Mitchel

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý, kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhiệm tổ chức hệ thống thông tin có ích cho các quyết định kinh tế.
Khi xã hội phát triển ngày càng cao, các hoạt động kinh tế ngày càng mở rộng, mức độ cạnh tranh để tồn tại và phát triển ngày càng gay gắt, nhu cầu thông tin ngày càng trở nên bức thiết. Nền kinh tế thị trường với những đổi mới thực sự trong cơ chế quản lý kinh tế tài chính đã khẳng định vai trò của thông tin kế toán không chỉ trong hoạt động tài chính nhà nước mà còn trong hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh, thông tin là một nhân tố không thể thiếu của các nhà quản lý, đặc biệt là trong thời gian gần đây, với sự ra đời của các công ty cổ phần, các tập đoàn kinh tế và thị trường chứng khoán đòi hỏi thông tin kế toán phải đảm bảo phản ánh thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách trung thực và hợp lý, có khả năng phân tích cao, đáp ứng được yêu cầu của mọi đối tượng sử dụng thông tin.
Báo cáo tài chính là hình ảnh tổng quát nhất và rõ ràng nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp có thể thấy được thực trạng tài chính cũng như các biện pháp khắc phục những hạn chế tài chính của mình. Chúng không chỉ phát huy tác dụng ở doanh nghiệp mà còn là công cụ đáp ứng rộng rãi các nhu cầu của các đối tượng khác như nhà đầu tư, người làm công tác tài chính nhà nước.
Tổng công ty Chè Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước, sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp chè cả nước. Trong bối cảnh hiện nay, để kiểm soát tốt hơn quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Tổng công ty không ngừng hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng.
Cùng với sự hoàn thiện không ngừng của các chính sách, chế độ kế toán, công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn nhằm cung cấp thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý. Chính vì vậy, em xin góp một số ý kiến về công tác “Lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam”.
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là xem xét, nghiên cứu cách lập, kiểm tra và phân tích hệ thống báo cáo tài chính năm toàn Tổng công ty hay báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty Chè Việt Nam qua 4 báo cáo tài chính sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính các năm từ 2004-2006. Ngoài ra là các tài liệu kế toán khác có liên quan.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chia thành hai chương chính:
- Chương 1: Thực trạng lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam.
- Chương 2: Hoàn thiện công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam.












CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG LẬP, KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về Tổng công ty Chè Việt Nam
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng Công ty Chè Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè ở Việt Nam.
Tổng công ty Chè Việt Nam (mà tiền thân là Liên hiệp các xí nghiệp nông công nghiệp Việt Nam) là một doanh nghiệp nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, được hình thành và phát triển qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Từ năm 1974 đến hết tháng 12/1979.Năm 1974 Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất các nhà máy chế biến chè đen xuất khẩu do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và một số xí nghiệp chè hương ở miền Bắc, trực thuộc Bộ lương thực và thực phẩm, được tổ chức theo mô hình sản xuất theo chiều ngang.
Giai đoạn 2: Từ tháng 6/1979 đến hết năm 1995 hoạt động theo mô hình sản xuất theo chiều dọc, kết hợp trồng, chế biến, xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Mô hình này kết hợp sản xuất từ nguyên liệu chè búp tươi (các nông trường) và chế biến (nhà máy) xuất khẩu ra nước ngoài.Theo Quyết định 75/1979/QĐ-TTg và 224/1979/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về thống nhất tổ chức ngành chè mỗi đơn vị thành viên của Tổng công ty Chè Việt Nam bao gồm một nhà máy, 1 nông trường hay 1 nhà máy chế biến và 2, 3 nông trường tuỳ theo công suất thiết kế nhà máy và khả năng cung cấp nguyên liệu. Đồng thời căn cứ vào địa danh, vị trí từng nơi để hợp nhất lại thành xí nghiệp công nông nghiệp hay xí nghiệp liên hiệp công nông nghiệp…
Giai đoạn 3: Căn cứ vào văn bản số 5826/ĐMDN ngày 13/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) và uỷ quyền ký kết quyết định thành lập các tổng công ty theo quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/12/1995 Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định số 394 NN-TCCB/QĐ thành lập Tổng Công ty Chè Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc Liên hiệp các xí nghiệp nông công nghiệp chè Việt Nam.
Tổng Công ty Chè Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/1996 và đến năm 2006 được chuyển đổi tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con theo quyết định số 1588/QĐ-BNN/ĐMDN ngày 02/06/2006 và quyết định số 2093/QĐ-BNN/ĐMDN ngày 21/07/2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tổng Công ty Chè Việt Nam có tên gọi đầy đủ là Tổng Công ty Chè Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM NATIONAL TEA CORPERATION
Tên viết tắt: VINATEA
Trụ sở chính đặt tại:
Số 92- Võ Thị Sáu- Quận Hai Bà Trưng- Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (844)6626990
Fax: (844)6626991
Website:
Email: [email protected]
Logo biểu tượng thương hiệu của công ty mẹ là nhãn hiệu ghi trên hàng hoá và dịch vụ của Tổng Công ty Chè Việt Nam được thể hiện như sau:

Năm 1996 khi thành lập Tổng Công ty Chè Việt Nam có 25 đơn vị sản xuất kinh doanh và 06 đơn vị sự nghiệp. Trong hơn 10 năm qua Tổng công ty đã tiến hành sắp xếp và đổi mới, cho đến nay Tổng công ty có các đơn vị thành viên như sau:
25 nhà máy chế biến chè hiện đại gắn với vùng nguyên liệu tập trung, ổn định.
2 trung tâm tinh chế và đóng gói chè.
2 nhà máy chế tạo thiết bị và phụ tùng cho các nhà máy chế biến chè.
1 Viện nghiên cứu chè.
1 Trung tâm Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp.
2 công ty xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông, thuỷ lợi.
3 công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.
1 công ty 100% vốn hoạt động tại CHLB Nga.
2 công ty liên doanh quy mô lớn với nước ngoài về trồng - chế biến và xuất khẩu chè.
1.1.2 Nhiệm vụ kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh.
1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
Cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, mục tiêu kinh doanh của Tổng công ty Chè Việt Nam là kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại công ty mẹ và tại các doanh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ do thay mặt chủ sở hữu giao cho trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước. Đồng thời, Tổng công ty cũng nhằm mục tiêu tối đa hoá hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
- Tổng Công ty Chè Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhà nước về quy hoạch kế hoạch, các dự án về đầu tư phát triển chè, nhận và cung ứng vốn cho tất cả các đối tượng được đầu tư, là chủ đầu tư nghiên cứu cải tạo giống chè, trồng trọt, chế biến, tiêu thụ, xuất nhập khẩu sản phẩm chè, thiết bị vật tư ngành chè.
Xây dựng các mối quan hệ kinh tế, hợp tác đầu tư, khuyến nông, khuyến lâm và các thành phần kinh tế để phát triển trồng chè, góp phần xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Tổng công ty làm đầu mối chủ yếu trong việc khảo sát, khai thác và chiếm lĩnh thị trường bao gồm: thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu và thị trường vốn. Đây là những vấn đề mà hiện nay các đơn vị thành viên không có điều kiện hay thực hiện không có hiệu quả.
Tổng công ty trực tiếp giao việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và liên doanh liên kết với nước ngoài đảm bảo cho việc thống nhất giá để phát triển sản xuất toàn ngành.
- Tổng công ty làm đầu mối nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư chuyên dùng và các hàng tiêu dùng khác cho các đơn vị thành viên với giá nhập khẩu có lợi nhất. Thiết bị công nghệ hiện đại từng bước đưa công nghệ chế biến chè Việt Nam theo kịp trình độ thế giới.
- Tổ chức và ứng dụng tiền bộ kỹ thuật vào sản xuất làm đầu mối cho việc chuyển nhượng kỹ thuật sản xuất và chế biến chè thế giới vào Việt Nam. Nghiên cứu giống chè, quy trình canh tác, thu hái, quy trình công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè. Đồng thời, nghiên cứu tạo sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, có bao bì mẫu mã tem nhãn đáp ứng thị hiếu trong và ngoài nước.
- Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng sản xuất chè chuyên canh và thâm canh có năng suất và chất lượng cao.
* Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
- Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và các nông lâm sản khác.
- Công nghiệp chế biến thực phẩm: Các sản phẩm chè, sản xuất các loại đồ uống , nước giải khát...
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
MỤC LỤC
BẢNG GIẢI NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT
BẢNG GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG LẬP, KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 3
1.1 Tổng quan về Tổng công ty Chè Việt Nam 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.1.2 Nhiệm vụ kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh. 5
1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh 5
1.1.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 8
1.1.2.3 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh 10
1.1.3 Những thành tựu, thuận lợi và khó khăn 13
1.1.3.1 Những thành tựu đạt được 13
1.1.3.2 Những thuận lợi. 16
1.1.3.3 Những khó khăn 17
1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 19
1.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 19
1.1.4.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán 23
1.1.4.3 Quy trình hạch toán bằng phần mềm kế toán 27
1.1.5 Ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh, quản lý đến công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 28
1.2 Thực trạng công tác lập báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 29
1.2.1 Quy trình chung để lập báo cáo tài chính. 29
1.2.2 Bảng cân đối kế toán. 32
1.2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 33
1.2.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 35
1.2.5 Thuyết minh báo cáo tài chính. 35
1.3 Thực trạng công tác kiểm tra báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 43
1.3.1 Quy trình kiểm tra báo cáo tài chính. 43
1.3.2 Các phương pháp nghiệp vụ kiểm tra báo cáo tài chính. 45
1.4 Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính ở Tổng công ty Chè Việt Nam. 45
1.4.1 Khái quát về phân tích báo cáo tài chính ở Tổng công ty. 45
1.4.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính. 46
1.4.3 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 48
1.4.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính. 48
1.4.3.2 Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh. 53
1.4.4 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 53
1.4.4.1 Đánh giá khái quát tình hình thanh toán. 53
1.1.4.2 Phân tích tình hình thanh toán với người mua. 54
1.4.4.3 Phân tích tình hình thanh toán với người bán. 55
1.4.4.4 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán. 57
1.4.4.5 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn. 57
1.4.5 Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 58
1.4.5.1 Phân tích tổng quát về hiệu quả kinh doanh. 58
1.4.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 63
1.4.5.3 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh khác về doanh số bán hàng 64
1.5 Sử dụng thông tin báo cáo tài chính trong quản lý tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 65
CHƯƠNG 2: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP, KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM. 67
2.1 Đánh giá thực trạng lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 67
2.1.1 Ưu điểm. 67
2.1.1.1 Về công tác lập báo cáo tài chính. 67
2.1.1.2 Về công tác kiểm tra báo cáo tài chính. 70
2.1.1.3 Về công tác phân tích báo cáo tài chính. 70
2.1.2 Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. 72
2.1.2.1 Về công tác lập báo cáo tài chính. 72
2.1.2.2 Về công tác kiểm tra báo cáo tài chính. 74
2.1.2.3 Về công tác phân tích báo cáo tài chính. 74
2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 78
2.3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty. 79
2.3.1 Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính. 79
2.3.2 Hoàn thiện công tác kiểm tra báo cáo tài chính. 81
2.3.3 Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính. 82
2.4 Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện. 86
2.4.1 Đối với các cơ quan chức năng. 86
2.4.2 Đối với các đối tượng khác quan tâm đến thông tin báo cáo tài chính của Tổng công ty. 87
2.4.3 Đối với Tổng công ty. 87
KẾT LUẬN 88
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Quy trình soạn thảo, lập bộ chứng từ và kiểm tra chứng từ trong thanh toán xuất khẩu tại Cty TNHH Tỷ Hùng - Thực trạng và Giải pháp Luận văn Kinh tế 0
T Kiểm tra chất lượng kiểm toán của kiểm toán độc lập, thực trạng và giải pháp hoàn thiện Kế toán & Kiểm toán 0
T Đánh giá sự phù hợp về nội dung của bài kiểm tra tiếng Anh cuối kỳ dành cho sinh viên không chuyên năm thứ hai của Trường Đại học Dân lập Phương Đông Ngoại ngữ 0
N Bàn về nội dung phương pháp lập, trình bày, kiểm tra và phân tích bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
H Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc kiểm tra,kiểm soát các doanh nghiệp Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
R Kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của vi khuẩn E.coli và Salmonella sp phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng Nông Lâm Thủy sản 0
T Nghiên cứu thiết lập chất chuẩn emodin từ đại hoàng phục vụ công tác kiểm tra chất lượng thuốc Tài liệu chưa phân loại 2
L Lập, kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trên báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý doanh nghiệp tại Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Nam Kỳ Tài liệu chưa phân loại 0
L Đề án: vai trò của kiếm toán độc lập trong việc kiểm tra, kiểm soát các DNVN hiện nay Luận văn Kinh tế 0
N phương pháp lập và kiểm tra các chỉ tiêu trên hệ thống báo cáo kế toán tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện hành Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top