Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Hải quan Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ : “....thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu” [8, tr43].
Hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế đang là một xu thế tất yếu có ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên thế giới, xu thế này đã tạo ra sự gia tăng mạnh mẽ các dòng lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn - công nghệ, nguồn nhân lực lao động,.. giữa các quốc gia cùng với sự tăng lên không ngừng của lượng hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh. Yêu cầu của việc thực hiện lộ trình dỡ bỏ các rào cản thương mại đang là áp lực rất lớn đối với các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh nêu trên, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một đòi hỏi tất yếu khách quan, nó mang lại nhiều cơ hội để phát triển kinh tế đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức, khó khăn cho Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung.
Với những nỗ lực cải cách, mở cửa, tập trung ưu tiên cho hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, thúc đẩy quá trình hội nhập trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước mà rõ nét nhất là nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm và đặc biệt là Việt Nam đã trở thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, cũng chính quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã kéo theo sự gia tăng của các loại tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác, đặc biệt là hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và gian lận thương mại. Điều này đang đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng cần nghiên cứu, xây dựng các giải pháp tăng cường công tác khám phá, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó ngành Hải quan đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trong các năm qua, ngành Hải quan đã không ngừng cải cách, phát triển, hiện đại hoá nhằm nâng cao năng lực trong hoạt động thực thi nhiệm vụ nói chung và năng lực đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại nói riêng, đã tích cực phối hợp với các lực lượng, ngành chức năng như: Công an, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng,… đã thu được nhiều kết quả khả quan trong công tác khó khăn và gian khổ này. Tuy nhiên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn là vấn đề bức xúc, nóng bỏng và ngày càng có xu hướng tinh vi, xảo quyệt hơn.
Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan luôn là một lĩnh vực được chú ý và quan tâm, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực đặc thù này, nhưng hầu hết đều là những đề tài nghiên cứu sâu trong chuyên ngành luật như đề tài luận văn thạc sỹ của Quách Đăng Hòa về “Điều tra của lực lượng Hải quan đối với các vụ án buôn lậu qua tuyến đường biển Việt Nam " hay đề tài luận văn thạc sỹ của Đặng Công Thành về “Thẩm quyền điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam”.... Tuy nhiên hiện chưa có công trình nghiên cứu hay đề tài nghiên cứu toàn diện về công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan. Vì vậy học viên chọn đề tài “Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ nghiên cứu hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan.
- Phạm vi nghiên cứu là những chính sách, giải pháp của ngành Hải quan và những kết quả, hạn chế trong hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2002 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic đồng thời còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp khảo sát thực tiễn; phương pháp chuyên gia….để làm rõ nội dung nghiên cứu.
5. Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ thực trạng hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan trong thời gian qua.
- Đưa ra các dự báo về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong những năm tới đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của ngành Hải quan trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
1.1.1. Kinh tế thị trường và vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội trong đó sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều gắn chặt với thị trường: Sản xuất ra hàng hoá - dịch vụ gì, khối lượng bao nhiêu ? sản xuất bằng cách nào ? ai sẽ nhận hàng hoá - dịch vụ sau khi sản xuất ra ? tất cả đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường và thông qua thị trường. Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Thị trường là tập hợp các thoả thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá - dịch vụ. Trong thị trường, người mua và người bán hàng hoá - dịch vụ tác động với nhau hình thành cung cầu hàng hoá - dịch vụ, sự tương tác giữa cung - cầu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường hình thành giá cả thị trường. Thị trường điều tiết cung - cầu - hàng hoá - dịch vụ, mối quan hệ kinh tế giữa người mua, người bán, giữa nhà sản xuất kinh doanh với khách hàng thông qua mua bán bằng tiền trên thị trường. Trong kinh tế thị trường các mối quan hệ kinh tế đều tiền tệ hoá, khi tiền tệ tham gia vào quá trình lưu thông hàng hoá thì trao đổi hiện vật trực tiếp cũng không tồn tại. Tiền tệ có mặt trong lưu thông, làm cho quá trình trao đổi nhanh hơn, thúc đẩy quy mô sản xuất tăng lên và đời sống nhân dân được nâng cao.
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động thương mại phát triển và nó có vị trí rất quan trọng. Thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất, nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Dòng vận động của sản phẩm hàng hoá qua khâu thương mại hay để tiếp tục cho sản xuất hay đi vào tiêu dùng cá nhân. Ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, thương mại được coi như hệ thống dẫn lưu tạo ra sự liên tục của quá trình tái sản xuất, khâu này bị ách tắc sẽ dẫn tới sự khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng. Sản xuất hàng hoá có mục đích từ trước là để thoả mãn nhu cầu của người khác, để trao đổi mua bán hàng hoá. Không thể nói đến sản xuất hàng hoá mà không nói đến thương mại. Thương mại là lĩnh vực kinh doanh cũng thu hút trí lực và tiền vốn của các nhà đầu tư để thu hút lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, kinh doanh thương mại trở thành ngành sản xuất vật chất thứ hai.
Thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thông qua việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực kích thích đối với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy phân công xã hội tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên môn hoá sản xuất. Thương mại kích thích sự phát triển lực lượng sản xuất, trong đó lợi nhuận là mục đích của hoạt động thương mại. Người sản xuất sẽ tìm mọi cách để cải tiến công tác áp dụng khoa học và công nghệ mới, hạ chi phí để thu nhiều lợi nhuận. Đồng thời, cạnh tranh trong thương mại bắt buộc người sản xuất phải năng động, không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn và tính toán thực chất hoạt động kinh doanh, tiết kiệm các nguồn lực nâng cao năng suất lao động. Đó là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất phát triển. Thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới, lợi ích của sản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tạo ra khả năng tái tạo nhu cầu. Thương mại một mặt, làm cho nhu cầu trên thị trường trung thực với nhu cầu, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa dạng, phong phú của nhu cầu. Thương mại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng về loại hình, kiểu dáng, mẫu mã chất lượng sản phẩm. Điều này tác động ngược lại với người tiêu dùng, làm bật dậy các nhu cầu tiềm năng. Tóm lại thương mại làm tăng trưởng nhu cầu và là nguồn gốc rễ cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh.
giới, hải đảo, ven biển; vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tập trung đào tạo nghề cho người lao động và giải quyết tốt chính sách giải quyết việc làm.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan
- Hoàn thiện pháp luật Hải quan.
- Hoàn thiện pháp luật hình sự.
- Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền điều tra của Hải quan.
3.2.3. Triển khai thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan có hiệu quả
- Rà soát, nghiên cứu toàn bộ công tác thu thập thông tin của toàn ngành Hải quan.
- Cần nghiên cứu xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin bổ sung cho hệ thống cơ sở dữ liệu lấy từ hoạt động thông quan của ngành.
- Nghiên cứu ban hành các văn bản quy định chế độ thu thập, quản lý và sử dụng thông tin nghiệp vụ với các chế tài nghiêm ngặt, đảm bảo các hệ thống thông tin luôn được cập nhật, sống động theo sát tình hình thực tế.
- Đẩy mạnh triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để hỗ trợ cho công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.
- Cần sớm ban hành các văn bản pháp lý dưới hình thức thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành có liên quan để trao đổi các thông tin nghiệp vụ cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần sớm nghiên cứu và đề xuất Chính phủ cho phép cử cán bộ Hải quan ra nước ngoài làm công tác thu thập thông tin (Hải quan các nước gọi là Tùy viên Hải quan) để có thể chủ động hơn với nguồn thông tin từ ngoài nước.
3.2.4. Giải pháp về đào tạo và sử dụng cán bộ trong hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại
- Ngành Hải quan thống nhất ban hành bản mô tả chức danh công việc trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn của ngành. Trên cơ sở đó mới đánh giá tổng thể yêu cầu về số lượng, chất lượng cán bộ của từng bộ phận công tác, từ đó có kế hoạch tổng thể về đào tạo, đào tạo lại; tuyển dụng mới cho phù hợp.
- Công tác đào tạo và đào tạo lại: Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn và có lộ trình thực hiện cụ thể. Bên cạnh đó, cần đổi mới quy mô và phương pháp đào tạo.
- Xây dựng chế độ công tác chuyên trách, chuyên sâu dựa trên chế độ luân chuyển hợp lý. Cần có cơ chế chính sách khen thưởng, chính sách tiền lương thoả đáng đối với cán bộ làm nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại.
- Ngành Hải quan cần quan tâm thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả phối hợp trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
- Phối hợp giữa các lực lượng trong ngành Hải quan.
- Tăng cường phối hợp giữa Hải quan với các lực lượng chức năng khác.
3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
Thực hiện tốt việc hợp tác với Hải quan các nước, vùng lãnh thổ trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác song phương đã ký kết và phát huy vai trò đầu mối tại Văn phòng tình báo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (RILO A/P).
3.2.7. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại
3.2.8. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp
Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật với những hình thức và nội dung phù hợp để quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp:
- Thấy được hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật hải quan đồng thời cũng thấy được Nhà nước có chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật trong quá trình hoạt động.
- Tích cực cộng tác, hợp tác với cơ quan Hải quan trong việc góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài “Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp”, luận văn đã hoàn thành những mục tiêu trong nghiên cứu và có những đóng góp sau:
1. Hệ thống hóa và làm rõ những cơ sở lý luận về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đồng thời để làm rõ những vấn đề lý luận, luận văn đã nghiên cứu thực tiễn hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại ở một số nước để rút ra một một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn với nước ta hiện nay.
2. Luận văn đã làm rõ chủ trương, chính sách của Nhà nước và biện pháp của ngành Hải quan về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Từ đó luận văn đã đi sâu phân tích tình hình phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta trong thời gian qua. Đó là cơ sở đề xuất những giải pháp trong chương 3.
3. Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan từ năm 2002 đến nay, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Hải quan Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ : “....thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu” [8, tr43].
Hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế đang là một xu thế tất yếu có ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên thế giới, xu thế này đã tạo ra sự gia tăng mạnh mẽ các dòng lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn - công nghệ, nguồn nhân lực lao động,.. giữa các quốc gia cùng với sự tăng lên không ngừng của lượng hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh. Yêu cầu của việc thực hiện lộ trình dỡ bỏ các rào cản thương mại đang là áp lực rất lớn đối với các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh nêu trên, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một đòi hỏi tất yếu khách quan, nó mang lại nhiều cơ hội để phát triển kinh tế đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức, khó khăn cho Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung.
Với những nỗ lực cải cách, mở cửa, tập trung ưu tiên cho hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, thúc đẩy quá trình hội nhập trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước mà rõ nét nhất là nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm và đặc biệt là Việt Nam đã trở thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, cũng chính quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã kéo theo sự gia tăng của các loại tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác, đặc biệt là hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và gian lận thương mại. Điều này đang đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng cần nghiên cứu, xây dựng các giải pháp tăng cường công tác khám phá, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó ngành Hải quan đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trong các năm qua, ngành Hải quan đã không ngừng cải cách, phát triển, hiện đại hoá nhằm nâng cao năng lực trong hoạt động thực thi nhiệm vụ nói chung và năng lực đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại nói riêng, đã tích cực phối hợp với các lực lượng, ngành chức năng như: Công an, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng,… đã thu được nhiều kết quả khả quan trong công tác khó khăn và gian khổ này. Tuy nhiên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn là vấn đề bức xúc, nóng bỏng và ngày càng có xu hướng tinh vi, xảo quyệt hơn.
Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan luôn là một lĩnh vực được chú ý và quan tâm, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực đặc thù này, nhưng hầu hết đều là những đề tài nghiên cứu sâu trong chuyên ngành luật như đề tài luận văn thạc sỹ của Quách Đăng Hòa về “Điều tra của lực lượng Hải quan đối với các vụ án buôn lậu qua tuyến đường biển Việt Nam " hay đề tài luận văn thạc sỹ của Đặng Công Thành về “Thẩm quyền điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam”.... Tuy nhiên hiện chưa có công trình nghiên cứu hay đề tài nghiên cứu toàn diện về công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan. Vì vậy học viên chọn đề tài “Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ nghiên cứu hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan.
- Phạm vi nghiên cứu là những chính sách, giải pháp của ngành Hải quan và những kết quả, hạn chế trong hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2002 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic đồng thời còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp khảo sát thực tiễn; phương pháp chuyên gia….để làm rõ nội dung nghiên cứu.
5. Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ thực trạng hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan trong thời gian qua.
- Đưa ra các dự báo về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong những năm tới đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của ngành Hải quan trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
1.1.1. Kinh tế thị trường và vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội trong đó sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều gắn chặt với thị trường: Sản xuất ra hàng hoá - dịch vụ gì, khối lượng bao nhiêu ? sản xuất bằng cách nào ? ai sẽ nhận hàng hoá - dịch vụ sau khi sản xuất ra ? tất cả đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường và thông qua thị trường. Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Thị trường là tập hợp các thoả thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá - dịch vụ. Trong thị trường, người mua và người bán hàng hoá - dịch vụ tác động với nhau hình thành cung cầu hàng hoá - dịch vụ, sự tương tác giữa cung - cầu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường hình thành giá cả thị trường. Thị trường điều tiết cung - cầu - hàng hoá - dịch vụ, mối quan hệ kinh tế giữa người mua, người bán, giữa nhà sản xuất kinh doanh với khách hàng thông qua mua bán bằng tiền trên thị trường. Trong kinh tế thị trường các mối quan hệ kinh tế đều tiền tệ hoá, khi tiền tệ tham gia vào quá trình lưu thông hàng hoá thì trao đổi hiện vật trực tiếp cũng không tồn tại. Tiền tệ có mặt trong lưu thông, làm cho quá trình trao đổi nhanh hơn, thúc đẩy quy mô sản xuất tăng lên và đời sống nhân dân được nâng cao.
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động thương mại phát triển và nó có vị trí rất quan trọng. Thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất, nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Dòng vận động của sản phẩm hàng hoá qua khâu thương mại hay để tiếp tục cho sản xuất hay đi vào tiêu dùng cá nhân. Ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, thương mại được coi như hệ thống dẫn lưu tạo ra sự liên tục của quá trình tái sản xuất, khâu này bị ách tắc sẽ dẫn tới sự khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng. Sản xuất hàng hoá có mục đích từ trước là để thoả mãn nhu cầu của người khác, để trao đổi mua bán hàng hoá. Không thể nói đến sản xuất hàng hoá mà không nói đến thương mại. Thương mại là lĩnh vực kinh doanh cũng thu hút trí lực và tiền vốn của các nhà đầu tư để thu hút lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, kinh doanh thương mại trở thành ngành sản xuất vật chất thứ hai.
Thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thông qua việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực kích thích đối với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy phân công xã hội tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên môn hoá sản xuất. Thương mại kích thích sự phát triển lực lượng sản xuất, trong đó lợi nhuận là mục đích của hoạt động thương mại. Người sản xuất sẽ tìm mọi cách để cải tiến công tác áp dụng khoa học và công nghệ mới, hạ chi phí để thu nhiều lợi nhuận. Đồng thời, cạnh tranh trong thương mại bắt buộc người sản xuất phải năng động, không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn và tính toán thực chất hoạt động kinh doanh, tiết kiệm các nguồn lực nâng cao năng suất lao động. Đó là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất phát triển. Thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới, lợi ích của sản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tạo ra khả năng tái tạo nhu cầu. Thương mại một mặt, làm cho nhu cầu trên thị trường trung thực với nhu cầu, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa dạng, phong phú của nhu cầu. Thương mại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng về loại hình, kiểu dáng, mẫu mã chất lượng sản phẩm. Điều này tác động ngược lại với người tiêu dùng, làm bật dậy các nhu cầu tiềm năng. Tóm lại thương mại làm tăng trưởng nhu cầu và là nguồn gốc rễ cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh.
giới, hải đảo, ven biển; vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tập trung đào tạo nghề cho người lao động và giải quyết tốt chính sách giải quyết việc làm.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan
- Hoàn thiện pháp luật Hải quan.
- Hoàn thiện pháp luật hình sự.
- Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền điều tra của Hải quan.
3.2.3. Triển khai thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan có hiệu quả
- Rà soát, nghiên cứu toàn bộ công tác thu thập thông tin của toàn ngành Hải quan.
- Cần nghiên cứu xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin bổ sung cho hệ thống cơ sở dữ liệu lấy từ hoạt động thông quan của ngành.
- Nghiên cứu ban hành các văn bản quy định chế độ thu thập, quản lý và sử dụng thông tin nghiệp vụ với các chế tài nghiêm ngặt, đảm bảo các hệ thống thông tin luôn được cập nhật, sống động theo sát tình hình thực tế.
- Đẩy mạnh triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để hỗ trợ cho công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.
- Cần sớm ban hành các văn bản pháp lý dưới hình thức thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành có liên quan để trao đổi các thông tin nghiệp vụ cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần sớm nghiên cứu và đề xuất Chính phủ cho phép cử cán bộ Hải quan ra nước ngoài làm công tác thu thập thông tin (Hải quan các nước gọi là Tùy viên Hải quan) để có thể chủ động hơn với nguồn thông tin từ ngoài nước.
3.2.4. Giải pháp về đào tạo và sử dụng cán bộ trong hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại
- Ngành Hải quan thống nhất ban hành bản mô tả chức danh công việc trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn của ngành. Trên cơ sở đó mới đánh giá tổng thể yêu cầu về số lượng, chất lượng cán bộ của từng bộ phận công tác, từ đó có kế hoạch tổng thể về đào tạo, đào tạo lại; tuyển dụng mới cho phù hợp.
- Công tác đào tạo và đào tạo lại: Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn và có lộ trình thực hiện cụ thể. Bên cạnh đó, cần đổi mới quy mô và phương pháp đào tạo.
- Xây dựng chế độ công tác chuyên trách, chuyên sâu dựa trên chế độ luân chuyển hợp lý. Cần có cơ chế chính sách khen thưởng, chính sách tiền lương thoả đáng đối với cán bộ làm nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại.
- Ngành Hải quan cần quan tâm thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả phối hợp trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
- Phối hợp giữa các lực lượng trong ngành Hải quan.
- Tăng cường phối hợp giữa Hải quan với các lực lượng chức năng khác.
3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
Thực hiện tốt việc hợp tác với Hải quan các nước, vùng lãnh thổ trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác song phương đã ký kết và phát huy vai trò đầu mối tại Văn phòng tình báo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (RILO A/P).
3.2.7. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại
3.2.8. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp
Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật với những hình thức và nội dung phù hợp để quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp:
- Thấy được hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật hải quan đồng thời cũng thấy được Nhà nước có chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật trong quá trình hoạt động.
- Tích cực cộng tác, hợp tác với cơ quan Hải quan trong việc góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài “Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp”, luận văn đã hoàn thành những mục tiêu trong nghiên cứu và có những đóng góp sau:
1. Hệ thống hóa và làm rõ những cơ sở lý luận về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đồng thời để làm rõ những vấn đề lý luận, luận văn đã nghiên cứu thực tiễn hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại ở một số nước để rút ra một một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn với nước ta hiện nay.
2. Luận văn đã làm rõ chủ trương, chính sách của Nhà nước và biện pháp của ngành Hải quan về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Từ đó luận văn đã đi sâu phân tích tình hình phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta trong thời gian qua. Đó là cơ sở đề xuất những giải pháp trong chương 3.
3. Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan từ năm 2002 đến nay, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: