Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Du lịch sinh thái với việc giáo dục môi trường cho học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh
Vấn đề bảo vệ môi trường để phát triền cho các thế hệ hôm nay và cả những thế hệ mai sau, tức là phát triển bền vững, đã trở thành một trào lưu rộng lớn của toàn nhân loại. Gần đây nhất, hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 đã tổng kết các vấn đề về môi trường và phát triển trên thế giới trong những năm qua và đưa ra các chương trình hành động cụ thể. Từ năm 2000, công cuộc bảo vệ môi trường đã gắn liền với các hoạt động chính trị nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường.
Luận Văn Thạc Sĩ Địa Lí Học
Chuyên Ngành Địa Lí Kinh Tế - Xã Hội
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phạm Xuân Hậu
Tác giả : Nguyễn Thị Minh Hà
Số Trang : 139
Kiểu file : PDF
Ngôn ngữ : Tiếng việt
Đại Học Sư Phạm, TP.HCM 2007
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề bảo vệ môi trường để phát triền cho các thế hệ hôm nay và cả những thế
hệ mai sau, tức là phát triển bền vững, đã trở thành một trào lưu rộng lớn của toàn
nhân loại. Gần đây nhất, hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững được tổ chức tại
Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 đã tổng kết các vấn đề về môi trường và phát
triển trên thế giới trong những năm qua và đưa ra các chương trình hành động cụ thể.
Từ năm 2000, công cuộc bảo vệ môi trường đã gắn liền với các hoạt động chính trị
nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường.
Vấn đề giáo dục môi trường cũng đang là vấn đề phát triển trước mắt và lâu dài
của mọi xã hội trên con đường phát triển bền vững. Giáo dục môi trường có thể được
thông qua nhiều hình thức khác nhau, song giáo dục môi trường ở trường phổ thông
chiếm vị trí đặc biệt, vì đây là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của
đất nước.
Một khi ống khói của các nhà máy, xí nghiệp ngày càng vươn cao nhiều hơn trên
bầu trời, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hoá và tập trung dân cư đông đúc, khói
bụi giao thông…đang là vấn nạn thì nhu cầu tìm về với thiên nhiên là điều tất yếu. Vì
thế du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đang phát triển mạnh mẽ trên thế
giới, và Việt nam cũng nằm trong xu thế đó.
Trong nhà trường, hoạt động du lich hiện nay cũng đang phát triển rất mạnh. Đây
là hoạt động ngoại khoá rất hấp dẫn, thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều học sinh.
Đây có thể là một công cụ khá tốt để có thề lồng vào những nội dung giáo dục môi
trường, nâng cao nhận thức thực tế cho học sinh; đồng thời qua đó kết hợp với việc
ứng dụng các bài học lý thuyết trên lớp và hình thành ý thức bảo vệ môi trường tự
nhiên lẫn môi trường nhân văn cho học sinh. Bên cạnh các hình thức khác, giáo dục
môi trường qua hoạt động du lịch sinh thái (DLST) là một hình thức hấp dẫn, sinh
động, lý thú, và đạt hiệu quả cao. Đó cũng chính là lý do của đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử đề tài
Vấn đề DLST đối với mọi người nói chung và đối với học sinh nói riêng không
còn là vấn đề quá mới mẻ. Nhưng qua các tour DLST, học sinh học được điều gì, vàcó ý thức, trách nhiệm như thế nào trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ các yếu tố
sinh thái vẫn chưa được đặt ra cụ thể. Nhiều học sinh vẫn nghĩ đi du lịch là để giải trí,
vui chơi thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Đề tài này muốn nghiên cứu sâu
hơn tác động của DLST với việc giáo dục môi trường đối với đối tượng đặc biệt là
học sinh, để từ đó có những cách thức tổ chức phù hợp và có hiệu quả.
3. Mục đích nghiên cứu
_ Đề tài củng cố cơ sở lý luận cho việc xây dựng các tour DLST phục vụ việc giáo
dục môi trường cho học sinh THPT.
_ Nghiên cứu hiện trạng một số điểm DLST với việc giáo dục môi trường cho học
sinh THPT ở thành phố Hồ Chí Minh.
_ Xây dựng và định hướng phát triển các điểm, tour DLST để thực hiện giáo dục
môi trường cho học sinh THPT ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói
chung.
4. Phạm vi đề tài
Không gian nghiên cứu của đề tài mở rộng từ TP.Hồ Chí Minh ra một số điểm
DLST ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, phù hợp với đối tượng học sinh THPT tại TP.Hồ
Chí Minh.
5. Nhiệm vụ của đề tài
_ Tìm hiểu các điểm, các tour DLST điển hình trong cả nước nói chung và ở thành
phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận nói riêng.
_ Kết hợp các tour DLST tiêu biểu với việc giáo dục môi trường cho đối tượng du
lịch là học sinh phổ thông.
_ Qua hoạt động DLST, bổ sung kiến thức, hình thành ý thức và trách nhiệm bảo
vệ môi trường cho học sinh ở khu DLST nói riêng và môi trường sống nói chung.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận: dựa trên quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống, quan
điểm phát triển bền vững.
6.1.1. Quan điểm tổng hợp:
Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội không hiện diện riêng lẻ mà có
liên quan mật thiết với nhau. Vì thế nghiên cứu bất cứ lãnh vực nào trong tự nhiên, xã
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phihội cũng phải xem xét trên quan điểm tổng hợp với những mối liên hệ đan xen, nhân
quả. Vấn đề phát triển du lịch sinh thái với giáo dục môi trường là hai mặt không thể
tách rời và đều được xem xét trong mối liên hệ với các yếu tố môi trường chung
quanh (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội).
6.1.2. Quan điểm hệ thống:
Du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng bản thân nó đã là một hệ thống phức
tạp từ nhỏ đến lớn, từ gần đến xa. Một điểm đến không bao giờ tồn tại riêng rẽ mà kết
hợp đồng thời với nhiều yếu tố khác: tự nhiên, xã hội, cơ sở hạ tầng, chính sách phát
triển… Vì thế sử dụng quan điểm hệ thống để nghiên cứu đề tài là điều kiện cần thiết
để giải quyết vấn đề.
6.1.3. Quan điểm phát triển bền vững:
Phát triển bền vững cho hôm nay và cho cả những thế hệ tương lai là yêu cầu bức
thiết của mọi quốc gia và lãnh thổ hiện nay. Nghiên cứu du lịch sinh thái là hướng tới
sự phát triển du lịch bền vững và bản thân nó cũng bao gồm cả vấn đề giáo dục môi
trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý tài liệu;
phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp thống kê; phương pháp bảng biểu, bản
đồ; phương pháp khảo sát thực địa.
6.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình làm đề tài, thu thập,
thanh lọc những đề tài theo nội dung, yêu cầu cần tìm hiểu, sắp xếp theo từng đề
mục, so sánh, đối chiếu các tài liệu và chọn lọc, xử lý.
6.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Việc thu thập thông tin
qua các cuộc phỏng vấn, khảo sát nhiều đối tượng, nhiều trường giúp cho việc thực
hiện đề tài được khách quan mà quan sát của một người không thể có được.
6.2.3. Phương pháp thống kê
Sau khi thu thập được nhiều dữ liệu, thống kê theo từng đề mục, nội dung cần
nghiên cứu.6.2.4. Phương pháp bảng biểu, bản đồ
Đây là phương pháp đặc trưng của môn Địa, một số nội dung được trình bày trên
các bảng biểu, các địa danh được thể hiện trên bản đồ để làm rõ hơn những nội dung
được đề cập đến trong đề tài.
6.2.5. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp cần thiết để đề tài nghiên cứu mang tính thực tế và khả thi.
Tuy vậy, do còn hạn chế về thời gian và điều kiện nên việc khảo sát thực địa chỉ được
tiến hành ở một số nơi tiêu biểu (như Thảo Cầm Viên, Củ Chi, Bình Châu, Vũng Tàu,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Ma đa gui…).
7. Cấu trúc Luận văn
Luận Văn gồm:
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận chung.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái với việc giáo dục môi trường
cho học sinh THPT ở TP.Hồ Chí Minh.
Chương 3: Định hướng tổ chức các tour du lịch sinh thái với việc giáo dục môi
trường cho học sinh THPT.
Kết luận
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về du lịch
1.1.1.1. Du lịch
a. Khái niệm du lịch
Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, du lịch đã trở thành nhu cầu không
thể thiếu được trong đời sống văn hoá – xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu du
lịch ngày càng cao. Hoạt động du lịch đang được phát triển mạnh mẽ và trở thành
một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh,
cuộc dạo chơi. Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm hồi phục, nâng cao
sức khỏe và khả năng lao động của con người, liên quan mật thiết đến sự chuyển chỗ
của họ. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hay một nhóm
người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh
để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ
bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước, trừ việc đi
cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch. Du lịch còn
nhằm thoả mãn những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần, tăng cường sự hiểu biết, mối
quan hệ, tình hữu nghị giữa các dân tộc, các vùng…
Du lịch phát triển đòi hỏi phải phát triển và mở rộng các ngành kinh tế khác để
phục vụ cho nhu cầu du lịch như giao thông vận tải, thiết bị điện, hàng tiểu thủ công
nghiệp, nông nghiệp, khách sạn, nhà hàng, các tổ hợp dịch vụ…
Về phương diện lãnh thổ, du lịch cũng có những tác động nhất định, đặc biệt đối
với các vùng xa xôi, vùng kinh tế chậm phát triển nhưng có nhiều tiềm năng lôi cuốn
khách du lịch. Bộ mặt nền kinh tế của vùng dần dần được thay đổi tuỳ từng trường hợp vào số
lượng khách đến.
Theo I.I.Pirôgionic (1985), thuật ngữ du lịch chuyển tải 3 nội dung cơ bản: cách
thức sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên; dạng chuyển cư đặcbiệt; ngành kinh tế, một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục vụ
các nhu cầu văn hoá – xã hội của nhân dân. Vì thế, khái niệm du lịch có thể được xác
định như sau:
Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di
chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa
bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hoá hoặc
thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá.
(I.I.Pirôgionic, 1985).
b. Tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên
du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình
thành, chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá - lịch sử cùng các thành phần
của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng
lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực
tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm:
_ Tài nguyên tự nhiên: gồm địa hình, khí hậu, nguồn nước, động thực vật.
_ Tài nguyên nhân văn: gồm các di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc; các lễ hội; các
đối tượng du lịch gắn với dân tộc học; các đối tượng văn hóa - thể thao và hoạt động
nhận thức khác.
1.1.1.2. Du lịch sinh thái
a. Khái niệm du lịch sinh thái
Ngày nay, xu hướng chung của toàn thế giới coi du lịch nói chung, du lịch sinh
thái (DLST) nói riêng như là nguồn tài nguyên quý giá. DLST đã và đang trên đà trở
mình và đã trở nên phổ biến đối với những người yêu thiên nhiên, nó xuất phát từ các
trăn trở về môi trường, kinh tế và xã hội - một trong những cách thức để trả nợ cho
môi trường tự nhiên và làm tăng giá trị của các khu bảo tồn thiên nhiên còn lại.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDu lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm tương đối mới và rộng. DLST bắt
nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Có người cho rằng DLST là sự kết
hợp ý nghĩa của hai khái niệm “du lịch” và “sinh thái”
Năm 1993, Lindberg và Hawkins đã đưa ra một định nghĩa phản ánh khá đầy đủ
về nội dung và chức năng của DLST : “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu
thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa
phương”.
Tổ chức Bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) cũng đưa ra định nghĩa đầy đủ hơn:
“DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên
không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại
trong quá khứ hay đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế
những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những
người dân địa phương tham gia tích cực” (Ceballos-Lascurain, 1996).
Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt
Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST là : “DLST là loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương”.
Ngoài những khái niệm và định nghĩa trên còn có một số định nghĩa mở rộng hơn
về nội dung của DLST:
“DLST là sự tạo nên và thỏa mãn sự khao khát thiên nhiên, là sự khai thác các
tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển và là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực
lên sinh thái, văn hóa và thẩm mỹ”.
“DLST là du lịch vào những khu tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm hay ít bị xáo
trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng khung cảnh và
muông thú hoang dã và các biểu thị văn hóa được khám phá trong các khu vực này”.
(Cebllos-Lascurain, H, 1987)
“DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và
lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồngthời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích
tài chính cho cộng đồng địa phương”. (Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, 1998)
“DLST là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và định hướng về môi trường
tự nhiên và nhân văn, được quản lý một cách bền vững và có lợi cho sinh thái” (Hiệp
hội DLST Australia)
“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối
tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức
những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp
chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của
quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài
nguyên thiên nhiên một cách bền vững” (Lê Huy Bá-2000)
Lịch sử nhân loại đã chỉ ra rằng: quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, một mặt
góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; mặt
khác, nó cũng gây ra những “vấn đề” cho môi trường sinh thái: tài nguyên sinh vật
và đa dạng sinh học đã và đang bị đe dọa đến mức báo động, các dạng tài nguyên môi
trường đất, nước, không khí cũng đang trên đà suy thoái và ô nhiễm.
Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau,
với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm
tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia
hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ
trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về
mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết
về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa
mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn
hóa bản địa. DLST nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội đủ các yếu
tố: (1) sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; (2) trách nhiệm với xã hội và cộng
đồng.
Khái quát lại, có thể coi DLST là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản:
_ Phát triển dựa vào những giá trị của thiên nhiên và văn hoá bản địa.
_ Được quản lý bền vững về môi truờng sinh thái.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi_ Có giáo dục và diễn giải về môi trường.
_ Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Khái niệm về DLST có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái
(Theo Phạm Trung Lương)
b. Tài nguyên du lịch sinh thái
b.1 Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên trong DLST được phân thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân
văn (có quan hệ mật thiết với các nhân tố con người và xã hội).
“Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc
các khu DLST; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân
văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thoả mãn cho
nhu cầu về DLST.”
Lấy thiên nhiên và văn hoá bản địa làm cơ sở để phát triển, tài nguyên DLST là
một bộ phận cấu thành trong tài nguyên du lịch, bao gồm các giá trị của tự nhiên thểhiện trong một hệ sinh thái (HST) cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát
triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú. Một số loại tài nguyên DLST chính
thường được khai thác và phục vụ nhu cầu du khách bao gồm:
_ Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao
với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên
nhiên (BTTN), các khu dự trữ sinh quyển (DTSQ)…).
_ Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, làng hoa…).
_ Các giá trị văn hoá bản địa có sự hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của HST tự nhiên như các cách canh tác, các lễ hội, sinh hoạt
truyền thống dân tộc…
“Văn hoá bản địa là các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành trong quá
trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới
tự nhiên và con người trong không gian của một HST tự nhiên cụ thể”.
_ Đa dạng sinh học (ĐDSH) là một tài nguyên của DLST, không thể tách rời
ĐDSH ra khỏi DLST, là một hợp phần trong nhiều thành phần tạo nên DLST.
“ĐDSH là tổng hợp toàn bộ các gien, các loài và các HST. Đó là sự biến đổi liên tục
theo tiến hóa để tạo ra các loài mới trong điều kiện sinh thái mới khi những loài khác
biến đi”. ĐDSH bao gồm đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái. Chính
sự đa dạng về gien (đa dạng di truyền), đa dạng loài góp phần tạo nên sự đa dạng về
HST.
b.2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên DLST có những đặc điểm chung sau:
_ Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng
Tài nguyên DLST được hình thành trên nền tảng các tài nguyên trong tự nhiên,
mà bản thân tự nhiên thì rất đa dạng và phong phú. Tài nguyên DLST bao gồm những
HST đặc biệt, là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật quý
hiếm. Vì thế tài nguyên DLST có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách.
_ Tài nguyên DLST thường nhạy cảm với các yếu tố tác động
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSo với nhiều loại tài nguyên du lịch khác, tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm
với những tác động của con người. Bất kỳ một sự tác động nào làm thay đổi tính chất
của tự nhiên hay một hợp phần của tự nhiên hay làm suy giảm hay mất đi một số
loài sinh vật cấu thành nên HST nào đó dưới tác động của con người sẽ là nguyên
nhân làm thay đổi, thậm chí làm biến mất HST đó và kết quả là một diễn thế sinh thái
mới xuất hiện. Tài nguyên DLST sẽ bị ảnh hưởng với những mức độ khác nhau.
_ Thời gian khai thác tài nguyên DLST là không đồng nhất
Có loại tài nguyên DLST có thể khai thác được quanh năm, có loại tài nguyên
DLST khai thác theo thời vụ, chủ yếu dựa vào các yếu tố khí hậu, mùa di cư, sự sinh
sản của các loài sinh vật… Vì vậy để khai thác tốt tiềm năng tài nguyên DLST, các
nhà quản lý, các nhà điều hành DLST cần nghiên cứu và hiểu rõ tính chất thời
vụ của các loại tài nguyên DLST để đưa ra những giải pháp hợp lý với mỗi hoàn cảnh
khai thác.
_ Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và thường được khai thác
tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch
Tài nguyên DLST thường nằm cách xa các khu dân cư, bởi chúng sẽ nhanh chóng
suy giảm, bị biến đổi, thậm chí không còn nữa, do tác động trực tiếp của người dân
như săn bắn, chặt cây… nhằm thỏa mãn cho các nhu cầu cuộc sống của mình. Vì thế
phần lớn các tài nguyên DLST nằm trong phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên – nơi
có sự quản lý chặt chẽ.
Tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên DLST nói riêng thường được khai thác
tại chỗ để tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Trong một
số trường hợp thực tế có thể tạo ra các vườn thực vật, các công viên với nhiều loài
sinh vật đặc hữu trong môi trường nhân tạo để du khách tham quan, thưởng ngoạn.
Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm của DLST đích thực, chúng được
tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của đại chúng, đặc biệt ở các thành phố lớn,
nơi mà người dân ít có điều kiện đến các khu tự nhiên.
Do các đặc điểm trên, để có thể khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST, cần thiết
phải có cơ sở hạ tầng thuận lợi nhằm tiếp cận với các khu vực tiềm năng.Thực tế cho
thấy những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, miệt vườn, sân chim… Nơi nàocó vị trí địa lý thuận lợi, tiện đường giao thông thì hoạt động du lịch nói chung,
DLST nói riêng sẽ phát triển hơn. Ngược lại, nơi có nhiều tài nguyên DLST đặc sắc
như HST núi cao Phanxipăng, rừng tràm U Minh, HST rừng ẩm nhiệt đới trên núi đá
vôi ở khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng…còn chưa được khai thác tương xứng, chủ
yếu là vì điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn.
_ Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài
Điều này dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy vậy, thực tế cho
thấy nhiều loại tài nguyên DLST đặc sắc như các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm
hoàn toàn có thể biến mất do những tai biến tự nhiên hay do các tác động của con
người. Vì thế cần nắm được các quy luật của tự nhiên, lường trước được những
tác động của con người lên tự nhiên nói chung, lên tài nguyên DLST nói riêng để có
những giải pháp, những định hướng để khai thác có hiệu quả, tôn tạo, bảo vệ và phát
triển các nguồn tài nguyên nhằm đáp ứng cho việc phát triển du lịch. Đây cũng là yêu
cầu sống còn của du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững.
c. Những đặc trưng cơ bản của lãnh thổ du lịch sinh thái
Mỗi một điểm du lịch đều có 3 đặc trưng cơ bản nhất là: tính giao thoa, chu
trình sống và khả năng chịu tải. Tuy nhiên đối với một khu vực phát triển DLST thì
yếu tố bền vững là chủ đạo, vì vậy, khái niệm chu trình sống được đặt vào vị trí thứ
yếu trong lãnh thổ DLST. Do đó, hai đặc tính quan trọng trong lãnh thổ DLST mà ta
cần chú ý là tính giao thoa và khả năng chịu tải.
c.1 Tính giao thoa hoà hợp nhưng độc lập tương đối
Đây là một đặc tính thể hiện sự kết hợp giữa hai yếu tố: không gian du lịch và
không gian kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương. Đặc tính này đòi hỏi sự phối
hợp giữa công tác quản lý môi trường và công tác quản lý kinh tế xã hội tại điểm du
lịch. Nếu không biết khai thác sử dụng đặc tính này có thể mang lại hậu quả ô nhiễm
môi trường khu du lịch, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.
c.2 Khả năng tải (sức chứa) của điểm du lịch
Khả năng tải là số lượng người cực đại mà HST ở khu du lịch có thể chấp nhận,
không gây suy thoái HST tự nhiên, không gây xung đột xã hội giữa cộng đồng địa
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiphương và du khách, không gây suy thoái nền kinh tế truyền thống của cộng đồng
bản địa.
Trong phát triển DLST, khả năng tải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó liên quan
trực tiếp đến sự bền vững của khu du lịch, và nó quyết định sự tồn tại của nền văn
hoá bản địa. Một khu DLST chỉ chấp nhận một khối lượng khách và phương tiện
chuyên chở nhất định. Ở đây ta xét đến 3 giá trị khả năng chịu tải:
_ Khả năng chịu tải sinh thái
_ Khả năng chịu tải xã hội
_ Khả năng chịu tải kinh tế
Khả năng chịu tải sinh thái: là áp lực sử dụng HST du lịch ở mức cực đại mà
không xảy ra suy thoái. Bất cứ dấu hiệu suy thoái môi trường nào cũng đều chứng tỏ
sự vượt quá ngưỡng của khả năng chịu tải.
Khả năng chịu tải xã hội: là số lượng du khách tham gia hoạt động DLST được
cộng đồng địa phương chấp nhận (chịu đựng được). Số lượng này tuỳ từng trường hợp vào giới
hạn chấp nhận của cộng đồng chứ không phải là số lượng du khách được lãnh thổ du
lịch thu hút. Khả năng chịu tải xã hội có thể tăng được thông qua chương trình giáo
dục du khách, giáo dục cộng đồng.
Khả năng chịu tải kinh tế: là khả năng chấp nhận các chức năng du lịch mà không
gây phương hại đến các hoạt động mà địa phương mong đợi, có nghĩa là hoạt động
kinh tế địa phương có thể chấp nhận hoạt động du lịch sinh thái và không mâu thuẫn
với hoạt động kinh tế mà DLST mang lại. Ngược lại các hoạt động DLST và nguồn
kinh tế mà DLST mang lại có thể gây phương hại đến các hoạt động kinh tế khác của
địa phương thì có nghĩa là đã vượt quá khả năng tải.
1.1.2 Khái niệm về môi trường
1.1.2.1. Môi trường
Môi trường được một số tác giả định nghĩa như sau:
“Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến
sinh vật” (Masn và Lanenhim, 1957)“Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh
hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời,
rừng, biển, tầng Ôzôn, sự đa dạng sinh học về các loài” (Joe Whiteney, 1993).
“Môi trường là hoàn cảnh sống của sinh vật, kể cả con người mà sinh vật và con
người đó không thể tách riêng ra khỏi điều kiện sống của nó” (Các tác giả Trung
Quốc).
“Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, xã hội, tác
động lên từng cá thể hay cả cộng đồng” (UNEP).
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam sửa đổi (2006) định nghĩa:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật”.
“Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như: đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái, và các hình thái vật chất
khác”.
“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”.
Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và đầy
đủ hơn về môi trường:
“Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội-nhân văn và các
điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động
của con người trong thời gian bất kỳ”
Có thể phân tích định nghĩa này chi tiết hơn như sau:
-Các thành tố sinh thái tự nhiên gồm: đất trồng; lãnh thổ; nước; không khí; động,
thực vật; các hệ sinh thái; các trường vật lý (nhiệt, điện, từ, phóng xạ).
-Các thành tố xã hội-nhân văn gồm: dân số và động lực dân cư, tiêu dùng, xả thải;
cùng kiệt đói; giới; dân tộc, phong tục, tập quán, văn hoá, lối sống, thói quen vệ sinh;
luật, chính sách, hương ước, lệ làng…; tổ chức cộng đồng, xã hội…
trường và phát triển kinh tế nâng cao mức sống người dân và đây cũng chính là nhân
tố cơ bản đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn (chức năng phát triển).
_ Khu DTSQ là phòng thí nghiệm sống cho việc nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và
giám sát các hệ sinh thái, đem lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương, quốc gia
và quốc tế.
_ Trong 6 năm qua, từ khi tham gia các hoạt động quốc tế trong Chương trình Con
người và Sinh quyển (2000-2006), nước ta đã đóng góp 5 khu DTSQ cho nhân loại.
Các khu DTSQ này bao gồm các HST trên đất liền và các vùng ven biển và biển -
đảo, được UNESCO công nhận đang thúc đẩy mối quan hệ cân bằng giữa con người
và thiên nhiên... Các khu DTSQ này đang góp một phần quan trọng trong sự cân bằng
sinh thái như hạn chế xói lở, làm cho đất đai màu mỡ, điều hoà khí hậu, hoàn thiện
các chu trình dinh dưỡng, hạn chế ô nhiễm nước và không khí và còn nhiều chức
năng khác nữa.
12. CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN Ở VIỆT NAM
Đến nay, Việt Nam có tất cả 5 khu DTSQ thế giới:
1. Khu DTSQ Cần Giờ:
Tên đầy đủ là khu DTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ, thuộc thành phố Hồ Chí Minh,
được UNESCO công nhận vào ngày 21/1/2000. Tổng diện tích 75.740 ha, dân số hơn
57 ngàn người.
Cánh rừng này được giới chuyên môn đánh giá là rừng ngập mặn đẹp nhất Đông
Nam Á được khôi phục sau khi bị chất độc hóa học hủy diệt gần như toàn bộ trong
thời gian chiến tranh. Tên cũ của rừng là rừng cấm Quảng Xuyên - Cần Giờ. Vào
những thập niên đầu thế kỷ 20, nơi đây nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn
nguyên sinh và nhiều loài động vật hoang dã. Chất độc hóa học đã rải xuống nhiều
lần trong suốt gần 10 năm chiến tranh (1964-1972) làm cho hơn 80% rừng ngập mặn
có nhiều cây cổ thụ bị chết. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng mới được khôi
phục lại.
Khu DTSQ Cần Giờ cách thành phố Hồ Chí Minh 30-40km đường chim bay, đây
được coi là “lá phổi xanh của thành phố” bởi có chức năng điều hòa không khí, giảm
ô nhiễm và hấp thu CO2 do các hoạt động công nghiệp thải ra từ thành phố Hồ ChíMinh. Ngày nay những quần xã thực vật bản địa mà loài Đước đôi chiếm ưu thế ở
đây không còn nguyên vẹn do bị chất độc hóa học của Mỹ hủy diệt. Thay vào đó là
quần xã thực vật rừng tái sinh và trồng mới, trong đó chủ yếu là cây Đước nhập giống
từ rừng Năm Căn, Cà Mau vì nguồn giống tại chỗ của Cần Giờ không đủ cung cấp
(đến năm 1990 mới có nguồn giống Đước tại chỗ). Từ năm 1984 trở đi, một số loài
cây khác như Gõ biển, Dà vôi, Dà quánh, Cóc trắng, Xu ổi, Tra,... cũng được trồng để
phủ xanh các vùng đất cao, ít ngập triều.
Khu DTSQ Cần Giờ có vùng lõi 4.721 ha. Vùng này đặc trưng cho các hệ sinh thái
rừng trồng và đặc biệt là rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên dọc theo các kênh rạch và
bìa rừng với tính đa dạng sinh học cao về thành phần các loài động vật, thực vật, vi
sinh vật với cảnh quan rừng ngập mặn đa dạng.
Vùng đệm của khu DTSQ Cần Giờ là 41.139 ha. Còn lại là vùng chuyển tiếp có
diện tích là 29.880 ha. Đây được xem là vùng phát triển bền vững, nơi cộng tác của
các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi và
đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ đi đôi với tuyên truyền
giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.
2. Khu DTSQ Cát Tiên:
Thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắc Lắc, được UNESCO
công nhận ngày 10/11/2001.Tổng diện tích gần 729 ngàn ha, với hơn 170 ngàn dân.
Đây là một khu rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền Nam nước
ta, với rất nhiều loài động thực vật quí hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng, đặc biệt là
loài tê giác một sừng. Các hệ sinh thái ở đây cung cấp rất nhiều dịch vụ sinh thái
trong đó phải kể đến chức năng điều hòa nước vùng thượng nguồn sông Đồng Nai,
cung cấp nước ngọt vào mùa khô và khống chế ngập lụt vào mùa mưa cho cả một
vùng rộng lớn Đông Nam Bộ, kể cả thành phố Hồ Chí Minh.
Các hệ sinh thái rừng đặc trưng ở đây là rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa,
rừng hỗn giao,… chạy dài từ vùng núi cao xuống tận cao nguyên Lâm Đồng, xen lẫn
là các hệ sinh thái đồng cỏ, đất ngập nước cùng với rất nhiều loại hình vùng chuyển
tiếp sinh thái. Đây là nơi giao thoa của các loại rừng mưa ẩm nhiệt đới núi cao, cao
nguyên và phức hệ rừng hỗn giao, đất ngập nước đầu nguồn làm nên sự đa dạng và
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiphong phú không nơi nào có được ở nước ta. Đây là nơi ở và kiếm ăn cho nhiều loài
động vật quí hiếm bao gồm các loài động vật có vú, chim, bò sát, cá, côn trùng, sâu
bọ,…
Trải dài trên diện tích của bốn tỉnh, khu DTSQ Cát Tiên có diện tích lớn nhất về
các hệ sinh thái nội địa. Có 11 dân tộc anh em sống ở đây, những dân tộc chính bao
gồm: người Kinh (vùng đồng bằng, đất thấp), người S’Teng và Châu Mạ, Châu Ro
sống định cư ở đây từ vài thế kỷ. Ngoài ra còn có các dân tộc ít người mới từ miền
Bắc chuyển vào như Tày, Nùng, Dao, Hoa, H’Mông,…
Vùng lõi của khu DTSQ có diện tích gần 74 ngàn ha, là vùng lõi của Vườn quốc
gia Cát Tiên. Do một số vùng rừng nguyên sinh còn sót lại, đa dạng sinh học ở đây
được giữ lại gần như ở trạng thái nguyên vẹn. Vùng lõi này có nhiệm vụ bảo tồn
1.610 loài thực vật, trong đó có 31 loài quí hiếm, 23 loài chỉ có ở Cát Tiên. Trong số
các loài thực vật có 30 loài được bảo tồn nguồn gen, 511 loài cây gỗ (176 loài gỗ
quí), 550 loài cây làm thuốc và hàng trăm loài có giá trị thực phẩm, lấy dầu, lấy
sợi,… Hiện có có 34 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như Gõ đỏ, Cẩm lai, Giáng
hương,... Các loại rừng này là nơi ở và kiếm ăn của các loài động vật chỉ có ở vùng
rừng nhiệt đới.
Đến nay, đa dạng sinh học của Cát Tiên vẫn chưa xác định hết, công việc này vẫn
còn đang tiếp tục. Đến nay các nhà khoa học đã công bố 77 loài thú, 318 loài chim,
58 loài bò sát, 28 loài lưỡng cư và 130 loài cá, trong đó nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt
chủng như voi châu Á, tê giác một sừng, Heo rừng, Bò tót, Voọc vá chân đen, Vượn
đen má hung. Trong khu DTSQ có 3 loài chim đặc hữu là Gà so cổ hung, Gà tiền mặt
vàng và Chích chạch xám. với nhiều loài chim nước rất hiếm như Ngan cánh trắng,
Già đẫy... và rất nhiều loài sâu bọ,... Trước đây Cát Tiên còn có Cá sấu nước ngọt,
nhưng hiện tại loài này gần như đã tuyệt chủng. Trong những năm gần đây loài cá sấu
này được đưa trở lại trong điều kiện tự nhiên của khu vực Bàu Sấu.
Vùng đệm của khu DTSQ Cát Tiên có diện tích trên 251 ngàn ha. Mặc dù gọi là
vùng đệm nhưng do Cát Tiên có nhiều sinh cảnh rừng khác nhau từ rừng thường xanh
nguyên sinh, rừng rụng lá nguyên sinh và thứ sinh, trảng bụi, trảng cỏ, đất ngập nước
với các loại hồ và các trảng cỏ ngập nước theo mùa và nhiều kiểu sinh cảnh giao thoa
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Du lịch sinh thái với việc giáo dục môi trường cho học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh
Vấn đề bảo vệ môi trường để phát triền cho các thế hệ hôm nay và cả những thế hệ mai sau, tức là phát triển bền vững, đã trở thành một trào lưu rộng lớn của toàn nhân loại. Gần đây nhất, hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 đã tổng kết các vấn đề về môi trường và phát triển trên thế giới trong những năm qua và đưa ra các chương trình hành động cụ thể. Từ năm 2000, công cuộc bảo vệ môi trường đã gắn liền với các hoạt động chính trị nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường.
Luận Văn Thạc Sĩ Địa Lí Học
Chuyên Ngành Địa Lí Kinh Tế - Xã Hội
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phạm Xuân Hậu
Tác giả : Nguyễn Thị Minh Hà
Số Trang : 139
Kiểu file : PDF
Ngôn ngữ : Tiếng việt
Đại Học Sư Phạm, TP.HCM 2007
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề bảo vệ môi trường để phát triền cho các thế hệ hôm nay và cả những thế
hệ mai sau, tức là phát triển bền vững, đã trở thành một trào lưu rộng lớn của toàn
nhân loại. Gần đây nhất, hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững được tổ chức tại
Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 đã tổng kết các vấn đề về môi trường và phát
triển trên thế giới trong những năm qua và đưa ra các chương trình hành động cụ thể.
Từ năm 2000, công cuộc bảo vệ môi trường đã gắn liền với các hoạt động chính trị
nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường.
Vấn đề giáo dục môi trường cũng đang là vấn đề phát triển trước mắt và lâu dài
của mọi xã hội trên con đường phát triển bền vững. Giáo dục môi trường có thể được
thông qua nhiều hình thức khác nhau, song giáo dục môi trường ở trường phổ thông
chiếm vị trí đặc biệt, vì đây là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của
đất nước.
Một khi ống khói của các nhà máy, xí nghiệp ngày càng vươn cao nhiều hơn trên
bầu trời, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hoá và tập trung dân cư đông đúc, khói
bụi giao thông…đang là vấn nạn thì nhu cầu tìm về với thiên nhiên là điều tất yếu. Vì
thế du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đang phát triển mạnh mẽ trên thế
giới, và Việt nam cũng nằm trong xu thế đó.
Trong nhà trường, hoạt động du lich hiện nay cũng đang phát triển rất mạnh. Đây
là hoạt động ngoại khoá rất hấp dẫn, thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều học sinh.
Đây có thể là một công cụ khá tốt để có thề lồng vào những nội dung giáo dục môi
trường, nâng cao nhận thức thực tế cho học sinh; đồng thời qua đó kết hợp với việc
ứng dụng các bài học lý thuyết trên lớp và hình thành ý thức bảo vệ môi trường tự
nhiên lẫn môi trường nhân văn cho học sinh. Bên cạnh các hình thức khác, giáo dục
môi trường qua hoạt động du lịch sinh thái (DLST) là một hình thức hấp dẫn, sinh
động, lý thú, và đạt hiệu quả cao. Đó cũng chính là lý do của đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử đề tài
Vấn đề DLST đối với mọi người nói chung và đối với học sinh nói riêng không
còn là vấn đề quá mới mẻ. Nhưng qua các tour DLST, học sinh học được điều gì, vàcó ý thức, trách nhiệm như thế nào trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ các yếu tố
sinh thái vẫn chưa được đặt ra cụ thể. Nhiều học sinh vẫn nghĩ đi du lịch là để giải trí,
vui chơi thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Đề tài này muốn nghiên cứu sâu
hơn tác động của DLST với việc giáo dục môi trường đối với đối tượng đặc biệt là
học sinh, để từ đó có những cách thức tổ chức phù hợp và có hiệu quả.
3. Mục đích nghiên cứu
_ Đề tài củng cố cơ sở lý luận cho việc xây dựng các tour DLST phục vụ việc giáo
dục môi trường cho học sinh THPT.
_ Nghiên cứu hiện trạng một số điểm DLST với việc giáo dục môi trường cho học
sinh THPT ở thành phố Hồ Chí Minh.
_ Xây dựng và định hướng phát triển các điểm, tour DLST để thực hiện giáo dục
môi trường cho học sinh THPT ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói
chung.
4. Phạm vi đề tài
Không gian nghiên cứu của đề tài mở rộng từ TP.Hồ Chí Minh ra một số điểm
DLST ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, phù hợp với đối tượng học sinh THPT tại TP.Hồ
Chí Minh.
5. Nhiệm vụ của đề tài
_ Tìm hiểu các điểm, các tour DLST điển hình trong cả nước nói chung và ở thành
phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận nói riêng.
_ Kết hợp các tour DLST tiêu biểu với việc giáo dục môi trường cho đối tượng du
lịch là học sinh phổ thông.
_ Qua hoạt động DLST, bổ sung kiến thức, hình thành ý thức và trách nhiệm bảo
vệ môi trường cho học sinh ở khu DLST nói riêng và môi trường sống nói chung.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận: dựa trên quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống, quan
điểm phát triển bền vững.
6.1.1. Quan điểm tổng hợp:
Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội không hiện diện riêng lẻ mà có
liên quan mật thiết với nhau. Vì thế nghiên cứu bất cứ lãnh vực nào trong tự nhiên, xã
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phihội cũng phải xem xét trên quan điểm tổng hợp với những mối liên hệ đan xen, nhân
quả. Vấn đề phát triển du lịch sinh thái với giáo dục môi trường là hai mặt không thể
tách rời và đều được xem xét trong mối liên hệ với các yếu tố môi trường chung
quanh (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội).
6.1.2. Quan điểm hệ thống:
Du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng bản thân nó đã là một hệ thống phức
tạp từ nhỏ đến lớn, từ gần đến xa. Một điểm đến không bao giờ tồn tại riêng rẽ mà kết
hợp đồng thời với nhiều yếu tố khác: tự nhiên, xã hội, cơ sở hạ tầng, chính sách phát
triển… Vì thế sử dụng quan điểm hệ thống để nghiên cứu đề tài là điều kiện cần thiết
để giải quyết vấn đề.
6.1.3. Quan điểm phát triển bền vững:
Phát triển bền vững cho hôm nay và cho cả những thế hệ tương lai là yêu cầu bức
thiết của mọi quốc gia và lãnh thổ hiện nay. Nghiên cứu du lịch sinh thái là hướng tới
sự phát triển du lịch bền vững và bản thân nó cũng bao gồm cả vấn đề giáo dục môi
trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý tài liệu;
phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp thống kê; phương pháp bảng biểu, bản
đồ; phương pháp khảo sát thực địa.
6.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình làm đề tài, thu thập,
thanh lọc những đề tài theo nội dung, yêu cầu cần tìm hiểu, sắp xếp theo từng đề
mục, so sánh, đối chiếu các tài liệu và chọn lọc, xử lý.
6.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Việc thu thập thông tin
qua các cuộc phỏng vấn, khảo sát nhiều đối tượng, nhiều trường giúp cho việc thực
hiện đề tài được khách quan mà quan sát của một người không thể có được.
6.2.3. Phương pháp thống kê
Sau khi thu thập được nhiều dữ liệu, thống kê theo từng đề mục, nội dung cần
nghiên cứu.6.2.4. Phương pháp bảng biểu, bản đồ
Đây là phương pháp đặc trưng của môn Địa, một số nội dung được trình bày trên
các bảng biểu, các địa danh được thể hiện trên bản đồ để làm rõ hơn những nội dung
được đề cập đến trong đề tài.
6.2.5. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp cần thiết để đề tài nghiên cứu mang tính thực tế và khả thi.
Tuy vậy, do còn hạn chế về thời gian và điều kiện nên việc khảo sát thực địa chỉ được
tiến hành ở một số nơi tiêu biểu (như Thảo Cầm Viên, Củ Chi, Bình Châu, Vũng Tàu,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Ma đa gui…).
7. Cấu trúc Luận văn
Luận Văn gồm:
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận chung.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái với việc giáo dục môi trường
cho học sinh THPT ở TP.Hồ Chí Minh.
Chương 3: Định hướng tổ chức các tour du lịch sinh thái với việc giáo dục môi
trường cho học sinh THPT.
Kết luận
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về du lịch
1.1.1.1. Du lịch
a. Khái niệm du lịch
Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, du lịch đã trở thành nhu cầu không
thể thiếu được trong đời sống văn hoá – xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu du
lịch ngày càng cao. Hoạt động du lịch đang được phát triển mạnh mẽ và trở thành
một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh,
cuộc dạo chơi. Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm hồi phục, nâng cao
sức khỏe và khả năng lao động của con người, liên quan mật thiết đến sự chuyển chỗ
của họ. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hay một nhóm
người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh
để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ
bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước, trừ việc đi
cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch. Du lịch còn
nhằm thoả mãn những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần, tăng cường sự hiểu biết, mối
quan hệ, tình hữu nghị giữa các dân tộc, các vùng…
Du lịch phát triển đòi hỏi phải phát triển và mở rộng các ngành kinh tế khác để
phục vụ cho nhu cầu du lịch như giao thông vận tải, thiết bị điện, hàng tiểu thủ công
nghiệp, nông nghiệp, khách sạn, nhà hàng, các tổ hợp dịch vụ…
Về phương diện lãnh thổ, du lịch cũng có những tác động nhất định, đặc biệt đối
với các vùng xa xôi, vùng kinh tế chậm phát triển nhưng có nhiều tiềm năng lôi cuốn
khách du lịch. Bộ mặt nền kinh tế của vùng dần dần được thay đổi tuỳ từng trường hợp vào số
lượng khách đến.
Theo I.I.Pirôgionic (1985), thuật ngữ du lịch chuyển tải 3 nội dung cơ bản: cách
thức sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên; dạng chuyển cư đặcbiệt; ngành kinh tế, một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục vụ
các nhu cầu văn hoá – xã hội của nhân dân. Vì thế, khái niệm du lịch có thể được xác
định như sau:
Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di
chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa
bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hoá hoặc
thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá.
(I.I.Pirôgionic, 1985).
b. Tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên
du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình
thành, chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá - lịch sử cùng các thành phần
của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng
lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực
tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm:
_ Tài nguyên tự nhiên: gồm địa hình, khí hậu, nguồn nước, động thực vật.
_ Tài nguyên nhân văn: gồm các di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc; các lễ hội; các
đối tượng du lịch gắn với dân tộc học; các đối tượng văn hóa - thể thao và hoạt động
nhận thức khác.
1.1.1.2. Du lịch sinh thái
a. Khái niệm du lịch sinh thái
Ngày nay, xu hướng chung của toàn thế giới coi du lịch nói chung, du lịch sinh
thái (DLST) nói riêng như là nguồn tài nguyên quý giá. DLST đã và đang trên đà trở
mình và đã trở nên phổ biến đối với những người yêu thiên nhiên, nó xuất phát từ các
trăn trở về môi trường, kinh tế và xã hội - một trong những cách thức để trả nợ cho
môi trường tự nhiên và làm tăng giá trị của các khu bảo tồn thiên nhiên còn lại.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDu lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm tương đối mới và rộng. DLST bắt
nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Có người cho rằng DLST là sự kết
hợp ý nghĩa của hai khái niệm “du lịch” và “sinh thái”
Năm 1993, Lindberg và Hawkins đã đưa ra một định nghĩa phản ánh khá đầy đủ
về nội dung và chức năng của DLST : “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu
thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa
phương”.
Tổ chức Bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) cũng đưa ra định nghĩa đầy đủ hơn:
“DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên
không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại
trong quá khứ hay đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế
những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những
người dân địa phương tham gia tích cực” (Ceballos-Lascurain, 1996).
Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt
Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST là : “DLST là loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương”.
Ngoài những khái niệm và định nghĩa trên còn có một số định nghĩa mở rộng hơn
về nội dung của DLST:
“DLST là sự tạo nên và thỏa mãn sự khao khát thiên nhiên, là sự khai thác các
tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển và là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực
lên sinh thái, văn hóa và thẩm mỹ”.
“DLST là du lịch vào những khu tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm hay ít bị xáo
trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng khung cảnh và
muông thú hoang dã và các biểu thị văn hóa được khám phá trong các khu vực này”.
(Cebllos-Lascurain, H, 1987)
“DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và
lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồngthời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích
tài chính cho cộng đồng địa phương”. (Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, 1998)
“DLST là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và định hướng về môi trường
tự nhiên và nhân văn, được quản lý một cách bền vững và có lợi cho sinh thái” (Hiệp
hội DLST Australia)
“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối
tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức
những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp
chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của
quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài
nguyên thiên nhiên một cách bền vững” (Lê Huy Bá-2000)
Lịch sử nhân loại đã chỉ ra rằng: quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, một mặt
góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; mặt
khác, nó cũng gây ra những “vấn đề” cho môi trường sinh thái: tài nguyên sinh vật
và đa dạng sinh học đã và đang bị đe dọa đến mức báo động, các dạng tài nguyên môi
trường đất, nước, không khí cũng đang trên đà suy thoái và ô nhiễm.
Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau,
với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm
tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia
hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ
trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về
mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết
về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa
mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn
hóa bản địa. DLST nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội đủ các yếu
tố: (1) sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; (2) trách nhiệm với xã hội và cộng
đồng.
Khái quát lại, có thể coi DLST là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản:
_ Phát triển dựa vào những giá trị của thiên nhiên và văn hoá bản địa.
_ Được quản lý bền vững về môi truờng sinh thái.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi_ Có giáo dục và diễn giải về môi trường.
_ Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Khái niệm về DLST có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái
(Theo Phạm Trung Lương)
b. Tài nguyên du lịch sinh thái
b.1 Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên trong DLST được phân thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân
văn (có quan hệ mật thiết với các nhân tố con người và xã hội).
“Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc
các khu DLST; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân
văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thoả mãn cho
nhu cầu về DLST.”
Lấy thiên nhiên và văn hoá bản địa làm cơ sở để phát triển, tài nguyên DLST là
một bộ phận cấu thành trong tài nguyên du lịch, bao gồm các giá trị của tự nhiên thểhiện trong một hệ sinh thái (HST) cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát
triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú. Một số loại tài nguyên DLST chính
thường được khai thác và phục vụ nhu cầu du khách bao gồm:
_ Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao
với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên
nhiên (BTTN), các khu dự trữ sinh quyển (DTSQ)…).
_ Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, làng hoa…).
_ Các giá trị văn hoá bản địa có sự hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của HST tự nhiên như các cách canh tác, các lễ hội, sinh hoạt
truyền thống dân tộc…
“Văn hoá bản địa là các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành trong quá
trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới
tự nhiên và con người trong không gian của một HST tự nhiên cụ thể”.
_ Đa dạng sinh học (ĐDSH) là một tài nguyên của DLST, không thể tách rời
ĐDSH ra khỏi DLST, là một hợp phần trong nhiều thành phần tạo nên DLST.
“ĐDSH là tổng hợp toàn bộ các gien, các loài và các HST. Đó là sự biến đổi liên tục
theo tiến hóa để tạo ra các loài mới trong điều kiện sinh thái mới khi những loài khác
biến đi”. ĐDSH bao gồm đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái. Chính
sự đa dạng về gien (đa dạng di truyền), đa dạng loài góp phần tạo nên sự đa dạng về
HST.
b.2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên DLST có những đặc điểm chung sau:
_ Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng
Tài nguyên DLST được hình thành trên nền tảng các tài nguyên trong tự nhiên,
mà bản thân tự nhiên thì rất đa dạng và phong phú. Tài nguyên DLST bao gồm những
HST đặc biệt, là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật quý
hiếm. Vì thế tài nguyên DLST có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách.
_ Tài nguyên DLST thường nhạy cảm với các yếu tố tác động
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSo với nhiều loại tài nguyên du lịch khác, tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm
với những tác động của con người. Bất kỳ một sự tác động nào làm thay đổi tính chất
của tự nhiên hay một hợp phần của tự nhiên hay làm suy giảm hay mất đi một số
loài sinh vật cấu thành nên HST nào đó dưới tác động của con người sẽ là nguyên
nhân làm thay đổi, thậm chí làm biến mất HST đó và kết quả là một diễn thế sinh thái
mới xuất hiện. Tài nguyên DLST sẽ bị ảnh hưởng với những mức độ khác nhau.
_ Thời gian khai thác tài nguyên DLST là không đồng nhất
Có loại tài nguyên DLST có thể khai thác được quanh năm, có loại tài nguyên
DLST khai thác theo thời vụ, chủ yếu dựa vào các yếu tố khí hậu, mùa di cư, sự sinh
sản của các loài sinh vật… Vì vậy để khai thác tốt tiềm năng tài nguyên DLST, các
nhà quản lý, các nhà điều hành DLST cần nghiên cứu và hiểu rõ tính chất thời
vụ của các loại tài nguyên DLST để đưa ra những giải pháp hợp lý với mỗi hoàn cảnh
khai thác.
_ Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và thường được khai thác
tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch
Tài nguyên DLST thường nằm cách xa các khu dân cư, bởi chúng sẽ nhanh chóng
suy giảm, bị biến đổi, thậm chí không còn nữa, do tác động trực tiếp của người dân
như săn bắn, chặt cây… nhằm thỏa mãn cho các nhu cầu cuộc sống của mình. Vì thế
phần lớn các tài nguyên DLST nằm trong phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên – nơi
có sự quản lý chặt chẽ.
Tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên DLST nói riêng thường được khai thác
tại chỗ để tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Trong một
số trường hợp thực tế có thể tạo ra các vườn thực vật, các công viên với nhiều loài
sinh vật đặc hữu trong môi trường nhân tạo để du khách tham quan, thưởng ngoạn.
Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm của DLST đích thực, chúng được
tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của đại chúng, đặc biệt ở các thành phố lớn,
nơi mà người dân ít có điều kiện đến các khu tự nhiên.
Do các đặc điểm trên, để có thể khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST, cần thiết
phải có cơ sở hạ tầng thuận lợi nhằm tiếp cận với các khu vực tiềm năng.Thực tế cho
thấy những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, miệt vườn, sân chim… Nơi nàocó vị trí địa lý thuận lợi, tiện đường giao thông thì hoạt động du lịch nói chung,
DLST nói riêng sẽ phát triển hơn. Ngược lại, nơi có nhiều tài nguyên DLST đặc sắc
như HST núi cao Phanxipăng, rừng tràm U Minh, HST rừng ẩm nhiệt đới trên núi đá
vôi ở khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng…còn chưa được khai thác tương xứng, chủ
yếu là vì điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn.
_ Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài
Điều này dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy vậy, thực tế cho
thấy nhiều loại tài nguyên DLST đặc sắc như các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm
hoàn toàn có thể biến mất do những tai biến tự nhiên hay do các tác động của con
người. Vì thế cần nắm được các quy luật của tự nhiên, lường trước được những
tác động của con người lên tự nhiên nói chung, lên tài nguyên DLST nói riêng để có
những giải pháp, những định hướng để khai thác có hiệu quả, tôn tạo, bảo vệ và phát
triển các nguồn tài nguyên nhằm đáp ứng cho việc phát triển du lịch. Đây cũng là yêu
cầu sống còn của du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững.
c. Những đặc trưng cơ bản của lãnh thổ du lịch sinh thái
Mỗi một điểm du lịch đều có 3 đặc trưng cơ bản nhất là: tính giao thoa, chu
trình sống và khả năng chịu tải. Tuy nhiên đối với một khu vực phát triển DLST thì
yếu tố bền vững là chủ đạo, vì vậy, khái niệm chu trình sống được đặt vào vị trí thứ
yếu trong lãnh thổ DLST. Do đó, hai đặc tính quan trọng trong lãnh thổ DLST mà ta
cần chú ý là tính giao thoa và khả năng chịu tải.
c.1 Tính giao thoa hoà hợp nhưng độc lập tương đối
Đây là một đặc tính thể hiện sự kết hợp giữa hai yếu tố: không gian du lịch và
không gian kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương. Đặc tính này đòi hỏi sự phối
hợp giữa công tác quản lý môi trường và công tác quản lý kinh tế xã hội tại điểm du
lịch. Nếu không biết khai thác sử dụng đặc tính này có thể mang lại hậu quả ô nhiễm
môi trường khu du lịch, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.
c.2 Khả năng tải (sức chứa) của điểm du lịch
Khả năng tải là số lượng người cực đại mà HST ở khu du lịch có thể chấp nhận,
không gây suy thoái HST tự nhiên, không gây xung đột xã hội giữa cộng đồng địa
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiphương và du khách, không gây suy thoái nền kinh tế truyền thống của cộng đồng
bản địa.
Trong phát triển DLST, khả năng tải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó liên quan
trực tiếp đến sự bền vững của khu du lịch, và nó quyết định sự tồn tại của nền văn
hoá bản địa. Một khu DLST chỉ chấp nhận một khối lượng khách và phương tiện
chuyên chở nhất định. Ở đây ta xét đến 3 giá trị khả năng chịu tải:
_ Khả năng chịu tải sinh thái
_ Khả năng chịu tải xã hội
_ Khả năng chịu tải kinh tế
Khả năng chịu tải sinh thái: là áp lực sử dụng HST du lịch ở mức cực đại mà
không xảy ra suy thoái. Bất cứ dấu hiệu suy thoái môi trường nào cũng đều chứng tỏ
sự vượt quá ngưỡng của khả năng chịu tải.
Khả năng chịu tải xã hội: là số lượng du khách tham gia hoạt động DLST được
cộng đồng địa phương chấp nhận (chịu đựng được). Số lượng này tuỳ từng trường hợp vào giới
hạn chấp nhận của cộng đồng chứ không phải là số lượng du khách được lãnh thổ du
lịch thu hút. Khả năng chịu tải xã hội có thể tăng được thông qua chương trình giáo
dục du khách, giáo dục cộng đồng.
Khả năng chịu tải kinh tế: là khả năng chấp nhận các chức năng du lịch mà không
gây phương hại đến các hoạt động mà địa phương mong đợi, có nghĩa là hoạt động
kinh tế địa phương có thể chấp nhận hoạt động du lịch sinh thái và không mâu thuẫn
với hoạt động kinh tế mà DLST mang lại. Ngược lại các hoạt động DLST và nguồn
kinh tế mà DLST mang lại có thể gây phương hại đến các hoạt động kinh tế khác của
địa phương thì có nghĩa là đã vượt quá khả năng tải.
1.1.2 Khái niệm về môi trường
1.1.2.1. Môi trường
Môi trường được một số tác giả định nghĩa như sau:
“Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến
sinh vật” (Masn và Lanenhim, 1957)“Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh
hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời,
rừng, biển, tầng Ôzôn, sự đa dạng sinh học về các loài” (Joe Whiteney, 1993).
“Môi trường là hoàn cảnh sống của sinh vật, kể cả con người mà sinh vật và con
người đó không thể tách riêng ra khỏi điều kiện sống của nó” (Các tác giả Trung
Quốc).
“Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, xã hội, tác
động lên từng cá thể hay cả cộng đồng” (UNEP).
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam sửa đổi (2006) định nghĩa:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật”.
“Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như: đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái, và các hình thái vật chất
khác”.
“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”.
Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và đầy
đủ hơn về môi trường:
“Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội-nhân văn và các
điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động
của con người trong thời gian bất kỳ”
Có thể phân tích định nghĩa này chi tiết hơn như sau:
-Các thành tố sinh thái tự nhiên gồm: đất trồng; lãnh thổ; nước; không khí; động,
thực vật; các hệ sinh thái; các trường vật lý (nhiệt, điện, từ, phóng xạ).
-Các thành tố xã hội-nhân văn gồm: dân số và động lực dân cư, tiêu dùng, xả thải;
cùng kiệt đói; giới; dân tộc, phong tục, tập quán, văn hoá, lối sống, thói quen vệ sinh;
luật, chính sách, hương ước, lệ làng…; tổ chức cộng đồng, xã hội…
trường và phát triển kinh tế nâng cao mức sống người dân và đây cũng chính là nhân
tố cơ bản đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn (chức năng phát triển).
_ Khu DTSQ là phòng thí nghiệm sống cho việc nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và
giám sát các hệ sinh thái, đem lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương, quốc gia
và quốc tế.
_ Trong 6 năm qua, từ khi tham gia các hoạt động quốc tế trong Chương trình Con
người và Sinh quyển (2000-2006), nước ta đã đóng góp 5 khu DTSQ cho nhân loại.
Các khu DTSQ này bao gồm các HST trên đất liền và các vùng ven biển và biển -
đảo, được UNESCO công nhận đang thúc đẩy mối quan hệ cân bằng giữa con người
và thiên nhiên... Các khu DTSQ này đang góp một phần quan trọng trong sự cân bằng
sinh thái như hạn chế xói lở, làm cho đất đai màu mỡ, điều hoà khí hậu, hoàn thiện
các chu trình dinh dưỡng, hạn chế ô nhiễm nước và không khí và còn nhiều chức
năng khác nữa.
12. CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN Ở VIỆT NAM
Đến nay, Việt Nam có tất cả 5 khu DTSQ thế giới:
1. Khu DTSQ Cần Giờ:
Tên đầy đủ là khu DTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ, thuộc thành phố Hồ Chí Minh,
được UNESCO công nhận vào ngày 21/1/2000. Tổng diện tích 75.740 ha, dân số hơn
57 ngàn người.
Cánh rừng này được giới chuyên môn đánh giá là rừng ngập mặn đẹp nhất Đông
Nam Á được khôi phục sau khi bị chất độc hóa học hủy diệt gần như toàn bộ trong
thời gian chiến tranh. Tên cũ của rừng là rừng cấm Quảng Xuyên - Cần Giờ. Vào
những thập niên đầu thế kỷ 20, nơi đây nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn
nguyên sinh và nhiều loài động vật hoang dã. Chất độc hóa học đã rải xuống nhiều
lần trong suốt gần 10 năm chiến tranh (1964-1972) làm cho hơn 80% rừng ngập mặn
có nhiều cây cổ thụ bị chết. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng mới được khôi
phục lại.
Khu DTSQ Cần Giờ cách thành phố Hồ Chí Minh 30-40km đường chim bay, đây
được coi là “lá phổi xanh của thành phố” bởi có chức năng điều hòa không khí, giảm
ô nhiễm và hấp thu CO2 do các hoạt động công nghiệp thải ra từ thành phố Hồ ChíMinh. Ngày nay những quần xã thực vật bản địa mà loài Đước đôi chiếm ưu thế ở
đây không còn nguyên vẹn do bị chất độc hóa học của Mỹ hủy diệt. Thay vào đó là
quần xã thực vật rừng tái sinh và trồng mới, trong đó chủ yếu là cây Đước nhập giống
từ rừng Năm Căn, Cà Mau vì nguồn giống tại chỗ của Cần Giờ không đủ cung cấp
(đến năm 1990 mới có nguồn giống Đước tại chỗ). Từ năm 1984 trở đi, một số loài
cây khác như Gõ biển, Dà vôi, Dà quánh, Cóc trắng, Xu ổi, Tra,... cũng được trồng để
phủ xanh các vùng đất cao, ít ngập triều.
Khu DTSQ Cần Giờ có vùng lõi 4.721 ha. Vùng này đặc trưng cho các hệ sinh thái
rừng trồng và đặc biệt là rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên dọc theo các kênh rạch và
bìa rừng với tính đa dạng sinh học cao về thành phần các loài động vật, thực vật, vi
sinh vật với cảnh quan rừng ngập mặn đa dạng.
Vùng đệm của khu DTSQ Cần Giờ là 41.139 ha. Còn lại là vùng chuyển tiếp có
diện tích là 29.880 ha. Đây được xem là vùng phát triển bền vững, nơi cộng tác của
các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi và
đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ đi đôi với tuyên truyền
giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.
2. Khu DTSQ Cát Tiên:
Thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắc Lắc, được UNESCO
công nhận ngày 10/11/2001.Tổng diện tích gần 729 ngàn ha, với hơn 170 ngàn dân.
Đây là một khu rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền Nam nước
ta, với rất nhiều loài động thực vật quí hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng, đặc biệt là
loài tê giác một sừng. Các hệ sinh thái ở đây cung cấp rất nhiều dịch vụ sinh thái
trong đó phải kể đến chức năng điều hòa nước vùng thượng nguồn sông Đồng Nai,
cung cấp nước ngọt vào mùa khô và khống chế ngập lụt vào mùa mưa cho cả một
vùng rộng lớn Đông Nam Bộ, kể cả thành phố Hồ Chí Minh.
Các hệ sinh thái rừng đặc trưng ở đây là rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa,
rừng hỗn giao,… chạy dài từ vùng núi cao xuống tận cao nguyên Lâm Đồng, xen lẫn
là các hệ sinh thái đồng cỏ, đất ngập nước cùng với rất nhiều loại hình vùng chuyển
tiếp sinh thái. Đây là nơi giao thoa của các loại rừng mưa ẩm nhiệt đới núi cao, cao
nguyên và phức hệ rừng hỗn giao, đất ngập nước đầu nguồn làm nên sự đa dạng và
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiphong phú không nơi nào có được ở nước ta. Đây là nơi ở và kiếm ăn cho nhiều loài
động vật quí hiếm bao gồm các loài động vật có vú, chim, bò sát, cá, côn trùng, sâu
bọ,…
Trải dài trên diện tích của bốn tỉnh, khu DTSQ Cát Tiên có diện tích lớn nhất về
các hệ sinh thái nội địa. Có 11 dân tộc anh em sống ở đây, những dân tộc chính bao
gồm: người Kinh (vùng đồng bằng, đất thấp), người S’Teng và Châu Mạ, Châu Ro
sống định cư ở đây từ vài thế kỷ. Ngoài ra còn có các dân tộc ít người mới từ miền
Bắc chuyển vào như Tày, Nùng, Dao, Hoa, H’Mông,…
Vùng lõi của khu DTSQ có diện tích gần 74 ngàn ha, là vùng lõi của Vườn quốc
gia Cát Tiên. Do một số vùng rừng nguyên sinh còn sót lại, đa dạng sinh học ở đây
được giữ lại gần như ở trạng thái nguyên vẹn. Vùng lõi này có nhiệm vụ bảo tồn
1.610 loài thực vật, trong đó có 31 loài quí hiếm, 23 loài chỉ có ở Cát Tiên. Trong số
các loài thực vật có 30 loài được bảo tồn nguồn gen, 511 loài cây gỗ (176 loài gỗ
quí), 550 loài cây làm thuốc và hàng trăm loài có giá trị thực phẩm, lấy dầu, lấy
sợi,… Hiện có có 34 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như Gõ đỏ, Cẩm lai, Giáng
hương,... Các loại rừng này là nơi ở và kiếm ăn của các loài động vật chỉ có ở vùng
rừng nhiệt đới.
Đến nay, đa dạng sinh học của Cát Tiên vẫn chưa xác định hết, công việc này vẫn
còn đang tiếp tục. Đến nay các nhà khoa học đã công bố 77 loài thú, 318 loài chim,
58 loài bò sát, 28 loài lưỡng cư và 130 loài cá, trong đó nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt
chủng như voi châu Á, tê giác một sừng, Heo rừng, Bò tót, Voọc vá chân đen, Vượn
đen má hung. Trong khu DTSQ có 3 loài chim đặc hữu là Gà so cổ hung, Gà tiền mặt
vàng và Chích chạch xám. với nhiều loài chim nước rất hiếm như Ngan cánh trắng,
Già đẫy... và rất nhiều loài sâu bọ,... Trước đây Cát Tiên còn có Cá sấu nước ngọt,
nhưng hiện tại loài này gần như đã tuyệt chủng. Trong những năm gần đây loài cá sấu
này được đưa trở lại trong điều kiện tự nhiên của khu vực Bàu Sấu.
Vùng đệm của khu DTSQ Cát Tiên có diện tích trên 251 ngàn ha. Mặc dù gọi là
vùng đệm nhưng do Cát Tiên có nhiều sinh cảnh rừng khác nhau từ rừng thường xanh
nguyên sinh, rừng rụng lá nguyên sinh và thứ sinh, trảng bụi, trảng cỏ, đất ngập nước
với các loại hồ và các trảng cỏ ngập nước theo mùa và nhiều kiểu sinh cảnh giao thoa
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: giáo dục môi trường cho người dân địa phương về du lịch sinh thái, đạc điểm du lịch sinh thái tại thành phố hồ chí minh, trách nhiệm của học sinh trong việc phát triển du lịch sinh thái, trách nhiêm của học sinh đối với việc phát triển du lịch sinh thái, trách nhiệm của học sinh đối với việc phát triển du lịch sinh thái tại địa phương, liên hệ thực tế với học sinh tiểu học về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn gen độg vật, thực vật quý hiếm
Last edited by a moderator: