tuanthanh872008

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Trước những xu hướng và bối cảnh quốc tế phức tạp mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược tài tình thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cho thời gian tới.
Bất kì một tỉnh, thành phố nào muốn thực hiện CNH – HĐH đều cần có vốn, vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện CNH – HĐH và góp phần vào mục tiêu CNH – HĐH chung của cả nước. Song vốn được tạo từ đâu và bằng cách nào là phụ thuộc rất lớn vào chính sách của mỗi tỉnh, mỗi thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Thông thường vốn được huy động từ hai nguồn: vốn trong nước và ngoài nước. FDI có vai trò to lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao mức sống cho người dân.
Hơn 10 năm trở lại đây, khai thác lợi thế sẵn có của một thành phố ven biển đầy tiềm năng, Đà Nẵng đã có những bứt phá ngoạn mục không những về kinh tế mà còn về an ninh chính trị, xã hội và là điểm sáng của miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, thoát khỏi cùng kiệt nàn lạc hậu.
Do đó để tiếp tục phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng chúng ta cần thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn FDI.
Vì vậy đề tài của em tập trung nghiên cứu về: “Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) vào Thành phố Đà Nẵng”
Chương I: Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước nước ngoài trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua
I/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế
1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hình thức của nó trong thực tiễn
1.1. Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Theo luật đầu tư VN:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoái hay bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hay thành lập xí nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”.
1.2. Các hình thức của FDI trong thực tiễn
Trong thực tiễn FDI có nhiều hình thức được áp dụng là:
2 Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết của hai bên hay nhiều bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không cần thành lập tư cách pháp nhân.
Hình thức này có đặc điểm:
1 Không ra đời một pháp nhân mới.
2 Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong hợp đồng nội dụng chính phản ánh trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên với nhau.
3 Thời hạn cần thiết của hợp đồng do các bên thoả thuận phù hợp với tính chất mục tiêu kinh doanh và được cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chuẩn.
4 Hợp đồng phải do thay mặt của các bên có thẩm quyền kí. Trong quá trình hợp tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư các pháp nhân của mình.
• Doanh nghiệp liên doanh:
Theo khoản 2 điều 2 luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam quy định doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hay hiệp định kí giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hộ chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hay các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Hình thức này có đặc điểm:
5 Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Các bên chịu trách nhiệm về phần vốn của mình.
6 Phần góp vốn của bên hay các bên nước ngoài không hạn chế mức tối đa nhưng tối thiểu không dưới 30% vốn pháp định và trong quá trình hoạt động không giảm vốn pháp định.
7 Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quả trị mà thành viên của nó do mỗi bên chỉ định tương ứng với tỷ lệ góp vốn của các bên nhưng ít nhất phải là hai người. Hội đồng quản trị có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí.
8 Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và phân chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hay theo thoả thuận giữa các bên.
9 Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt được kéo dài nhưng không quá 20 năm.
• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Theo điều 26 Nghị định 12 CP quy định: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Thời gian hoạt động không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép”
• Hợp động xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT)
Theo điều 12 khoản 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao là văn bản kí giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà Việt Nam”.
• Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh là văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
• Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)
Theo khoản 13 điều 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp đồng xây dựng chuyển giao là hợp đồng kí kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

2. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế
2.1 Tác động của FDI tới nước đi đầu tư
a. Tác động tích cực
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư do tận dụng được các nguồn lực sản xuất, khai thác được các ưu thế về điều kiện tự nhiên, nhân công của nước nhận đầu tư làm giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận.
Đầu tư nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp hưởng ưu đãi từ nước nhận đầu tư nên tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, do đó có khả năng bành trướng sức mạnh về kinh tế, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Thông qua việc chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư mà những nước đi đầu tư có thể chuyển giao được các công nghệ đã lỗi thời với nước họ, vừa tạo đầu ra cho công nghệ lại vừa thu được lợi nhuận.
Kích cầu cho nước xuất khẩu vốn: từ việc tạo được đầu ra cho công nghê, các nước này sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm ra các công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm mới.
b. Tác động tiêu cực
Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro cao nếu không tìm hiểu kĩ về môi trường đầu tư của nước sở tại.
Có thể xảy ra chảy máu chất xám nếu trong quá trình chuyển giao chủ đầu tư để mất bản quyền sở hữu công nghệ và bí quyết sản xuất.
Mất việc làm cho lao động ở nước nhà.
2.2 Tác động tới nước tiếp nhận
a. Tác động tích cực
Giải quyết tình trạng thiếu vốn cho các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước nghèo. Đối với các nước nghèo, tỉ lệ giành cho tiết kiệm thường rất nhỏ. Như vậy nếu đầu tư bằng nguồn vốn tiết kiệm các nước cùng kiệt sẽ rất khó phát triển được nền kinh tế của nước mình. Vì vậy FDI được coi là một giải pháp đối với tình trạng thiếu vốn của các nước này mà không tạo gánh nặng nợ nần.
Tạo điều kiện cho nước tiếp nhận vốn tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý, từ đó nâng cao năng suất lao động làm cho thu nhập cho người lao động của nước nhận đầu tư được nâng lên.
Đẩy nhanh tiến trình hội nhập vốn của nước tiếp nhận vốn với nền kinh tế thế giới vỡ FDI là nhân tố tác động mạnh đến quỏ trỡnh hoàn thiện thể chế, chính sách và môI trường đầu tư.
Giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp cho người lao động ở nước nhận đầu tư.
Các nước có vốn FDI phải nộp thuế nâng nguồn thu ngân sách lớn.
b. Tác động tiêu cực
Tạo ra 1 cơ cấu kinh tế bất hợp lý: do đầu tư chỉ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận nên nhà đầu tư chỉ bỏ vốn vào những ngành có tỷ suất sinh lời cao.
Gây ra hiện tượng thất nghiệp một thành phần dân cư do mất đất(dùng để xd khu công nghiệp…). Ngoài ra đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể làm tăng tình
4 nước ngoải theo hướng tiếp tục đơn giản hoá việc cấp phép đầu tư, mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư. Lập tổ công tác liên ngành do Bộ kế hoạch đầu tư chủ trì để rà soát có hệ thống tất cả các loại giấy phép, các quy định liên quan đến việc hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở có kiến nghị bãi bỏ các loại giấy phép, quy định không cần thiết đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.
5 Các Bộ, ngành, địa phương quy định rõ ràng công khai các thủ tục hành chính, đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục không cần thiết, kiên quyết sử lí nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền tiêu cực và vô trách nhiệm của cán bộ công quyền.
Đẩy mạnh vận động xúc tiến đầu tư
a. Đổi mới nội dung và cách vận động , xúc tiến đầu tư, triển khai các chương trình xúc tiến theo ngành, lĩnh vực, địa bàn với các dự án và các đối tác cụ thể, hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ nguồn căn cứ vào danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuẩn bị kỹ một số dự án đầu tư quan trọng, lựa chọn, mời một vài tập đoàn lớn trong ngành, lĩnh vực đó vào để đàm phán, tham gia đầu tư vào các dự án.
b. Chú trọng cả xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới và các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư để triển khai hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động thuận lợi. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thành tích suất sắc trong kinh doanh, có đóng góp thiết thực vào xây dựng đất nước. Đồng thời phê phán, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm luật pháp Việt Nam.
7 Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các diễn đàn quốc tế các hoạt động hợp tác xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hợp tác AIA, ASEAN, ASEM , các cuộc hội thảo về đầu tư trong và ngoài nước, sử dụng tổng hợp các phương tiện xúc tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng , qua mạng Internet, xúc tiến trực tiếp…
8 Đẩy mạnh việc tuyên truyền giới thiệu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo hình ảnh mơí về Việt Nam, tạo sự đánh giá thống nhất về đầu tư nước ngoài trong dư luận xã hội.
9 Các cơ quan thay mặt ngoại giao – thương mại Việt Nam có trách nhiệm làm tốt việc đầu tư vào Việt Nam, bố trí cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm. Tăng cường cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở các Bộ, ngành, địa phương.
10 Bố trí nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương.
11 Tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách đầu tư ra nước ngoài của các nước, tập đoàn và công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp, nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp .
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, quản lí các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mở rộng tuyên truyền đối ngoại nước ngoài trên cơ sở thông tin hiện đại. Xây dựng và dựa vào hoạt động trang Web về đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ cho việc cung cấp thông tin cập nhật về chủ trương, chính sách pháp luật về đầu tư, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư, biểu dương những dự án thành công

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm vào Link, đợi vài giây sau đó bấm Get Website để tải:


xem thêm

Đề án: thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
R Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D giải pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thu hút khách hàng của ngân hàng Agribank huyện Gio Linh - Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam Địa lý & Du lịch 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top