hathuhuong88

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
MỤC LỤC. 4

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT . 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ . 8

DANH MỤC CÁC BẢNG. 8

PHẦN MỞ ĐẦU. 10

1. Lý do chọn đề tài. 10

2. Mục đích nghiên cứu. 11

3. Nhiệm vụ nghiên cứu . 12

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 12

5. Đóng góp mới của luận văn . 12

6. Phương pháp nghiên cứu. 13

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ CA KIỂM THỬ. 14

1.1.Tổng quan về kiểm thử phần mềm. 14

1.1.1.Khái niệm về kiểm thử phần mềm . 14

1.1.2. Mục đích của kiểm thử phần mềm. 16

1.1.3.Chiến lược kiểm thử phần mềm. 17

1.1.3.1.Khái niệm chiến lược kiểm thử. 17

1.1.3.2.Mô hình chiến lược tổng thể . 19

1.1.3.3. Một số chiến lược kiểm thử khác. 21

1.1.4. Các phương pháp và kỹ thuật kiểm thử . 26

1.1.4.1.Một số phương pháp kiểm thử . 26

1.1.4.2.Các kỹ thuật kiểm thử . 27

1.2. Những nét chung nhất về ca kiểm thử . 31

1.2.1.Khái niệm ca kiểm thử . 31

1.2.2.Vấn đề thiết kế ca kiểm thử. 325

CHƯƠNG 2. CÁC KỸ THUẬT THIẾT KẾ CA KIỂM THỬ . 36

2.1. Kỹ thuật bao phủ câu lệnh (Statement Coverge) . 37

2.1.1. Kỹ thuật bao phủ quyết định . 37

2.1.2. Kỹ thuật bao phủ điều kiện (Condition Coverage) . 38

2.1.3. Kỹ thuật bao phủ quyết định/ điều kiện (Decision/Condition coverage).38

2.1.4. Kỹ thuật bao phủ đa điều kiện (Multiple Condition Coverage) . 39

2.1.5. Kiểm thử vòng lặp. 39

2.1.6. Kỹ thuật Điều kiện logic . 41

2.1.7. Kỹ thuật ma trận kiểm thử . 48

2.1.8. Ma trận kiểm thử có trọng số:. 48

2.2. Kỹ thuật phân lớp tương đương (Equivalence Patitioning). 50

2.3. Kỹ thuật phân tích giá trị biên (Boundary Value Analysis) . 53

2.4. Kỹ thuật đồ thị nguyên nhân – kết quả (Cause – Effect Graphing). 55

2.5. Kỹ thuật đoán lỗi (Error Guessing). 60

2.6. Kỹ thuật mô hình hóa. 62

CHƯƠNG 3. PHẦN MỀM THỬ NGHIỆM THIẾT KẾ CA KIỂM THỬ . 67

3.1 Phương pháp và kỹ thuật áp dụng thử nghiệm . 67

3.2. Áp dụng thiết kế tự động ca kiểm thử cho một số mô-đun chương trình

trong bài giảng về câu lệnh có cấu trúc tại Trường THCS Thủy Sơn Hải Phòng. 77

3.2.1. Chọn lọc một số bài tập lập trình về câu lệnh có cấu trúc tại trường THCS Thủy Sơn Hải Phòng. 77

3.2.2. Đặc tả các mô-đun chương trình theo các bài toán đã chọn (input) theo

3 cấp độ dễ, trung bình, khó. 78

3.3. Một số giao diện chính của chương trình. 88

3.3.1. Form chính . 88

3.3.2. Form chọn dường dẫn tới dữ liệu. 88

3.3.3. Hiển thị dữ liệu. 88

3.3.4. Tính toán độ phức tạp . 896

3.3.5. Xuất ra các phương án kiểm thử . 89

3.4. Đánh giá kết quả thử nghiệm và hướng phát triển. 90

3.4.1. Đánh giá . 90

KẾT LUẬN. 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 92

1. Tiếng việt . 92

2. Tiếng Anh . 92

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao, hàng loạt các sản phẩn phần mềm được đưa ra phục vụ cho con người. Mỗi ngày chúng ta nghe đâu đó tin tức về vấn đề an toàn, bảo mật thông tin, một ngân hàng báo cáo số dư tài khản không chín xác, một đoàn tầu bị va chạm, một máy bay bị mất trong không gian hay một hacker truy cập đến hàng triệu thẻ tín dụng. Tại sao điều này xẩy ra? Có thể do lập trình viên máy tính không tìm ra cách để làm cho phần mềm đơn giản?
Phần mềm ngày càng trở nên phức tạp hơn, có được nhiều chức năng hơn, được thiết kế nối với nhau nhiều hơn và cũng có nhiều trục trặc hơn từ chương trình. Việc xây dựng và phát triển phần mềm ngày càng được nâng cao hơn bằng các công cụ hỗ trợ tiên tiến. Nhờ vào đó mà các chuyên gia phát triển thực hiện hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận hơn trước. Tuy nhiên với công nghệ ngày càng cao thì đòi hỏi mức độ ứng dụng lớn và phát sinh ra sự phức tạp cùng với chi phí, thời gian tăng lên. Do đó phương pháp để cải thiện điều này chính là thực hiện kết hợp giữa xây dựng và quá trình kiểm thử. Hầu hết các công ty phần mềm lớn đều cam kết về chất lượng phần mềm do họ tạo ra, đó là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất hiện nay. Có nhiều lí do cho việc này:
Một sản phẩn phần mềm không phải là một đối tượng hữu hình có thể do được, cơ thể cảm giác hay lấy mẫu vì vậy rất khó khăn để thử nghiệm một sản phẩm phần mềm.
Kiểm thử phần mềm vẫn không được coi là một trao đổi thương mại được công nhận, do đó việc tìm kiếm được những người chuyên nghiệp đủ điều kiện cho các công việc thử nghiệm là khó khăn.
Không giống như quá trình sản xuất đã được xác định và tiêu chuẩn hóa thiết kế sản phẩn trong quá trình, kiểm soát chất lượng, quy trình tương tự như tiêu chuẩn hóa vẫn chưa được xác định để thử nghiệm phần mềm.
10
Các công cụ tự động hóa hoạt động kiểm thử phần mềm vẫn còn trong giai đoạn mới bắt đầu, còn phải mất nhiều thời gian để có các công cụ tự động hóa tinh vi có sẵn cho các hoạt động kiểm thử phần mềm.
Nỗ lực tìm kỹ thuật mới cho các hoạt động thử nghiệm phần mềm vẫn đang được phát triển...
Tầm quan trọng của kiểm thử phần mềm là quá bao la bất cứ thất bại của sản phẩm phần mềm hay ứng dụng đều có thể gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho công ty. Thậm chí nếu các lỗi phần mềm không phải là quá lớn, chi phí hỗ trợ để có thể chạy thử cũng mất cả chục tới trăm triệu trong vòng đời của sản phẩm phần mềm.
Một khiếm khuyết trong sản phẩn là gì? làm thế nào nó ảnh hưởng đến người sử dụng, những gì người dùng cảm giác khi tìm thấy một khiếm khuyết trong sản phẩn sau khi mua và sử dụng nó, làm thế nào để ngăn ngừa nó, và cuối cùng là làm thế nào để xác định và loại bỏ các khuyết điểm đó.
Các phương pháp thiết kế ca kiểm thử và ứng dụng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa một ứng dụng bảo đảm chất lượng vào thực tế.
Kiểm thử là một trong những giai đoạn của quá trình phát triển, hoàn thành sản phẩm. Trước khi sản phẩm được phát hành tất cả các chức năng cũng như giao diện, ứng dụng của sản phẩm đó đều cần qua kiểm thử. Một sản phẩm tuy được thiết kế tốt nhưng cũng không thể tránh khỏi các sai sót. Kiểm thử hiệu quả sẽ phát hiện ra được các sai sót này, tránh các lỗi trước khi phát hành sản phẩm. Kiểm thử đứng dưới vai trò của người sử dụng, sẽ giúp cho sản phẩm có sự thích ứng phù hợp hơn với thị hiếu và nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Vì vậy, cần nghiên cứu về cách thiết kế ca kiểm thử để kiểm thử hiệu quả, đặc biệt là cách thiết kế có khả năng số hóa. Đó cũng là lý do mà tui chọn đề tài “Kỹ thuật xác định các ca kiểm thử và dữ liệu kiểm thử nhờ ma trận kiểm thử” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định vai trò của phương pháp ca kiểm thử và ứng dụng trong nghiên cứu khoa học và chế tạo sản phẩm. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích
11

các giải pháp an toàn trong việc kiểm thử sản phẩm, phân phối, trao đổi, cũng như các cách quản lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình đưa một sản phẩm nào đó vào ứng dụng thực tế.
Kiểm thử giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí cho sản phẩm phần mềm. Nó giúp cho các chuyên gia kiểm thử tìm ra lỗi trong quá trình tạo ra phần mềm và đảm bảo hơn về chất lượng. Kiểm thử thực hiện chặt chẽ sẽ hạn chế lỗi, tuy nhiên trong phần mềm vẫn còn tiềm ẩn các lỗi và có thể phát sinh bất cứ lúc nào dẫn đến khả năng gây thiệt hại cho nhà sản xuất vì vậy cần thực hiện quá trình kiểm thử liên tục, xuyên suốt trong các giai đoạn phát triển của phần mềm. Đó là phương pháp tốt nhất để đảm bảo cho các yêu cầu của người dùng về thiết kế và ứng dụng phần mềm được đáp ứng đầy đủ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về phương pháp ca kiểm thử và ứng dụng: Các khái niệm cơ bản, tiến trình kiểm thử, các phương pháp, kỹ thuật kiểm thử và ứng dụng.
Nghiên cứu về phương pháp thiết kế ca kiểm thử và ứng dụng, các vấn đề cần lưu ý khi thiết kế, kiểm thử và ứng dụng sản phẩm.
Ứng dụng thử nghiệm đối với phương pháp ca kiểm thử và ứng dụng, nêu các kết quả đạt được, chưa đạt được và hướng giải quyết các vấn đề khi kiểm thử và ứng dụng sản phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các phương pháp ca kiểm thử và ứng dụng phần mềm và phần cứng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong vấn đề kiểm thử hộp trắng và ma trận kiểm thử.
Để kiểm thử không mất nhiều thời gian và chi phí, người ta bắt đầu đưa nó vào trong các ứng dụng xây dựng phần mềm để có thể kết hợp chúng lại với nhau. Việc làm này biến quy trình kiểm thử thành quy trình bắt buộc thực hiện trong mỗi dự án phần mềm. Nhưng để có hiệu quả cao nhất người kiểm thử cần có phương án, kế hoạch hay chiến lược riêng cho từng ứng dụng phần mềm.
5. Đóng góp mới của luận văn
12

Xác định được các tiêu chuẩn thích hợp cho việc chọn phương pháp thiết kế ca kiểm thử và dữ liệu kiểm thử nhờ ma trân kiểm thử.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp phân tích các vấn đề liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp kết hợp lý thuyết với thực nghiệm trên máy tính.
7. Những nội dung chính của luận văn:
Bố cục của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về kiểm thử phần mềm và ca kiểm thử: Khái
niệm về kiểm thử phần mềm, chiến lược kiểm thử phần mềm, các phương pháp và kỹ thuật kiểm thử. Những nét chung nhất về ca kiểm thử: Khái niệm ca kiểm thử, vấn đề thiết kế ca kiểm thử.
Chương 2: Các kỹ thật thiết kế ca kiểm thử gồm: Kỹ thuật bao phủ câu lệnh, kỹ thuật phân lớp tương đương, kỹ thuật phân tích giá trị biên, kỹ thuật đồ thị nguyên nhân – kết quả, kỹ thuật đoán lỗi.
Chương 3: Phần mềm thử nghiệm thiết kế ca kiểm thử: Kỹ thuật bao phủ câu lệnh dựa vào ma trận kiểm thử để thiết kế ca kiểm thử và dữ liệu kiểm thử, áp dụng thiết kế tự động ca kiểm thử cho một số mô-đun chương trình trong bài giảng về câu lệnh có cấu trúc tại Trường THCS Thủy Sơn Hải Phòng.
13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ CA KIỂM THỬ
1.1.Tổng quan về kiểm thử phần mềm 1.1.1.Khái niệm về kiểm thử phần mềm
Kiểm thử phần mềm (software testing) là một trong những yếu tố góp phần bảo đảm chất lượng phần mềm (SQA), là khâu điển hình kiểm soát đặc tả, thiết lập, lập mã.
Theo Glen Myers: “Kiểm thử phần mềm là quá trình vận hành chương trình để tìm ra lỗi”.
Cần vận hành như thế nào để:
- Hiệu suất tìm ra lỗi là cao nhất.
- Chi phí (thời gian, công sức) ít nhất.
(Giáo trình kỹ nghệ phần mềm. Nguyễn Văn Vỵ, Nguyễn Việt Hà. Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2009)
Kiểm thử phần mềm được đặt ra với những lý do:
- Muốn nhận diện phần mềm như một phần tử của hệ thống hoạt
động.
- Hạn chế chi phí cho các thất bại do lỗi gây ra sau này (hiệu quả)
- Có kế hoạch tốt nâng cao chất lượng suốt quá trình phất triển (giải
pháp).
Kiểm thử giữ vai trò lớn trong quá trình phát triển phần mềm. Xét theo
tiêu chí - - -
về chi phí thì kiểm thử chiếm:
40% công sức phát triển;
≥ 30% tổng thời gian phát triển;
Với các phần mềm có ảnh hưởng tới sinh mạng, chi phí có thể gấp từ 3 đến 5 lần tổng các chi phí khác cộng lại.
Giảm chi phí phát triển;
Tăng độ tin cậy của sản phẩm phần mềm.
-
-
Vấn đề đặt ra là cần vận hành phần mềm như thế nào để:
14

- Hiệu suất tìm ra lỗi là cao nhất?
- Chi phí (thời gian, công sức) ít nhất?
Mục tiêu trước mắt của kiểm thử phần mềm là tạo ra các ca kiểm thử để
tìm ra lỗi của phần mềm.
Mục đích cuối cùng của kiểm thử phần mềm nhằm có một chương trình
tốt, chi phí ít.
Glen Myers phát biểu một số quy tắc giống như mục đích kiểm thử: Kiểm thử là một tiến trình thực hiện một chương trình với ý định tìm
ra lỗi.
Một ca kiểm thử là một trường hợp kiểm thử có xác suất cao để tìm
ra lỗi.
Việc kiểm thử thành công là việc kiểm thử làm lộ ra một lỗi còn chưa
được phát hiện.
Các mục đích trên dẫn đến một sự thay đổi lớn trong quan điểm.Chúng
đi ngược lại quan điểm thông thường là một phép kiểm thử thành công là kiểm thử không tìm ra lỗi nào. Mục đích của chúng ta là thiết kế các ca kiểm thử để làm lộ ra một cách có hệ thống những lớp lỗi khác nhau và làm như vậy với một số lượng thời gian và công sức ít nhất.
Nếu kiểm thử được tiến hành thành công, thì nó sẽ làm lộ ra những lỗi trong phần mềm. Việc kiểm thử phần mềm làm việc theo đặc tả nên các yêu cầu hiệu năng dường như là được đáp ứng. Bên cạnh đó, dữ liệu thu thập được khi việc kiểm thử tiến hành đưa ra một chỉ dẫn tốt về độ tin cậy phần mềm và một chỉ dẫn nào đó về phẩm chất phần mềm với tư cách toàn cục.
Có một điều mà kiểm thử không thể làm được: Kiểm thử không thể chứng minh được việc không có khiếm khuyết, nó chỉ có thể chứng minh được khiếm khuyết phần mềm hiện hữu.
Khi kiểm thử, người ta đưa ra những khái niệm về ca kiểm thử “tốt” và “thắng lợi”:
- Ca kiểm thử tốt là ca kiểm thử có xác suất cao tìm ra 1 lỗi. 15

- Ca kiểm thử thắng lợi là ca kiểm thử làm lộ ra ít nhất một lỗi.
Vấn đề đặt ra ở chỗ nếu không tìm được lỗi nào thì có thể kết luận phần mềm hoàn hảo? Câu trả lời chung là chưa hẳn như vậy.
Kiểm thử có nhiều lợi ích, trong đó phải kể đến các lợi ích quan trọng:
- Ca kiểm thử thắng lợi làm lộ ra khiếm khuyết
- Kiểm thử mang lại các lợi ích phụ là thuyết minh:
+ Chức năng tương ứng với đặc tả,
+ Thực thi phù hợp yêu cầu và đặc tả,
+ Cung cấp các chỉ số tin cậy và chất lượng.
Tuy kiểm thử có nhiều lợi ích như trên nhưng chưa thể khẳng định phần mềm không còn khiếm khuyết.
1.1.2. Mục đích của kiểm thử phần mềm
Cũng giống như các sản phẩm máy móc và các hệ thống vật lý, mục đích của kiểm thử phần mềm là để đảm bảo hệ thống phần mềm có thể làm việc tốt như mong muốn khi chúng được đem ra thị trường tới tay khách hàng và người sử dụng. Cách thường dùng để đưa ra những kiểm chứng về chất lượng cho sản phẩm là đưa sản phẩm vào “chạy thử” hay được kiểm tra trong phòng thí nghiệm trước khi phân phối sản phẩm ra thị trường. Trong ngành Công Nghệ Phần Mềm, các sản phẩm phần mềm được kiểm tra, chạy thử được gọi chung là kiểm thử phần mềm.
Mục đích của việc kiểm thử phần mềm là gì? Kiểm thử phần mềm nhằm vào hai mục đích chính là: Đưa ra những chứng nhận về chất lượng và phát hiện sửa lỗi phần mềm.
Quy trình kiểm thử phần mềm
Những hành động chính của kiểm thử phần mềm là:
+ Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm thử: Đặt ra các mục tiêu cụ thể cho việc kiểm thử, chọn chiến lược kiểm thử, chuẩn bị các trường hợp kiểm thử cụ thể và các thủ tục kiểm thử.
16

+ Thực thi: Tiến hành kiểm thử theo kế hoạch, quan sát và thu thập các kết quả.
+ Phân tích và theo dõi: Trên những kết quả thu được, phân tích để tìm lỗi. Nếu một lỗi nào đó xuất hiện thì đưa ra giải pháp sửa đổi, sửa đổi và tiếp tục theo dõi tới khi lỗi đó được sửa.
Điểm quan trọng trong thực thi kiểm thử đó là tránh để lỗi từ một trường hợp kiểm thử ảnh hưởng đến các trường hợp kiểm thử khác. 1.1.3.Chiến lược kiểm thử phần mềm
1.1.3.1.Khái niệm chiến lược kiểm thử
Chiến lược kiểm thử là sự tích hợp các kỹ thuật thiết kế ca kiểm thử tạo thành một dãy các bước nhằm hướng dẫn quá trình kiểm thử phần mềm thành công.
Chiến lược kiểm thử được đặt ra với mục tiêu nhằm phác thảo một lộ trình để:
- Nhà phát triển tổ chức việc bảo đảm chất lượng bằng kiểm thử,
- Khách hàng hiểu được công sức, thời gian và nguồn lực cần cho
kiểm thử.
Chiến lược kiểm thử cần đạt những yếu cầu sau:
- Tích hợp được các khâu như lập kế hoạch, thiết kế ca kiểm thử, tiến
hành kiểm thử, thu thập và đánh giá các thong tin kết quả.
- Đủ mềm dẻo để cổ vũ óc sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu khách
hàng
- Thích ứng với mức kiểm thử cụ thể
- Đáp ứng các đối tượng quan tâm khác nhau.
Kiểm thử là một tập hợp những hoạt động mà có thể được lập kế hoạch
trước và tiến hành một cách có hệ thống. Một tập các bước mà trong đó chúng ta có thể vận dụng những kỹ thuật thiết kế ca kiểm thử và phương pháp kiểm thử có những đặc trưng mang tính “khuôn mẫu”:
17

- Bắtđầuởmứcmô-đunvàtiếptụcchođếnkhitíchhợpởmứchệ thống trọn vẹn.
- Các kỹ thuật kiểm thử khác nhau là thích hợp cho những thời điểm khác nhau.
- Được cả người phát triển và nhóm kiểm thử độc lập cùng tiến hành.
- Kiểm thử đi trước gỡ lỗi, song việc gỡ lỗi phải thích ứng với từng
chiến lược kiểm thử.
Chiến lược cần thích ứng với từng mức kiểm thử và phải đưa ra hướng
dẫn cho người thực hành và một tập các cột mốc cho người quản lý. Có hai mức kiểm thử:
- Kiểm thử mức thấp: thẩm định từng đoạn mã nguồn xem có tương ứng và thực thi đúng đắn hay không?
- Kiểm thử mức cao: thẩm định và xác minh các chức năng hệ thống chủ yếu có đúng đặc tả và đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay không?
Mỗi chiến lược đáp ứng được yêu cầu cần quan tâm:
- Có các hướng dẫn cho người thực hiện tiến hành kiểm thử.
- Có các cột mốc cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động bảo đảm
chất lượng.
- Có thước đo để đo và nhận ra các vấn đề càng sớm càng tốt.
- Khách hàng có thể nhận biết được quá trình kiểm thử.
Việc kiểm thử cung cấp một thành lũy cuối cùng để có thể thẩm định
về chất lượng và có thể phát hiện ra lỗi. Có một số quan điểm sai lầm:
- Người phát triển không nên tham gia kiểm thử.
- Cho phép người lạ kiểm thử một cách thô bạo.
- Người kiểm thử chỉ quan tâm khi kiểm thử bắt đầu. Nên xuất phát từ thực tiễn mà phân công trách nhiệm thử:
Ma trận kiểm thử, ký hiệu là A=(aij) với i,j=1,2,3,...,n, là một ma trận vuông cấp n, có kích thước bằng số các nút (n) trên đồ thị dòng:
- Mỗi dòng/ cột ứng với tên một nút;
- Mỗi ô: là tên một cung nối nút dòng đến nút cột.
Nhân liên tiếp k ma trận này ta được ma trận có số ở mỗi ô chỉ số con
đường k cung từ nút dòng tới nút cột.
Ma trận kiểm thử được sử dụng như một dữ liệu có cấu trúc để kiểm tra các
con đường cơ bản: số đường đi qua nút (có thể tính cả trọng số của chúng). Ma trận kiểm thử là một công cụ mạnh trong việc đánh giá cấu trúc điều khiển chương trình. Khi kiểm thử, ta thêm trọng số cho các cung của ma trận
kiểm thử (ma trận kiểm thử có trọng số) như sau:
- Xác suất cung đó được thực thi.
- Thời gian xử lý của tiến trình đi qua cung đó.
- Bộ nhớ đòi hỏi của tiến trình đi qua cung đó.
- Nguồn lực đòi hỏi của tiến trình đi qua cung đó.
Bảng 3.2 Bảng tính độ phức tạp của đồ thị dòng V(G):

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc, kỹ thuật xác thực và bảo mật thông tin trên mạng VPN Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005-2007 Luận văn Kinh tế 0
O Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Luận văn Kinh tế 0
L Hoàn thiện việc tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần thế giới kỹ thuật số DCMax Luận văn Kinh tế 0
S Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty CP XNK Vật Tư Kỹ Thuật (Rexco) Tại Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
E Kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty TNHH Thương mại và kỹ thuật Tân Hoàng Việt Luận văn Kinh tế 0
D tuyển chọn tổ hợp lúa lai hai dòng mới và xác Ðịnh biện pháp kỹ thuật góp phần xây dựng qui trình sản xuất hạt lai f1 Nông Lâm Thủy sản 0
D NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT PHÙ HỢP CHO SẢN XUẤT CHÁO NỀN CHÍN NHANH TỪ GẠO JAPONICA Nông Lâm Thủy sản 0
L Sử dụng phương pháp sắc ký kết hợp kỹ thuật chiết tách để xác định các chất kích thích trong mẫu sinh học Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top