dungnv8408_ict

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

TÓM LƯỢC
Công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai là công ty cung cấp các trang thiết bị công nghiệp sản phẩm chủ yếu là máy khâu,ngoài ra công ty còn kinh doanh trang thiết bị phụ tùng ô tô và giấy.Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với tầm quan trọng là hệ thống logistics.Biết được tầm quan trọng của hệ thống này công ty đang dần phát triển hệ thống logistics truyền thống kết hợp với logistics TMĐT để tạo giá trị cho khách hàng và tăng sức cạnh tranh với đối thủ
Trong quá tình thực tập tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai tui đã tìm hiểu được phần nào cách thức hoạt động logistics tại công ty.Vì vậy tui đã mạnh dạn chọn đề tài chuyên đề của mình là: “Giải pháp phát triển hoạt động
e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai”
Nội dung chuyên đề của tui gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài giải pháp phát triển hoạt đông e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
Chương này tập trung chủ yếu vào việc giải thích tính cấp thiết của việc phát triển hoạt đông e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai , xác lập và tuyên bố vấn đề , đề ra các mục tiêu của chuyên đề tốt nghiệp
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng phát triển hoạt động e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
Tập trung đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai. Đưa ra các kết quả phân tích xử lý dữ liệu của phiếu điều tra và các dữ liệu thứ cấp thu được trong quá trình thực tập để rút ra những tồn tại cũng như những điều cần phát huy trong hoạt động e-logistics tại công ty
Chương III: Kết luận và đề xuất phát triển hoạt động e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
Tập trung đi sâu vào việc rút ra kết luận từ phần xử lý dữ liệu, từ đó đưa ra một số giải pháp chính yếu nhằm phát triển phát triển hoạt động e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TMĐT: Thương mại điện tử
DN:Doanh nghiệp
CNTT:Công nghệ thông tin
B2B:Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
(Business to Business)
B2C: Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với khách hàng
(Business to Consumer)
C2C:Giao dịch thương mại điện tử giữa khách hàng với khách hàng
(Consumer to Consumer)
Công ty:Công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
CRM:Quản trị quan hệ khách hàng(customer relationship management)
ERP:Quản lý nguồn lực doanh nghiệp(Enterprise Resource Planning)
ACS:phần mềm kế toán doanh nghiệp
VNĐ:Việt nam đồng
Logistics:Hậu cần thương mại
E-Logistics: Hậu cần thương mại điện tử
TNHH:Trách nhiệm hữu hạn
TTĐT:Thông tin điện tử
SXKD:Sản xuất kinh doanh
WWW:World Wide Web









DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Doanh thu kinh doanh máy may công nghiệp chia theo dòng sản phẩm của công ty Hoàng Mai giai đoạn 2008-2009
Bảng 2.2: Doanhh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2008 đến năm 2010
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên hoạt động mua bán TMĐT.
























DANH MỤC HÌNH
Hình 2.2.3: Website công ty
Hình 2.2.4: Mô hình hậu Logistics đầu ra
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN I
TÓM LƯỢC II
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT III
DANH MỤC BẢNG IV
DANH MỤC HÌNH V
MỤC LỤC VI
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG E-LOGISTICS TẠI 1
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HÒANG MAI 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề 3
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu. 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: 4
1.4.3. Thời gian nghiên cứu 4
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của hoạt động e-logistics trong doanh nghiệp 4
1.5.1 Một số khái niệm và tổng luận về E.Logistics 4
1.5.1.1 Khái niệm Logistics và e-logistics 4
1.5.1.2Vai trò của TMĐT trong hệ thống Logistics của doanh nghiệp (e-Logistics) 7
1.5.2 Áp dụng TMĐT trong các hoạt động Logistics 8
1.5.2.1 TMĐT trong Logistics đầu vào 8
1.5.2.2 TMĐT trong Logistics đầu ra; 9
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG E-LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HOÀNG MAI 14
2.1 Phương pháp nghiên cứu: 14
2.1.2Phương pháp thu thập dữ liệu 14
2.1.2.1. Phương pháp điều tra dữ liệu thứ cấp 14
2.1.2.2. Phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp 14
2.1.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 15
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai 15
2.2.1 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 15
2.2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty 15
2.2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập từ khi thành lập và 16
định hướng phát triển năm 2011 16
2.2.2 Những ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên ngoài và bên trong đến việc áp dụng TMĐT trong hoạt động Logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai 18
2.2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến logistics TMĐT của doanh nghiệp 19
2.2.2.2 Những nhân tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến Logistics TMĐT của doanh nghiệp 19
2.2.3Thực trạng e-Logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp 20
Hoàng Mai 20
2.2.3.1 Nguồn lực E-logistics 20
2.2.4Mô hình và phân tích thực trạng chỉ tiêu đánh giá e-logistics của công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai 22
2.2.4.1 Mô hình e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai 22
2.2.4.2 Phân tích thực trạng e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai 24
2.3 Kết quả phân tích các dữ liệu 27
2.3.1: Ứng dụng TMĐT của công ty trong hoạt động kinh doanh 27
2.3.2: Công ty tìm kiếm khách hàng theo cách thức; 27
2.3.3 Khách hàng đăng kí đặt hàng qua 27
2.3.4 cách thanh toán; 28
2.3.5 Hình thức giao hàng và đặt hàng 28
2.3.6 Số lượng nhà cung cấp 29
2.3.7 Phần trăm đầu tư cho TMĐT trên tổng chi phí hoạt động thường niên 29
2.3.8 Hình thức kho hàng công ty nên lựa chọn 30
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN 31
HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TMĐT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HOÀNG MAI 31
3.1 Các phát hiện và kết luận qua nghiên cứu 31
3.1.1 Những thành công đạt được trong quá trình ứng dụng TMĐT vào kinh doanh của doanh nghiệp 31
3.1.2 Vấn đề tồn tại: 33
3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại: 34
3.1.4 Dự báo triển vọng 36
3.1.4.1 Môi trường kinh doanh 36
3.1.4.2 Thị trường kinh doanh 37
3.1.4.3 Định hướng phát triển cho Hoàng Mai thời gian tới 37
3.2 Các giải pháp phát triển và hoàn thiện e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai 38
3.2.1 Các đề xuất,giải pháp đối với Hoàng Mai 38
3.2.2 Kiến nghị đối với nhà nước 41
KẾT LUẬN 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG E-LOGISTICS TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HÒANG MAI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Mạng thông tin toàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu, tới từng quốc đơn gia, tới từng doanh nghiệp và cùng với nó là các hoạt động logistics kinh doanh. Xây dựng website, hệ thống đặt hàng và thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp là một việc làm khó. Nhưng để thực hiện các đặt hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện và cung ứng giá trị cao nhất tới khách theo xu hướng rất tích cực đóng góp cho sự phát triển từng doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh là e- logistics .Đối với toàn bộ quá trình lưu thông, phân phối, ứng dụng hệ thống Logistics là một bước phát triển cao hơn của công nghệ vận tải. Vận tải đa cách đã liên kết được tất cả các cách vận tải với nhau để phục vụ cho nhu cầu cung ứng và tiêu thụ của hãng sản xuất.Nhưng việc kết hợp TMDT vào hệ thống logistics đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp. Hoạt động e-Logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải. Nhờ đó hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hoá một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi fax, gửi e-mail hay giao dịch qua Internet…. cho người bán hàng, thậm chí cho hãng sản xuất hàng hoá là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua, được vận chuyển đến tận nhà.Quản trị logistics là một lĩnh vực phức tạp, với chi phí lớn và “bụi bặm”, nhưng đó lại là một trong những yếu tố chủ đạo quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp trong TMĐT. Xử lý đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán và cả việc thu hồi lại những hàng hoá mà khách hàng không ưng ý... là những nội dung của công tác logistics trong môi trường TMĐT. Bản chất và nội dung của các tác nghiệp thì không khác biệt nhiều so với môi trường kinh doanh truyền thống. Nhưng những yếu tố về CNTT và kỳ vọng của khách hàng trong môi trường này đang đặt ra cho công tác logistics những cơ hội và thách thức không nhỏ.
Xuất phát từ chiến lược kinh doanh trong môi trường TMĐT, doanh nghiệp cần đổi mới lại quy trình thực thi các nghiệp vụ logistics; tích hợp yếu tố công nghệ thông tin trong toàn bộ hệ thống, tập hợp được nguồn nhân sự đủ năng lực và năng động để vận hành, giám sát hệ thống đó. Một hệ thống logistics hoàn chỉnh, tương thích với các quy trình của TMĐT, đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng trong thời đại CNTT là một trong những yếu tố cốt lõi để vươn tới thành công trong bối cảnh kinh doanh mới mẻ này.Trong dây chuyền cung ứng và tiêu thụ bao gồm rất nhiều khâu, giữa mắt xích của các khâu có các dịch vụ: giao nhận, xếp dỡ, lưu kho,… Nếu để hàng hoá phải tồn kho nhiều hay lưu kho quá lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó họ đã chú ý khâu này bằng những giải pháp khác nhau
Thực tế không một khách hàng nào muốn quay lại với một công ty mà ở đó khả năng logistics kém về khả năng dự trữ đặt hàng hay mua hàng,hay những chức năng hỗ trợ phân phối bán hàng không phát huy được hiệu quả, không đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng. Vì vậy các doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ về hoạt động e-logistics chú trọng tìm hiểu, quan tâm đến logistics bán và mua coi đó như một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp cận, mở rộng thị trường của doanh nghiệp mình. Cung cấp những hỗ trợ sau không chỉ giúp đỡ khách hàng, mà nó còn tạo ra những mối quan hệ tốt và có lợi với khách hàng.
Hiện nay đối với công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai e-logistics là một lĩnh vực khá mới mẻ,kinh doanh theo kiểu truyền thống là chính.Việc ứng dụng e-logistics còn khá nhiều hạn chế,quy trình mua bán trao đổi các luồng thông tin từ khách hàng,doanh nghiệp,nhà cung ứng không tạo được sự liên tục.Việc không áp dụng e-logistics làm giảm doanh thu và tăng chi phí trong việc kinh doanh, không tạo được lợi thế cạnh tranh đối với đối thủ cạnh tranh.Đặc biệt Hoàng Mai trong lĩnh vực kinh doanh liên quan tới nhập khẩu và phân phối vì vậy logistics là rất quan trọng.Nếu kết hợp TMĐT với logistics truyền thống thì luồng thông tin sản phẩm từ nhà cung cấp sẽ dễ dàng hơn ,đem lại giá trị cho doanh nghiệp.Vì vậy cần phát triển hệ thống logistics tại công ty
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu các hoạt động công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai, như đã phân tích tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động e-logistics , công ty là nhà phân phối và cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực máy khâu công nghiệp vì vậy hệ thống logistics rất quan trọng trong việc xuất nhập khẩu.Hoạt động e-logistics tại công ty chưa thật lớn mạnh nên đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là vấn đề cấp thiết phải phân tích và nghiên cứu sâu hơn nữa và đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, kiến nghị những biện pháp nhằm phát triển và hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống e-logistics. tui đã đề xuất và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:
Qua quá trình nghiên cứu, tui muốn vận dụng những kiến thức mà mình được đào tạo tại trường Đại học thương mại vào thực tế tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản hoạt động e-logistics và các nghiệp vụ cơ bản,phân tích những cơ hội và thách thức của công tác logistics trong môi trường kinh doanh điện tử của công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống e-logistics (hạ tầng cơ sở,hạ tầng phân phối vật chất) các tác nghiệp e- logistics :xử lý đơn đặt hàng,quản trị dự trữ ,vận chuyển hàng hóa,nghiệp vụ kho bao bì và dịch vị khách hàng…
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
Với mục tiêu nghiên cứu trên tui hy vọng rằng chuyên đề của mình sẽ mang lại kết quả thiết thực nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động e-logistics, tạo sự tin tưởng và trung thành từ các khách hàng của mình.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu đó chính là bộ phận hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc phát triển thị trường và sản phẩm dựa trên hoạt động e-logistics tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
1.4.3. Thời gian nghiên cứu
Từ năm 2008- 2010
Không gian nghiên cứu tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của hoạt động e-logistics trong doanh nghiệp
1.5.1 Một số khái niệm và tổng luận về E.Logistics
1.5.1.1 Khái niệm Logistics và e-logistics
Logistics được hiểu là ‘‘Quá trình tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”
* Vai trò hoạt động của logistics;
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng:hệ thống máy tính,hệ thống mạng,các phần mềm hỗ trợ
Đầu tư vào hệ thống kho bãi,phương tiện vận chuyển kinh doanh
Doanh nghiệp cần đầu tư vào hệ thống website,sao cho website không chỉ đưa thông tin sản phẩm mà còn cung cấp nhiều dịch vụ và chức năng khác
Đầu tư vào vấn đề marketing gồm các hoạt động truyền thống và các hoạt động marketing điện tử như liên kết với các website khác để quảng cáo cho các doanh nghiệp minh
f/ Xây dựng hệ thống máy tính và hệ thống truyền tải dữ liệu
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh và có định hướng phát triển TMĐT như Hoàng Mai thì hệ thống mạng và cả phần mềm,phần cứng máy tính ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.Hiện nay công ty mới chỉ đầu tư khoảng 15 máy cho các nhân viên và vận hành hệ thống TMĐT con số này là khá ít so với nhu cầu để phát triển.Hệ thống phần cứng và phần mềm rất quan trọng trong xử lý thông tin dữ liệu nhưng các máy tính của công ty đều có cấu hình ở mức vừa phải.Hệ thống phải kết nối liên tục vững chắc với khách hàng và nguồn cung ứng giữa các hệ thống với nhau như quản trị quan hệ khách hàng,hệ thống thông tin logistics và hệ thống quản trị cung ứng .Hoàng M ai cần nâng cấp để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và tăng giá trị cho khách hàng
g/Mở rộng chủng loại cung ứng hàng hóa phân phối qua mạng
Như dã biết Hoàng Mai không chỉ cung ứng một loại hàng hóa là máy khâu mà còn cung ứng sản phẩm là giấy và các thiết bị cơ khí khác.Nhưng dòng thông tin trên mạng của Hoàng Mai cung cấp chỉ là một loại hàng hóa.Các website TMĐT đều bày bán và cung cấp nhiều chủng loại hàng hóa nhằm thu hút cho mình tập khách hàng lớn.Việc lựa chọn thêm mặt hàng cung ứng dựa trên nhiều yếu tố trong đó yếu tố từ việc nhu cầu khách hàng là quan trọng..Các yếu tố về nhà cung ứng,kinh phí,hệ thống cơ sở hạ tầng cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường.Hiện nay mặt hàng giấy công ty đã có nhà máy sản xuất tại gia lâm hà nội nhưng việc quảng cáo hàng hóa lại chưa được diễn ra nhiều,khách hàng chủ yếu là những người quen.Vì vậy cần xử lý thông tin cung để tìm kiếm khách hàng mục tiêu.Ngoài ra website phải phong phú hơn về chất lượng và giao diện,thu hút được thêm lượng khách hàng cho mình.Một website chất lượng bao giờ cũng gây một ấn tượng mạnh cho khách hàng,nhiều khi khách hàng thông qua website để đánh giá công ty có chuyên nghiệp không, có lớn không và có đủ độ tin cậy không
h/ Sử dụng phần mềm quản lý vào hệ thống của Hoàng Mai
Hiện nay công ty chưa ứng dụng nhiều các phần mềm hỗ trợ kinh doanh và quản lý doanh nghiệp(ERP).Trong thời đại internet việc lưu trữ dữ liệu không cần dùng phương pháp thủ công mà dùng các phần mềm để xử lý và lưu trữ thông tin.Việc lưu trữ dữ liệu về khách hàng đòi hỏi phải có phần mềm CRM nó giúp lưu trữ đầy đủ thông tin vè khách hàng.Hệ thống quản lý nhà cung ứng mang lại hiệu quả thông tin về lượng hàng hóa cần cung cấp và các mặt hàng còn thiếu trong kho của công ty,tuy phần mềm này khá tốn kém nhưng sẽ đem lại hiệu quả cho công ty
Quản trị kho hàng cũng là một vấn đề cần quan tâm việc sử dụng phần mềm cũng giúp cho doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho tốt hơn,giảm chi phí quản lý kho.Các nghiệp vụ kho rễ ràng và chính xác hơn không cần quá tốn nhiều nguồn nhân lực.Để mua một phần mềm hiện nay là không khó nhưng để sử dụng phần mềm có hiệu quả thì cần một nguồn nhân lực có trình độ cao,không doanh nghiệp sẽ làm gia tăng chi phí
k/Kết hợp hiệu quả giữa logistics truyền thống và logistics TMĐT
Hiện nay hệ thống logistics đáp ứng kinh doanh TMĐT dựa trên hệ thống logistics truyền thống cũ từ kho bãi đến nhà cung ứng.Điều quan trọng là làm sao phát triển mạnh logistics TMĐT đáp ứng kịp thời với sự phát triển hệ thống của doanh nghiệp
3.2.2 Kiến nghị đối với nhà nước
- Các quốc gia trên thế giới không ngừng đầu tư, xây dựng hành lang pháp lý nhằm phục vụ cho các hoạt động TMĐT được diễn ra thuận lợi. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó cần có những điều chỉnh về luật pháp cho phù hợp với sự phát triển không ngừng của xã hội là tất yếu, đặc biệt là những điều luật liên quan đến thương mại điện tử. Sau đây là một vài kiến nghị với nhà nước:
+ Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, các nghị định, văn bản hướng dẫn áp dụng luật của Nhà nước sao cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập với các điều luật quốc tế về TMĐT.
+ Đầu tư mạnh mẽ hơn nguồn nhân lực TMĐT có trình độ chuyên môn cao
+ Hợp tác tích cực với các quốc gia đã có một nền kinh tế điện tử hiện đại nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ về mặt kinh nghiệm xây dựng và thực thi các chính sách pháp luật liên quan tới thương mại điện tử, đi tắt đón đầu trong việc nắm bắt các công nghệ hiện đại trong thương mại điện tử nói chung.






KẾT LUẬN
Có thể thấy hệ thống e-logistics là một xu hướng phát triển tất yếu trong doanh nghiệp hiện nay. Đây là một cơ hội lớn đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nhờ kết hợp logistics truyền thống với TMĐT các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thêm nhiều cách thức đáp ứng nhu cầu và quản trị nguồn cung cấp hàng hóa qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh và đa dạng hóa các sản phẩm, ngành nghề.Nhưng đi kèm theo đó cũng là những rủi ro không nhỏ trong một môi trường kinh doanh ảo, đặc biệt là với một quốc gia đang phát triển, kinh nghiệm về TMĐT còn non yếu như Việt Nam.
Qua quá trình nghiên cứu xuyên suốt chuyên đề , tui thấy rằng công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Mai là một doanh nghiệp có nhiều triển vọng trong việc áp dụng TMĐT vào hệ thống logistics.Tuy nhiên,cũng chỉ ra một số vấn đề trong quy trình logistics TMĐT,logistics vẫn chỉ mang tính truyền thống ứng dụng chưa được nhiều.Từ đó tui đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện
Hy vọng rằng với những phân tích và đề xuất kiến nghị của tui sẽ giúp quý Công ty có thể hoàn thiện hơn quy trình quản lý và cung cấp hàng hóa của mình cho khách hàng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH SENA Việt Nam. Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
R Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top