pe_su_gl_16

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài
Nền văn học dân gian Việt Nam rất nổi bật với sự kết hợp nhiều thể loại như truyền thuyết ,truyện cổ tích ,thần thoại ,sử thi …và một bộ phận không thể thiếu đó là ca dao.Ca dao là một thể loại khá tiêu biểu và có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội .Nội dung ca dao phản ánh cuộc sống của người dân lao động , tình cảm gia đình ,tình yêu quê hương đất nước …
Khi nghiên cứu về ca dao đã có không ít nhà nghiên cứu tìm hiểu nhân vật trong ca dao hay cấu trúc ca dao …Theo chân của một số nhà nghiên cứu như Trần Thị An , GS Nguyên Xuân Kính , ThS Trần Tùng Chinh .tui đi vào tìm hiểu đề tài “Đặc trưng của không gian ,thời gian trong ca dao” ,qua đó thấy được sự quan trọng của không gian ,thời gian trong ca dao đồng thời thấy được những sáng tạo về không gian ,thời gian trong ca dao tạo sự độc đáo và sâu sắc về đời sống tâm hồn người Việt Nam qua bao thế hệ .
2.Lịch sử vấn đề
Vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao Việt Nam đã được nhiều người nghiên cứu với nhiều thành tựu đáng kể.
Với chuyên luận thi pháp ca dao nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính tìm hiểu các vấn đề ngôn ngữ, hình tượng, kết cấu, thể thơ, thi pháp diễn xướng, thời gian và không gian nghệ thuật của ca dao truyền thống. Về không gian nghệ thuật, tác giả chú ý đến “không gian vật lí”, “không gian xã hội”. Theo tác giả thì không gian nghệ thuật trong ca dao truyền thống chủ yếu là không gian trần thế, đời thường bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật chưa được cá thể hóa mang tâm trạng tình cảm chung của nhiều người.
Trong cuốn Thi pháp văn học dân gian, nhà nghiên cứu Lê Trường Phát cũng đã tìm hiểu vấn đề không gian nghệ thuật trong ca dao. Tác giả khẳng định không gian trong ca dao là không gian vật lí, đó là không gian thực tại khách quan như nó vốn có. Ngoài ra còn có không gian xã hội – nơi diễn ra mọi hoạt động của đời sống với những mối quan hệ giữa con người với con người”.
D.X Likhachốp trong cuốn Thi pháp Văn học Nga cổ đã nói: “Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả − là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học”.
Về cách diễn đạt thời gian, trong bài Về một phương diện nghệ thuật của ca dao, Trần Thị An đã đưa ra nhận xét rằng trong ca dao tình yêu, thời gian cá nhân riêng biệt, thời gian khách quan, thời gian xã hội bị nhạt nhoà. Do đó, trong việc miêu tả thời gian, người bình dân thường sử dụng những cách nói ước lệ, công thức.
Một nhận định nữa của Nguyễn Xuân Kính :“không gian trần thế, đời thường, bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật chưa được cá thể hoá, mang tâm trạng, tình cảm chung của nhiều người”
Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu về ca dao ,cũng như đặc trưng của không gian thời gian trong ca dao .




3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : : Đặc trưng không gian và thời gian trong ca dao
Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu qua những bài ca dao Việt Nam.
4.Phương pháp nghiên cứu
Thông qua nguồn tài liệu trên thư viện nhà trường ,cũng như nguồn tư liệu trên các phương tiện thông tin đai chúng (báo,mạng internet..)và từ việc đọc tài liệu đã giúp tui tích lũy kiến thức để hoàn thành đề tài này.
Trong tiểu luận tui đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau :
-Phương pháp thống kê ,phân loại.
-Phương pháp so sánh đối chiếu.
-Phương pháp phân tích chứng minh.
-Phương pháp tổng hợp.
5.Bố cục
Đề tài ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung chính được bố cục làm hai chương chính :
Chương 1: Những nét khái quát về ca dao .
Chương 2 : Đặc trưng không gian và thời gian trong ca dao .
NỘI DUNG

Chương 1: Những nét khái quát về ca dao
1.1. Khái niệm ca dao
Đã có không ít tài liệu đề cập đến khái niệm ca dao nhưng theo cách hiểu thông thường thì “ Ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi tiếng đệm , tiếng láy…Sự phân biệt giữa ca dao và dân ca chỉ là ở chỗ khi nói đến ca dao người ta thường nghĩ đến những lời thơ dân gian , còn khi nói đến dân gian người ta nghĩ đến làn điệu ,những thê thức hát nhất định ….Khái niệm ca dao đã được quy định dung để chỉ bộ phận cốt lõi nhất , tiêu biểu nhất :đó là những câu hát trở thành cổ truyền của nhân dân ta” .
Cũng có ý kiến khác về khái niệm ca dao như : (ca: bài hát thành chương khúc; dao: bài hát ngắn, không thành chương khúc) là những câu hát theo giọng điệu tự nhiên lưu hành trong dân gian, thường diễn tả ý nghĩ, tình cảm, nếp sinh hoạt của đại chúng bình dân. Ca dao còn được gọi là phong dao ("phong" là phong tục). Người xưa cho rằng qua ca dao có thể nhận biết phong tục tốt, xấu của một xứ, một vùng.
Còn với Vũ Ngọc Phan theo ông thuât ngữ “Ca dao” vốn là tên gọi Hán Việt ,được các nhà nghiên cứu Văn nghệ dân gian Trung hoa gọi cho hai loại Dân ca khác nhau .
Như vậy , ca dao là lời ca dân gian .Lời ca là lời của các làn điệu dân ca và các sáng tác ngâm vịnh của các nhà Nho được hòa vào dòng chảy dân gian .Khái niệm ca dao được xem là phần lời của những câu hát trữ tình truyền thống . Ca dao là tiếng nói của tình cảm.
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thất thế lại ra quét chùa”
Phần lớn không gian trong ca dao mang tính phiếm chỉ với những “cầu”, “quán”, “cây đa”, “bến đò”…:
- “Qua cầu ngả nón trông cầu,
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu”
“Cây đa cũ, bến đò xưa,
Bộ hành có nghĩa nắng mưa vẫn chờ”.
Đó là những không gian mang tính cá thể hóa có thể được nhiều “nhân vật diễn xướng” sử dụng trong những bối cảnh khác, thích hợp với những gì chung nhất của cảm xúc- tâm lí của nhiều người đến mức trở thành không gian ước lệ mở ra khoảng không rộng lớn cho sự cộng cảm giữa người sáng tácvới người diễn xướng, giữa người diễn xướng với người thưởng thức. Đó là một trong những “điều bí mật” tạo nên sức hấp dẫn muôn đời của ca dao.
KẾT LUẬN
Ca dao là tấm gương phản chiếu trung thành và sâu sắc hiện thực đời sông của người dân gắn với những tình cảm bình di mà thấm đẫm tình người .
Qua thời gian ca dao đã không ngừng đổi mới về nội dung mà còn đổi mới về thi pháp .
Về không gian ,không gian trong ca dao là không gian không cụ thể ,khó xác định mang đặc điểm chung nhất ,phổ biến nhất của dải đất nước Việt Nam Không gian làng quê ,không gian thiên nhiên ,không gian sinh hoạt ,không gian xã hội ,là những không gian vật lý thường gặp như dòng sông ,con thuyền ,cái cầu ,bờ ao ,cây đa ,mái đình …
Thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại , thời gian diễn xướng .Và Likhachốp trong cuốn Thi pháp Văn học Nga cổ đã nói “Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả − là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học”
Không gian và thời gian trong ca dao đi liền với nhau.
Không gian và thời gian trong ca dao là yếu tố quan trọng cho quá trình gợi hứng của lời thơ ,là hai yếu tố tạo nên sự khác biệt của ca dao so với các thể loại khác .Không gian và thời gian là đặc trưng cơ bản tạo nên sự phong phú và giàu ý nghĩa của ca dao ,góp phần đưa ca dao Việt Nam đạt đến giá trị thẩm mỹ trọn vẹn hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực Môn đại cương 0
D Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa? Liên hệ thực tiển nước ta hiện nay? Luận văn Kinh tế 0
A Tổng hợp và xác định các đặc trưng của một số hydroxide cấu trúc lớp kép ứng dụng trong xử lý môi trường Khoa học Tự nhiên 0
A Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của vật liệu Fe-Ti-Hydrotanxit và ứng dụng làm xúc tác xử lý Metylen xanh trong môi trường nước Khoa học Tự nhiên 0
D Những quá trình sản xuất cơ bản CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN ĐẠM URE VÀ CÁC CHẤT THẢI ĐẶC TRƯNG, NGUỒN GỐC CỦA CHẤT THẢI Khoa học Tự nhiên 0
D Chế tạo và khảo sát tính chất đặc trưng của sợi nano ZnO Khoa học Tự nhiên 0
D Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
K Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top