vanlongnguyen89

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Hợp tác kinh tế Việt Nam - Asean và tác động của nó tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh tế: 5 02 12
Nhà xuất bản: Khoa Kinh tế
Ngày: 2005
Chủ đề: ASEAN
Kinh tế quốc tế
Quan hệ kinh tế
Việt Nam
Miêu tả: 149 tr. + Đĩa mềm + tóm tắt
Phân tích tình hình thực tiễn trong lĩnh vực ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam với ASEAN để làm sáng tỏ quan hệ hợp tác kinh tế với ASEAN như là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy hội nhập kinh tế của Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế -- Khoa Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005

MỤC LỤC Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài. 1
2 Tình hình nghiên cứu. 1
3 Mục đích nghiên cứu. 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
5 Phương pháp nghiên cứu. 3
6 Đóng góp của luận văn. 3
7 Nội dung và kết cấu của luận văn. 4
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHÁCH QUAN CỦA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – ASEAN 5
1.1 Lý luận cơ bản về hợp tác kinh tế quốc tế. 5
1.1.1 Những vấn đề chung về hợp tác kinh tế quốc tế. 5
1.1.2 Xu hướng vận động hiện nay của nền kinh tế thế giới. 7
1.1.3 Những nhân tố thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế. 10
1.1.4 Một số cản trở trong hợp tác kinh tế quốc tế đối với các quốc gia
đang phát triển. 15
1.2 Sự cần thiết của hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN. 19
1.2.1 Nhu cầu phát triển của ASEAN. 19
1.2.2 Nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 21
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – ASEAN 24
2.1 Tổng quan về ASEAN và hợp tác Việt Nam - ASEAN. 24
2.1.1 Tổng quan về ASEAN. 24
2.1.2 Tổng quan về hợp tác Việt Nam – ASEAN 43
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2.2 Một số lĩnh vực hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN. 46
2.2.1 Hợp tác thương mại Việt Nam - ASEAN. 46
2.2.2 Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nước thành viên ASEAN khác. 67
2.3 Một số nhận xét, đánh giá về hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN. 83
2.3.1 Vai trò của Việt Nam trong các hoạt động của ASEAN. 83
2.3.2 Một số nhận định về hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN. 86
CHƢƠNG 3
TÁC ĐỘNG CỦA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN
TỚI QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM. 90
3.1 Một số tác động tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 91
3.1.1 Một số tác động tích cực của hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN. 91
3.1.2 Những khó khăn, thách thức trong hợp tác Việt Nam – ASEAN
ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 99
3.1.3 Hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN góp phần thúc đẩy hợp tác với
các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực khác. 107
3.2 Giải pháp thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam. 122
3.2.1 Giải pháp về môi trường thể chế. 123
3.2.2 Những giải pháp về chính sách công cụ. 128
3.2.3 Những giải pháp về đối tác. 131
3.2.3 Những giải pháp về doanh nghiệp. 134
3.2.4 Tăng cường công tác tổ chức và quản lý kinh tế đối ngoại. 135
PHẦN KẾT LUẬN 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
PHỤ LỤC 142DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AIA Khu vực đầu t tự do
AICO Hợp tác công nghiệp ASEAN
APEC Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dơng
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM Tổ chức hợp tác Á - Âu
CAFTA Khu vực thơng mại tự do Trung Quốc - ASEAN
CEPT Chơng trình u đãi thuế quan có hiệu lực chung
EU Liên minh Châu Âu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
TNC Các công ty xuyên quốc gia
USD Đồng Đôla Mỹ
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thơng mại thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập kỷ gần đây, hợp tác kinh tế quốc tế theo hướng khu vực
hóa – toàn cầu hóa đang cuốn hút tất cả các quốc gia trên toàn thế giới tham gia và
đã trở thành xu thế chủ đạo của kinh tế thế giới. Các khu vực, tổ chức liên kết kinh
tế trên thế giới được hình thành như WTO, EU, NAFTA, AFTA… là kết quả tất yếu
của xu thế đó.
Từ những năm 90 trở lại đây, với tác động to lớn của toàn cầu hóa và nhu
cầu phát triển nội tại của khu vực, hợp tác kinh tế quốc tế đã trở thành yếu tố và
động lực chính chi phối sự liên kết của các nước thành viên ASEAN. Sự gia tăng
nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa về nguồn vốn đầu tư và thương mại đã
mang lại cho các nước ASEAN cơ hội phát triển mới. Mức tăng trưởng kinh tế cao
liên tục trong nhiều năm cùng với sự lớn mạnh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài và sự bùng nổ về ngoại thương đã thúc đẩy hầu hết các nước ASEAN tham
gia nhanh hơn vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự lớn mạnh, tính hiệu quả và
tốc độ mở rộng hợp tác kinh tế giữa các thành viên là cơ sở, là tiền đề quan trọng cho
việc nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
Việt Nam tham gia và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong hợp tác
kinh tế của khối ASEAN không những tạo điều kiện cho phát triển kinh tế mà qua
ASEAN, Việt Nam đã và sẽ có được những cơ hội quan trọng để tiến mạnh vào quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, nhờ những bước tiến đáng kể trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế mà vị thế của Việt Nam trong ASEAN cũng như trên
trường quốc tế ngày càng được khẳng định.
2. Tình hình nghiên cứu.
Hợp tác kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế nổi bật trong bối cảnh toàn cầu
hóa-khu vực hóa hiện nay. Quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới trong
thời kỳ đổi mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể và luôn thu hút
được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều người. Do điều kiện còn hạn chế, tác giả
không thể tiếp cận được với toàn bộ những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực2
này. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài với khả năng của mình tác giả đã
có cơ hội tiếp cận, tham khảo một số công trình nghiên cứu như:
- Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Tác giả:
GS. TS. Nguyễn Duy Quý – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
- 35 năm ASEAN hợp tác và phát triển. Tác giả: TS. Nguyễn Trần Quế (Chủ
biên) – NXB Khoa học xã hội.
- Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong
bối cảnh quốc tế mới. Tác giả: Nguyễn Xuân Thắng – NXB Khoa học xã hội.
- Việt Nam – ASEAN quan hệ đa phương và song phương. Tác giả: Vũ
Dương Ninh – NXB Chính trị Quốc gia.
- Kinh tế các nước Đông Nam Á: thực trạng và triển vọng. Tác giả: Phạm
Đức Thành và Trương Duy Hòa – NXB Chính trị Quốc gia.
Ngoài ra, còn nhiều những bài báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học
khác. Mỗi công trình đều có đặc thù riêng, có công trình phân tích một cách tổng
quát các mối quan hệ trong hợp tác quốc tế của khu vực. Có công trình tập trung
vào những đặc trưng về kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia ASEAN. Có
công trình lại đi sâu phân tích việc thực hiện các chính sách thương mại trong quá
trình hội nhập của khu vực. Có công trình chủ yếu nghiên cứu về tiến trình tham gia
vào AFTA của Việt Nam…
3. Mục đích nghiên cứu.
Kỳ vọng của tác giả là thông qua thực hiện luận văn để cố gắng trả lời câu
hỏi: Hợp tác kinh tế Việt Nam –ASEAN đã tạo điều kiện gì và có tác động như thế
nào đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?
Luận văn nêu ra bản chất của hợp tác kinh tế quốc tế để qua đó thấy được
hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN là cần thiết. Qua phân tích tình hình thực tiễn
trong lĩnh vực ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam với
ASEAN, luận văn mong muốn làm sáng tỏ quan hệ hợp tác kinh tế với ASEAN như
là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy hội nhập kinh tế của Việt Nam. Trên cơ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
sở phân tích những tác động của hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – ASEAN luận văn đưa
ra một số kiến nghị mang tính giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế
song phương và đa phương với các quốc gia, tổ chức, khu vực trên nhiều lĩnh vực
với nhiều hình thức hợp tác phong phú, linh hoạt, đa dạng. Trong số đó, luận văn
chỉ chủ yếu phân tích đến hai lĩnh vực mà tác giả quan niệm là có vị trí quan trọng
hơn cả đối với việc thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam, đó là
lĩnh vực thương mại và đầu tư mà cụ thể là ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). Những lĩnh vực khác được đề cập đến trong luận văn chỉ nhằm hỗ trợ,
bổ sung cho việc phân tích, làm rõ bản chất hợp tác kinh tế quốc tế.
Theo một khía cạnh nào đó, có thể nói quá trình hợp tác kinh tế quốc tế của
Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu “mở cửa” kể từ sau Đại hội Đảng VI (1986) và đến
năm 1995 có những bước phát triển mạnh, đây là thời gian Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của ASEAN. Do vậy, sự khảo cứu của luận văn chủ yếu tập
trung vào khoảng thời gian từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, những số liệu được đưa ra
ngoài khoảng thời gian trên chỉ là những đối chứng cho quá trình phân tích, so sánh
của luận văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp logic. Các
kỹ thuật thống kê, tính toán, tổng hợp cũng được sử dụng nhiều để xử lý số liệu.
Bên cạnh những phương pháp trên, luận văn dùng các phương pháp phân tích, so
sánh, đối chiếu làm phương pháp chủ đạo trong khi tiếp cận và nghiên cứu đề tài
dưới góc độ hợp tác kinh tế quốc tế. Từ đó, luận văn sẽ tham khảo và kế thừa một
cách có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan tới đề tài.
6. Đóng góp của luận văn.4
- Phân tích góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất của hợp tác kinh tế quốc tế.
- Đưa ra cách nhìn khái quát về hợp tác kinh tế khu vực ASEAN.
- Thông qua việc phân tích quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các
nước thành viên ASEAN trên hai lĩnh vực ngoại thương và đầu tư trực tiếp (FDI)
trong những năm qua tác giả mong muốn làm rõ thực chất và cập nhật những thông
tin mới về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với ASEAN. Từ đó, luận văn đưa ra một
số nhận định về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN phát triển theo hướng
ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn.
- Qua phân tích những tác động tích cực của hợp tác kinh tế Việt Nam –
ASEAN và những khó khăn, cản trở tới hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, luận
văn đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp cho quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở khách quan của hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN.
- Chương 2: Thực trạng hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN.
- Chương 3: Tác động của hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN tới quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHÁCH QUAN CỦA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN
1.1 Lý luận cơ bản về hợp tác kinh tế quốc tế.
1.1.1 Những vấn đề chung về hợp tác kinh tế quốc tế.
Hợp tác kinh tế quốc tế là cách chủ yếu để thực hiện các quan hệ
kinh tế quốc tế. Hiểu theo nghĩa rộng, đó là những mối quan hệ (phân công, trao
đổi, phối hợp, liên kết, bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau) một cách tự nguyện,
chủ động, tích cực trong các hoạt động kinh tế giữa hai hay nhiều quốc gia và lãnh
thổ mà ở đó các chủ thể tham gia cùng nhau chia sẻ những nguyên tắc, luật lệ và giá
trị chung nhưng lại không mất đi bản sắc đặc trưng sẵn có của mình.
Hợp tác kinh tế quốc tế được thực hiện dưới hình thức hợp tác song
phương và hợp tác đa phương với nhiều nội dung như hợp tác sản xuất, hợp tác
khoa học công nghệ, hợp tác thương mại, dịch vụ quốc tế. Xu thế quốc tế hóa đời
sống kinh tế hiện nay đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế
quốc tế với những nội dung và hình thức hợp tác phong phú, linh hoạt, mềm dẻo,
năng động hơn. Hợp tác kinh tế quốc tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển của
nền kinh tế quốc gia, là điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển. Hợp
tác kinh tế quốc tế chỉ có thể tồn tại và phát triển khi nó tuân thủ các nguyên tắc cơ
bản như: tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền.
Trong những thập niên gần đây, xu hướng hợp tác theo hướng khu vực hóa
đang là xu hướng phổ biến đem lại hiệu quả đáng kể cho sự phát triển của các quốc
gia. Sự hợp tác này trước hết bắt nguồn từ nhu cầu nội tại, từ sự đòi hỏi bên trong
của mỗi nước, nhằm tạo ra một thực thể mới, một bản sắc riêng của khu vực, mà
mỗi quốc gia thành viên cùng góp sức xây dựng và chia sẻ. Thông thường, khi tham
gia vào các liên kết kinh tế khu vực vị thế của các quốc gia thành viên trong cạnh
tranh kinh tế được nâng lên rõ rệt.
Mức độ tham gia vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực nói riêng và hội
nhập kinh tế quốc tế nói chung tùy thuộc vào trình độ phát triển và chính sách của
từng quốc gia. Mục đích chung nhất của hợp tác kinh tế khu vực là các quốc gia hợp
tác hỗ trợ nhau, từng bước xóa bỏ những cản trở thương mại tiến tới tự do hóa.6
Những nỗ lực của họ biểu hiện sự di chuyển từng phần đến tự do hóa các nguồn lực
(như vốn, lao động, hàng hóa, dịch vụ) giữa các nước thành viên. Và, mỗi quốc gia
cố gắng đạt được những lợi ích nhất định từ một khối kinh tế mà ở đó những cản trở
về biên giới quốc gia đã được giảm đi đáng kể.
Xu thế chung hiện nay, không chỉ đối với khu vực mà ngay trên bản đồ
kinh tế thế giới thì các đường biên giới quốc gia cũng đang bị mờ dần. Sự vận động
của hợp tác kinh tế quốc tế đang có sự thay đổi đáng kể cả về nội dung và hình thức.
Hình thức hợp tác đa phương đang tăng lên cả về tuyệt đối lẫn tương đối so với hợp
tác song phương. Nếu như trước đây nhiều liên kết, hợp tác kinh tế được xuất phát
từ những quan hệ chính trị thì hiện nay các quan hệ hợp tác kinh tế đang giảm dần
sự can thiệp của chính trị là tương đối phổ biến. Tất nhiên, trong hợp tác đa phương
với số lượng thành viên đông, tính mục tiêu, lợi ích… tương đối đa dạng nên nó
thường mang tính phức tạp và có sự ràng buộc cao.
Tùy vào mục tiêu phát triển mà mỗi quốc gia lựa chọn, đẩy mạnh hình thức
hợp tác song phương hay đa phương. Đối với một số lĩnh vực cụ thể, khi mà hợp tác
kinh tế đa phương bị ràng buộc phức tạp, ít hiệu quả thì người ta chọn hình thức
hợp tác song phương như: các Hiệp định tự do thương mại xuyên châu lục được ký
kết như giữa Singapo - Australia, Hàn Quốc - Chilê, Thái Lan - Ấn Độ, Thái Lan -
Australia, Australia - Mỹ. Các Hiệp định tự do thương mại này diễn ra cùng thời
gian với hai lần thất bại mới nhất của WTO. Mặc dù phải nhượng bộ không ít trong
các Hiệp định tự do mậu dịch song phương nhưng dường như các nền kinh tế châu
Á đang coi đó là giải pháp để đảm bảo ổn định phát triển. Những cuộc đàm phán tay
đôi về những lĩnh vực nhạy cảm này sẽ mở đường cho các vòng đàm phán đa
phương và khu vực rộng mở hơn.
Hợp tác kinh tế song phương vừa mang tính bổ sung cho hợp tác kinh tế đa
phương nhưng đồng thời nó cũng chứa đựng những yếu tố mang tính nghịch gây ra
cản trở nhất định cho tiến trình hợp tác đa phương. Các nước nhỏ thường có khuynh
hướng xuất phát từ các hợp tác song phương và lấy đó làm cơ sở phát triển, mở
rộng và dựa vào các quan hệ hợp tác kinh tế đa phương (như AFTA, WTO) để nâng
cao vị thế và gia tăng thế thương lượng của mình trong cạnh tranh quốc tế. Tuy
nhiên, khi mà nguồn lực dành cho phát triển đất nước còn hạn chế thì việc tạo điều
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
kiện cho những quan hệ hợp tác kinh tế song phương phát triển dù muốn hay không
sẽ làm giảm nỗ lực cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương. Nhưng một quốc
gia không thể chỉ dành ưu tiên tập trung cho một khuôn khổ hợp tác nào, trái lại
phải đồng thời thực hiện sự hội nhập quốc tế trên nhiều cấp độ: song phương, khu
vực và toàn cầu. Đây là sự kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích cục
bộ và lợi tích toàn thể, và điều quan trọng hơn là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của
từng quốc gia, các nước cần có những bước đi phù hợp. Hợp tác kinh tế song
phương tuy có những lúc làm ảnh hưởng đến lộ trình chung, nhưng do hợp tác kinh
tế song phương không đi ngược với tự do hóa và vẫn dựa trên các nguyên tắc hợp
tác kinh tế đa phương, nên việc khắc phục khó khăn của vòng đàm phán đa phương
bằng các hợp tác song phương trước mắt cũng là sự cần thiết, là giải pháp lách giữa
dòng thương mại chật cứng để các nước thích ứng tốt nhất với các thay đổi của bối
cảnh khu vực và quốc tế.
1.1.2 Xu hướng vận động hiện nay của nền kinh tế thế giới.
1.1.2.1 Toàn cầu hóa – khu vực hóa các hoạt động kinh tế thế giới đang là xu
hướng phát triển phổ biến hiện nay.
Thứ nhất, toàn cầu hóa - khu vực hóa kinh tế được biểu hiện nổi bật ở sự
phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại trên phạm vi thế giới. Việc gia
tăng tốc độ buôn bán của thế giới là kết quả của tiến trình tự do hóa các chính sách
thương mại được thực hiện ở hầu hết khắp các khu vực, các nước và được bổ sung
mạnh mẽ bởi xu hướng tăng cường sự chu chuyển thương mại nội bộ trong các
TNC.
Thứ hai, trong nền kinh tế toàn cầu, quản lý vĩ mô dưới sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin trở thành yếu tố có tính chất quyết định tương lai phát triển của nó,
đánh dấu sự phát triển toàn diện theo xu hướng mở và tự do hóa của nền kinh tế thế
giới.
Thứ ba, tính tương thuộc chặt chẽ giữa các nền kinh tế quốc gia, các hoạt
động thương mại, đầu tư, tài chính đều được gia tăng mạnh mẽ và bắt buộc mọi nền
kinh tế đều tham gia vào một kiểu thị trường thế giới thống nhất – một “sân chơi
chung” bình đẳng cho mọi nền kinh tế.
Một vài năm trở lại đây, các nhà đầu tư ASEAN đã có chú ý vào một số
ngành có yếu tố công nghệ cao hơn như điện, điện tử… nhưng chỉ ở mức rất khiêm
tốn. Nhìn chung, các nước ASEAN đều có trình độ khoa học công nghệ thấp, không
cao hơn nhiều so với Việt Nam. Điều này hạn chế khả năng chuyển giao khoa học
công nghệ hiện đại thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp. Các nước ASEAN, ngoại
trừ Singapo và Malaysia, có sự tương đồng về kinh tế đối với Việt Nam. Do đó,
triển vọng đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam trong thời gian tới khó có
điều kiện phát triển cao hơn hiện tại nếu như các nước không tích cực thực hiện
chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mình.
Môi trường đầu tư trực tiếp của Việt Nam có được sự ổn định về chính trị
và kinh tế nhưng lại mất khả năng cạnh tranh trong việc tạo ra một môi trường
chính sách ổn định. Mặc dù môi trường pháp lý cho FDI đã cải thiện nhiều, nhưng
so với các nước khác Việt Nam vẫn là nơi có độ rủi ro cao do chính sách và luật lệ
thiếu ổn định, hay thay đổi bất ngờ, và khó đoán được. Bên cạnh đó, chất lượng
của môi trường đầu tư trực tiếp của Việt Nam còn chưa cao do vậy kết quả FDI vào
Việt Nam vẫn rất nhỏ so với các nước trong khu vực là không thể tránh khỏi. Việt
Nam cần rút ra được những bài học kinh nghiệm để từ đó xem xét lại chính sách
giải pháp phát triển thương mại, đầu tư để có những điều chỉnh hiệu quả hơn.
Tất cả vẫn còn ở phía trước, phát triển quan hệ hợp tác với ASEAN sẽ mở
ra cho Việt Nam những cơ hội tiếp cận với các vấn đề quan trọng nhất của đời sống
kinh tế và hợp tác kinh tế quốc tế, tạo ra những khả năng mới để tăng cường hợp tác
đa phương cùng có lợi và phát triển các mối quan hệ tay đôi với các nền kinh tế lớn
vốn là những bạn hàng thương mại và nguồn đầu tư quan trọng của Việt Nam.
Là thành viên bình đẳng trong ASEAN chúng ta có điều kiện chuẩn bị để
tham gia có hiệu quả vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tham gia trong
khuôn khổ của thể chế kinh tế khu vực ASEAN giúp nền kinh tế Việt Nam chuyển
mình theo xu thế tự do hóa, từng bước đưa Việt Nam đương đầu với cạnh tranh
quốc tế cũng như tạo lập vị thế trên cơ sở lợi thế khách quan của đất nước để thực
hiện hội nhập quốc tế. Hội nhập kinh tế là bước đi cần thiết để Việt Nam tiếp tục gia
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

tenodacow

New Member
mình xin tài liệu với ạ
Link tải miễn phí Luận văn:Hợp tác kinh tế Việt Nam - Asean và tác động của nó tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh tế: 5 02 12
Link tải Free download cho anh em kết nối:
Tài liệu đang trong kho của Ket-noi, ai cần thì trả lời để mods up lên cho
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh Luận văn Luật 0
R Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) theo luật đầu tư 2005 Luận văn Kinh tế 0
D Phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản thu – chi tại công ty CP hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex Khoa học Tự nhiên 0
T Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã Bình Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang năm 2004 Kiến trúc, xây dựng 0
B Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã nông nghiệp Hoà Thuận huyện chợ mới tỉnh An Giang năm 2004 Kiến trúc, xây dựng 0
B Tổng hợp về công tác kế toán ở Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ở nước ta Công nghệ thông tin 0
G Tình hình hoạt động của Bộ kế hoạch và đầu tư vụ kinh tế đối ngoại, ban hợp tác Việt - Lào Luận văn Kinh tế 0
M và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của Trung tâm lữ hành và hợp tác quốc tế HanoiFestival Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy chế tạo Biến Thế Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top