động trên các địa bàn kê khai có kết quả kinh doanh lỗ liên tiếp trong 2 - 3 năm, thậm chí 5 năm. Rõ ràng với các quy định hiện hành, nếu DN rơi vào tình trạng thua lỗ thì DN sẽ tránh được việc nộp thuế. Nhưng đối với các DN FDI thì lại tồn tại một nghịch lý là dù lỗ triền miên, nhưng các DN này vẫn liên tục mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, đây là biểu hiện của tình trạng lợi dụng việc chuyển giá để gian lận, trốn thuế. Các DN FDI này đã dùng những cách khác nhau để trốn tránh các khoản thuế, phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động kinh doanh, sau đó chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài. Phổ biến hơn cả là việc kê giá nguyên liệu đầu vào rất cao, đồng thời tìm mọi cách khai tăng chi phí quảng cáo, khuyến mãi nhằm triệt tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, để có thể “phù phép” lãi thành lỗ thông qua hình thức chuyển giá, DN FDI không thể làm riêng lẻ mà hoạt động trong cùng tập đoàn hay liên kết thành từng nhóm. Từ đó, các đơn vị này tự dàn xếp giá với nhau thông qua các giao dịch liên kết nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận mà không phải bỏ thêm vốn hay mở rộng sản xuất.
Ví dụ: Công ty Coca - Cola Việt Nam bị lỗ liên tục kể từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam (năm 1994) mặc dù ngành kinh doanh nước giải khát được đánh giá là có khả năng sinh lợi cao. Trước tình hình này ngành thuế đã bắt tay vào tìm hiểu thực hư. Kết quả phân tích cho thấy trong cơ cấu chi phí của Coca - Cola Việt Nam, chi phí nguyên vật liệu (hương liệu độc quyền do công ty mẹ cung cấp) chiếm tỉ lệ cao nhất. Do có 40% chi phí nguyên vật liệu thuộc giao dịch nội bộ của tập đoàn này nên ngành thuế nghi ngờ Coca - Cola Việt Nam đã định giá cao chi phí đầu vào để giảm thiểu gánh nặng về thuế.
Tuy nhiên, để có thể tìm hiểu giá đã được “thổi phồng” như thế nào thì ngành thuế không thể xác định được, vì không thể điều tra ra giá nguyên vật liệu của Coca - Cola đã được mua bán ra sao đối với các công ty con ở các nước khác của tập đoàn này. Thực trạng này không những gây thất thu thuế cho nhà nước mà còn dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa DN trong nước và DN FDI…
Như vậy, sự cần thiết tăng cường quản lý đối với vấn đề chuyển giá của cơ quan thuế một phần cũng xuất phát từ khuynh hướng toàn cầu về hợp tác và trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế các quốc gia có vai trò rất quan trọng. Văn bản pháp luật đầu tiên có riêng một phần đề cập đến chuyển giá là Thông tư 74TC/TCT hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhưng vấn đề chuyển giá thực tế cũng đã được đề cập tại Công văn 1664 ngày 11/10/1994 hướng dẫn thực hiện hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Công văn này đã đề cập đến khái niệm “những xí nghiệp liên kết” trong đó quy định Việt Nam và nước ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam có quyền áp dụng những quy định của mình về việc chống chuyển giá giữa các xí nghiệp liên kết, giữa các xí nghiệp có quan hệ kinh tế với nhau mà khác với quan hệ kinh tế giữa các xí nghiệp độc lập1. Sau đó Thông tư 89/1999/TT-BTC (thay thế Thông tư 74), Thông tư 13/2001/TT-BTC (thay thế Thông tư 89) đề cập một cách ngắn gọn những quy định cơ bản về chuyển giá, cả ba Thông tư kể trên đều có nội dung quy định về các biện pháp chống chuyển giá hoàn toàn trùng khớp nhau, tất cả các văn bản này đều thiếu hướng dẫn chi tiết, gây ra nhiều thắc mắc xung quanh quy định của các văn bản. Chính bởi những quy định còn sơ sài, chưa sát với thực tế càng làm cho vấn đề chuyển giá trở nên rối rắm, khó khăn và dẫn đến việc áp dụng không đúng, không thể thực hiện một cách hiệu quả trong thực tiễn, gây khó khăn cho cơ quan áp dụng và không kiểm soát được vấn đề chuyển giá.
Tiếp đến Thông tư 13 được thay thế bằng Thông tư 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003. Không giống như Thông tư 13 chỉ quy định riêng DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Thông tư 128 áp dụng đối với tất cả các DN được thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định cụ thể về chuyển giá tại Thông tư 13 đã không còn được ghi nhận tại Thông tư 128.
Sau gần hai năm dài chuẩn bị, vào ngày 19/12/2005, chuyển giá đã được nhắc lại tại Thông tư 117/2005/TT-BTC (có hiệu lực ngày 26/1/2006) do Bộ Tài chính ban hành về hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Khác biệt rất lớn so với các văn bản trước đây, vốn chỉ quy định áp dụng đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các bên liên kết, văn bản mới đã mở rộng sang tất cả các giao dịch trong nước và quốc tế. Thông tư 117/2005/TT-BTC có thể được xem là văn bản pháp lý điều chỉnh một cách khá chi tiết về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá chuyển giao. Ý nghĩa của việc định giá chuyển giao là xác định lại giá giao dịch giữa các DN liên kết nhằm đưa giá giao dịch liên kết về đúng với giá thị trường. Có thể nói mặc dù chuyển giá đã được quy định trước đó tại Thông tư 74, Thông tư 89, Thông tư 13 nhưng chỉ đến khi Thông tư 117 được ban hành thì hệ thống quy định pháp luật của Việt Nam về chuyển giá mới được chú ý và được các công ty đa quốc gia thực sự quan tâm. Điều này được thể hiện rõ hơn trong báo cáo khảo sát về chuyển giá toàn cầu của công ty kiểm toán Ernst & Young về chuyển giá, trong đó có ghi nhận Việt Nam là một trong những quốc gia có quy định pháp luật hiệu quả về việc lưu giữ và cung cấp dữ liệu chứng từ2 trong chuyển giá.
Mặc dù được đánh giá là đã tạo ra một bước tiến lớn so với những quy định về chuyển giá của Việt Nam trước đây nhưng Thông tư 117 vẫn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, dẫn đến sự ra đời của Thông tư 66/2010/TT-BTC bàn hành ngày 22 tháng 4 năm 2010 về việc hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết để khắc phục một số điểm chưa phù hợp của Thông tư 117.
III. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Mặc dù những quy định về chuyển giá của Việt Nam liên tục thay đổi để kiểm soát việc chống thất thu thuế cho chính phủ trong vấn đề chuyển giá của DN nhưng cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định nên trong tình hình hiện tại việc áp dụng những quy định về chuyển giá này có thể chưa phù hợp, làm phát sinh một số khó khăn cho cả đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế. Vì vậy, chúng ta cần nhận thức đầy đủ về chuyển giá trong kinh doanh quốc tế để có đối sách phù hợp, vừa tạo động lực khuyến khích đầu tư nước ngoài, vừa giảm thiểu thất thoát thuế do tác động của định giá chuyển giao. Đồng thời, cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý về giá chuyển giao, đây cũng là điều các nhà hoạch định chính sách thuế ở Việt Nam cần vận dụng để đảm bảo chống thất thu thuế.
Từ những nội dung được đề cập kể trên, có thể thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về chuyển giá. Trong phạm vi hạn hẹp của báo cáo, và khoảng thời gian ít ỏi, không cho phép đi sâu phân tích về các khía cạnh của chuyển giá (về kỹ thuật tính toán). Vì vậy, dưới đây chỉ là một số vấn đề cơ bản về chuyển giá và nhận định khái quát các quy định về chuyển giá giúp có cái nhìn tổng quát về vấn đề chuyển giá, một hiện tượng mà nước ta đang quan tâm trong thời gian gần đây.
Dựa trên Khung phân tích (lựa chọn các tiêu chí đánh giá) và dựa trên tiêu chuẩn phân tích để đánh giá 1 pháp luật tốt theo Điều 36.3, 43 Luật VBPL 2008:
Cần thiết
Phù hợp với chính sách của Đảng
Hợp hiến, hợp pháp
Khả thi
Kỹ thuật thể hiện
IV. Đánh giá luật hiện nay:
1. Thông tư số 74 TC/TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Luật Đầu tư nước ngoài ngày 12/11/1996)
Trong đó lần đầu tiên có đề cập định nghĩa khái niệm công ty liên kết, bao gồm:
(i) Một công ty có đóng góp vào vốn pháp định hay vốn cổ phần của một công ty khác.
(ii) Hai công ty cùng chịu sự kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp của một công ty khác hay hai công ty cùng có một công ty khác góp vốn cổ phần.
- Phương pháp chống chuyển giá:
(i) Phương pháp so sánh giá thị trường tự do.
(ii) Phương pháp sử dụng giá bán ra để xác định giá mua vào.
(iii) Phương pháp sử dụng giá thành toàn bộ để xác định lợi tức chịu thuế.
2. Công văn số 1664-TCT/HTQT ngày 11/10/1994 của Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện hiệp định tránh đánh thuế 2 lần
Trong đó có giải thích nội dung của Điều 9 "Những xí nghiệp liên kết" quy định Việt Nam và nước ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam có quyền áp dụng những quy định của mình về việc chống chuyển giá giữa các xí nghiệp liên kết, giữa các xí nghiệp có quan hệ kinh tế với nhau mà khác với quan hệ kinh tế giữa các xí nghiệp độc lập.
3. Thông tư số 89/1999/TT-BTC ngày 16/07/1999 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (thay thế Thông tư 74)
hại cho đối tượng nộp thuế thì trách nhiệm của cơ quan quản lý sẽ ra sao, mức bồi thường như thế nào, vẫn chưa được quy định cụ thể. Hơn nữa, quy định tất cả các giao dịch liên kết đều phải lưu giữa tài liệu là không hợp lý vì như vậy sẽ gây tốn kém cho đối tượng nộp thuế mà cơ quan thuế cũng không thể kiểm soát.
Ấn định giá: thực hiện trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế phù hợp quy định về ấn định thuế hay theo giá trị không thấp hơn giá trị trung bình của biên độ giá thị trường chuẩn được cơ quan thuế ấn định. Cơ chế ấn định giá trong trường hợp này chưa được quy định rõ vì tiêu chuẩn lựa chọn để định giá nào sẽ được xem là phù hợp một khi những thông tin mà đối tượng nộp thuế cung cấp được xem là giả mạo, hay không có giao dịch độc lập tương tự để so sánh. Từ đây có thể xảy ra việc cơ quan quản lý có thể tùy nghi vận dụng. Chẳng hạn quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC, Điều 9.2(d) đề cập về sự “nghi ngờ” của cơ quan thuế liên quan đến tính trung thực của đối tượng nộp thuế dẫn đến việc chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh. Nhưng cơ sở của sự nghi ngờ này là gì thì không rõ. Vì thế đối tượng nộp thuế sẽ rất khó chứng minh nghĩa vụ của mình, nhưng lại rất dễ bị cơ quan quản lý làm khó vì tự thân sự nghi ngờ hoàn toàn có thể xuất phát cảm tính của chủ thể quản lý.
Biện pháp chế tài: pháp luật còn cho phép áp dụng các trách nhiệm pháp lý khác để xử lý vi phạm đối với hoạt động xác định giá thị trường. Những hành vi vi phạm này được xem là vi phạm pháp luật thuế vì mục đích cuối cùng là thay đổi nghĩa vụ thuế. Nhưng khác với những quốc gia khác có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm về chuyển giá, Việt Nam chưa có những hình thức chế tài riêng, mà xử lý chung như những vi phạm về thuế khác.
Lưu giữ tài liệu: đây là vấn đề rất quan trọng vì theo quy định của Thông tư 66 về các thông tin, tài liệu và chứng từ mà cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ lập và lưu trữ là rất lớn nhưng lại thiếu các quy định về những nội dung cơ bản cần có trong các tài liệu, thông tin cần chi tiết tới mức độ nào, điều này gây ra nhiều lúng túng cho cả cơ sở kinh doanh và cơ quan thuế. Hơn nữa, việc không quy định những nội dung cơ bản có thể khiến cơ quan thuế khó khăn trong việc kiểm tra khi cách thức trình bày, diễn đạt và nội dung của mỗi cơ sở kinh doanh khác nhau.
Không có các quy định về việc áp dụng Thỏa thuận về phương pháp xác định giá trước (APA) vì vậy làm tiêu tốn thêm nhiều chi phí, thời gian, nhân lực…nhằm tuân thủ yêu cầu về việc chuẩn bị và cập nhật chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định giá chuyển giao. Có thể hiểu được việc cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành quy định về APA là do nhiều lo ngại về những hạn chế về nguồn lực, cơ sở vật chất và quan trọng nhất là một đội ngũ các chuyên gia am hiểu về chuyển giá và những thủ tục APA cũng như nhiều băn khoăn về những hạn chế của thủ tục này.
Hợp tác giữa các cơ quan: sự thiếu hợp tác giữa cơ quan thuế và cơ quan hải quan trong việc định giá chuyển giao. Sự hợp tác là rất quan trọng vì việc này có thể làm giảm khối lượng công việc của cơ quan thuế nếu giá trị được xác định đối với hàng hoá nhập khẩu là đáng tin cậy. Nhưng hiện nay, cơ chế hợp tác để giải quyết những vấn đề chuyển giá giữa hai cơ quan vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Khó khăn về tài chính trong điều tra chống chuyển giá: việc điều tra cần thu thập nhiều thông tin để xác định giao dịch có thể so sánh qua đó xác định giá chuyển giao phù hợp trên cơ sở giá thị trường, những thông tin về các bên liên kết, vấn đề thu thập thông tin sẽ khó khăn hơn khi bên liên kết ở nước ngoài, đàm phán với cơ quan thuế các nước. Những vấn đề này không chỉ phức tạp mà đòi hỏi những chi phí rất lớn của nhà nước và đôi khi những khoản phạt có được theo quy định pháp luật Việt Nam không đủ bù đắp những chi phí nhà nước bỏ ra để chứng minh vi phạm.
VII. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật chống chuyển giá tại Việt Nam
Những quy định về chuyển giá không chỉ bảo vệ nền tảng thuế đóng góp ngân sách quốc gia, mà còn là công cụ để xây dựng một môi trường kinh doanh thật sự lành mạnh, để những luồng vốn đầu tư thật sự đóng góp vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước, và quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, như đã bàn luận ở trên, pháp luật chống chuyển giá của Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, đặt ra những yêu cầu cần giải quyết. Cụ thể:
Thứ nhất, các biện pháp chống chuyển giá cần nêu cụ thể rõ ràng một số dấu hiệu để thực hiện điều tra chống chuyển giá. cần xây dựng cách tính và thực hiện công bố công khai tỷ suất lợi nhuận trung bình của các ngành công nghiệp, số liệu này cần thường xuyên được cập nhật và điều chỉnh để theo kịp sự biến đổi của thị trường. Xây dựng mô hình đánh giá rủi ro đối với các đối tượng nộp thuế là các công ty đa quốc gia, và mở rộng dần sang các tập đoàn Việt Nam hoạt động đa ngành nhiều công ty con, hiện tượng đang bắt đầu trở nên phổ biến tại Việt Nam, khi nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến dài mạnh mẽ.
Thứ hai, cơ quan quản lý phải điều tra và nắm bắt được chính xác tình hình hoạt động tổng thể của các liên doanh thông qua việc lập những báo cáo mang tính tổng quan và cụ thể về xuất nhập khẩu, đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, báo cáo về chi phí của DN, chi phí tiền bản quyền và lãi tiền vay… của các công ty đối với những ngành có nhiều nguy cơ về chuyển giá. Điều này tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý điều chỉnh các chính sách và ban hành các quy định phù hợp. Có thể nói, đây là một vấn đề rất khó khăn, độ phức tạp thay đổi tùy theo từng lĩnh vực bởi lẽ sự phát triển quá nhanh của công nghệ, sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh sẽ tạo ra những khó khăn trong việc thu thập thông tin. Mặc dù, ở nước ta vấn đề này không quá khó khăn nhưng trong tương lai, đây là một vấn đề cần quan tâm.
Thứ ba, mặc dù quy định về việc DN có nghĩa vụ lập và lưu giữ hồ sơ gồm các thông tin, tài liệu và chứng từ có liên quan đến giao dịch liên kết nhưng lại chưa đưa ra những tiêu chí để đánh giá cụ thể về mức độ chi tiết của thông tin, tính chính xác của thông tin là dựa trên những tiêu chuẩn nào.
Thứ tư, cơ quan có thẩm quyền nên xem xét ban hành những hướng dẫn rõ ràng hơn về cách thức kết hợp các phương pháp định giá chuyển giao khi xác định giá chuyển giao trong trường hợp một phương pháp không thể đưa ra một kết quả chính xác.
Thứ năm, cân nhắc việc ban hành mức phạt vi phạm cụ thể dành riêng cho chuyển giá để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; trong đó nên phân biệt giữa lỗi vô ý và cố ý để có hình thức chế tài phù hợp. Việt Nam chưa xây dựng một hệ thống các quy định riêng về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chuyển giá, mà vẫn theo nhưng quy định chung về xử phạt vi phạm theo pháp luật thuế. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế tại Việt Nam (đối với những trường hợp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật hình sự) sẽ không phân biệt cố ý hay vô ý. Trong khi quy định tại một số quốc gia khác, không chỉ xác định những vi phạm chuyển giá bị xử lý như thế nào, họ còn phân biệt rõ vi phạm do cố ý và vô ý để quyết định mức xử phạt.
Thứ sáu, ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước khác để bảo đảm lợi nhuận của các công ty đa quốc gia không bị đánh thuế hai lần. Tăng cường trao đổi thông tin với các nước theo điều khoản của Hiệp định.
Thứ bảy, xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng thanh tra thuế, đặc biệt là các kỹ năng phân tích báo cáo tài chính DN. Phân tích tài chính chi tiết rất quan trọng khi xác định hành vi chuyển giá vì nó coi như là chứng cứ bắt buộc để chứng minh giá chuyển giao là hợp lý. Xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng sử dụng thông tin kinh tế ngành trong thanh tra thuế.
Thứ tám, tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan thuế và các cơ quan liên quan như cơ quan hải quan, công ty kiểm toán, ngân hàng, giám định…. Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ thuế chuyên ngành về chuyển giá và tùy theo nhu cầu có thể xây dựng đề án về việc thành lập cơ quan chuyên trách về chuyển giá.
KẾT LUẬN
Tìm hiểu những quy định về chuyển giá trên thế giới và những quy định cụ thể tại Việt Nam là một đề tài rất mới mẻ, nhưng chưa được sự quan tâm và nghiên cứu thích đáng của các nhà khoa học, các cán bộ thuế và các cơ quan quản lý liên quan. Vì vậy, việc nghiên cứu về đề tài này vừa thể hiện ý nghĩa thiết thực cả ở phương diện quy định pháp luật và nhu cầu phát triển nền kinh tế lành mạnh. Thông qua những vấn đề đã nghiên cứu, các tác giả rút ra những kết luận sau:
Nhận thức về chuyển giá ở Việt Nam vẫn còn hết sức hạn chế. Chính sự hạn chế, cùng những hấp dẫn về lợi ích kinh tế và sự chưa hoàn thiện của bộ máy chống chuyển giá của Việt Nam là điều được các chủ thể kinh doanh, người hoạch định chiến lược tài chính của DN lợi dụng để vụ lợi cho DN mình. Hơn nữa, việc áp dụng nguyên tắc định giá thị trường không phải là một nhiệm vụ đơn giản và dễ dàng, không phải lúc nào cũng có thể tìm ra được một câu trả lời và vì vậy rất dễ phát sinh sự giải thích mang tính chủ quan và những tranh cãi kéo dài. Còn nhiều việc phải làm để đảm bảo sự chi tiết đầy đủ trong việc phân tích mà không tạo ra quá nhiều mệt mỏi cho đối tượng nộp thuế.
Mặc dù được khởi xướng và xây dựng bởi các quốc gia phát triển nhưng cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, những quốc gia đang phát triển như Việt Nam đã bắt đầu quan tâm. Tuy nhiên, do được tạo ra bởi các nước phát triển nên trong từng phương pháp xác định giá chuyển giao đã ít nhiều phản ánh lợi ích riêng của từng nhóm quốc gia nên khi áp công cụ thể tại Việt Nam, việc xây dựng những quy định vừa đảm bảo lợi ích của quốc gia vừa đảm bảo sự hài hòa với pháp luật quốc tế thật sự là một yêu cầu khó khăn cần có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực liên quan để đảm bảo phương hướng phát triển đúng đắn cho những quy định về chuyển giá non trẻ của Việt Nam.
Việc ban hành Thông tư 66/2010/TT-BTC đã cho thấy những động thái tích cực của Nhà nước trong việc nhận biết, điều chỉnh những hiện tượng mới mẻ phát sinh trong nền kinh tế đang thay đổi không ngừng với sự du nhập của trào lưu kinh doanh mang tính phối hợp, cộng tác, cách hạch toán, quản lý ngày càng đa dạng và phức tạp. Mặc dù vậy, Thông tư mới vẫn ẩn chứa những vấn đề chưa rõ ràng, những quy định thiếu chi tiết, chưa xuất phát từ thực tiễn. Điều này dự báo khả năng áp dụng biện pháp định giá chuyển giao của Việt Nam trên thực tiễn sẽ khó khăn.
Các cơ quan quản lý cần phát triển khả năng quản lý thực thi và hoàn thiện những quy định về chuyển giá phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Kiến thức sâu sắc trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, kế toán, kiểm toán, tài chính, luật, đến quản trị và tiếp thị được xem là cực kỳ quan trọng trong việc định giá chuyển giao. Bên cạnh đó, việc xây dựng những thủ tục hành chính để giảm thiểu tranh chấp về chuyển giá và đảm bảo việc thực thi pháp luật chuyển giá là một vấn đề song hành thiết yếu.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: