Ruhdugeard

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu tại CN công ty TNHH nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu và đầu tư thủ công mỹ nghệ HN - ARTEX Hà Nộ
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang là xu thế chung của nhân loại không có một quốc gia nào mà có thể thực hiện chính sách đóng cửa mà có thể phồn vinh được.Chính vì vậy, TMQT đóng vai trò là mũi nhọn của một quốc gia. Ngành TMQT là một lĩnh vực cực kỳ năng động đẻ thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chúng ta phải nắm bắt được bối cảnh thực tế để hoà nhập nhưng không hoà tan.Chúng ta phải biết tận dụng lợi thế so sánh của một đất nước như ngành nông nghiệp, hải sản, may mặc... đó là một mặt hàng tiềm năng của đất nước nhưng phải biết kết hợp những kỹ năng quản lý tiên tiến từ nước ngoài, để tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại.. Nói đến TMQT không chỉ có nhập mà phải có xuất tiến tới xuất khẩu nhiều mang lại ngoại tệ để xây dựng đất nước phồn vinh.Nhưng tiềm lực của nước ta còn hạn hẹp như vốn, trình độ công nghệ, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu....dẫn đến hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu còn thấp. Song chúng ta phải phát huy những điểm mạnh mà nước ta có được như xuất khẩu hàng nông nghiệp thực phẩm: gạo, hải sản... và nhập khẩu những mặt hàng công nghệ kỹ thuật máy móc thiết bị để phục vụ cho CNH- HĐH đất nước. Đó là mục tiêu mà Đại hội Đảng IX đã chỉ ra.Hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ phẩm để bảo hộ hàng sản xuất trong nước. Tuy nhiên HĐNK của ta còn nhiều hạn chế. Nhận thức được điều đó trong thời gian thực tập tại CN công ty ARTEX Hà nội, Em đã đi sâu tìm hiểu về quy trình xuất nhập khẩu và Em chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện HĐNK tại CN công ty TNHH nhà nước một thành viênXNKva đầu tư thủ công mỹ nghệ HN_ARTEX Ha nội “. Thông qua thực trạng về quá trình nhập khẩu của công ty em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hy vọng phần nào đóng góp những kiến thức nhỏ bé của mình nhằm đưa ra HĐNK của CN công ty vào HĐ có nề nếp vầ đạt hiệu quả cao hơn.
Để hoàn thành được chuyên đề này, Em xin trân trọng Thank sự giúp đỡ quý báu của thầy giáo
Qua đây, Em cũng xin chân thành Thank Ban lãnh đạo và các cán bộ trong CN công ty ARTEX đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình chỉ bảo để em thực hiện chuyên đề một cách tốt nhất.
























Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

I. Hợp đồng thương mại quốc tế và hợp đồng nhập khẩu
1. Khái niệm về hợp đồng
Hợp đồng TMQT là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó gọi là bên bán (bên xuất khẩu ) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên xuất khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hoá. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế:
Hợp đồng là sự thoả thuận của các bên ký kết hợp đồng. Điều kiện cơ bản là hợp đồng phải thể hiện ý chí thực sự thoả thuận không cưỡng bức, lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được. Hợp đồng TMQT giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh TMQT, nó xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thoả thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó.
Như vậy, hợp đồng là cơ sở để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu các bên đối tác thực hiện nghĩa vụ của họ. Hợp đồng còn là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp lý quan trọng để khiếu nại khi các bên đối tác không thực hiện toàn bộ hay từng phần nghĩa vụ của mình đã thoả thuận trong hợp đồng. Hợp đồng càng qui định chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh chấp. Việc ký kết hợp đồng cần xác định nội dung đầy đủ, chuẩn bị thận trọng và chu đáo.
1.2 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế:
Theo luật thương mại Việt Nam thì hợp đồng TMQT có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý. Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý được xác định căn cứ theo pháp luật của họ. Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài.
Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo qui định của pháp luật của nước bên mua và nước bên bán.
Hợp đồng TMQT phải có nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá. Các nội dung chủ yếu đó là: Tên hàng, số lượng, qui cách phẩm chất, giá cả, cách thanh toán và thời gian giao nhận hàng.
Hợp đồng TMQT phải được lập thành văn bản.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng TMQT:
Một hợp đồng TMQT gồm có hai phần chính: Những điều trình bày chung và các điều khoản của hợp đồng
Số liệu của hợp đồng (constract No …).Đây không phải là nội dung pháp lý bắt buộc của hợp đồng nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra, giám sát, điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên.
Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng. Nội dung có thể để ở đầu của hợp đồng nhưng cũng có thể để ở cuối cuả hợp đồng. Nếu như trong hợp đồng không có những thoả thuận gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày ký kết.
Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Đây là phần chỉ rõ các chủ thể của hợp đồng cho nên phải nêu rõ ràng, đầy đủ, chính xác: Tên (theo giấy phép thành lập ) địa chỉ, người đại diện, chức vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Các định nghĩa dùng trong hợp đồng (general defi- nition ). Trong hợp đồng có thể sử dụng các thuật ngữ, mà các thuật ngữ này có thể ở các quốc gia khác nhau sẽ hiểu theo nghĩa khác nhau. Để tránh những hiểu lầm, những thuật ngữ hay những vấn đề quan trọng cần được định nghĩa.
Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng. Đây có thể là các hiệp định chính phủ đã ký kết, hay các nghị định thư ký kết giữa các bộ ở các quốc gia, hay nêu ra sự tự nguyện thực sự của hai bên ký kết hợp đồng.
Trong phần các điều khoản của hợp đồng người ta phải ghi rõ nội dung của từng điều khoản.
Theo mức độ quan trọng của các điều khoản có thể chia thành:
Các điều khoản chủ yếu là các điều khoản bắt buộc phải có đối với một hợp đồng mua bán, thiếu các điều khoản đó hợp đồng không có giá trị pháp lý. Theo luật thương mại Việt Nam, những nội dung đó là: Tên hàng, số lượng, qui cách, chất lượng, giá cả, cách thanh toán, địa điểm và thời hạn giao nhận hàng hộ và thoả thuận giữa các bên thì mới đưa ra cuộc đàm phán đến thành công.
Những sự nhượng bộ này có thể được thực hiện từng phần nhỏ kế tiếp nhau hay nhượng bộ toàn bộ. Sự nhượng bộ này là kết quả của những cái được và cái thua trong thương lượng cho nên người đàm phán phải biết kết hợp chặt chẽ giữa sự nhượng bộ của mình và của đối phương làm sao để đàm phán được thành công mà các bên đều có lợi, đặc biệt là đạt được mục tiêu đàm phán của mình.
1.3. Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế:
Hợp đồng TMQT có thể được phân loại như sau:
- Xét theo thời gian thực hiện hợp đồng có hai loại hợp đồng:
Hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn. Hợp đồng ngắn hạn thường được ký kết trong một thời gian tương đối ngắn và sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa hai bên về hợp đồng đó cũng kết thúc. Hợp đồng dài hạn có thời gian thực hiện tương đối dài mà trong thời gian đó việc giao hàng được thực hiện làm nhiều lần.
- Theo nội dung quan hệ kinh doanh có: Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu.
Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nước ngoài thực hiện quá trình chuyển giao sở hữu hàng hoá sang cho thương nhân nước ngoài và nhận tiền hàng.
Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng của thương nhân nước ngoài, thực hiện quá trình nhận quyền sở hữu hàng hoá và thanh toán tiền hàng.
- Xét theo hình thức của hợp đồng có hai loại: Hình thức văn bản và hình thức miệng. Công ước viên 1980 (CiSG) cho phép các thành viên sử dụng tất cả các hình thức trên. ở Việt Nam, hình thức văn bản hợp đồng là bắt buộc đối với hợp đồng thương mại quốc tế cũng phải làm bằng văn bản. Thư từ, điện thoại và telex cũng được coi là hình thức văn bản.
- Theo cách thức thành lập hợp đồng:Bao gồm hợp đồng một văn bản là trong đó ghi rõ nội dung mua bán, các điều kiện giao dịch đã thoả thuận và có chữ ký của hai bên.
Hợp đồng gồm nhiều văn bản như: Đơn chào hàng cố định của người bán và chấp nhận của người mua, đơn đặt hàng của người mua và chấp nhận của người bán, đơn chào hàng tự do của người bán, hỏi giá của người mua, chào hàng cố định của người bán và chấp nhận của người mua.
1.4. Một số hợp đồng thương mại quốc tế:
1.4.1. Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá dịch vụ:
Việc uỷ thác mua bán hàng hoá và dịch vụ phải được lập thành văn bản với các nội dung chủ yếu sau:
- Tên địa chỉ các bên ký kết.
- Nội dung công việc uỷ thác: Là uỷ thác mua hay bán hàng hoá dịch vụ …
- Mặt hàng được uỷ thác mua bán, số lượng, chất lượng, qui cách, đặc điểm, giá cả và các điều kiện cụ thể khác
- Chi phí uỷ thác: Qui định cụ thể phí uỷ thác hay các thành phần cấu thành nên phí uỷ thác.
- cách thanh toán:phương thức thanh toán phí uỷ thác, cách thanh toán tiền hàng hoá được uỷ thác.
- Uỷ thác lại cho bên thứ ba: Qui định bên được uỷ thác được(hay không được) uỷ thác là cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác đã ký kết.
- Nghĩa vụ của bên được uỷ thác: Như thực hiện mua, bán hàng hoá, dịch vụ theo hợp đồng uỷ thác. Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Bảo quản, gìn giữ tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng. Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác.
- Quyền của bên được uỷ thác: Như yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác. Nhận phí uỷ thác và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do bên uỷ thác gây ra.
- Nghĩa vụ của bên uỷ thác: Như cung cấp thông tin, trả phí uỷ thác, giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận và thời gian qui định.
- Quyền của bên uỷ thác: Yêu cầu bên được uỷ thác thông báo thông tin, khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại do bên được uỷ thác gây ra.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm về đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Mua bán hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận tiền; Người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên (Điều luật 46 – Luật thương mại Việt Nam 1997)
Cơ sở pháp lý của việc mua bán hàng hóa chính là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa, do đó mang đầy đủ các đặc trưng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Ngoài ra hợp đồng này còn có thêm yếu tố quốc tế - là yếu tổ vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia nên nó còn phải thỏa mãn một số yếu tố do yêu cầu này đòi hỏi. Một số công ước quốc tế đã định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố quốc tế như:
“Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hay việc trao đổi có ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau” (Điều 1 – Công ước La Haye 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình).

sinh. Nước ta chưa có khuôn khổ pháp luật đẩy đủ và có hiệu lực để đảm bảo vững chắc về mặt pháp lý cho cá doanh nghiệp không đi quá đà hay e dè lo sợ.
Để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty nhà nước cần đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu.
Một trong những chức năng của bộ thương mại là theo dõi nắm tình hình hoạt động nhập khẩu, theo dõi nhiều chỉ tiêu khác nhau, qua đó thường xuyên đánh giá, phân tích đề ra các biện pháp điều tiết hoạt động và nghiên cứu đề xuất các chính sách mới của chính phủ.
Hiện nay có thể nói rằng quan hệ trao đổi thông tin giữa bộ thương mại, bộ tài chính và tổng cục hải quan chưa kiện toàn vẫn còn nhiều phức tạp gây khó khăn cho người nhập khẩu. Hệ thống số liệu của hải quan chưa thiết lập đầy đủ nên gặp rắc rỗi trong khâu theo dõi một số mặt hàng nhập khẩu. Do đó cần thiết kế thủ tục giấy phép nhập khẩu phù hợp, nhanh gọn và dễ theo dõi hơn. Đồng thời nhà nước cần cải tiến hệ thống nhập khẩu sao cho hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp được thuận lợi hơn cho ác doanh nghiệp được thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp được thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh.











KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập hoá toàn cầu hoá hiện nay. Việc buôn bán giao lưu với nước ngoài là một vẫn đề không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Việc thực hiện quá trình nhập khẩu hàng hoá trong kinh tế đối ngoại là vấn đề rất phức tạp và khó khăn, do đó mang tính quá trình và gồm nhiều thủ tục, công đoạn đòi hỏi phải nắm vững vàng về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thì mới có thể tồn tại trong nền kinh tế thị tường hiện nay.Việc thực hiện hoạt động hợp đồng nhập khẩu của chi nhánh công ty ARTEX hà nội
Chính vì vậy với chuyên đè tốt nghiệp này.
Em mong muốn phần nào được nghiên cứu suy nghĩ, tìm tòi đóng góp một số ý kiến nhỏ bé của mình nhằm hoàn thiện hơn hoạt động kinh doanh mà CN công ty đang tiến hành. Đồng thời trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua tại CN công ty XNKvà dầu tư hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội, cụ thể là phòng kinh doanh dã thu được một số kết quả đáng kể và sẽ là những kinh nghiệm hết sức quý báu đối với một sinh viên sắp ra trường.
Chuyên đề này được xây dựng trên cơ sở những kiến thức đã được nghiên cứu trong khoá học và đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua tại chi nhánh công ty ARTEX Để tìm ra những giải pháp có ý nghĩa thiết thực đối với một sinh viên là công việc khá phức tạp. Vì vậy chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong thầy giáo, các cô chú phòng kinh doanh góp ý kiến để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank !





TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật kinh doanh việt nam
Luật quốc tế
Luật thương mại quốc tế
Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty
Giáo trình luật kinh tế
Tài liệu nhập khẩu hàng hoá của CNcông năm 2005,2006
Quyết định số 1172 \ TM - xnk ngày 22\09\94 của bộ thương mại về quy chế xuất nhập khẩu.
Chính sách quản lý thương mại Việt nam 2006
Cẩm nang thương mại dịch vụ: PTs Đặng đình đào
Pts hoàng minh đường
Các văn bản pháp luật khác














MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 3
I. Hợp đồng thương mại quốc tế và hợp đồng nhập khẩu 3
1. Khái niệm về hợp đồng 3
1.2 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế: 3
1.3. Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế: 5
1.4. Một số hợp đồng thương mại quốc tế: 6
1.4.1. Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá dịch vụ: 6
II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 7
1. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 7
1.1. Khái niệm về đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 7
1.2. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 10
1.2.1. Điều ước quốc tế: 10
1.2.2. Tập quán thương mại quốc tế: 12
1.2.3. Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại 12
1.2.4. Luật quốc gia 13
2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của công ước viên (1980) 15
2.1. Phạm vi áp dụng 15
2.2. Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 16
2.2.1. Hình thức của hợp đồng 16
2.2.2. Ký kết hợp đồng 16
2.2.3. Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo công ước Viên 18
2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng 19
2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên bán 19
2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mua 21
2.4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên. 22
2.4.1 Tiếp tục thực hiện hợp đồng thực sự 22
Chương II: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU VÀ VIỆC ÁP DỤNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY ARTEX 24
I. Tổng quan về công ty 24
1. Sơ lược quá trình phát triển. 24
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty xuất nhập khẩu và Đầu tư hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội (ARTBX HA NOI). 24
2.1. Chức năng của công ty 24
2.2. Nhiệm vụ của công ty. 25
3. Tổ chức Bộ máy Quản lý của công ty. 25
3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Công ty. 27
3.2. Tổng giám đốc. 28
3.3. Nghĩa vụ của Tổng Giám đốc. 30
3.4. Bộ máy giúp việc. 31
3.5. Các đơn vị kinh doanh trực thuộc Công ty. 31
4. Quyền và nghĩa vụ người lao động trong công ty 33
II. Thực trạng, thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại CN công ty ARTEX HN: 34
2.1. Nghiên cứu thị trường: 34
2.2. Lựa chọn đối tác để nhập khẩu: 35
2.3. Nghiên cứu các bản chào hàng để đi đến quyết định lựa chọn: 35
2.4. Lập phương án kinh doanh: 37
2.5. Giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng: 38
2.6. Thực hiện hợp đồng: 38
2.6.1. Mở L/C và các bước tiến hành của công việc mở L/C: 38
2.6.2. Đôn đốc người bán về thông tin ngày hàng sẽ nhập cảng: 38
2.6.3. Nhận các chứng từ thanh toán từ người bán: 39
2.6.4. Làm thủ tục hải quan, giám định hàng hoá và nhận hàng: 39
2.6.5 Giao nhận cho người mua, giấy xác nhận của người mua (Biên bản giao nhận ) 39
2.6.6. Thanh lý hợp đồng là bươc cuối cùng của việc nhập khẩu một lô hàng hoá máy móc thiết bị vật tư nào đó. 41
Chương III: GIÀI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 42
I.Triển vọng mục tiêu phương hướng hoạt động của của công ty trong những năm tới 42
1.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 42
1.2. Mục tiêu của công ty chi nhành công ty 42
II. Đánh giá việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở CN công ty XNKvà đầu tư thủ công mỹ nghệ hn: 43
2.1. Những thành tựu đạt được: 44
2.1.1. Về công tác nghiệp vụ đối với hoạt động nhập khẩu: 44
2.1.2 Về hiệu quả: 44
2.1.3. Về thị trường nhập khẩu: 44
2.2. Đánh giá điều kiện thuân lợi trong hoạt động nhập khẩu của CN công ty ARTEX: 45
2.2.1 Những thuận lợi: 45
2.2.2.Những khó khăn: 47
III.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá 48
3.1. Xác định thị trường thực hiện hợp đồng nhập khẩu 49
3.2. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và có đối pháp cạnh tranh hợp lý nhằm đưa hoạt động qui trình hợp đồng nhập khẩu của công ty đạt hiệu quả cao. 49
3.3. Giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ có liên quan đến công tác thực hiện hợp đồng nhập khâủ 51
IV Kiến nghị với nhà nước và cơ quan chức năng 51
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top