nguoitoiyeu_chuayeutoithatlong
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Trang
Phần Dẫn nhập
01.Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
02.Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2
03.Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu ................................................... 8
04.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9
05.Đóng góp của luận văn ........................................................................... 10
06.Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 10
Phần Nội dung
Chương 1. Khái quát về Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác
1.1. Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ......................................................... 12
1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư .................................................. 16
Chương 2. Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật
2.1. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư...................... 24
2.1.1. Cảm hứng về hiện thực đời sống Nam Bộ...................................... 25
2.1.2. Cảm hứng về con người Nam Bộ.................................................... 35
2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư51
2.2.1. Những nhân vật làm ruộng, làm vườn ............................................ 51
2.2.2. Những nhân vật sống kiếp thương hồ ............................................. 53
2.2.3. Những nhân vật làm nghề “xướng ca” ............................................ 55
2.2.4. Những nhân vật làm nghề chăn vịt chạy đồng ................................ 58
2.2.5. Nhân vật loài vật ............................................................................. 60
Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kiến tạo tình huống ............................ 63
3.1.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và chọn lọc chi tiết ...................... 63
3.1.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống ..................................................... 71
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................... 83
3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ........................................................ 84
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả và biểu hiện tâm lý nhân vật ............................ 89
3.3. Trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư......................................... 95
3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư .......................... 100
3.4.1. Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư...................................... 100
3.4.2. Giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.................................... 111
Phần Kết luận .................................................................................................... 121
Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 123
Phụ lục ................................................................................................................. 1291
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
DẪN NHẬP
01. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ Nam Bộ đang trên đường định hình phong
cách sáng tác. Những năm gần đây chị đã gặt hái được nhiều thành công ở thể loại
truyện ngắn, tiêu biểu là Giải I cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 với tập truyện
ngắn “Ngọn đèn không tắt” vào năm 2000. Do đó, trước tiên vì lòng yêu mến của bản
thân đối với văn chương của Nguyễn Ngọc Tư, cũng như đối với văn học đồng bằng
sông Cửu Long hiền hoà và nhân hậu, chúng tui đã quyết định chọn đề tài luận văn là
“Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” như chút tấm lòng của người con Nam Bộ
tâm huyết với văn chương của quê hương.
Như chúng ta đều biết, tìm hiểu đặc điểm của một hiện tượng “đang diễn ra”,
cụ thể là tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của một tác giả trẻ như Nguyễn Ngọc Tư, là
một công việc rất khó khăn. Bởi nó đòi hỏi người viết một thái độ đánh giá nghiêm túc,
bình tĩnh, vì thời gian sẽ là thuốc thử cho mọi giá trị, chứ không riêng đối với lĩnh vực
văn chương. Nếu vội vàng, võ đoán, hay để những thiên kiến, tình cảm cá nhân chi
phối sẽ rất dễ dẫn đến những kết luận sai lầm. Dẫu biết con đường sáng tác phía trước
của chị còn rất dài, và không có gì là nhất thành bất biến (nhất là trong lĩnh vực sáng
tác), nhưng chúng tui cũng mạnh dạn căn cứ vào những tập truyện ngắn đã xuất bản
trong thời gian qua của Nguyễn Ngọc Tư để nghiên cứu, xem như bước đầu khảo sát
kết quả một chặng đường sáng tác của cây bút trẻ này.
Thời điểm chúng tui tiến hành thực hiện luận văn này, Nguyễn Ngọc Tư đã có
trong tay hơn năm mươi truyện ngắn. Đây quả là một con số ấn tượng đối với một nhà
văn trẻ. Cuộc sống vốn luôn vận động không ngừng và đời sống văn học cũng không
nằm ngoài quy luật ấy. Bằng chứng là văn chương nước ta đang từng ngày từng giờ
khởi sắc với sự đóng góp đặc biệt mạnh mẽ của các nhà văn trẻ, trong đó có Nguyễn
Ngọc Tư. Vì lẽ đó, chúng tui thiết nghĩ việc kịp thời tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
tác giả trẻ này là một công việc có ý nghĩa thực tiễn cao để bổ sung kịp thời cho công
tác phê bình-nghiên cứu văn học hiện nay một phong cách sáng tác đặc biệt mang đậm
dấu ấn Nam Bộ. Nghiên cứu truyện ngắn của chị một cách khoa học và có hệ thống
không chỉ có ý nghĩa đối với công việc nghiên cứu-phê bình văn học đơn thuần mà nó
còn có ý nghĩa đối với công tác nghiên cứu về văn hóa nông thôn Nam Bộ và ngôn ngữ
Nam Bộ.
Xét riêng trong lĩnh vực sáng tác, chúng ta nhận thấy kể từ những nhà văn lớp
trước như Sơn Nam, Trang Thế Hy, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Dạ Ngân…khu
vực Nam Bộ vẫn chưa có một nhà văn nào xuất hiện như là một “hiện tượng” của văn
học nước nhà như Nguyễn Ngọc Tư. Hiếm có nhà văn nào mới sáng tác mà đã sớm
khẳng định được vị trí, vùng sáng tác và phong cách sáng tác chuyên biệt như Nguyễn
Ngọc Tư. Từ nay chúng ta có Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn của nông thôn và nông
dân Nam Bộ, một nhà văn sáng tác bằng ngôn ngữ Nam Bộ rặt ròng để bản thân tác giả
và tác phẩm nghiễm nhiên trở thành “đặc sản miền Nam”. Như vậy, truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư rất đáng để chúng ta tìm hiểu dưới góc độ thưởng thức đơn thuần lẫn
soi sáng bằng con mắt của nhà nghiên cứu văn học. Lý do chúng tui chọn đề tài này
không ngoài mục đích tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc độ
truyền thống (như tìm hiểu về cảm hứng sáng tác, hệ thống nhân vật) và dưới góc độ
của thi pháp văn xuôi hiện đại (tìm hiểu đặc điểm thi pháp trần thuật và thi pháp ngôn
từ) để có cái nhìn thấu đáo và toàn diện hơn về truyện ngắn của chị.
02. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ có khối lượng tác phẩm xuất bản khá lớn
chỉ trong một thời gian ngắn. Đồng thời chị đã được trao tặng nhiều giải thưởng văn
học có uy tín cũng như nhận được nhiều sự yêu mến và kì vọng lớn lao từ độc giả. Do
đó, có lẽ không quá võ đoán khi khẳng định Nguyễn Ngọc Tư đã đạt được những thành
công nhất định trên con đường định hình một phong cách Nam Bộ đặc sắc trong sáng
tác. Thế nhưng, hiện tại công việc nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của chị lại có vẻ3
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
khá chậm chạp so với những bước tiến trong nghề nghiệp của nhà văn này. Hay nói
đúng hơn, theo sự tìm hiểu của người viết, chưa có một luận văn chính thức nào (cấp
Đại học hay Sau Đại học) nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Chính
vì vậy, chúng tui lựa chọn tiếp cận phần “Lịch sử vấn đề” này dưới con mắt của lý
thuyết tiếp nhận, tức là thu thập và phân loại những ý kiến đánh giá của công chúng khi
tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư qua từng thời kì với những tập truyện khác
nhau.
Là một nhà văn được yêu mến không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài,
vì thế những bài viết tìm hiểu về truyện ngắn và tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư thường
xuyên được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Số lượng bài viết rất dồi dào
với những sắc thái tình cảm rất khác nhau, đặc biệt là với những phong cách và “cấp
độ” cũng khác nhau. Sở dĩ có hiện tượng này bởi vì người viết có thể là nhà nghiên
cứu, nhà phê bình văn học chuyên nghiệp hay đơn thuần chỉ là một độc giả yêu thích
văn chương, nên công tác sưu tầm của chúng tui khá vất vả và phức tạp.
Xuất hiện lần đầu tiên với tập truyện “Ngọn đèn không tắt”, Nguyễn Ngọc Tư
ngay lập tức chiếm được cảm tình của đông đảo độc giả bằng một văn phong nhẹ
nhàng, một tấm lòng trong trẻo, một sự tài hoa mộc mạc đầy nắng gió phương Nam.
Từ sự hứng khởi ban đầu đó, người đọc tiếp tục chào đón những tập truyện khác của
chị như: Nước chảy mây trôi, Giao thừa và Cánh đồng bất tận với một sự thích thú
đặc biệt. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư hàm chứa một nghịch lý: đề tài sáng tác của
chị không mới (chỉ là những câu chuyện đời thường của những người nông dân bình dị
quê mùa), thế nhưng những câu chuyện đơn sơ mà hấp dẫn ấy vẫn lôi cuốn được người
đọc bởi cái nhìn nhân hậu, bởi nghĩa tình của một người viết trẻ vừa ngây thơ lại vừa
chín chắn, hiền lành đấy nhưng không kém phần bản lĩnh. Chính vì thế khi thu thập tài
liệu về Nguyễn Ngọc Tư chúng tui nhận thấy không có nhiều ý kiến không đồng tình
hay bác bỏ tài năng của chị.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Những nhận định trái chiều về Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu xuất hiện khi truyện
ngắn “Cánh đồng bất tận” ra đời, kéo theo đó là nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét khác
nhau về Nguyễn Ngọc Tư được đăng tải rộng rãi trên các báo tạo thành một “hiện
tượng văn học” đáng chú ý của năm 2005. Cũng có ý kiến trái chiều cho rằng đây chỉ
là một chiêu thức tiếp thị sách, một cách thức để đánh bóng tên tuổi của tác giả, chứ
thật sự “Cánh đồng bất tận” không giá trị đến mức để báo chí phải tốn hao giấy mực
đến như vậy. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận năm 2005 là một năm đánh dấu những
thành công vang dội của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và cũng là một năm mà đời sống
văn học nước ta có nhiều khuấy động và khởi sắc đáng kể.
Mặc dù không đồng tình với ý kiến cho rằng truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”
là cái mốc đánh giá sự chuyển hướng sáng tác, là đỉnh cao khó vượt qua của Nguyễn
Ngọc Tư, nhưng chúng tui vẫn phải thừa nhận từ khi tác phẩm này ra đời đã bắt đầu
xuất hiện nhiều luồng ý kiến khác nhau về cây bút này. Tựu trung là có hai luồng ý
kiến: Một bên ủng hộ lối viết dữ dội đến khốc liệt, ủng hộ việc khai thác và phản ánh
hiện thực một cách trần trụi và sát ván như thế, nghĩa là ủng hộ một Nguyễn Ngọc Tư
“mới”. Còn phía bên kia lại cảm giác tiếc nuối vì chị đã đánh mất đi chất trong trẻo,
nhẹ nhàng, nhân hậu, ân tình của mình trong những sáng tác trước đó. Và từ sự kiện
này, bỗng dưng người ta bối rối khi muốn xếp chị đứng vào một kiểu loại nhà văn
chuyên sáng tác theo một phong cách nhất định nào đó.
Thế nhưng, chính tác giả cũng thừa nhận “Cánh đồng bất tận” cũng chỉ là việc
“xen canh”, một ngả rẽ bất ngờ để thử thách và làm mới bản thân. Có khác chăng chỉ là
Nguyễn Ngọc Tư đã chuyển điểm nhìn sáng tác quen thuộc của mình, để từ đó có thể
nhìn thấy những mặt đen tối, xấu xa, dữ dằn, khốc liệt của nông thôn Nam Bộ, trong đó
những người nông dân dốt nát, cùng kiệt khổ vừa là nạn vừa là thủ phạm. Chính việc
chuyển đổi đột ngột giọng điệu này khiến những độc giả đã quá quen thuộc với lối viết
hiền lành, mộc mạc của Nguyễn Ngọc Tư bị sốc. Thế nhưng, theo dõi những tác phẩm
ra đời sau “Cánh đồng bất tận”, chúng tui vẫn nhận thấy một Nguyễn Ngọc Tư của5
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
nông thôn Nam Bộ hiền lành với những nỗi đau, nỗi buồn phảng phất, với những số
phận nhỏ bé thiệt thòi, với những mối tình lỡ làng, trắc trở muôn thuở, vẫn cái giọng
nhỏ nhẹ đó, có thể buồn hơn, bi quan hơn, tỉnh táo hơn nhưng vẫn là một giọng điệu
văn chương bình dân, hào sảng mà chỉ đất Nam Bộ mới sản sinh ra được.
Xem xét tình hình nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các báo, chúng
tui nhận thấy có rất nhiều bài viết có giá trị khoa học ra đời bởi sự tâm huyết và tài
năng của người viết. Tiêu biểu nhất và sớm nhất có thể kể đến bài viết “Nguyễn Ngọc
Tư, đặc sản miền Nam” của GS.Trần Hữu Dũng. Ông đã xem xét truyện ngắn của chị
một cách tường tận và thấu đáo trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trần
Hữu Dũng đặc biệt đề cao tài năng sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư,
ông đánh giá đó là một cái riêng đặc sắc không thể trộn lẫn với bất kì nhà văn nào
khác, như là một “đặc sản miền Nam”. Bằng tất cả sự yêu mến chân thành, Trần Hữu
Dũng cũng không quên thông báo những nguy cơ có thể khiến tác giả trẻ này đi vào lối
mòn trong sáng tác bên cạnh sự nhìn nhận và tán thưởng tài năng của chị.
Huỳnh Công Tín với bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam Bộ”
trên trang web “Văn nghệ Sông Cửu Long” cũng dành cho Nguyễn Ngọc Tư những
lời khen tặng xứng đáng với tài năng của chị. Ông đánh giá cao khả năng xây dựng
những không gian Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư và thừa nhận:“Đặc
biệt, vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng tác của chị được dựng lại bằng
chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị.”. Huỳnh
Công Tín cũng đánh giá cao khả năng miêu tả tâm lý người và vật hết sức sắc sảo của
Nguyễn Ngọc Tư. Công bằng với điều kiện và hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư, ông cũng yêu cầu chúng ta cần có cái nhìn thông cảm hơn khi những vấn đề chị
quan tâm còn nhỏ nhặt và chưa có tầm bao quát. Ông cũng khẳng định cái đáng quý
cần phát huy ở chị chính là chất Nam Bộ trong sáng tác.
Trên mục “Phê bình” của trang web “E-văn” ngày 14/06/2006 có đăng bài viết
của Trần Phỏng Diều với tựa đề “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Tư”. Với cách hiểu “đi tìm thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thực
chất là đi tìm những hình tượng văn học trong sáng tác của tác giả. Các hình tượng
văn học này cứ trở đi trở lại và trở thành một ám ảnh khôn nguôi, buộc người viết phải
thể hiện ra tác phẩm của mình.”, Trần Phỏng Diều đã chỉ ra thị hiếu thẩm mỹ trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thể hiện qua ba hình tượng: hình tượng người nghệ sĩ,
hình tượng người nông dân và hình tượng dòng sông. Sau khi phân tích vẻ đẹp của
từng hình tượng, anh cũng đánh giá rất cao văn phong mộc mạc, cách viết như nói của
Nguyễn Ngọc Tư. Theo anh, nếu chị đánh mất đi vùng thẩm mỹ này thì đồng thời cũng
làm mất đi rất nhiều giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm của mình.
Chúng tui cũng thu thập được hai bài viết tìm hiểu một số khía cạnh về không
gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là
bài viết “Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” của Thụy
Khuê và bài viết “Thời gian huyền thoại trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của
Nguyễn Ngọc Tư” của Mai Hồng cùng được đăng trên trang web “Viet-studies”. Nhìn
chung Thụy Khuê thống nhất ý kiến cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một
không gian Nam Bộ với ruộng đồng sông nước đặc sắc trong tác phẩm của mình, góp
phần to lớn vào việc phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của tác giả. Việc chỉ ra kiểu thời gian
huyền thoại trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” cũng là một góc nhìn mới lạ của
Mai Hồng trong việc tìm hiểu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ở nước ta hiện nay.
Phạm Thái Lê với bài viết “Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên “Tạp chí Văn nghệ quân đội” cũng là một bài viết
có giá trị khi chỉ ra “môtíp người nghệ sĩ cô đơn” thường thấy trong truyện ngắn của
chị trong hành trình đơn độc và vô vọng để đi tìm cái Đẹp ở đời, chấp nhận đánh đổi và
hy sinh, kể cả tình yêu và hạnh phúc, cuối cùng Phạm Thái Lê rút ra kết luận: “Cũng
đề cập đến nỗi cô đơn của con người nhưng chúng tui nhận thấy quan niệm của
Nguyễn Ngọc Tư rất khác. Cô đơn luôn là nỗi đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất của
con người. Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận rất rõ niềm cô đơn mà7
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
không thấy sự bi quan tuyệt vọng. Nhân vật của chị tự ý thức về sự cô đơn. Họ chấp
nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và, từ trong nỗi đau ấy, họ vươn
lên, làm người. Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái
Đẹp, cái Thiện.”
Điểm qua một số bài viết mang tính “học thuật” như thế để hiểu thêm về tình
hình nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư ở nước ta hiện nay còn ít ỏi và chưa có hệ thống. Đa
phần các bài viết đều được đăng tải trên các báo, chưa có một công trình nghiên cứu
chính thức được in thành sách. Ngoài ra, đa phần các bài viết đều trên tinh thần giới
thiệu một tập truyện của chị vừa xuất bản, hay phê bình một truyện ngắn cụ thể nào đó.
Chiếm đa số trong những tài liệu chúng tui thu thập được là những bài phỏng vấn
Nguyễn Ngọc Tư, những bài viết kể lại những kỉ niệm hay những lần gặp gỡ chị ở Cà
Mau. Chúng tui nhận thấy có rất ít những bài phê bình truyện ngắn của chị trên bình
diện khái quát mà đa số tập trung vào truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”, nhưng những
bài viết ấy đa phần đều là khen chê một cách cảm tính, đa phần là những bài báo với tư
cáchtranh luận trên diễn đàn nhiều hơn là công trình nghiên cứu khoa học thật sự. Thế
nhưng, chúng tui đánh giá rất cao những ý kiến đánh giá đúng đắn và chừng mực của
các nhà văn và nhà phê bình như Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Khắc Phê, Nguyên
Ngọc, Dạ Ngân…vì những ý kiến này đã giúp chúng tui tỉnh táo và vững vàng hơn
trong việc nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Đề tài của luận văn này là tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của một tác giả trẻ, do
đó dĩ nhiên chưa thể có những công trình nghiên cứu dày dặn và thấu đáo để người viết
tham khảo. Các nguồn tư liệu chủ yếu được thu thập trên các trang web văn học như:
Viet-studies, E-văn, Vietnamnet, Văn nghệ Sông Cửu Long…, trên các tờ báo giấy
uy tín như: Văn nghệ, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người lao động, Tiền Phong, Công an
nhân dân…và chúng tui còn tham khảo trên các diễn đàn văn học, blog cá nhân của
tác giả và những nhà văn, nhà nghiên cứu khác để có thêm tư liệu. Không thể nói tư
liệu về Nguyễn Ngọc Tư ít ỏi, nhưng trước sự đa dạng của các ý kiến cũng như các
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
nguồn tư liệu, chúng tui buộc phải tỉnh táo và khách quan để “gạn đục khơi trong”, để
tìm ra những tư liệu, những bài viết có giá trị nhằm phục vụ tốt cho luận văn này.
03. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu
Trong nội dung của luận văn, chúng tui sẽ dành ra một chương để tìm hiểu đôi nét
khái quát về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác của chị. Sau đó, sẽ đi vào
tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các bình diện sau:
- Cảm hứng nghệ thuật
- Thế giới nhân vật
- Nghệ thuật dựng truyện
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nghệ thuật trần thuật
- Ngôn ngữ và giọng điệu
Từ những nghiên cứu có tính chất cơ sở đó, chúng tui sẽ cố gắng chỉ ra những
đóng góp của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các mặt nội dung tư tưởng (như cảm
hứng về thân phận con người và hiện thực của nông thôn Nam Bộ, thế giới nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư…) và hình thức nghệ thuật (như sự đặc sắc trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ…)
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tui khảo sát tất cả những truyện đã được xuất bản
của Nguyễn Ngọc Tư, gồm 6 tập truyện:
-Ngọn đèn không tắt, NXB Trẻ, 2000
-Biển người mênh mông, NXB Kim Đồng, 2003
-Giao thừa, NXB Trẻ, 2003
-Nước chảy mây trôi (tập truyện và ký), NXB Văn Nghệ, 2004
-Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hóa, 2005
-Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2005
Thêm vào đó là những truyện chỉ mới được đăng trên trang web “Viet-studies” của
Trần Hữu Dũng (chưa xuất bản) như: Trò chơi quên nhớ, Sông dài con cá lội đâu,9
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Một chuyện hẹn hò, Vết chim trời, Núi lở, X-năm một ngàn chín trăm năm xưa, Núi
ở lại, Những cây sầu trên đỉnh Puvan.
04. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như sau:
4.1. Phương pháp thống kê
Chúng tui khảo sát các hiện tượng lặp lại ở một số các yếu tố thuộc về nội dung
và hình thức của tác phẩm. Sau đó, chúng tui dựa vào tần số xuất hiện của các yếu tố
đó để hệ thống hoá và khái quát hóa lên thành những đặc điểm riêng và ổn định của
nhà văn.
Chúng tui cũng sử dụng phương pháp này để thống kê những tính từ, động từ,
những cách thức diễn đạt theo kiểu ngôn ngữ Nam Bộ để phục vụ cho việc tìm hiểu về
ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
4.2. Phương pháp so sánh
Để thấy được phong cách riêng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như sự đóng
góp của Nguyễn Ngọc Tư cho nền văn học Việt Nam đương đại, trong quá trình nghiên
cứu người viết có tiến hành so sánh đối chiếu Nguyễn Ngọc Tư với một số cây bút
truyện ngắn khác như: Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng, Dạ Ngân, Kim
Lân, Tô Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu…ở từng vấn đề có liên quan để
thấy được những nét tương đồng và dị biệt, từ đó thấy rõ hơn đặc điểm truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư.
4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Vận dụng phương pháp này, đầu tiên chúng tui tiến hành khảo sát từng tác
phẩm, tập trung chú ý các yếu tố chính để nêu bật nội dung tư tưởng và hình thức nghệ
thuật của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Rồi từ đó, chúng tui rút ra những nhận xét
chung, khái quát, tiêu biểu cho đặc điểm truyện ngắn của chị.
05. Đóng góp của luận văn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Luận văn này tập trung tìm hiểu “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”,
nhằm mục đích bước đầu chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư đối với nền văn
học Việt Nam hiện đại, đồng thời tìm hiểu sơ bộ để làm rõ hơn những nét đặc trưng
của phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Đặc biệt luận văn này sẽ giúp người đọc
thấy rõ hơn chất Nam Bộ đậm đặc trong ngôn ngữ văn chương Nguyễn Ngọc Tư.
Thực hiện luận văn này chúng tui mong đóng góp một chút công sức cho công
tác nghiên cứu-phê bình Văn học Việt Nam hiện đại về cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Tư.
Hơn nữa, từ trước đến nay việc khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
chưa nhiều và chưa có hệ thống. Tính đến thời điểm luận văn này được tiến hành thì
chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về đề tài này ra đời. Do đó, chúng
tui đã dụng công nghiên cứu để có thể bổ sung thêm một số nhận định xác đáng và có
giá trị bên cạnh những ý kiến đã có trước đây về vấn đề này.
06. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm ba phần chính: Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, phần Nội
dung được chia làm ba chương dựa trên nội dung nghiên cứu:
-Chương 1. Khái quát về Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác.
-Chương 2. Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư.
-Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Luận văn này sở dĩ có cấu trúc ba chương như trên bởi mục đích của chúng tôi
là nhằm giải quyết vấn đề tìm hiểu những đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
một cách toàn diện và sâu sắc. Nhiệm vụ của chương 1 là cung cấp một cái nhìn tổng
quát về Nguyễn Ngọc Tư ở cả hai phương diện đời thường và văn chương. Đọc văn để
hiểu thêm về con người và biết người để thêm hiểu văn chương chính là mục đích mà
chương này hướng tới. Chương 2 là chương tập trung tìm hiểu hai nguồn cảm hứng lớn
trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là cảm hứng về hiện thực đời sống Nam Bộ và
cảm hứng về con người Nam Bộ để chúng ta có một cái nhìn bao quát về những vấn đề11
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
mà Nguyễn Ngọc Tư trăn trở, trước mắt là cho quê hương làng xóm của chị, những
người thân yêu gần gũi với chị; rộng hơn nữa là những ưu tư về phận người, kiếp người
mà thoạt đọc vào chúng ta có thể thấy giản đơn, hơi buồn cười nhưng ngẫm nghĩ thì rất
sâu sắc và đáng trân trọng. Chương 3 là chương khảo sát toàn diện đặc điểm nghệ thuật
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư để thấy rõ phong cách sáng tác và nghệ thuật viết truyện
của chị.
Khảo sát truyện ngắn của chị từ hình thức nghệ thuật tới nội dung nghệ thuật
hay nói cách khác là từ phương diện sáng tác tới tác phẩm dưới góc độ thi pháp truyền
thống và thi pháp văn xuôi hiện đại, chúng tui không mong muốn gì hơn là góp một
phần nhỏ của mình vào công việc hiện tại của giới nghiên cứu phê bình về nhà văn trẻ
nhiều triển vọng này.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ
SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1.1. Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
1.1.1. Tiểu sử tác giả
Tác giả Nguyễn Ngọc Tư tên thật là Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976,
quê quán ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Hiện chị sống và làm việc
tại TP Cà Mau. Nguyễn Ngọc Tư cũng là Hội viên Hội Nhà Văn trẻ tuổi nhất hiện
nay. Chị từng đạt giải nhất cuộc thi "Văn học tuổi 20 lần thứ 2" của Nhà xuất bản
Trẻ, Hội nhà văn TP HCM, báo Tuổi Trẻ tổ chức năm 2000 với tập truyện "Ngọn
đèn không tắt" và Giải thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001 cũng
với tập truyện này. Tập sách này đã được chọn in lại trong "Tủ sách Vàng" của
NXB Kim Đồng năm 2003. Nguyễn Ngọc Tư cũng đạt Giải 3 cuộc thi sáng tác
truyện ngắn 2003-2004 của báo Văn nghệ với truyện ngắn "Đau gì như thể...".
Năm năm qua, chị tiếp tục gây ngạc nhiên và đem lại nhiều thiện cảm cho bạn đọc
bằng giọng văn tưng tửng mà tình cảm của mình. Chị cũng là tác giả trẻ nhất có tên
trong tuyển tập truyện ngắn Việt Nam được dịch và in ở Mỹ, do đó chị đã vinh dự
được chọn lên hình chương trình “Người đương thời” năm 2005. Hiện tại nhiều
truyện ngắn của chị được dịch ra tiếng Nhật, tiếng Anh để giới thiệu với độc giả ở
nước ngoài.
Vốn là một học sinh giỏi văn của trường Phan Ngọc Hiển, nhưng Nguyễn
Ngọc Tư chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một nhà văn. Những năm tháng sống
cùng với ông ngoại, sớm lao vào công cuộc mưu sinh (làm văn thư cho tạp chí Bán
đảo Cà Mau) có lẽ là một trong những duyên cớ khiến Nguyễn Ngọc Tư bước chân
vào lĩnh vực viết văn. “Đổi thay” là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Nguyễn Ngọc
Tư, được đăng trên tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Nhưng chị thật sự được độc giả cả
nước biết đến khi đoạt giải I cuộc thi “Văn học tuổi 20 lần thứ 2” của Hội Nhà văn
TP.HCM với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” (2000). Cũng từ đó nhiều tập13
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
truyện của chị liên tục được độc giả trong và ngoài nước ủng hộ như: Nước chảy
mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Giao thừa (đoạt một giải
thưởng của Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam). Và đến tập truyện “Cánh đồng
bất tận” (2005) thì có thể nói Nguyễn Ngọc Tư đã thật sự khẳng định được tên tuổi
và tài năng của mình trên văn đàn của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cũng xuất sắc trong mảng tạp văn khi cho
ra đời ngay sau tập truyện “Cánh đồng bất tận” một cuốn tạp văn “nặng ký” đầu
tiên có tên là “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” (2005) tập họp những bài viết của chị đã
đăng trên tạp chí “Thời báo kinh tế Sài Gòn”. Và năm 2007 vừa qua, chị lại cho ra
đời một tập tạp văn mới “Ngày mai của những ngày mai” được độc giả và giới
phê bình đánh giá tốt
3.4.2. Giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giọng điệu của tác phẩm
văn xuôi, bên cạnh những yếu tố khác như cú pháp, nhịp điệu, cách diễn đạt…Đi tìm
giọng điệu trong văn xuôi, chúng ta có thể đứng trên hai bình diện. Ở bình diện vi mô
(tức là ngôn ngữ của người kể chuyện), chúng ta thấy hiện lên trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư một lối kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, hóm hỉnh với lối dẫn chuyện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi112
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
hồn nhiên, tựa như không còn khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật, người
kể chuyện và độc giả.
Chúng tui cho rằng nghệ thuật kể chuyện đặc biệt khó ở chỗ phải vào đầu như
thế nào cho trơn tru và kết thúc như thế nào (có thể gọn ghẽ, có thể bỏ lửng) để tạo
được dư ba cảm xúc cho người đọc. Nguyễn Ngọc Tư đã làm được điều đó trong
truyện ngắn của mình, với việc mở đầu câu chuyện bằng cách đi trực tiếp vào vấn đề
và cách kết thúc truyện bằng những câu kết nhẹ như gió, nhưng buộc người đọc phải
thẫn thờ suy ngẫm. Tiêu biểu cho nhận định này là truyện ngắn “Lương”. Ngay vào
phần mào đầu, Nguyễn Ngọc Tư đã tập trung ngòi bút để dồn nén ngồn ngộn những chi
tiết về ngoại hình, về tính cách, về cuộc đời, về nghề nghiệp… Cuối cùng, để làm bật
lên hình ảnh một “Lương khùng” khác người, khác người nên mới bị gọi là khùng với
tất cả sự hồn nhiên đến mức tội nghiệp, hiền lành đến mức cù lần của mình. Có ai biết
đâu đằng sau cái ngoại hình dị hợm, lạ đời đó ẩn chứa một tâm hồn thánh thiện và một
trái tim yêu đầy đam mê với người con gái lỡ lầm. Câu kết truyện ngắn này thoạt nhìn
vào có vẻ khá lạnh lùng, khách quan, cứ như là lời giải thích địa danh: “Nên bên kia
chợ người ta gọi bến này là bến Đậu Đỏ, bên này bờ xóm Miễu, người ta kêu bến
“Lương khùng”. Thế nhưng, người đọc không cần tinh ý lắm cũng dễ dàng nhận ra đó
là một kết thúc cần có, bởi nó đã được “chuẩn bị” ngay từ những dòng phác họa
đầu tiên về nhân vật ngộ nghĩnh này.
Nếu phải liệt kê những câu kết nhẹ như gió thoảng giàu giá trị nghệ thuật của
Nguyễn Ngọc Tư, chúng tui e rằng đó sẽ là một công việc nặng nhọc, bởi kết thúc lửng
lơ, gợi nhiều dư âm và buộc người đọc phải suy ngẫm, day dứt, thậm chí muốn “phản
hồi” chính là sở trường của chị đã được bộc lộ từ những truyện ngắn đầu tiên của mình.
Có những lời kết gợi sự tiếc nuối như: “Cả ba người quay lưng lại với nhau, bưng mặt
khóc, thương cho tuổi thanh xuân đã qua mất rồi.” (Chiều vắng), hay “Từ đấy, ông
già Sáu Đèo chưa một lần trở lại. Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết
bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe, cùng chạm ly uống đến113
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
say... Nhưng không ai nhắc Phi cắt tóc đi, đàn ông đàn ang ai để tóc dài. Biển người
thì mênh mông vậy…” (Biển người mênh mông). Có những câu kết lại gợi sự thương
cảm và ray rứt cho người đọc như: “Và Ba Già, trưởng đoàn Trảng Cò, ông già có
gương mặt khắc khổ, nhăn nhó nhất, mạnh giỏi nhất, ăn nói văn vẻ trơn tru nhất bỗng
dưng hức lên, khóc ngon lành: Vậy là đất Trảng Cò trễ thêm một mùa nữa rồi, mấy chú
ơi.” (Lỡ mùa,) và có đôi khi đó là những đoạn kết dài, dòng nào chữ nào cũng đầy sự
kìm nén để không vỡ òa trong nước mắt: “Những buổi trưa tháng mười mờ, lợt lại
quay về trên khu phố nhà tui […] Cha cũng chẳng ngó ngàng gì hoa nắng, lặng lẽ ngồi
đánh máy một cái đơn tranh chấp đất đai của khách hàng, gương mặt quắt quay, bàn
tay như những vụn xương khô, cứng quèo bởi ý nghĩ, có thật mình đã bắn đứa em ruột
thịt của mình? Bà nội ngủ trưa, mặt nhiều khi cau lại, nhiều khi rên khẽ, dường như
những cơn chiêm bao đang tàn phá sự sống của bà […] (Vết chim trời).
Cũng có khi Nguyễn Ngọc Tư kết thúc truyện ngắn bằng một câu hỏi, như là
một sự hoài nghi, để tạo sự bất ngờ cho tác phẩm. Chúng ta hãy thử xem xét truyện
ngắn “Cái nhìn khắc khoải” với nhân vật “tôi” giữ vai trò người kể chuyện, kể về câu
chuyện của một ông già, với cách gọi hết sức khách quan là “ông”, mãi cho đến cuối
cùng nhân vật Khoa mới ngờ ngợ: "Mầy đang kể về ba mầy, phải không?" .
Cũng có những câu kết chắc nịch mà lại hàm chứa nỗi hoang mang hơn cả một
một câu hỏi thường tình, chẳng hạn như câu kết truyện ngắn “Núi lở” của nhân vật
“tôi”: “Thằng bé ấy đúng là vẫn chưa có kết thúc” như một lời dặm làm “tăng trọng
lượng” cho điều thảng thốt sau cùng của Vĩnh: “Riêng thằng bé không có kết thúc”.
Chúng tui đặc biệt chú ý đến kiểu kết thúc “đối thoại” của Nguyễn Ngọc Tư, khi
chị để cho nhân vật dường như không chỉ độc thoại với chính nội tâm ngổn ngang của
mình, mà dường như hướng tới sự chia sẻ với cả độc giả tất cả những nỗi niềm bối rối
thầm kín nhất, như nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Một mối tình”: “Mà, trời ơi,
Trọng ác với tui chi vậy, sao bắt tui phải kìm lòng không được để nói ra, nhìn tui mà
không hiểu à?”, hay một câu hỏi buông lửng, nửa như tỉnh táo nửa như điên khùng của
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi114
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
nhân vật Huệ: “Nó muốn chạy vô xóm, tới nhà Thi, gặp anh và nói cho anh hay rằng
nó hết thương Thi rồi, nó quên anh, quên thiệt. Nhưng nói để làm gì, ta ?”. Tình huống
này là nhân vật bối rối hay chính tác giả cũng bối rối, bởi có những điều cuộc sống tự
mình quyết định theo một lý lẽ riêng mà con người không thể can thiệp, thậm chí
không thể hiểu được.
Nói tóm lại, về mặt giọng điệu, những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư dù là
kết thức gọn ghẽ hay bỏ lửng lơ thì đều tạo cho người đọc những dư ba cảm xúc rất
đẹp đẽ. Người đọc có thể chênh chao một cách bất chợt trước sự lỡ làng của những mối
tình hay sự kết thúc trong bất lực của những ước mơ đời tan vỡ, hay có khi là tự xem
xét lại chính cách sống của bản thân mình, soi chiếu lại mình trước những bi kịch của
người khác. Một truyện ngắn hay là một dòng chảy không bao giờ kết thúc hay bị giới
hạn bởi những bến bờ, và xét dưới góc độ tiếp nhận, có thể nói với mỗi người khi tiếp
cận tác phẩm sẽ hấp thu được những dạng năng lượng khác nhau từ cùng một dòng
nước. Kể chuyện kiểu như thế, vừa mơ màng vừa mang phong vị cổ tích, khiến người
đọc không sao dứt ra được. Cái hay của Nguyễn Ngọc Tư là ở chỗ đó.
Xét trên bình diện vĩ mô (tức là giọng điệu chung của cả tác phẩm), chúng ta
thấy truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có một giọng điệu nhẹ nhàng, đằm thắm và sâu
lắng. Giọng văn ấy không chỉ thể hiện ở lối kể chuyện chậm rãi, thong dong mà còn thể
hiện ở cả ngôn ngữ của nhân vật, ở những đoạn miêu tả nội tâm của nhân vật. Văn
Nguyễn Ngọc Tư giàu cảm xúc vì những nhân vật của chị thiên về cảm nhận hơn hành
động, nhân vật thích chìm đắm trong cảm xúc, trong thế giới tinh thần của mình hơn là
hành động hướng ra bên ngoài. Ở đặc điểm này chúng ta thấy truyện ngắn của chị có
nhiều điểm tương đồng với Thạch Lam. Nhân vật trong đa số truyện ngắn của chị
không tranh cãi chan chát để tìm ra chân lý cuộc sống, cũng không manh động, liều
lĩnh để giành lấy quyền lợi cho mình, họ thường nhẫn nhịn chịu đựng những thiệt thòi
trong cuộc sống một cách trầm tĩnh đáng ngạc nhiên. Những đặc điểm ấy trong tính115
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
cách và tâm lý nhân vật đã góp phần tạo nên âm điệu trầm lắng và buồn bã cho giọng
điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Bên cạnh đó, không gian nghệ thuật mà Nguyễn Ngọc Tư xây dựng thường là
những làng quê yên tĩnh, heo hút và u buồn nên cũng không thể gợi lên chút gì sôi
động, ồn ào. Đó có thể là một xứ cù lao cùng kiệt và buồn đến rợn ngợp nên dẫu tình
người có ấm áp đến mấy cũng không giữ được chân người: “Cù lao Mút Cà Tha nằm
gần cuối sông Dài, trên nó một chút có một nhánh sông khác rẽ về phía mặt trời, rộn
rịp được đoạn đó rồi thôi. Mút Cà Tha nằm hiu hắt, lâu lâu mới thấy bóng dáng một
con tàu lớ ngớ chạy vào rồi lại tẻn tò quay ra vì lầm đường, vì không biết đằng sau cù
lao, sông cụt. Ngó sông vắng vẻ quá trời buồn, nhìn cảnh cù lao còn buồn hơn. Buồn
từ mùi ổi chín phảng phất trong vườn, từ giọng người ới lên một tiếng rồi bặt, dư âm
còn thâm u trên các ngọn cây, tiếng cạo cơm cháy xa vẳng trong nắng chiều... Từ mé
rừng mắm chống lở đất phía bên này, đi hết vườn cây này gặp được một căn nhà thì lại
tiếp đến vườn cây trái khác. Cuối cùng là bãi bồi, dây khoai lang bò xùm xòa phủ kín
đất. Bóng người ẩn hiện dọn cỏ dưới các gốc cây…” (Thương quá rau răm), hay có
thể đó là một xóm cùng kiệt và buồn hiu hắt tựa như chưa thoát ra được thời kì tiền sử:
“Rúc vào nách một con sông gầy gò chảy cắt qua đồng, X như một đứa trẻ tuyệt vọng
níu tìm vú mẹ. Dọc triền sông, cỏ kết dày, từ trên bờ thò xuống nước như đất đang gục
đầu gội tóc, những cây bần gie xa khỏi mé sông, những cây sộp rũ rượi xoã chùm rễ
nâu, những thân cau lẻ loi đâm thẳng lên trời, vài tiếng gà nhói lên xa xa… tất cả
những thứ đó làm cho vẻ mặt của X buồn thiu. Những chiều phai, nhìn ra sông thấy lục
bình trôi, lơ phơ mấy cái bông lục bình quá thì, cũng phai như chiều. Ngó ra sau nhà
thấy một vạt đồng trũng sâu, ngoi lên mặt nước những bông lúa thưa thớt, xanh xao.
Vườn cũ có vài cây vú sữa, mù u rụng trái đầy mặt đất, mấy bụi tre bụi trúc vút lên trời
một chòm xanh ngắt …” (X-năm một ngàn chín trăm năm xưa,) và dĩ nhiên những
con người ở X cũng sống một cuộc đời “lạ lùng” rất nhiều so với đồng loại. Không
gian đó, hòa quyện với tâm tư của những con người như được vẽ trên cái nền u ám đó
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Trang
Phần Dẫn nhập
01.Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
02.Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2
03.Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu ................................................... 8
04.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9
05.Đóng góp của luận văn ........................................................................... 10
06.Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 10
Phần Nội dung
Chương 1. Khái quát về Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác
1.1. Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ......................................................... 12
1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư .................................................. 16
Chương 2. Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật
2.1. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư...................... 24
2.1.1. Cảm hứng về hiện thực đời sống Nam Bộ...................................... 25
2.1.2. Cảm hứng về con người Nam Bộ.................................................... 35
2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư51
2.2.1. Những nhân vật làm ruộng, làm vườn ............................................ 51
2.2.2. Những nhân vật sống kiếp thương hồ ............................................. 53
2.2.3. Những nhân vật làm nghề “xướng ca” ............................................ 55
2.2.4. Những nhân vật làm nghề chăn vịt chạy đồng ................................ 58
2.2.5. Nhân vật loài vật ............................................................................. 60
Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kiến tạo tình huống ............................ 63
3.1.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và chọn lọc chi tiết ...................... 63
3.1.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống ..................................................... 71
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................... 83
3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ........................................................ 84
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả và biểu hiện tâm lý nhân vật ............................ 89
3.3. Trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư......................................... 95
3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư .......................... 100
3.4.1. Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư...................................... 100
3.4.2. Giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.................................... 111
Phần Kết luận .................................................................................................... 121
Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 123
Phụ lục ................................................................................................................. 1291
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
DẪN NHẬP
01. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ Nam Bộ đang trên đường định hình phong
cách sáng tác. Những năm gần đây chị đã gặt hái được nhiều thành công ở thể loại
truyện ngắn, tiêu biểu là Giải I cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 với tập truyện
ngắn “Ngọn đèn không tắt” vào năm 2000. Do đó, trước tiên vì lòng yêu mến của bản
thân đối với văn chương của Nguyễn Ngọc Tư, cũng như đối với văn học đồng bằng
sông Cửu Long hiền hoà và nhân hậu, chúng tui đã quyết định chọn đề tài luận văn là
“Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” như chút tấm lòng của người con Nam Bộ
tâm huyết với văn chương của quê hương.
Như chúng ta đều biết, tìm hiểu đặc điểm của một hiện tượng “đang diễn ra”,
cụ thể là tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của một tác giả trẻ như Nguyễn Ngọc Tư, là
một công việc rất khó khăn. Bởi nó đòi hỏi người viết một thái độ đánh giá nghiêm túc,
bình tĩnh, vì thời gian sẽ là thuốc thử cho mọi giá trị, chứ không riêng đối với lĩnh vực
văn chương. Nếu vội vàng, võ đoán, hay để những thiên kiến, tình cảm cá nhân chi
phối sẽ rất dễ dẫn đến những kết luận sai lầm. Dẫu biết con đường sáng tác phía trước
của chị còn rất dài, và không có gì là nhất thành bất biến (nhất là trong lĩnh vực sáng
tác), nhưng chúng tui cũng mạnh dạn căn cứ vào những tập truyện ngắn đã xuất bản
trong thời gian qua của Nguyễn Ngọc Tư để nghiên cứu, xem như bước đầu khảo sát
kết quả một chặng đường sáng tác của cây bút trẻ này.
Thời điểm chúng tui tiến hành thực hiện luận văn này, Nguyễn Ngọc Tư đã có
trong tay hơn năm mươi truyện ngắn. Đây quả là một con số ấn tượng đối với một nhà
văn trẻ. Cuộc sống vốn luôn vận động không ngừng và đời sống văn học cũng không
nằm ngoài quy luật ấy. Bằng chứng là văn chương nước ta đang từng ngày từng giờ
khởi sắc với sự đóng góp đặc biệt mạnh mẽ của các nhà văn trẻ, trong đó có Nguyễn
Ngọc Tư. Vì lẽ đó, chúng tui thiết nghĩ việc kịp thời tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
tác giả trẻ này là một công việc có ý nghĩa thực tiễn cao để bổ sung kịp thời cho công
tác phê bình-nghiên cứu văn học hiện nay một phong cách sáng tác đặc biệt mang đậm
dấu ấn Nam Bộ. Nghiên cứu truyện ngắn của chị một cách khoa học và có hệ thống
không chỉ có ý nghĩa đối với công việc nghiên cứu-phê bình văn học đơn thuần mà nó
còn có ý nghĩa đối với công tác nghiên cứu về văn hóa nông thôn Nam Bộ và ngôn ngữ
Nam Bộ.
Xét riêng trong lĩnh vực sáng tác, chúng ta nhận thấy kể từ những nhà văn lớp
trước như Sơn Nam, Trang Thế Hy, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Dạ Ngân…khu
vực Nam Bộ vẫn chưa có một nhà văn nào xuất hiện như là một “hiện tượng” của văn
học nước nhà như Nguyễn Ngọc Tư. Hiếm có nhà văn nào mới sáng tác mà đã sớm
khẳng định được vị trí, vùng sáng tác và phong cách sáng tác chuyên biệt như Nguyễn
Ngọc Tư. Từ nay chúng ta có Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn của nông thôn và nông
dân Nam Bộ, một nhà văn sáng tác bằng ngôn ngữ Nam Bộ rặt ròng để bản thân tác giả
và tác phẩm nghiễm nhiên trở thành “đặc sản miền Nam”. Như vậy, truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư rất đáng để chúng ta tìm hiểu dưới góc độ thưởng thức đơn thuần lẫn
soi sáng bằng con mắt của nhà nghiên cứu văn học. Lý do chúng tui chọn đề tài này
không ngoài mục đích tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc độ
truyền thống (như tìm hiểu về cảm hứng sáng tác, hệ thống nhân vật) và dưới góc độ
của thi pháp văn xuôi hiện đại (tìm hiểu đặc điểm thi pháp trần thuật và thi pháp ngôn
từ) để có cái nhìn thấu đáo và toàn diện hơn về truyện ngắn của chị.
02. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ có khối lượng tác phẩm xuất bản khá lớn
chỉ trong một thời gian ngắn. Đồng thời chị đã được trao tặng nhiều giải thưởng văn
học có uy tín cũng như nhận được nhiều sự yêu mến và kì vọng lớn lao từ độc giả. Do
đó, có lẽ không quá võ đoán khi khẳng định Nguyễn Ngọc Tư đã đạt được những thành
công nhất định trên con đường định hình một phong cách Nam Bộ đặc sắc trong sáng
tác. Thế nhưng, hiện tại công việc nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của chị lại có vẻ3
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
khá chậm chạp so với những bước tiến trong nghề nghiệp của nhà văn này. Hay nói
đúng hơn, theo sự tìm hiểu của người viết, chưa có một luận văn chính thức nào (cấp
Đại học hay Sau Đại học) nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Chính
vì vậy, chúng tui lựa chọn tiếp cận phần “Lịch sử vấn đề” này dưới con mắt của lý
thuyết tiếp nhận, tức là thu thập và phân loại những ý kiến đánh giá của công chúng khi
tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư qua từng thời kì với những tập truyện khác
nhau.
Là một nhà văn được yêu mến không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài,
vì thế những bài viết tìm hiểu về truyện ngắn và tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư thường
xuyên được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Số lượng bài viết rất dồi dào
với những sắc thái tình cảm rất khác nhau, đặc biệt là với những phong cách và “cấp
độ” cũng khác nhau. Sở dĩ có hiện tượng này bởi vì người viết có thể là nhà nghiên
cứu, nhà phê bình văn học chuyên nghiệp hay đơn thuần chỉ là một độc giả yêu thích
văn chương, nên công tác sưu tầm của chúng tui khá vất vả và phức tạp.
Xuất hiện lần đầu tiên với tập truyện “Ngọn đèn không tắt”, Nguyễn Ngọc Tư
ngay lập tức chiếm được cảm tình của đông đảo độc giả bằng một văn phong nhẹ
nhàng, một tấm lòng trong trẻo, một sự tài hoa mộc mạc đầy nắng gió phương Nam.
Từ sự hứng khởi ban đầu đó, người đọc tiếp tục chào đón những tập truyện khác của
chị như: Nước chảy mây trôi, Giao thừa và Cánh đồng bất tận với một sự thích thú
đặc biệt. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư hàm chứa một nghịch lý: đề tài sáng tác của
chị không mới (chỉ là những câu chuyện đời thường của những người nông dân bình dị
quê mùa), thế nhưng những câu chuyện đơn sơ mà hấp dẫn ấy vẫn lôi cuốn được người
đọc bởi cái nhìn nhân hậu, bởi nghĩa tình của một người viết trẻ vừa ngây thơ lại vừa
chín chắn, hiền lành đấy nhưng không kém phần bản lĩnh. Chính vì thế khi thu thập tài
liệu về Nguyễn Ngọc Tư chúng tui nhận thấy không có nhiều ý kiến không đồng tình
hay bác bỏ tài năng của chị.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Những nhận định trái chiều về Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu xuất hiện khi truyện
ngắn “Cánh đồng bất tận” ra đời, kéo theo đó là nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét khác
nhau về Nguyễn Ngọc Tư được đăng tải rộng rãi trên các báo tạo thành một “hiện
tượng văn học” đáng chú ý của năm 2005. Cũng có ý kiến trái chiều cho rằng đây chỉ
là một chiêu thức tiếp thị sách, một cách thức để đánh bóng tên tuổi của tác giả, chứ
thật sự “Cánh đồng bất tận” không giá trị đến mức để báo chí phải tốn hao giấy mực
đến như vậy. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận năm 2005 là một năm đánh dấu những
thành công vang dội của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và cũng là một năm mà đời sống
văn học nước ta có nhiều khuấy động và khởi sắc đáng kể.
Mặc dù không đồng tình với ý kiến cho rằng truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”
là cái mốc đánh giá sự chuyển hướng sáng tác, là đỉnh cao khó vượt qua của Nguyễn
Ngọc Tư, nhưng chúng tui vẫn phải thừa nhận từ khi tác phẩm này ra đời đã bắt đầu
xuất hiện nhiều luồng ý kiến khác nhau về cây bút này. Tựu trung là có hai luồng ý
kiến: Một bên ủng hộ lối viết dữ dội đến khốc liệt, ủng hộ việc khai thác và phản ánh
hiện thực một cách trần trụi và sát ván như thế, nghĩa là ủng hộ một Nguyễn Ngọc Tư
“mới”. Còn phía bên kia lại cảm giác tiếc nuối vì chị đã đánh mất đi chất trong trẻo,
nhẹ nhàng, nhân hậu, ân tình của mình trong những sáng tác trước đó. Và từ sự kiện
này, bỗng dưng người ta bối rối khi muốn xếp chị đứng vào một kiểu loại nhà văn
chuyên sáng tác theo một phong cách nhất định nào đó.
Thế nhưng, chính tác giả cũng thừa nhận “Cánh đồng bất tận” cũng chỉ là việc
“xen canh”, một ngả rẽ bất ngờ để thử thách và làm mới bản thân. Có khác chăng chỉ là
Nguyễn Ngọc Tư đã chuyển điểm nhìn sáng tác quen thuộc của mình, để từ đó có thể
nhìn thấy những mặt đen tối, xấu xa, dữ dằn, khốc liệt của nông thôn Nam Bộ, trong đó
những người nông dân dốt nát, cùng kiệt khổ vừa là nạn vừa là thủ phạm. Chính việc
chuyển đổi đột ngột giọng điệu này khiến những độc giả đã quá quen thuộc với lối viết
hiền lành, mộc mạc của Nguyễn Ngọc Tư bị sốc. Thế nhưng, theo dõi những tác phẩm
ra đời sau “Cánh đồng bất tận”, chúng tui vẫn nhận thấy một Nguyễn Ngọc Tư của5
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
nông thôn Nam Bộ hiền lành với những nỗi đau, nỗi buồn phảng phất, với những số
phận nhỏ bé thiệt thòi, với những mối tình lỡ làng, trắc trở muôn thuở, vẫn cái giọng
nhỏ nhẹ đó, có thể buồn hơn, bi quan hơn, tỉnh táo hơn nhưng vẫn là một giọng điệu
văn chương bình dân, hào sảng mà chỉ đất Nam Bộ mới sản sinh ra được.
Xem xét tình hình nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các báo, chúng
tui nhận thấy có rất nhiều bài viết có giá trị khoa học ra đời bởi sự tâm huyết và tài
năng của người viết. Tiêu biểu nhất và sớm nhất có thể kể đến bài viết “Nguyễn Ngọc
Tư, đặc sản miền Nam” của GS.Trần Hữu Dũng. Ông đã xem xét truyện ngắn của chị
một cách tường tận và thấu đáo trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trần
Hữu Dũng đặc biệt đề cao tài năng sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư,
ông đánh giá đó là một cái riêng đặc sắc không thể trộn lẫn với bất kì nhà văn nào
khác, như là một “đặc sản miền Nam”. Bằng tất cả sự yêu mến chân thành, Trần Hữu
Dũng cũng không quên thông báo những nguy cơ có thể khiến tác giả trẻ này đi vào lối
mòn trong sáng tác bên cạnh sự nhìn nhận và tán thưởng tài năng của chị.
Huỳnh Công Tín với bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam Bộ”
trên trang web “Văn nghệ Sông Cửu Long” cũng dành cho Nguyễn Ngọc Tư những
lời khen tặng xứng đáng với tài năng của chị. Ông đánh giá cao khả năng xây dựng
những không gian Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư và thừa nhận:“Đặc
biệt, vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng tác của chị được dựng lại bằng
chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị.”. Huỳnh
Công Tín cũng đánh giá cao khả năng miêu tả tâm lý người và vật hết sức sắc sảo của
Nguyễn Ngọc Tư. Công bằng với điều kiện và hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư, ông cũng yêu cầu chúng ta cần có cái nhìn thông cảm hơn khi những vấn đề chị
quan tâm còn nhỏ nhặt và chưa có tầm bao quát. Ông cũng khẳng định cái đáng quý
cần phát huy ở chị chính là chất Nam Bộ trong sáng tác.
Trên mục “Phê bình” của trang web “E-văn” ngày 14/06/2006 có đăng bài viết
của Trần Phỏng Diều với tựa đề “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Tư”. Với cách hiểu “đi tìm thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thực
chất là đi tìm những hình tượng văn học trong sáng tác của tác giả. Các hình tượng
văn học này cứ trở đi trở lại và trở thành một ám ảnh khôn nguôi, buộc người viết phải
thể hiện ra tác phẩm của mình.”, Trần Phỏng Diều đã chỉ ra thị hiếu thẩm mỹ trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thể hiện qua ba hình tượng: hình tượng người nghệ sĩ,
hình tượng người nông dân và hình tượng dòng sông. Sau khi phân tích vẻ đẹp của
từng hình tượng, anh cũng đánh giá rất cao văn phong mộc mạc, cách viết như nói của
Nguyễn Ngọc Tư. Theo anh, nếu chị đánh mất đi vùng thẩm mỹ này thì đồng thời cũng
làm mất đi rất nhiều giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm của mình.
Chúng tui cũng thu thập được hai bài viết tìm hiểu một số khía cạnh về không
gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là
bài viết “Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” của Thụy
Khuê và bài viết “Thời gian huyền thoại trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của
Nguyễn Ngọc Tư” của Mai Hồng cùng được đăng trên trang web “Viet-studies”. Nhìn
chung Thụy Khuê thống nhất ý kiến cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một
không gian Nam Bộ với ruộng đồng sông nước đặc sắc trong tác phẩm của mình, góp
phần to lớn vào việc phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của tác giả. Việc chỉ ra kiểu thời gian
huyền thoại trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” cũng là một góc nhìn mới lạ của
Mai Hồng trong việc tìm hiểu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ở nước ta hiện nay.
Phạm Thái Lê với bài viết “Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên “Tạp chí Văn nghệ quân đội” cũng là một bài viết
có giá trị khi chỉ ra “môtíp người nghệ sĩ cô đơn” thường thấy trong truyện ngắn của
chị trong hành trình đơn độc và vô vọng để đi tìm cái Đẹp ở đời, chấp nhận đánh đổi và
hy sinh, kể cả tình yêu và hạnh phúc, cuối cùng Phạm Thái Lê rút ra kết luận: “Cũng
đề cập đến nỗi cô đơn của con người nhưng chúng tui nhận thấy quan niệm của
Nguyễn Ngọc Tư rất khác. Cô đơn luôn là nỗi đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất của
con người. Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận rất rõ niềm cô đơn mà7
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
không thấy sự bi quan tuyệt vọng. Nhân vật của chị tự ý thức về sự cô đơn. Họ chấp
nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và, từ trong nỗi đau ấy, họ vươn
lên, làm người. Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái
Đẹp, cái Thiện.”
Điểm qua một số bài viết mang tính “học thuật” như thế để hiểu thêm về tình
hình nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư ở nước ta hiện nay còn ít ỏi và chưa có hệ thống. Đa
phần các bài viết đều được đăng tải trên các báo, chưa có một công trình nghiên cứu
chính thức được in thành sách. Ngoài ra, đa phần các bài viết đều trên tinh thần giới
thiệu một tập truyện của chị vừa xuất bản, hay phê bình một truyện ngắn cụ thể nào đó.
Chiếm đa số trong những tài liệu chúng tui thu thập được là những bài phỏng vấn
Nguyễn Ngọc Tư, những bài viết kể lại những kỉ niệm hay những lần gặp gỡ chị ở Cà
Mau. Chúng tui nhận thấy có rất ít những bài phê bình truyện ngắn của chị trên bình
diện khái quát mà đa số tập trung vào truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”, nhưng những
bài viết ấy đa phần đều là khen chê một cách cảm tính, đa phần là những bài báo với tư
cáchtranh luận trên diễn đàn nhiều hơn là công trình nghiên cứu khoa học thật sự. Thế
nhưng, chúng tui đánh giá rất cao những ý kiến đánh giá đúng đắn và chừng mực của
các nhà văn và nhà phê bình như Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Khắc Phê, Nguyên
Ngọc, Dạ Ngân…vì những ý kiến này đã giúp chúng tui tỉnh táo và vững vàng hơn
trong việc nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Đề tài của luận văn này là tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của một tác giả trẻ, do
đó dĩ nhiên chưa thể có những công trình nghiên cứu dày dặn và thấu đáo để người viết
tham khảo. Các nguồn tư liệu chủ yếu được thu thập trên các trang web văn học như:
Viet-studies, E-văn, Vietnamnet, Văn nghệ Sông Cửu Long…, trên các tờ báo giấy
uy tín như: Văn nghệ, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người lao động, Tiền Phong, Công an
nhân dân…và chúng tui còn tham khảo trên các diễn đàn văn học, blog cá nhân của
tác giả và những nhà văn, nhà nghiên cứu khác để có thêm tư liệu. Không thể nói tư
liệu về Nguyễn Ngọc Tư ít ỏi, nhưng trước sự đa dạng của các ý kiến cũng như các
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
nguồn tư liệu, chúng tui buộc phải tỉnh táo và khách quan để “gạn đục khơi trong”, để
tìm ra những tư liệu, những bài viết có giá trị nhằm phục vụ tốt cho luận văn này.
03. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu
Trong nội dung của luận văn, chúng tui sẽ dành ra một chương để tìm hiểu đôi nét
khái quát về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác của chị. Sau đó, sẽ đi vào
tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các bình diện sau:
- Cảm hứng nghệ thuật
- Thế giới nhân vật
- Nghệ thuật dựng truyện
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nghệ thuật trần thuật
- Ngôn ngữ và giọng điệu
Từ những nghiên cứu có tính chất cơ sở đó, chúng tui sẽ cố gắng chỉ ra những
đóng góp của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các mặt nội dung tư tưởng (như cảm
hứng về thân phận con người và hiện thực của nông thôn Nam Bộ, thế giới nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư…) và hình thức nghệ thuật (như sự đặc sắc trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ…)
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tui khảo sát tất cả những truyện đã được xuất bản
của Nguyễn Ngọc Tư, gồm 6 tập truyện:
-Ngọn đèn không tắt, NXB Trẻ, 2000
-Biển người mênh mông, NXB Kim Đồng, 2003
-Giao thừa, NXB Trẻ, 2003
-Nước chảy mây trôi (tập truyện và ký), NXB Văn Nghệ, 2004
-Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hóa, 2005
-Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2005
Thêm vào đó là những truyện chỉ mới được đăng trên trang web “Viet-studies” của
Trần Hữu Dũng (chưa xuất bản) như: Trò chơi quên nhớ, Sông dài con cá lội đâu,9
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Một chuyện hẹn hò, Vết chim trời, Núi lở, X-năm một ngàn chín trăm năm xưa, Núi
ở lại, Những cây sầu trên đỉnh Puvan.
04. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như sau:
4.1. Phương pháp thống kê
Chúng tui khảo sát các hiện tượng lặp lại ở một số các yếu tố thuộc về nội dung
và hình thức của tác phẩm. Sau đó, chúng tui dựa vào tần số xuất hiện của các yếu tố
đó để hệ thống hoá và khái quát hóa lên thành những đặc điểm riêng và ổn định của
nhà văn.
Chúng tui cũng sử dụng phương pháp này để thống kê những tính từ, động từ,
những cách thức diễn đạt theo kiểu ngôn ngữ Nam Bộ để phục vụ cho việc tìm hiểu về
ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
4.2. Phương pháp so sánh
Để thấy được phong cách riêng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như sự đóng
góp của Nguyễn Ngọc Tư cho nền văn học Việt Nam đương đại, trong quá trình nghiên
cứu người viết có tiến hành so sánh đối chiếu Nguyễn Ngọc Tư với một số cây bút
truyện ngắn khác như: Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng, Dạ Ngân, Kim
Lân, Tô Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu…ở từng vấn đề có liên quan để
thấy được những nét tương đồng và dị biệt, từ đó thấy rõ hơn đặc điểm truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư.
4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Vận dụng phương pháp này, đầu tiên chúng tui tiến hành khảo sát từng tác
phẩm, tập trung chú ý các yếu tố chính để nêu bật nội dung tư tưởng và hình thức nghệ
thuật của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Rồi từ đó, chúng tui rút ra những nhận xét
chung, khái quát, tiêu biểu cho đặc điểm truyện ngắn của chị.
05. Đóng góp của luận văn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Luận văn này tập trung tìm hiểu “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”,
nhằm mục đích bước đầu chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư đối với nền văn
học Việt Nam hiện đại, đồng thời tìm hiểu sơ bộ để làm rõ hơn những nét đặc trưng
của phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Đặc biệt luận văn này sẽ giúp người đọc
thấy rõ hơn chất Nam Bộ đậm đặc trong ngôn ngữ văn chương Nguyễn Ngọc Tư.
Thực hiện luận văn này chúng tui mong đóng góp một chút công sức cho công
tác nghiên cứu-phê bình Văn học Việt Nam hiện đại về cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Tư.
Hơn nữa, từ trước đến nay việc khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
chưa nhiều và chưa có hệ thống. Tính đến thời điểm luận văn này được tiến hành thì
chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về đề tài này ra đời. Do đó, chúng
tui đã dụng công nghiên cứu để có thể bổ sung thêm một số nhận định xác đáng và có
giá trị bên cạnh những ý kiến đã có trước đây về vấn đề này.
06. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm ba phần chính: Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, phần Nội
dung được chia làm ba chương dựa trên nội dung nghiên cứu:
-Chương 1. Khái quát về Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác.
-Chương 2. Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư.
-Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Luận văn này sở dĩ có cấu trúc ba chương như trên bởi mục đích của chúng tôi
là nhằm giải quyết vấn đề tìm hiểu những đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
một cách toàn diện và sâu sắc. Nhiệm vụ của chương 1 là cung cấp một cái nhìn tổng
quát về Nguyễn Ngọc Tư ở cả hai phương diện đời thường và văn chương. Đọc văn để
hiểu thêm về con người và biết người để thêm hiểu văn chương chính là mục đích mà
chương này hướng tới. Chương 2 là chương tập trung tìm hiểu hai nguồn cảm hứng lớn
trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là cảm hứng về hiện thực đời sống Nam Bộ và
cảm hứng về con người Nam Bộ để chúng ta có một cái nhìn bao quát về những vấn đề11
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
mà Nguyễn Ngọc Tư trăn trở, trước mắt là cho quê hương làng xóm của chị, những
người thân yêu gần gũi với chị; rộng hơn nữa là những ưu tư về phận người, kiếp người
mà thoạt đọc vào chúng ta có thể thấy giản đơn, hơi buồn cười nhưng ngẫm nghĩ thì rất
sâu sắc và đáng trân trọng. Chương 3 là chương khảo sát toàn diện đặc điểm nghệ thuật
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư để thấy rõ phong cách sáng tác và nghệ thuật viết truyện
của chị.
Khảo sát truyện ngắn của chị từ hình thức nghệ thuật tới nội dung nghệ thuật
hay nói cách khác là từ phương diện sáng tác tới tác phẩm dưới góc độ thi pháp truyền
thống và thi pháp văn xuôi hiện đại, chúng tui không mong muốn gì hơn là góp một
phần nhỏ của mình vào công việc hiện tại của giới nghiên cứu phê bình về nhà văn trẻ
nhiều triển vọng này.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ
SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1.1. Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
1.1.1. Tiểu sử tác giả
Tác giả Nguyễn Ngọc Tư tên thật là Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976,
quê quán ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Hiện chị sống và làm việc
tại TP Cà Mau. Nguyễn Ngọc Tư cũng là Hội viên Hội Nhà Văn trẻ tuổi nhất hiện
nay. Chị từng đạt giải nhất cuộc thi "Văn học tuổi 20 lần thứ 2" của Nhà xuất bản
Trẻ, Hội nhà văn TP HCM, báo Tuổi Trẻ tổ chức năm 2000 với tập truyện "Ngọn
đèn không tắt" và Giải thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001 cũng
với tập truyện này. Tập sách này đã được chọn in lại trong "Tủ sách Vàng" của
NXB Kim Đồng năm 2003. Nguyễn Ngọc Tư cũng đạt Giải 3 cuộc thi sáng tác
truyện ngắn 2003-2004 của báo Văn nghệ với truyện ngắn "Đau gì như thể...".
Năm năm qua, chị tiếp tục gây ngạc nhiên và đem lại nhiều thiện cảm cho bạn đọc
bằng giọng văn tưng tửng mà tình cảm của mình. Chị cũng là tác giả trẻ nhất có tên
trong tuyển tập truyện ngắn Việt Nam được dịch và in ở Mỹ, do đó chị đã vinh dự
được chọn lên hình chương trình “Người đương thời” năm 2005. Hiện tại nhiều
truyện ngắn của chị được dịch ra tiếng Nhật, tiếng Anh để giới thiệu với độc giả ở
nước ngoài.
Vốn là một học sinh giỏi văn của trường Phan Ngọc Hiển, nhưng Nguyễn
Ngọc Tư chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một nhà văn. Những năm tháng sống
cùng với ông ngoại, sớm lao vào công cuộc mưu sinh (làm văn thư cho tạp chí Bán
đảo Cà Mau) có lẽ là một trong những duyên cớ khiến Nguyễn Ngọc Tư bước chân
vào lĩnh vực viết văn. “Đổi thay” là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Nguyễn Ngọc
Tư, được đăng trên tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Nhưng chị thật sự được độc giả cả
nước biết đến khi đoạt giải I cuộc thi “Văn học tuổi 20 lần thứ 2” của Hội Nhà văn
TP.HCM với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” (2000). Cũng từ đó nhiều tập13
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
truyện của chị liên tục được độc giả trong và ngoài nước ủng hộ như: Nước chảy
mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Giao thừa (đoạt một giải
thưởng của Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam). Và đến tập truyện “Cánh đồng
bất tận” (2005) thì có thể nói Nguyễn Ngọc Tư đã thật sự khẳng định được tên tuổi
và tài năng của mình trên văn đàn của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cũng xuất sắc trong mảng tạp văn khi cho
ra đời ngay sau tập truyện “Cánh đồng bất tận” một cuốn tạp văn “nặng ký” đầu
tiên có tên là “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” (2005) tập họp những bài viết của chị đã
đăng trên tạp chí “Thời báo kinh tế Sài Gòn”. Và năm 2007 vừa qua, chị lại cho ra
đời một tập tạp văn mới “Ngày mai của những ngày mai” được độc giả và giới
phê bình đánh giá tốt
3.4.2. Giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giọng điệu của tác phẩm
văn xuôi, bên cạnh những yếu tố khác như cú pháp, nhịp điệu, cách diễn đạt…Đi tìm
giọng điệu trong văn xuôi, chúng ta có thể đứng trên hai bình diện. Ở bình diện vi mô
(tức là ngôn ngữ của người kể chuyện), chúng ta thấy hiện lên trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư một lối kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, hóm hỉnh với lối dẫn chuyện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi112
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
hồn nhiên, tựa như không còn khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật, người
kể chuyện và độc giả.
Chúng tui cho rằng nghệ thuật kể chuyện đặc biệt khó ở chỗ phải vào đầu như
thế nào cho trơn tru và kết thúc như thế nào (có thể gọn ghẽ, có thể bỏ lửng) để tạo
được dư ba cảm xúc cho người đọc. Nguyễn Ngọc Tư đã làm được điều đó trong
truyện ngắn của mình, với việc mở đầu câu chuyện bằng cách đi trực tiếp vào vấn đề
và cách kết thúc truyện bằng những câu kết nhẹ như gió, nhưng buộc người đọc phải
thẫn thờ suy ngẫm. Tiêu biểu cho nhận định này là truyện ngắn “Lương”. Ngay vào
phần mào đầu, Nguyễn Ngọc Tư đã tập trung ngòi bút để dồn nén ngồn ngộn những chi
tiết về ngoại hình, về tính cách, về cuộc đời, về nghề nghiệp… Cuối cùng, để làm bật
lên hình ảnh một “Lương khùng” khác người, khác người nên mới bị gọi là khùng với
tất cả sự hồn nhiên đến mức tội nghiệp, hiền lành đến mức cù lần của mình. Có ai biết
đâu đằng sau cái ngoại hình dị hợm, lạ đời đó ẩn chứa một tâm hồn thánh thiện và một
trái tim yêu đầy đam mê với người con gái lỡ lầm. Câu kết truyện ngắn này thoạt nhìn
vào có vẻ khá lạnh lùng, khách quan, cứ như là lời giải thích địa danh: “Nên bên kia
chợ người ta gọi bến này là bến Đậu Đỏ, bên này bờ xóm Miễu, người ta kêu bến
“Lương khùng”. Thế nhưng, người đọc không cần tinh ý lắm cũng dễ dàng nhận ra đó
là một kết thúc cần có, bởi nó đã được “chuẩn bị” ngay từ những dòng phác họa
đầu tiên về nhân vật ngộ nghĩnh này.
Nếu phải liệt kê những câu kết nhẹ như gió thoảng giàu giá trị nghệ thuật của
Nguyễn Ngọc Tư, chúng tui e rằng đó sẽ là một công việc nặng nhọc, bởi kết thúc lửng
lơ, gợi nhiều dư âm và buộc người đọc phải suy ngẫm, day dứt, thậm chí muốn “phản
hồi” chính là sở trường của chị đã được bộc lộ từ những truyện ngắn đầu tiên của mình.
Có những lời kết gợi sự tiếc nuối như: “Cả ba người quay lưng lại với nhau, bưng mặt
khóc, thương cho tuổi thanh xuân đã qua mất rồi.” (Chiều vắng), hay “Từ đấy, ông
già Sáu Đèo chưa một lần trở lại. Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết
bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe, cùng chạm ly uống đến113
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
say... Nhưng không ai nhắc Phi cắt tóc đi, đàn ông đàn ang ai để tóc dài. Biển người
thì mênh mông vậy…” (Biển người mênh mông). Có những câu kết lại gợi sự thương
cảm và ray rứt cho người đọc như: “Và Ba Già, trưởng đoàn Trảng Cò, ông già có
gương mặt khắc khổ, nhăn nhó nhất, mạnh giỏi nhất, ăn nói văn vẻ trơn tru nhất bỗng
dưng hức lên, khóc ngon lành: Vậy là đất Trảng Cò trễ thêm một mùa nữa rồi, mấy chú
ơi.” (Lỡ mùa,) và có đôi khi đó là những đoạn kết dài, dòng nào chữ nào cũng đầy sự
kìm nén để không vỡ òa trong nước mắt: “Những buổi trưa tháng mười mờ, lợt lại
quay về trên khu phố nhà tui […] Cha cũng chẳng ngó ngàng gì hoa nắng, lặng lẽ ngồi
đánh máy một cái đơn tranh chấp đất đai của khách hàng, gương mặt quắt quay, bàn
tay như những vụn xương khô, cứng quèo bởi ý nghĩ, có thật mình đã bắn đứa em ruột
thịt của mình? Bà nội ngủ trưa, mặt nhiều khi cau lại, nhiều khi rên khẽ, dường như
những cơn chiêm bao đang tàn phá sự sống của bà […] (Vết chim trời).
Cũng có khi Nguyễn Ngọc Tư kết thúc truyện ngắn bằng một câu hỏi, như là
một sự hoài nghi, để tạo sự bất ngờ cho tác phẩm. Chúng ta hãy thử xem xét truyện
ngắn “Cái nhìn khắc khoải” với nhân vật “tôi” giữ vai trò người kể chuyện, kể về câu
chuyện của một ông già, với cách gọi hết sức khách quan là “ông”, mãi cho đến cuối
cùng nhân vật Khoa mới ngờ ngợ: "Mầy đang kể về ba mầy, phải không?" .
Cũng có những câu kết chắc nịch mà lại hàm chứa nỗi hoang mang hơn cả một
một câu hỏi thường tình, chẳng hạn như câu kết truyện ngắn “Núi lở” của nhân vật
“tôi”: “Thằng bé ấy đúng là vẫn chưa có kết thúc” như một lời dặm làm “tăng trọng
lượng” cho điều thảng thốt sau cùng của Vĩnh: “Riêng thằng bé không có kết thúc”.
Chúng tui đặc biệt chú ý đến kiểu kết thúc “đối thoại” của Nguyễn Ngọc Tư, khi
chị để cho nhân vật dường như không chỉ độc thoại với chính nội tâm ngổn ngang của
mình, mà dường như hướng tới sự chia sẻ với cả độc giả tất cả những nỗi niềm bối rối
thầm kín nhất, như nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Một mối tình”: “Mà, trời ơi,
Trọng ác với tui chi vậy, sao bắt tui phải kìm lòng không được để nói ra, nhìn tui mà
không hiểu à?”, hay một câu hỏi buông lửng, nửa như tỉnh táo nửa như điên khùng của
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi114
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
nhân vật Huệ: “Nó muốn chạy vô xóm, tới nhà Thi, gặp anh và nói cho anh hay rằng
nó hết thương Thi rồi, nó quên anh, quên thiệt. Nhưng nói để làm gì, ta ?”. Tình huống
này là nhân vật bối rối hay chính tác giả cũng bối rối, bởi có những điều cuộc sống tự
mình quyết định theo một lý lẽ riêng mà con người không thể can thiệp, thậm chí
không thể hiểu được.
Nói tóm lại, về mặt giọng điệu, những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư dù là
kết thức gọn ghẽ hay bỏ lửng lơ thì đều tạo cho người đọc những dư ba cảm xúc rất
đẹp đẽ. Người đọc có thể chênh chao một cách bất chợt trước sự lỡ làng của những mối
tình hay sự kết thúc trong bất lực của những ước mơ đời tan vỡ, hay có khi là tự xem
xét lại chính cách sống của bản thân mình, soi chiếu lại mình trước những bi kịch của
người khác. Một truyện ngắn hay là một dòng chảy không bao giờ kết thúc hay bị giới
hạn bởi những bến bờ, và xét dưới góc độ tiếp nhận, có thể nói với mỗi người khi tiếp
cận tác phẩm sẽ hấp thu được những dạng năng lượng khác nhau từ cùng một dòng
nước. Kể chuyện kiểu như thế, vừa mơ màng vừa mang phong vị cổ tích, khiến người
đọc không sao dứt ra được. Cái hay của Nguyễn Ngọc Tư là ở chỗ đó.
Xét trên bình diện vĩ mô (tức là giọng điệu chung của cả tác phẩm), chúng ta
thấy truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có một giọng điệu nhẹ nhàng, đằm thắm và sâu
lắng. Giọng văn ấy không chỉ thể hiện ở lối kể chuyện chậm rãi, thong dong mà còn thể
hiện ở cả ngôn ngữ của nhân vật, ở những đoạn miêu tả nội tâm của nhân vật. Văn
Nguyễn Ngọc Tư giàu cảm xúc vì những nhân vật của chị thiên về cảm nhận hơn hành
động, nhân vật thích chìm đắm trong cảm xúc, trong thế giới tinh thần của mình hơn là
hành động hướng ra bên ngoài. Ở đặc điểm này chúng ta thấy truyện ngắn của chị có
nhiều điểm tương đồng với Thạch Lam. Nhân vật trong đa số truyện ngắn của chị
không tranh cãi chan chát để tìm ra chân lý cuộc sống, cũng không manh động, liều
lĩnh để giành lấy quyền lợi cho mình, họ thường nhẫn nhịn chịu đựng những thiệt thòi
trong cuộc sống một cách trầm tĩnh đáng ngạc nhiên. Những đặc điểm ấy trong tính115
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
cách và tâm lý nhân vật đã góp phần tạo nên âm điệu trầm lắng và buồn bã cho giọng
điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Bên cạnh đó, không gian nghệ thuật mà Nguyễn Ngọc Tư xây dựng thường là
những làng quê yên tĩnh, heo hút và u buồn nên cũng không thể gợi lên chút gì sôi
động, ồn ào. Đó có thể là một xứ cù lao cùng kiệt và buồn đến rợn ngợp nên dẫu tình
người có ấm áp đến mấy cũng không giữ được chân người: “Cù lao Mút Cà Tha nằm
gần cuối sông Dài, trên nó một chút có một nhánh sông khác rẽ về phía mặt trời, rộn
rịp được đoạn đó rồi thôi. Mút Cà Tha nằm hiu hắt, lâu lâu mới thấy bóng dáng một
con tàu lớ ngớ chạy vào rồi lại tẻn tò quay ra vì lầm đường, vì không biết đằng sau cù
lao, sông cụt. Ngó sông vắng vẻ quá trời buồn, nhìn cảnh cù lao còn buồn hơn. Buồn
từ mùi ổi chín phảng phất trong vườn, từ giọng người ới lên một tiếng rồi bặt, dư âm
còn thâm u trên các ngọn cây, tiếng cạo cơm cháy xa vẳng trong nắng chiều... Từ mé
rừng mắm chống lở đất phía bên này, đi hết vườn cây này gặp được một căn nhà thì lại
tiếp đến vườn cây trái khác. Cuối cùng là bãi bồi, dây khoai lang bò xùm xòa phủ kín
đất. Bóng người ẩn hiện dọn cỏ dưới các gốc cây…” (Thương quá rau răm), hay có
thể đó là một xóm cùng kiệt và buồn hiu hắt tựa như chưa thoát ra được thời kì tiền sử:
“Rúc vào nách một con sông gầy gò chảy cắt qua đồng, X như một đứa trẻ tuyệt vọng
níu tìm vú mẹ. Dọc triền sông, cỏ kết dày, từ trên bờ thò xuống nước như đất đang gục
đầu gội tóc, những cây bần gie xa khỏi mé sông, những cây sộp rũ rượi xoã chùm rễ
nâu, những thân cau lẻ loi đâm thẳng lên trời, vài tiếng gà nhói lên xa xa… tất cả
những thứ đó làm cho vẻ mặt của X buồn thiu. Những chiều phai, nhìn ra sông thấy lục
bình trôi, lơ phơ mấy cái bông lục bình quá thì, cũng phai như chiều. Ngó ra sau nhà
thấy một vạt đồng trũng sâu, ngoi lên mặt nước những bông lúa thưa thớt, xanh xao.
Vườn cũ có vài cây vú sữa, mù u rụng trái đầy mặt đất, mấy bụi tre bụi trúc vút lên trời
một chòm xanh ngắt …” (X-năm một ngàn chín trăm năm xưa,) và dĩ nhiên những
con người ở X cũng sống một cuộc đời “lạ lùng” rất nhiều so với đồng loại. Không
gian đó, hòa quyện với tâm tư của những con người như được vẽ trên cái nền u ám đó
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: phong cách nghệ thuật của nguyễn ngọc tư, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm TRUYỆN NGHUYỄN NGỌC TƯ, đọc hiểu truyện ngắn nguyễn ngọc tư, nghiên cứu về truyện ngắn giao thừa nguyễn ngọc tư, cốt truyện trong văn nguyễn ngọc tư, pHÂN TÍCH NHÂN VẬT LƯƠNG TRONG Bến đò xóm Miễu”, Nguyễn Ngọc Tư, Điểm nhìn trần thuật trong truyện Thương quá rau răm, nguyễn ngọc tư bắt đầu sáng tác từ năm bao nhiêu, tác giả Nguyễn Ngọc Tư với tập truyện giao thừa, tìm hiểu về nguyễn ngọc tư, nhận định về nguyen ngọc tu, bàn về truyện ngắn Giao thừa của nguyễn ngọc tư, nguyễn ngọc tư có những đóng góp gì cho việt nam, đặc điểm truyện ngắn nguyễn ngọc tư, thế giới truyện ngắn NGuyễn ngọc tư, phong cách nguyễn ngọc tư, xa xóm mũi nguyễn ngọc tư xuất bản năm nào, phan tích nguyễn ngọc tư giao thừa, nguyễn ngọc tư truyện ngắn tiêu biểu, đọc hiểu truyện ngắn thương quá rau răm, dđiểm nhìn trong truyện ngắn vực không đáy của nguyễn ngọc tuw, đặc sắc phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư, thi pháp truyện cahs đồng bất tận, phân tích nét đăc sắc trong nghê thuật kể chuyện của tác phẩm thương quá rau răm, nguyễn ngọc tư phong cách sáng tác, đọc hiểu truyện nguyễn ngọc tư, nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc tư, đặc điểm truyện nguyễn ngọc tư
Last edited by a moderator: