bongbong_tinhyeu_58
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty công nghệ Thanh Hải
Hơn nữa, trong phần tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ kế toán sử dụng hình thức phân bổ các chi phí chung cho các đối tượng sản phẩm theo tiền lương thực tế của công nhân sản xuất trực tiếp. Trong thực tế công ty đã quá lạm dụng phương pháp này, để phân bổ một yếu tố chi phí cho một loại sản phẩm phải mất vài ba công đoạn để phân chia. Ví dụ trường hợp cần phân bổ chi phí khấu hao cho sản phẩm bi hợp kim ễ 25, kế toán cần phân bổ chi phí khấu hao cho sản xuất bi, sau đó lại phân bổ lần nữa cho từng loại sản phẩm cụ thể. Như vậy việc phân bổ chi phí đều dựa trên số tương đối, lại được sử dụng quá nhiều lần làm cho độ chính xác sau mỗi lần phân bổ giảm, kết quả thu được có thể là một số không đủ tin cậy, sai lệch về giá trị. Mặt khác chi phí nhân công của công ty lại chưa phản ánh đúng thực tế (chưa đầy đủ)
- Về công tác tính giá thành sản phẩm
Về phương pháp tính giá thành sản phẩm hiện nay với đặc điểm sản xuất kinh doanh đa dạng, nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau và căn cứ vào quá trình công nghệ phức tạp cho thấy việc áp dụng phương pháp này gây nhiều bất lợi đó là giá thành sản phẩm không chính xác, rất khó khăn trong việc tập hợp phân loại chi phí, phát sinh nhiều thao tác đẫn đến làm tăng công việc kế toán. Ngoài ra việc tổ chức tính giá thành còn không phù hợp với tình hình tổ chức sản xuất tại công ty. Như cách tính giá thành sản phẩm bi đã được trình bầy ở trên, theo phương pháp này giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm không được tập hợp chính xác chi phí phát sinh do đó giá thành sản phẩm chưa được phản ánh đúng thực tế. Điều này ảnh hưởng đến kết quả sản xuất loại sản phẩm này trên thị trường làm cho các quyết định kinh doanh của công ty không phù hợp với thực tế.
Bên cạnh đó hình thức tính giá thành bình quân cho một nhóm sản phẩm cùng loại sau đó ước lượng để suy ra giá thành của từng loại sản phẩm riêng rẽ như hiện nay không đảm bảo tính chính xác cho giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm.
Về kỳ tính giá thành hiện nay đang áp dụng là quý, căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cho thấy chu kỳ để sản xuất ra một sản phẩm không kéo dài, sau mỗi một nồi nguyên liệu được rót ra khuôn, sau khi làm sạch, dọn xỉ, cho đến lúc hoàn thiện sản phẩm mất khoảng 40h, vì vậy trong kỳ liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho. Do đó, việc tính giá thành theo quý như hiện nay là quá dài, ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin cung cấp cho nhà quản lý.
3.4. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
a) Công tác kế toán nói chung
-Về đánh giá sản phẩm dở dang: Việc đánh giá sản phẩm dở dang như hiện nay chưa đạt hiệu quả cao theo em, kế toán nên kết hợp việc xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượng tương đương tính theo chi phí nhập trước xuất trước xác định theo từng khoản mục chi phí. Theo cách này thì chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ là kết quả của kỳ trước, còn chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ là kết quả của kỳ này. Như vậy, CPSX dở dang cuối kỳ chỉ phụ thuộc duy nhất vào sự biến dộng của CPSX trong kỳ thể hiện tính trung thực của CPSX còn tồn đến cuối kỳ. Cách tính như sau:
Chi phí NVL Chi phí phát sinh trong kỳ
Dở dang đến = x Số sản phẩm
cuối kỳ Số Sp + Sp DD + Sp DD DD cuối kỳ
hoàn thành đầu kỳ cuối kỳ
Chi phí chế biến Chi phí phát sinh trong kỳ
dở dang đến = x số sp dd
cuối kỳ Số Sp + Số SP dd + Sp dd đkỳ + Sp dd ckỳ cuối kỳ
hoàn thành đầu kỳ quy đổi quy đổi
Chi phi DD Chi phí NVL TT Chi phí NCTT Chi phí SXC
Cuối kỳ DD cuối kỳ DD cuối kỳ DD cuối kỳ
Cách tính này chi phí Nhập trước – Xuất trước thì trung thực hơn với sự biến động chi phí sản xuất trong kỳ, nhưng tính toán cũng phức tạp hơn. Tuy nhiên, nhờ vào hệ thống máy tính được áp dụng ở công ty thì việc tính toán cũng trở nên dễ dàng.
b) Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
-Về công tác hạch toán chi phí NVLTT: để đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng NVL có hiệu quả kế toán nên mở TK cấp 2 của TK 152 cụ thể: TK152.1-NVL chính, TK152.2-NVL phụ, TK152.3-Nhiên liệu. Đối với hình thức đề nghị xuất kho NVL dung cho sản xuất, công ty nên sử dụng phiếu đề nghị xuất kho thay vì sử dụng sổ yêu cầu để thuận tiện trong việc luân chuyển chứng từ
Đồng thời để khắc phục những khó khăn trong phương pháp tính giá thành NVL xuất kho, kế toán nên sử dụng phương pháp giá Nhập trước- Xuất trước để xác định giá trị NVL xuất kho cho phù hợp với đặc điểm NVL hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là nó gần đúng với luồng nhập- xuất hàng thực tế. Phương pháp này sẽ gắn với phương pháp giá thực tế đích danh do đó sẽ phản ánh tương đối chính xác giá trị vật tư, hàng hoá xuất kho và tồn kho. Đặc biệt, khi giá cả có xu hướng tăng thì áp dụng phương pháp này doanh nghiệp có được số lãi nhiều hơn so với khi áp dụng các phương pháp khác do giá vốn của hàng bán bao gồm giá trị của những vật tư hàng hoá mua vào từ trước với giá thấp
-Về các khoản trích theo lương của CNTT sản xuất. Như trên ta đã biết công ty không hạch toán đúng theo chế độ kế toán hiện hành, vì vậy công ty cần tiến hành hạch toán đúng theo chế độ.
Nợ TK 622 19% x Tổng quỹ lương cơ bản
Có TK 338.2 KPCĐ (2%)
Có TK 338.3 BHXH (15%)
Có TK 338.4 BHYT (2%)
-Về hạch toán chi phí sản xuất chung
+TK sử dụng: nên mở TK cấp 2 của TK 627 để hạch toán các yếu tố chi phí phát sinh trong kỳ. TK627.1- Lương nhân viên quản lý, TK627.3- Công cụ dụng cụ, TK 627.4- Khấu hao TSCĐ, TK627.6- chi phí khác, Tk627.7- Chi phí dịch vụ mua ngoài. Từ đó kế toán tiến hành tập hợp từng yếu tố chi phí phát sinh trong kỳ vào các TK tương ứng. Với cách phân loại này vừa đảm bảo nhận biết chi phí rõ ràng, vừa cung cấp thông tin đầy đủ chi tiết cho bộ phận kế toán quản trị phân tích.
+Hạch toán lãi tiền vay: chi phí lãi tiền vay được hạch toán qua TK811
sau đó mới kết chuyển sang TK627, chi phí lãi vay đã được tính vào CPSX trong kỳ, được kết chuyển vào giá vốn hàng bán. Theo em với đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty thì quy trình hạch toán như vậy là không cần thiết kế toán có thể ghi sổ nghiệp vụ này như sau:
Nợ TK 627 chi phí lãi vay kết chuyển vào CPSX
Có TK 311 chi phí lãi vay được phân bổ- phải trả
c) Công tác tính giá thành
-Về phương pháp tính giá thành: công ty nên sử dụng phương pháp tỉ lệ để tính giá thành đơn vị cho từng sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty hiện nay, nhiều chủng loại nhiều kích cỡ. Do đó khi sử dụng phương pháp tỉ lệ, xác định đơn giá kế hoạch (định mức) cho từng kỳ sẽ đảm bảo tính chính xác cao và công việc kế toán cũng đơn giản, dễ làm hơn. Đồng thời áp dụng phương pháp này kế toán sẽ bỏ qua bước phân bổ chi phí SXC cho từng sản phẩm theo tỷ lệ tiền lương thực tế, vừa phức tạp lại tính chính xác không cao.
Ngoài ra công ty nên sử dụng các mẫu sổ kế toán theo như chế độ kế toán tài chính đã giới thiệu, nhằm cung cấp thông tin một cách rõ ràng nhất và thuận lợi trong việc đưa ra các quyết định của các nhà quản lý. Đặc biệt công ty nên sử dụng thẻ tính giá thành sản phẩm thay vì bảng tính giá thành như hiện nay vừa không khoa học lại phản ánh thông tin không chính xác.
-Về kỳ tính giá thành: công ty nên sử dụng là tháng, để đảm bảo cung cấp thông tin về sản phẩm trong kỳ được cập nhật và phù hợp với giá cả trên thi trường luôn luôn biến đổi.
Chương 1
Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1 Bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1.1. Chi phí sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất cũng phải có 3 yếu tố: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp cũng đồng thời là quá trình tiêu hao các yếu tố nói trên để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu toàn xã hội. Mọi hao phí tiêu hao cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp đều được đo bằng tiền. Việc dùng thước đo để biểu hiện các tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động đã tiêu hao được gọi là chi phí sản xuất .
Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động cần thiết, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
Cụ thể trong đó hao phí về lao động sống, đó là khoản tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho cán bộ công nhân viên bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương. Còn hao phí về lao động vật hoá đó là khoản hao phí về năng suất, khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm hay lao vụ.
Nhưng một doanh nghiệp sản xuất, ngoài những hoạt động liên quan đến sản xuất sản phẩm, lao vụ còn có những hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác không có tính sản xuất như: hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý doanh nghiệp, hoạt động tài chính và nhiều hoạt động khác. Tất cả các hoạt động này doanh nghiệp đều phải bỏ ra gồm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và các chi phí khác. Tuy nhiên chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh một cách thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất nhưng để phục vụ cho quản lý hạch toán kinh doanh thì chi phí sản xuất phải được tập hợp theo từng thời kỳ: Hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với thời kỳ báo cáo. Do đó, chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công cụ của chúng trong quá trình sản xuất cũng
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm vào Link, đợi vài giây sau đó bấm Get Website để tải:
Hơn nữa, trong phần tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ kế toán sử dụng hình thức phân bổ các chi phí chung cho các đối tượng sản phẩm theo tiền lương thực tế của công nhân sản xuất trực tiếp. Trong thực tế công ty đã quá lạm dụng phương pháp này, để phân bổ một yếu tố chi phí cho một loại sản phẩm phải mất vài ba công đoạn để phân chia. Ví dụ trường hợp cần phân bổ chi phí khấu hao cho sản phẩm bi hợp kim ễ 25, kế toán cần phân bổ chi phí khấu hao cho sản xuất bi, sau đó lại phân bổ lần nữa cho từng loại sản phẩm cụ thể. Như vậy việc phân bổ chi phí đều dựa trên số tương đối, lại được sử dụng quá nhiều lần làm cho độ chính xác sau mỗi lần phân bổ giảm, kết quả thu được có thể là một số không đủ tin cậy, sai lệch về giá trị. Mặt khác chi phí nhân công của công ty lại chưa phản ánh đúng thực tế (chưa đầy đủ)
- Về công tác tính giá thành sản phẩm
Về phương pháp tính giá thành sản phẩm hiện nay với đặc điểm sản xuất kinh doanh đa dạng, nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau và căn cứ vào quá trình công nghệ phức tạp cho thấy việc áp dụng phương pháp này gây nhiều bất lợi đó là giá thành sản phẩm không chính xác, rất khó khăn trong việc tập hợp phân loại chi phí, phát sinh nhiều thao tác đẫn đến làm tăng công việc kế toán. Ngoài ra việc tổ chức tính giá thành còn không phù hợp với tình hình tổ chức sản xuất tại công ty. Như cách tính giá thành sản phẩm bi đã được trình bầy ở trên, theo phương pháp này giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm không được tập hợp chính xác chi phí phát sinh do đó giá thành sản phẩm chưa được phản ánh đúng thực tế. Điều này ảnh hưởng đến kết quả sản xuất loại sản phẩm này trên thị trường làm cho các quyết định kinh doanh của công ty không phù hợp với thực tế.
Bên cạnh đó hình thức tính giá thành bình quân cho một nhóm sản phẩm cùng loại sau đó ước lượng để suy ra giá thành của từng loại sản phẩm riêng rẽ như hiện nay không đảm bảo tính chính xác cho giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm.
Về kỳ tính giá thành hiện nay đang áp dụng là quý, căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cho thấy chu kỳ để sản xuất ra một sản phẩm không kéo dài, sau mỗi một nồi nguyên liệu được rót ra khuôn, sau khi làm sạch, dọn xỉ, cho đến lúc hoàn thiện sản phẩm mất khoảng 40h, vì vậy trong kỳ liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho. Do đó, việc tính giá thành theo quý như hiện nay là quá dài, ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin cung cấp cho nhà quản lý.
3.4. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
a) Công tác kế toán nói chung
-Về đánh giá sản phẩm dở dang: Việc đánh giá sản phẩm dở dang như hiện nay chưa đạt hiệu quả cao theo em, kế toán nên kết hợp việc xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượng tương đương tính theo chi phí nhập trước xuất trước xác định theo từng khoản mục chi phí. Theo cách này thì chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ là kết quả của kỳ trước, còn chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ là kết quả của kỳ này. Như vậy, CPSX dở dang cuối kỳ chỉ phụ thuộc duy nhất vào sự biến dộng của CPSX trong kỳ thể hiện tính trung thực của CPSX còn tồn đến cuối kỳ. Cách tính như sau:
Chi phí NVL Chi phí phát sinh trong kỳ
Dở dang đến = x Số sản phẩm
cuối kỳ Số Sp + Sp DD + Sp DD DD cuối kỳ
hoàn thành đầu kỳ cuối kỳ
Chi phí chế biến Chi phí phát sinh trong kỳ
dở dang đến = x số sp dd
cuối kỳ Số Sp + Số SP dd + Sp dd đkỳ + Sp dd ckỳ cuối kỳ
hoàn thành đầu kỳ quy đổi quy đổi
Chi phi DD Chi phí NVL TT Chi phí NCTT Chi phí SXC
Cuối kỳ DD cuối kỳ DD cuối kỳ DD cuối kỳ
Cách tính này chi phí Nhập trước – Xuất trước thì trung thực hơn với sự biến động chi phí sản xuất trong kỳ, nhưng tính toán cũng phức tạp hơn. Tuy nhiên, nhờ vào hệ thống máy tính được áp dụng ở công ty thì việc tính toán cũng trở nên dễ dàng.
b) Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
-Về công tác hạch toán chi phí NVLTT: để đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng NVL có hiệu quả kế toán nên mở TK cấp 2 của TK 152 cụ thể: TK152.1-NVL chính, TK152.2-NVL phụ, TK152.3-Nhiên liệu. Đối với hình thức đề nghị xuất kho NVL dung cho sản xuất, công ty nên sử dụng phiếu đề nghị xuất kho thay vì sử dụng sổ yêu cầu để thuận tiện trong việc luân chuyển chứng từ
Đồng thời để khắc phục những khó khăn trong phương pháp tính giá thành NVL xuất kho, kế toán nên sử dụng phương pháp giá Nhập trước- Xuất trước để xác định giá trị NVL xuất kho cho phù hợp với đặc điểm NVL hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là nó gần đúng với luồng nhập- xuất hàng thực tế. Phương pháp này sẽ gắn với phương pháp giá thực tế đích danh do đó sẽ phản ánh tương đối chính xác giá trị vật tư, hàng hoá xuất kho và tồn kho. Đặc biệt, khi giá cả có xu hướng tăng thì áp dụng phương pháp này doanh nghiệp có được số lãi nhiều hơn so với khi áp dụng các phương pháp khác do giá vốn của hàng bán bao gồm giá trị của những vật tư hàng hoá mua vào từ trước với giá thấp
-Về các khoản trích theo lương của CNTT sản xuất. Như trên ta đã biết công ty không hạch toán đúng theo chế độ kế toán hiện hành, vì vậy công ty cần tiến hành hạch toán đúng theo chế độ.
Nợ TK 622 19% x Tổng quỹ lương cơ bản
Có TK 338.2 KPCĐ (2%)
Có TK 338.3 BHXH (15%)
Có TK 338.4 BHYT (2%)
-Về hạch toán chi phí sản xuất chung
+TK sử dụng: nên mở TK cấp 2 của TK 627 để hạch toán các yếu tố chi phí phát sinh trong kỳ. TK627.1- Lương nhân viên quản lý, TK627.3- Công cụ dụng cụ, TK 627.4- Khấu hao TSCĐ, TK627.6- chi phí khác, Tk627.7- Chi phí dịch vụ mua ngoài. Từ đó kế toán tiến hành tập hợp từng yếu tố chi phí phát sinh trong kỳ vào các TK tương ứng. Với cách phân loại này vừa đảm bảo nhận biết chi phí rõ ràng, vừa cung cấp thông tin đầy đủ chi tiết cho bộ phận kế toán quản trị phân tích.
+Hạch toán lãi tiền vay: chi phí lãi tiền vay được hạch toán qua TK811
sau đó mới kết chuyển sang TK627, chi phí lãi vay đã được tính vào CPSX trong kỳ, được kết chuyển vào giá vốn hàng bán. Theo em với đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty thì quy trình hạch toán như vậy là không cần thiết kế toán có thể ghi sổ nghiệp vụ này như sau:
Nợ TK 627 chi phí lãi vay kết chuyển vào CPSX
Có TK 311 chi phí lãi vay được phân bổ- phải trả
c) Công tác tính giá thành
-Về phương pháp tính giá thành: công ty nên sử dụng phương pháp tỉ lệ để tính giá thành đơn vị cho từng sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty hiện nay, nhiều chủng loại nhiều kích cỡ. Do đó khi sử dụng phương pháp tỉ lệ, xác định đơn giá kế hoạch (định mức) cho từng kỳ sẽ đảm bảo tính chính xác cao và công việc kế toán cũng đơn giản, dễ làm hơn. Đồng thời áp dụng phương pháp này kế toán sẽ bỏ qua bước phân bổ chi phí SXC cho từng sản phẩm theo tỷ lệ tiền lương thực tế, vừa phức tạp lại tính chính xác không cao.
Ngoài ra công ty nên sử dụng các mẫu sổ kế toán theo như chế độ kế toán tài chính đã giới thiệu, nhằm cung cấp thông tin một cách rõ ràng nhất và thuận lợi trong việc đưa ra các quyết định của các nhà quản lý. Đặc biệt công ty nên sử dụng thẻ tính giá thành sản phẩm thay vì bảng tính giá thành như hiện nay vừa không khoa học lại phản ánh thông tin không chính xác.
-Về kỳ tính giá thành: công ty nên sử dụng là tháng, để đảm bảo cung cấp thông tin về sản phẩm trong kỳ được cập nhật và phù hợp với giá cả trên thi trường luôn luôn biến đổi.
Chương 1
Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1 Bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1.1. Chi phí sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất cũng phải có 3 yếu tố: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp cũng đồng thời là quá trình tiêu hao các yếu tố nói trên để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu toàn xã hội. Mọi hao phí tiêu hao cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp đều được đo bằng tiền. Việc dùng thước đo để biểu hiện các tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động đã tiêu hao được gọi là chi phí sản xuất .
Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động cần thiết, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
Cụ thể trong đó hao phí về lao động sống, đó là khoản tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho cán bộ công nhân viên bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương. Còn hao phí về lao động vật hoá đó là khoản hao phí về năng suất, khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm hay lao vụ.
Nhưng một doanh nghiệp sản xuất, ngoài những hoạt động liên quan đến sản xuất sản phẩm, lao vụ còn có những hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác không có tính sản xuất như: hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý doanh nghiệp, hoạt động tài chính và nhiều hoạt động khác. Tất cả các hoạt động này doanh nghiệp đều phải bỏ ra gồm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và các chi phí khác. Tuy nhiên chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh một cách thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất nhưng để phục vụ cho quản lý hạch toán kinh doanh thì chi phí sản xuất phải được tập hợp theo từng thời kỳ: Hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với thời kỳ báo cáo. Do đó, chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công cụ của chúng trong quá trình sản xuất cũng

Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm vào Link, đợi vài giây sau đó bấm Get Website để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: