loi_lam

New Member
Download miễn phí Luận văn Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam
Gió mát trăng thanh, câu thơchén rượu, hương thơm trà đượm, vừa là tài, vừa là sắc,
cảnh đẹp, tình say, Thúc Sinh đã mê mệt Kiều lúc nào chẳng biết. Tú Bà thì chỉbiết có tiền
nên thấy Kiều có thể đem vềcho mụrất nhiều tiền từtúi Thúc Sinh nên càng ra sức trau
chuốt cho Kiều. Nàng hầu rượu, gảy đàn, ca múa,. cho Sinh cũng nhưnàng phục vụcho bao
nhiêu người đàn ông khác. Bởi đó là nghềnghiệp của nàng. Vềphần Sinh, trước chỉlà thỏa
thói trăng hoa, nhưng đã bịcái sắc và tài năng của Kiều làm cho say đắm. Sinh đã thề ước đá
vàng cùng Kiều.
Người đọc tưởng rằng cô Kiều
mà mình thương yêu đã có thể nương náu đời mình, đã tìm được hạnh phúc, bình yên bên Từ
Hải, thế mà Nguyễn Du lại khéo đặt ra những tình huống trớ trêu. Vì ông biết rằng, xã hội
đảo điên ấy làm sao có thể để cho những người như Kiều có hạnh phúc. Vì mắc mưu Hồ Tôn
Hiến mà Kiều đã hại chết Từ Hải. Mất Từ Hải, Kiều như mất đi nguồn sống duy nhất của
mình ở đời này. Nàng đã bị mang tiếng là giết chồng. Điều này xuất phát từ tâm hồn rất thiện
của Kiều, cùng với tâm lý nơm nớp lo sợ, niềm tin lung lay vào một hạnh phúc không vững
chãi. Tâm lý này của Kiều là sản phẩm mà xã hội đã tạo ra. Kiều là một minh chứng cho
những nạn nhân chịu đựng sự áp bức của xã hội một cách thường xuyên, dai dẳng. Mất
chồng, nhưng nàng thì còn đó với trọn vẹn sắc đẹp và tài năng nên nàng lại rơi vào hoàn
cảnh bi đát. Còn nỗi nhục nhã nào cho bằng phải hầu rượu kẻ đã giết chồng mình. Cuối
cùng, nàng đành phải chọn con đường tự giải thoát bằng cách nhảy xuống sông Tiền Đường.
Đây là cách duy nhất nàng có thể làm vào lúc này. Đó cũng chính là cách chống đối yếu ớt
và bất lực của một con người sống triền miên trong đau khổ. Có đi dọc cuộc đời Kiều như
lúc này mới hiểu được vì sao Nguyễn Du lại yêu Kiều đến như vậy. Một con người phải chịu
sóng gió cuộc đời ngay từ khi còn là một thiếu nữ, làm một nghề hèn mạt, bị bao nhiêu kẻ
bất lương lừa bịp, gián tiếp hại chết chồng, cuối cùng tìm đến cái chết. Nhưng đâu đơn giản
như Kiều nghĩ là tìm đến cái chết để xóa sạch tất cả. Nàng được cứu sống, kết thúc mười lăm
năm đoạn trường là màn đoàn viên cũng chất chứa bi kịch không kém những năm sóng gió
trước kia. Buộc lòng phải từ chối tình cảm của người mình hết lòng yêu thương, nàng tan nát
cõi lòng. Tác giả không để mối tình này có một kết thúc vẹn toàn khi họ đoàn viên. Làm sao
Kiều đoạn tình với Kim Trọng một cách dễ dàng như thế? Cái hạnh phúc tưởng như đã nằm
trong tầm tay, bỗng nhiên Kiều lại lên tiếng từ chối. Chuỗi bi kịch của cuộc đời Kiều vẫn cứ
đeo đuổi nàng. Kiều đành phải " Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ". Hơn ai hết, Kim Trọng
thấu hiểu nỗi lòng của Kiều và nói:
Bấy lâu đáy bể mò kim
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
(Truyện Kiều)
Nghe những lời đó, Kiều xúc động thực sự. Nàng vội vã đứng lên, "sửa áo, cài trâm":
Khấu đầu lạy tạ cao thâm nghìn trùng
và nói lên sự biết ơn chân thành, nói lên cái nguyên nhân của lòng kính phục:
Thân tàn gạn đục khơi trong
Là nhờ quân tử khác lòng người ta.
(Truyện Kiều)
Đau đớn biết bao khi trước đây là tình yêu nồng thắm, tươi đẹp mà giờ đây phải "khấu đầu
lạy tạ". Người mình yêu đứng đây, rất gần, hạnh phúc đã đến rất gần, chỉ cần Kiều với tay.
Vậy mà… Lý do nàng buộc phải từ chối niềm hạnh phúc đó là vì vết nhơ của những năm
tháng "mưa Sở mây Tần" trong lầu xanh làm sao có thể gột rửa? Làm sao nàng có thể đến
với Kim Trọng khi "con ong đã tỏ đường đi lối về". Kỹ nữ Thúy Kiều không chỉ đau đớn khi
chịu cảnh nhục nhã trong kỹ viện mà nỗi đau ấy còn hiển hiện khi tưởng như chỉ cần một cái
gật đầu, cuộc đời nàng từ đây sẽ viên mãn. Nỗi đau về những năm tháng làm kỹ nữ thật là
nặng nề và khó lòng có thể quên đi một cách dễ dàng. Mà Kiều có tạo ra nỗi đau này cho
mình, tất cả là do "tài tình chi lắm cho trời đất ghen".
Luận văn đề cập đến số phận của Thúy Kiều với một dung lượng khá nhiều chỉ để làm
rõ một điều: không phải tất cả những người làm nghề kỹ nữ đều đáng bị lên án như định kiến
của số đông người. Kiều là một người vừa đẹp, vừa có tài thực sự, có một tâm hồn rất trong
lành, một nhân phẩm cao quý. Rõ ràng những tủi hổ mà nàng phải chịu đựng không phải do
nàng tạo ra. Là một người có tài và có tâm hồn như vậy, đáng ra phải được trọng dụng,
nhưng vào thời đó thì tình hình hoàn toàn trái ngược.
Buồn thay, những nhân vật khác của Nguyễn Du mang tên gọi là những ca kỹ cũng có
thân phận cũng không sáng sủa so với Kiều.
Cuộc đời người ca nữ trong bài " Điếu La Thành ca giả" chẳng khác Đạm Tiên, Thúy
Kiều là bao, cũng chỉ là một cuộc đời vô nghĩa. Xinh đẹp, nổi tiếng, nàng được yêu quý,
được ngợi khen. Tất cả những điều đó không còn tồn tại nữa khi nàng chết đi:
Cõi thế ai thương người bạc mệnh
Dưới mồ riêng hối kiếp phù sinh
( Điếu La Thành ca giả)
Chẳng ai trên thế gian này có thể đồng cảm được với nàng. Cuộc đời kỹ nữ là cuộc đời
mua vui cho người khác. Người vui, còn ta thì ê chề, đau đớn. Bi kịch đáng sợ nhất của con
người là không tìm được người tri âm, đồng cảm. Hàng ngày, những kỹ nữ gặp gỡ và tiếp
xúc với bao nhiêu con người, đem đến niềm vui cho bao người, còn riêng họ, thông thường
là phải sống một cuộc đời cô đơn. Những người khách có thể quay lưng với những kỹ nữ khi
họ tìm được một niềm vui khác. Vì suy cho cùng, kỹ nữ cũng chỉ là một trò để giải trí mà
thôi, theo cái nhìn bình thường của xã hội. Người đời đã từng nói:"xướng ca vô loài". Ấy vậy
nên họ chẳng cần bận tâm tới một kỹ nữ để làm gì. Kỹ nữ khi còn sống thì đều là những
người nổi tiếng. Người kỹ nữ trong bài thơ trên có lẽ cũng nổi danh không kém Đạm Tiên,
Thúy Kiều. Nhưng đã khoác chiếc áo kỹ nữ thì đừng mong người đời thấu hiểu, có chăng chỉ
là những lời dè bỉu, chê bai. Người ca nữ đất La Thành chỉ có nỗi cô đơn làm bầu bạn. "Kiếp
phù sinh", một kiếp sống trôi nổi, vô định. Nếu có quyền được chọn lựa cho cuộc sống cho
mình, có lẽ nàng chẳng bao giờ lại chọn con đường trôi nổi, bấp bênh này. Cũng giống như
bao người, nàng cũng muốn có được một hạnh phúc đơn sơ, một con đường êm ả. Nhưng
nàng không có quyền chọn lựa. Xã hội đâu dễ gì chấp nhận một người phụ nữ tài giỏi và
xinh đẹp như vậy. Sống, nhưng lại sống trong "kiếp phù sinh", cũng có thể coi như chưa hề
được sống
Phấn son lúc sống chưa rồi nợ
Trăng gió đời sau luống để danh
Y hẳn trần gian không kẻ biết
Suối vàng đành bạn với Kỳ Khanh.
(Điếu La Thành ca giả)
Cõi trần thế không ai bầu bạn nên đành xuống suối vàng làm bạn với Kỳ Khanh. Hóa
ra, người duy nhất có thể bầu bạn với nàng là một người ở cõi âm. Còn gì đau đớn bằng khi
chết đi rồi, xuống cõi âm mới có người để chia sẻ. Mà đâu phải khi sống ở dương thế nàng
luôn khép kín, không giao tiếp với ai, ngược lại còn rất nhiều. Nhưng nàng đâu biết rằng, khi
nàng chết đi, một con người đã tỏ sự thương cảm với nàng, ca ngợi, đồng cảm với số kiếp
của nàng, đó là Nguyễn Du. Xuất phát từ trái tim đa cảm, đầy yêu thương, nhà văn này luôn
hướng đến những giá trị nhân văn, luôn đồng cảm với những người bất hạnh. Nghe được
những lời này của Nguyễn Du, có lẽ nàng sẽ nguôi ngoai.
Người gảy đàn cầm đất Long Thành ( Long Thành cầm giả c...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Tìm hiểu về hình ảnh đất nước con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài được phản ánh trên báo Nhân Dân và báo Sài Gòn giải phóng Luận văn Kinh tế 0
H Quan niệm của Nho giáo về đạo làm người và ảnh hưởng của nó trong Quốc triều hình luật Kinh tế chính trị 2
Q [Free] Nghiên cứu tác động của Hình ảnh – Thương hiệu xe máy đối với người tiêu dùng trong nước Luận văn Kinh tế 0
P Trong bài thơ Giải đi sớm của Hồ Chí Minh, hình ảnh người tù bị giải đi sớm đã hóa thành nhà thơ đi Văn học 0
S Em hãy cho biết hình ảnh cây dừa trong bài "Dừa ơi!" nói lên điều gì đẹp đẽ về người dân miền Nam tr Văn học thiếu nhi 0
R Hình ảnh người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến chống Mĩ được nhà thơ Bằng Việt Văn học 0
Q Hình ảnh người lính và những chiếc xe không kính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiế Văn học 0
M Hình ảnh người mẹ trong bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" Văn học 1
N Hình ảnh người lính trong hai tác phẩm "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" Văn học 2
S Hình ảnh người mẹ trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" Văn học 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top