socola_chua2000

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 3
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 3
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 6
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của công ty cô phần bánh kẹo Hải Hà. 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 15
2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 15
2.1.1. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu. 15
2.1.2. Kế toán chi tiết NVL. 29
2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 37
2.2.1. Tài khoản sử dụng: 38
2.2.2. Sổ sách sử dụng: 38
2.2.3. Kế toán tăng nguyên vật liệu. 40
2.2.4. Kế toán giảm NVL. 48
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 60
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty và phương pháp hoàn thiện. 60
3.1.1. Ưu điểm. 60
3.1.2. Nhược điểm. 64
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện. 66
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 66

3.2.1. Về công tác quản lý nguyên vật liệu . 67
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán. 69
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ. 70
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết. 70
3.2.5. Về số kế toán tổng hợp. 71
3.2.6. Về báo cáo kế toán liên quan đến nguyên vật liệu. 72
3.2.7. Điều kiện thực hiện giải pháp. 72
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIÊU SỐ

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Quy trình hạch toán chi tiết NVL 15
Sơ đồ 2.2. Quy trình ghi sổ kế toán vật tư 39

BIÊU SỐ

Biểu số 2.1: HÓA ĐƠN 17
Biểu số 2.2: BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ 18
Biểu số 2.3: PHIẾU NHẬP KHO 20
Biểu số 2.4: SỔ XUẤT VẬT TƯ 21
Biểu số 2.5: SỔ LĨNH VẬT TƯ 22
Biểu số 2.6:Báo cáo vật tư 24
Biểu số 2.7: PHIẾU XUẤT KHO 25
Biểu số 2.8: PHIẾU XUẤT KHO 26
Biểu số 2.9: HÓA ĐƠN GTGT 28
Biểu số 2.10: THẺ KHO 29
Biểu số 2.11: BÁO CÁO CÂN ĐỐI KHO VẬT TƯ 31
Biểu số 2.12:SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ 34
Biểu số 2.13: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NHẬP – XUẤT – TỒN VẬT TƯ 35
Biểu số 2.14: CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU 37
Biểu số 2.15: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 41
Đơn vị: Công ty CPBK Hải Hà 41
Biểu số 2.16: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2 42
Biểu số 2.17: SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN 44
Biểu số 2.18: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP 45

Biểu số 2.19: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5 46
Đơn vị: Công ty CPBK Hải Hà 46
Biểu số 2.20: BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, 49
CÔNG CỤ DỤNG CỤ 49
Biểu số 2.21: BẢNG KÊ SỐ 4 50
Biểu số 2.22: BẢNG KÊ SỐ 5 51
Biểu số 2.23: BẢNG KÊ SỐ 6 52
Biểu số 2.24: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 54
Đơn vị: Công ty CPBK Hải Hà 54
Biểu số 2.25: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 56
Biểu số 2.26: SỔ CÁI 57
Biểu số 2.27: BẢNG TỔNG HỢP PHÁT SINH TÀI KHOẢN 58
Biểu số 3.1: DANH MỤC VẬT TƯ 68
Biểu số 3.2: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 6 72

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Thực tế những năm qua cho thấy, có không ít các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đi đến phá sản nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều doanh nghiệp đã vươn lên để khẳng định mình và ngày càng phát triển… một trong số đó là Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Nói đến công ty sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam, không ai là không biết đến Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, một thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở cả ngoài nước. Với bề dày kinh nghiệm, bánh kẹo Hải Hà đã và đang ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Để có được vị thế đó, tất cả cán bộ, công nhân viên trong Công ty đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu làm việc hết mình để phát triển Công ty cùng với sự đóng góp quan trọng của bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng.
Kế toán NVL là một trong những phần hành phức tạp nhất cũng là phần hành quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp sản xuất. Vì chi phí về NVL chiểm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán NVL sẽ giúp cho người quản lý lập dự toán nguyên vật liệu đảm bảo được việc cung cấp đầy đủ, đúng chất lượng và kịp thời cho sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đúng kế hoạch, tránh làm ứ đọng vốn, gây phát sinh ra nhưng chi phí không cần thiết, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu, đồng thời sau một thời gian thực tập tại phòng tài vụ của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, trên cơ sở những kiến thức đã học và tích lũy trong nhà trường cùng với sự hướng dẫn của của cô giáo THS Phạm Thị Minh Hồng và các cô, chú, anh, chị trong phòng tài vụ, em đã mạnh dạn chọn đề tài : “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà”. Đề tài của em ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm 3 chương sau:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến góp ý của cô giáo và các cô, chú, anh, chị trong Phòng tài vụ của công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, tên giao dịch quốc tế là Haiha Confectionnery Joint – Stock Company (HAIHACO). Công ty được thành lập ngày 25/12/1960, trải qua gần 50 năm phấn đấu và trưởng thành, Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công nhân giỏi tay nghề, Công ty CP BK Hải Hà đã tiến bước vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất lượng, xứng đáng với niềm tin yêu của người tiêu dùng.
Tiền thân là một xưởng làm nước chấm và magi với công suất 2000 tấn/năm. Ngày nay, Công ty đã phát triển trở thành một trong 5 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất cả nước, với quy mô sản xuất lên tới 20.000 tấn/năm. Sản phẩm của công ty đa dạng về kiểu dáng, phong phú về chủng loại, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Có những sản phẩm mang hương vị hoa quả nhiệt đới như Nho đen, dâu, cam, chanh…, có những sản phẩm mang hương vị sang trọng như Chew cà phê, Chew caramen, sôcôla…lại có những sản phẩm mang hương vị đồng quê như Chew Taro, Chew đậu đỏ, cốm…Mặt khác, các sản phẩm Bánh kẹo Hải Hà luôn luôn có chất lượng đồng đều, ổn định, liên tục được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong nhiều năm liền từ năm 1996 đến nay.
Là một doanh nghiệp sản xuất nên NVL là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động. Giá trị về NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 65% - 70%). Vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng NVL là điều kiện cần thiết để bảo đảm chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hóa, chúng chỉ tham gia vào một chu trình sản xuất kinh doanh nhất định và khi tham gia vào sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hay thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Sản phẩm của HAIHACO rất đa dạng và phong phú. Do vậy, NVL của Công ty cũng rất đa dạng gồm nhiều loại (khoảng 1.500 loại), mỗi loại lại có những tính chất và đặc thù riêng biệt. Các nguyên liệu chính được sử dụng như: các loại đường, sữa, trứng, bột mỳ, bơ, tinh dầu, mạch nha, shortening, một số loại hương vị hoa quả,… NVL phần nhiều là các loại NVL thuộc hàng thực phẩm, có thời gian sử dụng ngắn, có vai trò và công dụng khác nhau trong sản xuất kinh doanh. Nên để tránh nhầm lẫn trong công tác quàn lý và hạch toán NVL, Công ty cũng đã phân loại NVL rất rõ ràng và chính xác tương ứng với quy cách và chủng loại của NVL.
 Nếu căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò và tác dụng, NVL của Công ty được phân loại như sau:
 Nguyên vật liệu chính: Đường, sữa, mạch nha, bơ, bột mỳ, bột gạo, tinh dầu,… đây là những nguyên liệu mà sau khi gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm.
 Vật liệu phụ: Nhãn bánh kẹo, đóng hộp, hương liệu, bao gói,… tuy không phải là những vật liệu cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm những chúng có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất sản phẩm. Vật liệu phụ sẽ được sử dụng kết hợp với NVL chính để hoàn thiện và nâng cao chức năng, chất lượng của sản phẩm như thay đổi màu sắc, mùi vị của sản phẩm, tạo nhãn mác thương hiệu cho sản phẩm, hay được sử dụng để bảo đảm cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hay dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý.
 Nhiên liệu: Dầu diesel, than, gas, … nhiên liệu được sử dụng phục vụ cho bộ phận nồi hơi, bộ phận vận chuyển, cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh.
 Phụ tùng thay thế: Dây curoa, bánh răng, pin, bulông,… đây là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ.
 Thiết bị và vật liệu XDCB là các loại thiết bị, vật liệu phục vụ cho hoạt động xây lắp, XDCB.
 Phế liệu thu hồi: Bao dứa, thùng cactong,..
 Nếu căn cứ vào nguồn cung cấp NVL, NVL của Công ty được chia thành 2 loại:
 Nguyên vật liệu mua ngoài: Gồm những NVL chủ yếu do phòng vật tư chịu trách nhiệm thu mua, cung ứng phục vụ cho sản xuất. Trong đó, một số nguyên liệu như: Sữa bột, hương liệu, sôcôla và các phụ gia thực phẩm khác trong nước chưa sản xuất được, Công ty phải nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất từ các nước Mỹ, Pháp, Úc và một số nước Đông Nam Á.
 Nguyên vật liệu tự sản xuất như: Hộp đựng các loại, nhãn sản phẩm,… đây là loại vật tư mà Công ty tự gia công, chế biến.
Tất cả nguyên vật liệu tại Công ty được quản lý và bảo quản trong 5 kho: THAT, BICH, ANH, THU, KT:
Kho ANH: Kho vật liệu chính.
Kho BICH: Kho vật liệu chính.
Kho THAT: Kho vật liệu chính.
Kho THU: Kho vật liệu chính.
Kho KT: Kho kỹ thuật.
Mỗi loại NVL có mã riêng, mỗi mã đều bao gồm hai thành phần là tên kho và số đếm, tên kho chính là loại kho chứa NVL đó, ví dụ như:
Đường: BICH24
Sữa : 9 THAT
Bột mỳ: THAT 267, 15 BICH
Bột kacao ANH 200: THAT 302…
Tuy nhiên cách mã hóa vật tư tại Công ty không thống nhất về hình thức, có một số loại vật tư được mã hóa theo cách tên kho trước rồi đến số đếm nhưng cũng có một số loại lại được mã hóa theo cách số đếm trước rồi đến tên kho. Sự không thống nhất này đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng và kế toán vật tư. Về vấn đề này, tui xin được trình bày rõ hơn trong phần 3.1.2.
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
 Tại khâu thu mua NVL:
Phòng vật tư căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm kỳ sau, định mức tiêu hao NVL và kế hoạch dự trữ NVL, để tính ra số NVL cần thu mua và tiến hành thăm dò thị trường, tìm kiếm nhà cung cấp. Công ty đã xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn rất chặt chẽ để lựa chọn ra các đối tác cung cấp NVL. Hệ thống tiêu chuẩn đó là: Thứ nhất: Những doanh nghiệp là đối tượng để lựa chọn làm nhà cung cấp là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. Thứ hai: Những doanh nghiệp này cần có một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường ổn định, tạo lập được uy tín với các bạn hàng. Thứ ba: Đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng NVL như đã cam kết.
Phòng vật tư dựa trên những tiêu chuẩn đã được xây dựng lên đó để lựa chọn ra những nhà cung cấp đạt yêu cầu. NVL của Công ty không tập trung vào một hay hai nhà cung cấp mà được cung cấp bởi một số nhà sản xuất có uy tín trong ngành. Điều này vừa tạo nên một sự cạnh tranh về giá, vừa giảm sự phụ thuộc vào mỗi nhà cung cấp. Hàng năm, Công ty thường ký hợp đồng nguyên tắc với các nhà cung cấp lớn đã được phê duyệt theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, các nhà cung cấp đó như: Công ty CP bao bì nhựa Tân Tiến, công ty liên doanh sản xuất bao bì Tongyuan, công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate and Lyle, công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk, công ty CP thực phẩm Minh Dương, …
Mặt khác, NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, do đó biến động về giá NVL sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành bánh kẹo là tính cạnh tranh cao nên Công ty không thể cùng lúc nâng giá bán sản phẩm. Giá bán sản phẩm chỉ có thể điều chỉnh khi cả thị trường bánh kẹo điều chỉnh giá bán, chịu áp lực tăng giá NVL trong một thời gian dài. Do vậy, khi giá NVL tăng lên có thể đưa đến một số các rủi ro:
- Như ta biết, 25% chi phí NVL là chi phí cho nguyện liệu đường kính, vậy nên sự biến động giá đường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn nữa, nếu giá bán đường của Việt Nam mà cao hơn giá đường của các nước khác ví dụ như Thái Lan, điều này làm tăng chi phí nguyên liệu, giảm sự cạnh tranh của các sản phẩm bánh, kẹo trên trường quốc tế.
- Hay, với sự tác động của các dịch bệnh, ví dụ như dịch cúm gia cầm năm 2005 và 2006 vừa qua, điều này sẽ có tác động rất lớn tới tâm lý người tiêu dùng, tuy Công ty đã sử dụng bột trứng nguyên chất nhập khẩu nhưng dịch cúm cũng gây ra những tác động nhất định, ảnh hưởng tới sức tiêu thụ sản phẩm.
- Và cả những biến động về giá nguyên vật liệu nhập khẩu: Có một số nguyên phụ liệu mà Công ty không sản xuất được cũng như trong nước chưa đáp ứng được, phải nhập khẩu, do vậy, khi giá thay đổi hay nhà nước thay đổi các chích sách về tỉ giá ngoại tệ, thuế nhập khẩu,…cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá bán của các sản phẩm sử dụng những nguyên liệu này.
Do vậy, nếu không nắm bắt được những thông tin của thị trường nói chung và của thị trường NVL nói riêng, Công ty sẽ không chủ động và rất có thể bị ảnh hưởng khi mà nền kinh tế có chút biến động, công việc kinh doanh sẽ không được ổn định.
Những NVL thu mua trước khi nhập kho phải qua khâu kiểm tra toàn diện về số lượng, chất lượng, quy cách và chủng loại bởi phòng KCS. Chỉ những vật tư nào đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, đạt yêu cầu thì mới được nhập kho, những vật tư không đạt yêu cầu, công ty sẽ gửi trả lại nhà cung cấp hay có biện pháp xử lý khác. Những NVL thực tế nhập kho được xác định theo giá thực tế bao gồm: Giá trên hóa đơn bao gồm cả thuế nhập khẩu (nếu có) nhưng không bao gồm thuế GTGT vì Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức,…(các loại chi phí này cũng không bao gồm thuế GTGT), theo công thức sau:


Giá vật liệu

nhập kho
=
Giá gốc ghi

trên hóa đơn
+ Chi phí

thu mua
- Chiết khấu, giảm giá,

bớt giá (nếu có)

Ví dụ, ta xét một đơn hàng:
Theo hóa đơn GTGT số 00019328 ngày 10 tháng 02 năm 2009, Công ty CP BK Hải Hà mua 5.750 kg đường gluco của công ty CP thực phẩm Minh Dương với giá 19.800 đ/kg (giá đã bao gồm thuế GTGT 10%), theo hợp đồng mua bán, bên bán có trách nhiệm vận chuyển lô NVL này đến kho của bên mua, chi phí vận chuyển theo thỏa thuận là 1.575.000đ (trong đó thuế GTGT là 5%) toàn bộ lô hàng.
Đối với đơn hàng này, giá trị thực tế của đường gluco nhập kho là:


 Tại khâu bảo quản, dự trữ:
NVL của Công ty được quản lý và bảo quản trong 5 kho: THAT, BICH, ANH, THU, KT. Trong đó có 4 kho vật liệu chính và 1 kho kỹ thuật. Ngoài ra, tại các xí nghiệp, nhà máy cũng có những kho chứa NVL, đó là những NVL đã được xuất cho sản xuất nhưng chưa sử dụng kịp hay còn tồn đọng để sản xuất cho kỳ sau. Công ty rất quan tâm đến chất lượng NVL không chỉ trong khâu thu mua mà còn cả trong khâu dự trữ. Vì NVL của Công ty rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã. Mặt khác, đa số NVL thuộc hàng thực phẩm, thời gian sử dụng ngắn, mang tính thời vụ, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và thời tiết. Điều kiện bảo quản cũng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng NVL. Phần lớn NVL là những chất hữu cơ, dễ chịu sự tác động của vi sinh vật trong không khí nên luôn cần được bảo quản tại nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn, một cách khoa học tránh ẩm ướt, lên men, mối mọt,.. Hơn nữa, NVL đa số có nguồn gốc nông nghiệp mang tính thời vụ và chịu sự tác động nhiều của thời tiết như: Nắng hạn, ngập úng, lũ lụt,..Một số loại còn chỉ có vào những mùa nhất định trong năm, nếu năm đó thời tiết không thuận lợi, mất mùa, không chỉ số lượng NVL giảm mà giá thành tăng, chất lượng NVL giảm sút. Do vậy, nguồn NVL luôn có sự biến động bất thường, phức tạp và giá cả không ổn đinh.
Chính vì vậy, để bảo quản tốt NVL dự trữ, giảm thiểu hư hao, mất mát, Công ty đã xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, phân nhóm NVL để bảo quản, những NVL đòi hỏi về thùng chứa, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp Công ty cũng bố trí rất khoa học và hợp lý, bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý NVL tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho, và đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm như không bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư.
Ngoài ra, Công ty cũng nên xây dựng những NVL có thể được dùng để thay thế cho một số NVL mà Công ty đang sử dụng, nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, đề phòng có sự bất chắc, giúp việc kinh doanh của Công ty luôn ở thế chủ động. Vì Công ty sử dụng khá nhiều NVL, hơn nữa NVL sử dụng nhiều nhất là đường kính (chiếm khoảng 25%). Như vậy, với sự thay đổi của giá đường sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chi phí giá thành sản phẩm. Mặt khác, viện công nghệ thực phẩm đã nghiên cứu, sản xuất thành công ba loại đường: maltooligosacarit, b-glucan và xylito từ phụ phẩm nông nghiệp như tinh bột sắn, lõi ngô,bã mía,… Các loại đường này gọi là “đường chức năng”, có tác dụng chống táo bón, được hấp thụ từ từ vào máu nên giữ ổn định độ đường trong máu trong một thời gian dài và giá cả cũng không đắt hơn giá đường kính. Do vậy, Công ty cũng nên cân nhắc xem có thể sử dụng những loại đường này để giúp cho hoạt động sản xuất không bị gián đoạn, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành vừa nâng cao chất lượng sản phẩm.
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán.
Về tài khoản sử dụng, Công ty sử dụng TK 152 “nguyên liệu, vật liệu”, tài khoản này được sử dụng để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm của tất cả các loại NVL của Công ty và không chi tiết tiểu khoản. Khi một nghiệp vụ phát sinh liên quan đến bất cứ NVL nào thì kế toán vật tư chỉ cần nhập số hiệu TK 152 và lựa chọn chính xác mã loại vật tư đó trong “ Đối tượng” là được. Nhưng bây giờ, theo bảng “Danh mục vật tư” ở trên thì TK 152 nên chi tiết thành các tiểu khoản theo căn cứ phân loại dựa vào nội dung kinh tế, vai trò và tác dụng của NVL, và được chia làm 4 tiểu khoản sau:
TK 1521: nguyên vật liệu chính
TK1522: vật liệu phụ
TK 1523: nhiên liệu
TK 1524: phụ tùng thay thế
Trong mỗi tiểu khoản, kế toán có thể lại chi tiết thành các tiểu khoản khác, theo từng loại nguyên vật liệu trong mỗi nhóm. Tất cả những tài khoản này sẽ được khai báo hết ở mục “Danh mục tài khoản” nên khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, dựa vào số hiệu trên chứng từ kế toán chỉ nhập đúng mã vật tư thì hàng loạt thông tin về NVL đó đều được hiện ra: tên NVL, số lượng tồn đầu kỳ,…Có thể cho rằng công việc kế toán sẽ vất vả hơn và rắc rối hơn. Nhưng không phải vậy, có thể chỉ vất vả lúc phân loại NVL và làm mã hóa cho NVL, và lúc khai báo vào máy tính. Nhưng về sau, kế toán NVL lại hoàn toàn đơn giản, giảm nhẹ được thời gian mà lại có tác dụng về mặt quản lý và theo dõi NVL có hệ thống, khoa học và họp lý hơn.
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ.
Báo cáo vật tư được dùng để theo dõi số lượng vật tư đã xuất dùng cho từng sản phẩm, trong đó cho biết cả định mức sử dụng và tỉ lệ hao hụt thực tế, báo cáo này được sử dụng làm căn cứ tính giá thành sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư. Nhưng tại Công ty, sử dụng báo cáo này chi nhằm cho mục đích kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư vì “báo cáo vật tư” thường được gửi lên muộn. Do vậy, thay vì đến cuối tháng xí nghiệp mới báo cáo sử dụng vật tư như hiện nay, thì sau khi hoàn thành khối lượng sản xuất cho một loại sản phẩm trong tháng, nhân viên thống kê lập luôn “báo cáo vật tư” và gửi luôn cho phòng kế toán. Kế toán sẽ căn cứ vào đó tập hợp chi phí cho đối tượng sử dụng, đồng thời cũng là căn cứ để theo dõi tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư.
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết.
Đối với mỗi loại sản phẩm, Công ty đã xây dựng một định mức NVL, từ đó giúp quản lý tốt và xác định mức tồn kho NVL hợp lý, giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục. Tuy nhiên, trong việc hạch toán NVL, kế toán lại căn cứ vào định mức này để hạch toán chi tiết NVL xuất dùng cho sản xuất. Khoản chi phí NVL này chưa thực sự phản ánh chính xác chi phí NVL thực tế của từng sản phẩm. Vì trên thực tế, căn cứ vào “báo cáo vật tư” (Biểu số 2.6) mới có thể xác định được chi phí NVL thực tế của từng sản phẩm. Do vậy, theo tôi, nên thực hiện luân chuyển “Báo cáo vật tư” như được đề cập ở mục 3.2.3, là khi nào sản phẩm hoàn thành là lập luôn “báo cáo vật tư” và gửi luôn lên phòng kế toán. Như vậy, kế toán vừa có chứng từ và số liệu để ghi sổ kịp thời, vừa giảm bớt được công việc kế toán vào cuối kỳ, nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán.
3.2.5. Về số kế toán tổng hợp.
Đối với trường hợp, mua ngoài NVL mà hóa đơn về rồi, còn đến cuối tháng hàng vẫn chưa về thì kế toán phải phản ánh giá trị NVL qua TK 151 “Hàng mua đang đi đường”, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Như vậy, khi nhận được hóa đơn, kế toán vật tư sẽ lưu hóa đơn vào tập hồ sơ “hàng mua đang đi đường”. Đến cuối tháng mà hàng vẫn chưa về thì kế toán phản ánh vào Sổ chi tiết công nợ nghiệp vụ mua vật tư: Nợ TK 151, phần thuế GTGT cũng được phản ánh ghi Nợ TK 13316. Gía trị hàng và thuế ghi như trên hóa đơn. Đồng thời máy tính sẽ tự tính ra số tiền ghi ở cột Có TK 331. Số liệu ghi Nợ TK 151, ghi Có TK 331 sẽ được phản ánh vào NKCT số 5.
Sang tháng sau, khi mà hàng đã về, phòng KCS kiểm tra chất lượng NVL, rồi mới cho nhập kho. Khi đó kế toán sẽ phải ghi bút toán: Nợ TK 152 và Có TK 151. Lúc này để phản ánh nghiệp vụ hàng mua đang đi đường về nhập kho, kế toán vật tư phải mở thêm NKCT số 6: Ghi Có TK 151, ghi Nợ TK 152 (Biểu số 3.2).

Biểu số 3.2: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 6
Đơn vị: Công ty CPBK Hải Hà
Địa chỉ: 25- Trương Định- Hai Bà Trưng – Hà Nội

NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 6
Ghi Có tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường
Tháng … năm…

STT Diễn giải Số dư đầu tháng Hóa đơn Phiếu nhập Ghi Có TK 151, ghi Nợ các TK Số dư cuối tháng
SH NT SH NT 152 … Cộng Có
TK 151




Cộng

3.2.6. Về báo cáo kế toán liên quan đến nguyên vật liệu.
Với phần hành kế toán nguyên vật liệu, Công ty sử dụng hai loại báo cáo là: Báo cáo vật tư và báo cáo cân đối kho vật tư. Báo cáo vật tư được lập theo đúng yêu cầu mẫu quy định, tuy nhiên, báo cáo vẫn chưa được sử dụng triệt để và việc luân chuyển báo cáo còn chút không hợp lý. Nhưng với những kiến nghị ở trên đã khắc phục được những điểm hạn chế này, và báo cáo đã được sử dụng triệt để.
3.2.7. Điều kiện thực hiện giải pháp.
Trong quá trình hạch toán công tác kế toán nói chung và công tác kế toán NVL nói riêng, phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ vảu hạch toán kế toán trên cơ sở luật kế toán, chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành. Đồng thời công tác kế toán phải xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm về NVL của đơn vị đẻ có những phương án hợp lý và hiệu quả.
Doanh nghiệp cần thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật thông tin các chế độ và chuẩn mực mới để áp dụng vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình và đưa ra những chính sách, biện pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

KẾT LUẬN

Kế toán NVL phần hành phức tạp nhất và cũng là phần hành quan trọng nhất của một doanh nghiệp sản xuất. Do đó, nâng cao và hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toàn nguyên vật liệu nói riêng là điều vô cùng cần thiết. Công tác kế toán NVL của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được thực hiện khá hợp lý và hiệu quả, góp phần làm chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm cần phát huy, Công ty cũng bộc lộ một số những hạn chế nhất định. Em hy vọng Công ty sẽ nhận thức và khắc phục những hạn chế đó nhằm giúp công tác kế toán NVL ngày càng hoàn thiện hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top