binhcong_bc

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành khai thác và chế biến thủy sản đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta. Với lợi thế là một nước có tiềm năng lớn về biển, nhân dân ta đã có truyền thống lâu đời trong việc chế tạo và sử dụng tàu thuyền để khai thác nguồn lợi to lớn của đất nước. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể khai thác tiềm năng đó một hợp lý nhất nhằm đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho đất nước. Trước yêu cầu đó đòi hỏi ngành đóng tàu nghề cá phải phát triển về qui mô cũng như chất lượng và số lượng, trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm của dân gian, với mong muốn mọi con tàu được đóng mới một cách khoa học, tàu ra khơi an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để giúp sinh viên làm quen với công việc thiết kế, tiếp cận với thực tế để tổng hợp lại kiến thức, chuẩn bị hành trang cần thiết cho một kỹ sư tương lai. Vì vậy, em chọn thực hiện đề tài: “Thiết kế trang bị động lực tàu nghề câu đóng theo kinh nghiệm dân gian ở khu vực Khánh Hòa”.
Đề tài bao gồm các nội dung sau:
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương 2: Thiết kế thiết bị năng lượng chính
Chương 3: Thiết kế thiết bị năng lượng phụ
Chương 4: Thiết kế bố trí thiết bị năng lượng trong buồng máy
Trong quá trình thực hiện đề tài, với sự giúp đỡ của các thầy trong khoa cơ khí, bộ môn tàu thuyền, các cơ quan xí nghiệp sản xuất, các bạn cùng lớp 44TT, và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Đình Long, đến nay em đã hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đề tài này còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHỀ CÁ Ở KHU VỰC KHÁNH HÒA
Khánh Hoà tỉnh có bờ biển dài 385 km tính từ mép nước ven đảo trải dài suốt từ đèo Cả, giáp với Phú Yên, đến tận Cam Ranh, giáp với Ninh Thuận. Là một tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ kéo dài từ vĩ độ 11050’00’’ đến vĩ độ 12054’00’’. Khánh Hoà còn có một huyện đảo Trường Sa rất giàu tiềm năng. Với một vị trí địa lý thuận lợi như vậy nên nghề cá ở tỉnh Khánh Hoà rất phát triển, đặc biệt là ở các huyện Ninh Hoà, Cam Ranh, Vạn Ninh và thành phố Nha Trang có nghề cá phát triển mạnh. Thấy được tiềm năng đó, tỉnh Khánh Hoà đã và đang chú trọng phát triển ngành khai thác thuỷ hải sản thành một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh và đến nay Khánh Hoà là một trong những địa phương có đội tàu khai thác tương đối mạnh trong cả nước.
Theo số liệu thống kê của Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Khánh Hoà thì năm 1995 số lượng tàu thuyền đánh bắt toàn tỉnh có 4010 chiếc với tổng công suất 43668 mã lực với công suất trung bình của mỗi tàu là 10,9 mã lực/tàu, đến cuối năm 2006 là 5702 chiếc với tổng công suất 193766 mã lực với công suất trung bình của mỗi tàu là 33,9 mã lực /tàu. So với năm 1995 thì số lượng tàu cùng công suất có sự phát triển đáng kể, điều này đã chứng tỏ xu hướng phát triển của ngành khai thác thuỷ hải sản của tỉnh hiện nay. Cùng với vốn tự có của ngư dân và nguồn vốn đầu tư theo chuơng trình khai thác xa bờ, Khánh Hoà có đội tàu khai thác hải sản xa bờ tương đối mạnh có 441 chiếc có công suất trên 90 mã lực.
Nghề khai thác thủy sản chủ yếu ở khu vực Khánh Hoà là lưới kéo(1135 chiếc), mành, vây(2919 chiếc) chiếm phần lớn số tàu hiện có của tỉnh, nghề câu có 410 chiếc còn lại là nghề khác. Qua đó cho thấy được sự phát triển không đổng đều giữa các ngành nghề khai thác.
Tuy những năm gần đây tàu thuyền Khánh Hoà có xu hướng vươn ra khơi xa nhưng số lượng tàu lớn vẫn còn ít, chủ yếu là tàu cỡ nhỏ. Mục tiêu của tỉnh hiện nay là làm sao phát triển cơ sở hạ tầng, cầu cảng, bến cá dịch vụ hậu cần nghề cá, tăng số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ làm sao để cho nghề cá của tỉnh phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Bảng tổng hợp thống kê số lượng tàu thuyền của khu vực Khánh Hoà được giới thiệu như sau:


Bảng 1.1.Bảng thống kê tổng hợp số lượng tàu thuyền của khu vực Khánh Hoà
Địa phương Tổng tàu thuyền (chiếc) Tổng công suất (cv) Phân chia công suất Nghề khai thác
<20 20 <75 75<90 >=90 lưới kéo Cản, Cước, Quét Câu Mành, trủ, vây rút Nghề khác
Diên Khánh 1 300 1 1
Ninh Hòa 486 9034.7 289 188 5 101 73 22 275 15
Vạn Ninh 894 19001 496 363 5 12 192 19 7 648 28
Cam Ranh 1361 29318.5 887 428 7 33 97 102 21 1096 45
Nha Trang 2960 137111.5 1047 1391 99 395 745 316 359 900 192
Tổng 5702 193766 2719 2370 116 441 1135 510 410 2919 382

1.2. GIỚI THIỆU VỀ NGHỀ CÂU Ở KHU VỰC KHÁNH HOÀ
1.2.1. Khái quát về nghề câu
Nghề câu xuất hiện từ rất sớm và phổ biến với nhiều cách câu khác nhau như câu tay, câu cần, câu vàng,… Với nghề câu khơi, ngay từ xa xưa ông cha ta đã dùng các loại tàu cỡ nhỏ chạy bằng sức gió để đi câu xa bờ. Từ đó, qua quá trình phát triển, nghề câu có nhiều thay đổi cho phép tàu đi xa hơn, và đạt sản lượng cao hơn. Nghề câu cá ngừ đại dương được du nhập vào Việt Nam vào những năm cuối của thế kỷ XX và hiện nay là nghề cung cấp cá xuất khẩu có giá trị và đang phát triển mạnh ở nước ta.
Nghề câu, đặc biệt là nghề câu cá ngừ đại dương phát triển mạnh ở các tỉnh ven biển miền Trung và Đông Nam Bộ như: Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận và Vũng Tàu. Tại các tỉnh này đã hình thành được những đội tàu công suất lớn và ngư trường khai thác chủ yếu ở vùng đảo Trường Sa.
Để tiến hành khai thác tốt cần có đầy đủ thông tin về ngư trường, trữ lượng khai thác mùa vụ, đặc tính mồi của đối tượng khai thác.
Ngư trường cá ngừ của Việt Nam nằm trong Tây bộ Thái Bình Dương, là ngư trường quan trọng nhất thế giới. Ngư trường khai thác chính của nghề câu cá ngừ đại dương nằm ở 50 đến 150 độ vĩ Bắc và 110 đến 150 độ kinh Đông.
Hiện nay, ngư trường khai thác chủ yếu của ngư dân nước ta ở vùng biển từ Thừa Thiên Huế đổ vào trong làn nước sâu từ 100 m trở ra. Ngư trường này nằm ở phía đông bắc quần đảo Trường Sa, cự ly khoảng 500 km, cách Phan Thiết 750 km về phía đông.
Mùa vụ khai thác: chia thành mùa chính và mùa phụ. Mùa chính (vụ cá nam) kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Đầu vụ có thể khai thác ở ngư trường khơi Quảng Ngãi đến Nha Trang; giữa vụ khai thác từ Nha Trang đến Qui Nhơn; cuối vụ chủ yếu khai thác ngoài khơi Thuận Hải. Khi sóng gió lớn ở phía bắc thì ngư dân đánh bắt ở ngư trường Tây Nam Trường Sa. Trong vụ này sản lượng cá mắt to nhiều hơn cá ngừ vây vàng, chất lượng cá vụ này tốt nhất trong năm và chiếm 70% năng suất khai thác. Đối với mùa phụ (vụ cá bắc) kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 sản lượng cá ngừ vây vàng trong vụ này nhiều hơn cá ngừ mắt to, chất lượng cá vụ này kém hơn vụ trước.
Cá ngừ đại dương thuộc họ cá thu _ ngừ, là loại cá di cư tự do, chúng thường tập trung từng đàn lớn ở độ sâu phổ biến từ 2.000 đến 4.000 m. Ở nước ta, hiện nay có khoảng hơn 10 loài cá ngừ đại dương, trong đó có 5 loài có trữ lượng cao, trọng lượng lớn và có giá trị kinh tế cao là ngừ vây vàng, ngừ vây dài, ngừ vây xanh, ngừ mắt to, ngừ vằn. Trong đó, hai loài được đánh bắt nhiều nhất ở Việt Nam là ngừ vây vàng và ngừ vây dài. Hai loại này có trọng lượng lớn, chất lượng thịt thơm ngon, chắc nên được thị trường rất ưa chuộng. Đối tượng khai thác tập trung chủ yếu: cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây dài, cá ngừ chù, cá ngừ ồ,…
1.2.2.Tình hình phát triển tàu nghề câu ở khu vực Khánh Hoà
Khánh Hòa là một trong những địa phương có nghề câu phát triển ở nước ta. Toàn tỉnh có 410 chiếc tàu câu chủ yêu tập trung ở thành phố Nha Trang với 359 chiếc, Cam Ranh có 21 chiếc, Vạn Ninh có 7 chiếc, Ninh Hoà có 22 chiếc và Diên Khánh là 1 chiếc. Tàu câu ở Khánh Hoà chủ yếu là tàu có công suất nhỏ, tàu được đóng bằng gỗ theo mẫu dân gian, tàu có công suất dưới 90 mã lực chiếm 77%, các tàu này thường chịu được sóng gió cấp 5 hay cấp 6 có trang thiết bị tương đối đơn sơ (chưa có trang thiết bị hiện đại). Vì vậy mỗi chuyến đi biển thường có thời gian ngắn, ảnh hưởng đên hiệu quả sản xuất. Ở các tàu này thường được cơ giới hoá tập trung (nhiều thiết bị được lai từ máy chính trong mọi điều kiện hoạt động của tàu). Do sự làm việc của thiết bị phụ trong hình thức dẫn động này phụ thuộc vào chế độ làm việc của động cơ chính, làm giảm hiệu quả của động cơ chính trong những trường hợp cần thiết.
Bên cạnh đó còn có một số lượng tàu có công suất lớn với trang thiết bị hiện đại đáp ứng được yêu cầu khai thác trên biển nên thu được hiệu quả cao. Các tàu này có thể hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 7 hay cấp 8, mỗi chuyến đi biển được kéo dài hơn khoang 30 ngày trên một chuyến đi.
Sự phát triển nghề câu của tỉnh như vậy là chưa tương xứng với tiềm năng to lớn về biển của tỉnh Khánh Hoà. Vì vậy nếu muốn khai thác tốt tiềm năng đó thì trong thời gian tới tỉnh Khánh Hoà phải có những chính sách đầu tư đúng đắn nhằm đưa nghề cá của tỉnh phát triển tương xứng với tiềm năng của mình, góp phần đưa kinh tế tỉnh nhà ngày càng phát triển.
1.2.3.Tình hình đóng mới và sửa chữa tàu thuyền nghề cá
Hiện nay toàn tỉnh Khánh Hoà có khoảng trên dưới 10 cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền lớn nhỏ khác nhau. Tại Nha Trang có 2 cơ sở lớn đó là Công ty đóng tàu Sông Lô chuyên đóng và sửa chữa tàu composit và Hợp tác xã Song Thuỷ đóng và sửa chữa tàu cá vỏ gỗ. Hai cơ sở này đang phát triển mạnh tại khu vực duyên hải miền trung về lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu cá, có khả năng đóng mới tàu cá có chiều dài có thể lớn hơn 20m, công suất có thể trên 350 mã lực. Hiện nay xu hướng phát triển của hai cơ sở này là đóng tàu du lịch vỏ composit và vỏ gỗ. Ngoài 2 cơ sở trên còn lại chủ yếu là các cơ sở đóng tàu nhỏ của tư nhân.
Hầu hết các cơ sở đóng tàu này chỉ đóng và sửa chữa những tàu có công suất nhỏ, chiều dài nhỏ hơn 15m do các thiết bị máy móc đóng và sửa chữa còn thô sơ, thiếu hệ thống hạ thuỷ tàu. Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất và dịch vụ nhỏ chủ yếu sản xuất một số tời, chân vịt, hệ thống lưới, máy kéo lưới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu: tàu nghề câu vỏ gỗ ở khu vực Khánh Hoà.
- Phạm vi nghiên cứu: phần trang bị động lực tàu nghề câu vỏ gỗ đóng theo kinh nghiệm dân gian ở khu vực Khánh Hoà.
- Mục tiêu: lựa chọn tổ hợp thiết bị động lực và trang thiết bị phụ cho tàu nghề câu.

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1.1. TÔNG QUAN VỀ NGHỀ CÁ Ơ KHU VỰC KHÁNH HOÀ 3
1.2. GIỚI THIỆU VỀ NGHỀ CÂU Ở KHU VỰC KHÁNH HÒA 12
1.2.1. Khái quát về nghề câu 5
1.2.2. Tình hình phát triển tàu nghề câu ở khu vực Khánh Hòa 6
1.2.3. Tình hình đóng mới và sữa chữa tàu thuyền nghề cá 7
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ THIẾT BỊ NĂNG LƯỢNG CHÍNH 8
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CON TÀU THIẾT KẾ 9
2.2. TÍNH SỨC CẢN VỎ TÀU 10
2.2.1.Chọn phương pháp tính sức cản 11
2.2.2. Tính sức cản vỏ tàu 12
2.3. THIẾT KẾ THIẾT BỊ NÂNG LƯỢNG CHÍNH 12
2.3.1. Thiết kế chân vịt để lựa chọn máy chính 12
2.3.2. Thiết kế chân vịt để tận dụng hết công suất máy chính 19
2.3.3. Xây dựng đồ thị đặc tính thủy động chân vịt trong nước tự do 22
2.3.4. Xây dựng đồ thị đường đặc tính vận hành tàu 26
2.4. THIẾT KẾ HỆ TỤC TÀU 29
2.4.1. Phương án bố trí hệ trục 29
2.4.2 Tính toán hệ trục 30
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ THIẾT BỊ NĂNG LƯỢNG PHỤ 39
3.1. NHIỆM VỤ CUA HỆ THỐNG THIẾT BỊ NĂNG LƯỢNG PHỤ 40
3.2. TÍNH CHỌN THIẾT BỊ PHỤ VÀ PHƯƠNG ÁN DÃN ĐỘNG 40
3.2.1. Vấn đề tang bị cứu hoả 40
3.2.2. Hệ thống hút khô 40
3.3. TÍNH TOÁN VÀ CHỌN MÁY PHÁT ĐIỆN CHO TÀU 41
3.3.1. Các thiết bị dung điện trên tàu 41
3.3.2. Xác định công suất cua trạm điện 42
3.3.3. Tính toán dung lượng ắc qui 44
3.4. TÍNH TOÁN LƯỢNG DỰ TRỮ 45
3.4.1. Xác định lượng dự trữ nhiên liệu 45
3.4.2. Xác định thê tích két dự trữ nhiên liệu 46
3.4.3. Xác định thê tìch két nhiên liệu hằng ngày 47
3.4.4. Xác định lượng dự trữ dầu nhờn 48
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ BỐ TÍ THIẾT BỊ NĂNG LƯỢNG TONG BUỒNG MÁY
4.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BỐ TÍ NĂNG LUỢNG TÀU
4.2. THIẾT KẾ BỐ TÍ TANG THIẾT BỊ NĂNG LƯỢNG TONG BUỒNG MÁY
4.3. HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH CHO PHẦN TANG BỊ ĐỘNG LỰC VÀ CÁC TANG THIẾT BỊ KHÁC
4.4. NHẬN XÉT
4.5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.5.1. KẾT LUẬN
4.5.2. KIẾN NGHỊ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

pnanh98

New Member
bạn cho mình xin tài liệu thiết kế hệ thống động lực này có được không
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top