Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ khi mới được hình thành, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã được Chính phủ dành cho những quan tâm đặc biệt. Trong bản quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Nhà nước cũng đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam đó là đưa ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành rất quan trọng của đất nước.
Tuy nhiên sau hơn 15 năm phát triển, ngành ô tô Việt Nam vẫn chưa đạt được những thành tựu xuất sắc xứng đáng với kỳ vọng của Chính phủ, trở thành một ngành rất quan trọng của nền kinh tế. Mà nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên đó là do hệ thống công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam chưa phát triển. Vì vậy, để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể đi theo đúng định hướng của nhà nước đề ra thì chũng ta cần phát triển được một hệ thống công nghiệp phụ trợ cho ngành. Hệ thống công nghiệp phụ trợ của ngành càng phát triển thì chứng tỏ trình độ phát triển của ngành càng cao.
Xuất phát từ thực trạng trên của ngành ô tô, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam”
Mục đích nghiên cứu đề tài: nghiên cứu các khái niệm, định nghĩa về công nghiệp phụ trợ đang được sử dụng. Từ đó tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng của ngành công nghiệp ô tô nói chung và ngành công nghiệp phụ trợ ô tô nói riêng, qua đó đề xuất những kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam trong thời gian tới.
Cấu trúc của đề tài bao gồm 3 phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận và sự cần thiết phải phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.
Chương II: Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.
Chương III: Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH Ô TÔ
I. Khái niệm về công nghiệp phụ trợ
1. Định nghĩa về công nghiệp phụ trợ
1.1. Khái quát chung về công nghiệp phụ trợ
Thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, mặc dù vậy thuật ngữ này vẫn rất mơ hồ và không có được định nghĩa thống nhất. Tại mỗi một quốc gia, theo các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách thì thuật ngữ này lại được định nghĩa theo cách hiểu và mục đích sử dụng của từng người. Trên thực tế, công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là một từ tiếng Anh - Nhật đã được các doanh nghiệp Nhật sử dụng từ lâu trước khi trở thành một thuật ngữ chính thức.
Hộp 1: Một số khái niệm và định nghĩa về công nghiệp phụ trợ
Nguồn: Xây dựng năng lực công nghệ nội sinh trong xây dựng công nghiệp phụ trợ
Tóm lại, công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm,… và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.
Tuy nhiên, thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” chính thức được sử dụng ở Việt Nam tương đối muộn, từ năm 2003 bắt nguồn từ sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường đầu tư với quan điểm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam, trong đó kêu gọi sự phát triển, thiết lập và sử dụng ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ nhưng hầu hết các quan chức trong bộ máy Nhà nước vẫn mơ hồ về khái niệm công nghiệp phụ trợ. Do vậy, thuật ngữ công nghiệp phụ trợ được sử dụng trong các chính sách, chiến lược công nghiệp là khác nhau. Nếu không có một định nghĩa cụ thể về công nghiệp phụ trợ thì không thể xác định được đó là ngành công nghiệp nào, hỗ trợ cho cái gì, cho ai.
Ngoài khái niệm “công nghiệp phụ trợ” một vài khái niệm khác cũng được sử dụng để chỉ ngành công nghiệp chuyên cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp chính: công nghiệp liên quan và hỗ trợ, thầu phụ, công nghiệp phụ thuộc, công nghiệp linh phụ kiện. Các khái niệm này đều có nghĩa gần với nghĩa của “công nghiệp phụ trợ”, cùng có chung quan điểm, cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngành công nghiệp sản xuất đầu vào cho thành phẩm. Mỗi một khái niệm về “công nghiệp phụ trợ” được xác định bởi một phạm vi khác nhau. Ta có thể đưa ra ba khái niệm về công nghiệp phụ trợ tương ứng với ba phạm vi như sau:
Khái niệm hạt nhân: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, phụ tùng và các công cụ sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng này.
Khái niệm mở rộng 1: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ tùng, công cụ để sản xuất linh kiện phụ tùng này và các dịch vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, phân phối và bảo hiểm.
Khái niệm mở rộng 2: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp cung cấp toàn bộ đầu vào vật chất, gồm linh kiện, phụ tùng, công cụ, máy móc và nguyên vật liệu.
Hình 1: Sơ đồ các phạm vi của công nghiệp phụ trợ
Nguồn: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam (VDF)
Do bối cảnh Việt Nam là một nước có nền công nghiệp công nghiệp phụ trợ chưa phát triển nên trong luận văn sử dụng khái niệm công nghiệp phụ trợ theo như khái niệm hạt nhân.
Khái niệm công nghiệp phụ trợ được sử dụng trong khuôn khổ bài viết: Công nghiệp phụ trợ là một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu vào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và công cụ để sản xuất ra các linh kiện phụ tùng này) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến.
1.2. Khái niệm công nghiệp phụ trợ ngành ô tô
Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm … và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.
Công nghệ sản xuất ô tô bao gồm bốn công nghệ chính: công nghệ sản xuất, chế tạo nguyên vật liệu; công nghệ chế tạo linh kiện; công nghệ lắp ráp cụm; công nghệ lắp ráp tổng thành. Trong đó, lắp ráp tổng thành là khâu tạo ra sản phẩm cuối cùng; chế tạo linh kiện và lắp ráp cụm được coi là công nghiệp phụ trợ cấp 2; sản xuất nguyên vật liệu là công nghiệp phụ trợ cấp 1 của ngành công nghiệp sản xuất ô tô.
Hình 2 : Cách thức sản xuất - lắp ráp ô tô từ công nghiệp phụ trợ
Nguồn: Quy hoạch phát triển CNPT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020
Từ đó, ta có thể chia công nghiệp phụ trợ ô tô thành các vùng công nghệ chính để từ đó từng bước thực hiện theo định hướng thị trường.
Trước tiên, Chính phủ phải có những hỗ trợ về mặt cơ sở hạ tầng: xây dựng hệ thống giao thông đường bộ một cách quy củ, giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông ở khu vực đô thị. Đồng thời các doanh nghiệp ô tô nội địa cũng cần chú ý vào khâu quảng cáo, tiếp thị hình ảnh và chăm sóc khách hàng để kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân. Sự tăng lên về nhu cầu ô tô sẽ kéo theo sự phát triển của hệ thống sản phẩm phụ trợ cho ngành ô tô.
7. Tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực
Như đã phân tích, một trong những bài học được rút ra từ kinh nghiệm của các quốc gia đi trước đặc biệt là Thái Lan trong lĩnh vực công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp phụ trợ ngành ô tô đó là sự tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực. Đây là một điều không thể thiếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay để đưa công nghiệp phụ trợ ngành ô tô cũng như ngành ô tô Việt Nam có thể phát triển được.
Trong mạng lưới sản xuất ô tô khu vực này, chúng ra cần tìm ra được một vị trí thích hợp sao cho có thể tận dụng và phát huy được những lợi thế sẵn có của Việt Nam về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động … qua đó có thể tạo ra được giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị. Việt Nam cần tham gia quá trình chuyên môn hoá trong sản xuất ô to của khu vực ASEAN và thu hút ca cs nhà đầu tư có khả năng sản xuất các cấu phần và linh kiện chuyên biệt. Chẳng hạn như Việt Nam có thể tham gia sản xuất các loại linh kiện như ghế ngồi ô tô, ống khói, bình xăng. ăng ten … Ngoài ra Việt Nam có thể xem xét sản xuất các cấu phần như các linh kiện nhựa loại nhỏ hay các sản phẩm làm từ cao su tại các đơn vị xuất khẩu linh kiện …
Để làm được điều này, Chính phủ cần xây dựng và phân bố hợp lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, tạo ra được các dịch vụ hậu cần, vận chuyển tại các địa phương.
KẾT LUẬN
Ngành công nghiệp ô tô trong thời gian qua đã không đạt được những kết quả tốt, nhất là trong việc xây dựng hệ thống công nghiệp phụ trợ cung cấp linh phụ kiện cho các công ty lắp ráp. Do đó, việc tăng tỉ lệ nội địa hoá trong ngành ô tô cũng không đạt được những mục tiêu đề ra.
Trong khuôn khổ bài viết, em đã nêu ra những hạn chế có thể nói là khá cơ bản còn tồn tại và đề ra một vài giải pháp nhằm góp phần tạo ra sự thay đổi căn bản cho công nghiệp phụ trợ ngành ô tô. Qua đó, có thể giúp cho công nghiệp phụ trợ ngành ô tô cũng như ngành ô tô Việt Nam có thể phát triển trong thời gian tới. Các giải pháp này cần được thực hiện một cách triệt để và đồng bộ để có thể đem lại những hiệu quả tốt nhất.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ khi mới được hình thành, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã được Chính phủ dành cho những quan tâm đặc biệt. Trong bản quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Nhà nước cũng đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam đó là đưa ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành rất quan trọng của đất nước.
Tuy nhiên sau hơn 15 năm phát triển, ngành ô tô Việt Nam vẫn chưa đạt được những thành tựu xuất sắc xứng đáng với kỳ vọng của Chính phủ, trở thành một ngành rất quan trọng của nền kinh tế. Mà nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên đó là do hệ thống công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam chưa phát triển. Vì vậy, để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể đi theo đúng định hướng của nhà nước đề ra thì chũng ta cần phát triển được một hệ thống công nghiệp phụ trợ cho ngành. Hệ thống công nghiệp phụ trợ của ngành càng phát triển thì chứng tỏ trình độ phát triển của ngành càng cao.
Xuất phát từ thực trạng trên của ngành ô tô, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam”
Mục đích nghiên cứu đề tài: nghiên cứu các khái niệm, định nghĩa về công nghiệp phụ trợ đang được sử dụng. Từ đó tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng của ngành công nghiệp ô tô nói chung và ngành công nghiệp phụ trợ ô tô nói riêng, qua đó đề xuất những kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam trong thời gian tới.
Cấu trúc của đề tài bao gồm 3 phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận và sự cần thiết phải phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.
Chương II: Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.
Chương III: Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH Ô TÔ
I. Khái niệm về công nghiệp phụ trợ
1. Định nghĩa về công nghiệp phụ trợ
1.1. Khái quát chung về công nghiệp phụ trợ
Thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, mặc dù vậy thuật ngữ này vẫn rất mơ hồ và không có được định nghĩa thống nhất. Tại mỗi một quốc gia, theo các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách thì thuật ngữ này lại được định nghĩa theo cách hiểu và mục đích sử dụng của từng người. Trên thực tế, công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là một từ tiếng Anh - Nhật đã được các doanh nghiệp Nhật sử dụng từ lâu trước khi trở thành một thuật ngữ chính thức.
Hộp 1: Một số khái niệm và định nghĩa về công nghiệp phụ trợ
Nguồn: Xây dựng năng lực công nghệ nội sinh trong xây dựng công nghiệp phụ trợ
Tóm lại, công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm,… và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.
Tuy nhiên, thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” chính thức được sử dụng ở Việt Nam tương đối muộn, từ năm 2003 bắt nguồn từ sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường đầu tư với quan điểm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam, trong đó kêu gọi sự phát triển, thiết lập và sử dụng ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ nhưng hầu hết các quan chức trong bộ máy Nhà nước vẫn mơ hồ về khái niệm công nghiệp phụ trợ. Do vậy, thuật ngữ công nghiệp phụ trợ được sử dụng trong các chính sách, chiến lược công nghiệp là khác nhau. Nếu không có một định nghĩa cụ thể về công nghiệp phụ trợ thì không thể xác định được đó là ngành công nghiệp nào, hỗ trợ cho cái gì, cho ai.
Ngoài khái niệm “công nghiệp phụ trợ” một vài khái niệm khác cũng được sử dụng để chỉ ngành công nghiệp chuyên cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp chính: công nghiệp liên quan và hỗ trợ, thầu phụ, công nghiệp phụ thuộc, công nghiệp linh phụ kiện. Các khái niệm này đều có nghĩa gần với nghĩa của “công nghiệp phụ trợ”, cùng có chung quan điểm, cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngành công nghiệp sản xuất đầu vào cho thành phẩm. Mỗi một khái niệm về “công nghiệp phụ trợ” được xác định bởi một phạm vi khác nhau. Ta có thể đưa ra ba khái niệm về công nghiệp phụ trợ tương ứng với ba phạm vi như sau:
Khái niệm hạt nhân: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, phụ tùng và các công cụ sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng này.
Khái niệm mở rộng 1: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ tùng, công cụ để sản xuất linh kiện phụ tùng này và các dịch vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, phân phối và bảo hiểm.
Khái niệm mở rộng 2: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp cung cấp toàn bộ đầu vào vật chất, gồm linh kiện, phụ tùng, công cụ, máy móc và nguyên vật liệu.
Hình 1: Sơ đồ các phạm vi của công nghiệp phụ trợ
Nguồn: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam (VDF)
Do bối cảnh Việt Nam là một nước có nền công nghiệp công nghiệp phụ trợ chưa phát triển nên trong luận văn sử dụng khái niệm công nghiệp phụ trợ theo như khái niệm hạt nhân.
Khái niệm công nghiệp phụ trợ được sử dụng trong khuôn khổ bài viết: Công nghiệp phụ trợ là một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu vào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và công cụ để sản xuất ra các linh kiện phụ tùng này) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến.
1.2. Khái niệm công nghiệp phụ trợ ngành ô tô
Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm … và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.
Công nghệ sản xuất ô tô bao gồm bốn công nghệ chính: công nghệ sản xuất, chế tạo nguyên vật liệu; công nghệ chế tạo linh kiện; công nghệ lắp ráp cụm; công nghệ lắp ráp tổng thành. Trong đó, lắp ráp tổng thành là khâu tạo ra sản phẩm cuối cùng; chế tạo linh kiện và lắp ráp cụm được coi là công nghiệp phụ trợ cấp 2; sản xuất nguyên vật liệu là công nghiệp phụ trợ cấp 1 của ngành công nghiệp sản xuất ô tô.
Hình 2 : Cách thức sản xuất - lắp ráp ô tô từ công nghiệp phụ trợ
Nguồn: Quy hoạch phát triển CNPT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020
Từ đó, ta có thể chia công nghiệp phụ trợ ô tô thành các vùng công nghệ chính để từ đó từng bước thực hiện theo định hướng thị trường.
Trước tiên, Chính phủ phải có những hỗ trợ về mặt cơ sở hạ tầng: xây dựng hệ thống giao thông đường bộ một cách quy củ, giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông ở khu vực đô thị. Đồng thời các doanh nghiệp ô tô nội địa cũng cần chú ý vào khâu quảng cáo, tiếp thị hình ảnh và chăm sóc khách hàng để kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân. Sự tăng lên về nhu cầu ô tô sẽ kéo theo sự phát triển của hệ thống sản phẩm phụ trợ cho ngành ô tô.
7. Tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực
Như đã phân tích, một trong những bài học được rút ra từ kinh nghiệm của các quốc gia đi trước đặc biệt là Thái Lan trong lĩnh vực công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp phụ trợ ngành ô tô đó là sự tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực. Đây là một điều không thể thiếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay để đưa công nghiệp phụ trợ ngành ô tô cũng như ngành ô tô Việt Nam có thể phát triển được.
Trong mạng lưới sản xuất ô tô khu vực này, chúng ra cần tìm ra được một vị trí thích hợp sao cho có thể tận dụng và phát huy được những lợi thế sẵn có của Việt Nam về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động … qua đó có thể tạo ra được giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị. Việt Nam cần tham gia quá trình chuyên môn hoá trong sản xuất ô to của khu vực ASEAN và thu hút ca cs nhà đầu tư có khả năng sản xuất các cấu phần và linh kiện chuyên biệt. Chẳng hạn như Việt Nam có thể tham gia sản xuất các loại linh kiện như ghế ngồi ô tô, ống khói, bình xăng. ăng ten … Ngoài ra Việt Nam có thể xem xét sản xuất các cấu phần như các linh kiện nhựa loại nhỏ hay các sản phẩm làm từ cao su tại các đơn vị xuất khẩu linh kiện …
Để làm được điều này, Chính phủ cần xây dựng và phân bố hợp lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, tạo ra được các dịch vụ hậu cần, vận chuyển tại các địa phương.
KẾT LUẬN
Ngành công nghiệp ô tô trong thời gian qua đã không đạt được những kết quả tốt, nhất là trong việc xây dựng hệ thống công nghiệp phụ trợ cung cấp linh phụ kiện cho các công ty lắp ráp. Do đó, việc tăng tỉ lệ nội địa hoá trong ngành ô tô cũng không đạt được những mục tiêu đề ra.
Trong khuôn khổ bài viết, em đã nêu ra những hạn chế có thể nói là khá cơ bản còn tồn tại và đề ra một vài giải pháp nhằm góp phần tạo ra sự thay đổi căn bản cho công nghiệp phụ trợ ngành ô tô. Qua đó, có thể giúp cho công nghiệp phụ trợ ngành ô tô cũng như ngành ô tô Việt Nam có thể phát triển trong thời gian tới. Các giải pháp này cần được thực hiện một cách triệt để và đồng bộ để có thể đem lại những hiệu quả tốt nhất.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: