anhthaovu

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Mô hình công ty mẹ công ty con tại Tổng công ty Phát triển phát thanh truyền hình Thông tin EMICO - Đài Tiếng nói Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 05
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2007
Chủ đề: Kinh tế doanh nghiệp
Mô hình công ty
Tổng Công ty EMICO
Đài tiếng nói Việt Nam
Miêu tả: 100 tr. + CD-ROM
Khái quát một số vấn đề lý luận về mô hình Công ty mẹ - công ty con. Nghiên cứu mô hình Công ty mẹ - công ty con ở một số nước và rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam. Giới thiệu sự hình thành và phát triển mô hình Công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam nói chung và Tổng công ty EMICO nói riêng. Đi sâu phân tích hiện trạng mô hình Công ty mẹ - công ty con tại Tổng công ty EMICO. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển mô hình Công ty mẹ - công ty con tại Tổng công ty Phát thanh truyền hình thông tin EMICO - Đài tiếng nói Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực phát triển thị trường tài chính, tạo môi trường bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với các công ty cổ phần theo mô hình công ty mẹ - công ty con
Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh -- Trường đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1

Ch-ơng 1: Mô hình Công ty mẹ – công ty con: một số vấn đề lý luận

và kinh nghiệm quốc tế

6

1.1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình công ty mẹ –

công ty con 6

1.1.1. Khái niệm về mô hình công ty mẹ – công ty con 6

1.1.2. Vai trò và đặc điểm của mô hình công ty mẹ – công ty con 13

1.2. Cơ cấu tổ chức của mô hình công ty mẹ – công ty con 16

1.3. Nghiên cứu mô hình công ty mẹ – công ty con ở một số n-ớc

và bài học kinh nghiệm 19

1.3.1. Mô hình công ty mẹ – công ty con ở một số n-ớc 21

1.3.2. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam 34

Ch-ơng 2: Mô hình công ty mẹ – công ty con tại Tổng công ty

EMICO 36

2.1. Sự hình thành và phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con

ở Việt Nam 36

2.1.1. Những căn cứ pháp lý của việc áp dụng mô hình công ty

mẹ – công ty con 36

2.1.2. Các nhân tố ảnh h-ởng đến việc áp dụng mô hình công ty

mẹ – công ty con 40

2.1.3. Khái quát sự phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con

ở n-ớc ta 45

2.2. Hiện trạng mô hình công ty mẹ – công ty con tại Tổng công ty

EMICO 472.2.1. Sự cần thiết áp dụng mô hình công ty mẹ – công ty con tại

Tổng công ty EMICO 47

2.2.2. Vài nét khái quát về Tổng công ty EMICO 50

2.2.3. Hiện trạng mô hình công ty mẹ – công ty con tại Tổng

công ty EMICO 51

Ch-ơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phát triển mô hình

công ty mẹ – công ty con tại Tổng công ty EMICO 73

3.1. Mục tiêu hoàn thiện phát triển mô hình công ty mẹ – công ty

con tại Tổng công ty EMICO 73

3.1.1. Tổng công ty EMICO trong bối cảnh chung của đất n-ớc 73

3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện phát triển mô hình công ty mẹ – công

ty con tại Tổng công ty EMICO đến năm 2010 75

3.2. Giải pháp hoàn thiện và phát triển mô hình công ty mẹ – công

ty con tại Tổng công ty EMICO 81

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện mô hình công ty mẹ – công ty con tại

Tổng công ty EMICO 81

3.2.2. Giải pháp phát triển trong thời gian tới của EMICO theo

mô hình công ty mẹ – công ty con 83

3.3. Các điều kiện để thực hiện các giải pháp 91

3.3.1. Phát triển thị tr-ờng tài chính, tạo môi tr-ờng bình đẳng

cho các loại hình doanh nghiệp 91

3.3.2. Nâng cao chất l-ợng quản lý Nhà n-ớc đối với các công ty

cổ phần theo mô hình công ty mẹ – công ty con 94

Kết luận 96

Tài liệu tham khảo 97
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ : Bình quân
CTM : Công ty mẹ
CTC : Công ty con
Cty CP : Công ty Cổ phần
CTM-CTC : Công ty mẹ - công ty con
CLCS : Chiến lược chính sách
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
ĐVT : Đơn vị tính
GM : General Moto
HĐQT : Hội đồng quản trị
HĐBT : Hội đồng Bộ trưởng
HĐGĐ : Hội đồng Giám đốc
KD : Kinh doanh
KHKT : Khoa học Kỹ thuật
KHXH : Khoa học xã hội
NXB : Nhà Xuất bản
PT-TH : Phát thanh – Truyền hình
TCT : Tổng công ty
TQ : Trung Quốc
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TGĐ : Tổng Giám đốc
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí MinhUNDP : Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
UBND : Uỷ ban nhân dân
VNĐ : Đồng Việt Nam
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
XD : Xây dựng
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục Trang
1. Sơ đồ:
Sơ đồ 1: Sơ đồ về mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Tổng
công ty EMICO. 57
2. Bảng biểu:
Bảng 1: Vốn tài sản của Công ty mẹ. 58
Bảng 2: Số lượng và trình độ lao động tại Công ty mẹ. 59
Bảng 3: Tình hình vốn và tài sản năm 2 năm 2006, 2007 tại Công ty
Cổ phần Thiết bị Phát thanh – Truyền hình.
59
Bảng 4: Thống kê lao động từ năm 2006 đến giữa quý IV năm 2007. 60
Bảng 5.1: Tình hình vốn và tài sản năm 2006 và năm 2007. 60
Bảng 5.2: Tình hình vốn và tài sản. 60
Bảng 6: Thống kê lao động năm 2006 đến hết Quý IV năm 2007. 61
Bảng 7: Thống kê lao động năm 2006 và đến giữa quý IV năm 2007. 61
Bảng 8: Kế hoạch phát triển kinh doanh đến năm 2010. 77
Bảng 9: Kế hoạch phát triển lao động đến năm 2010. 77
Bảng 10: Kế hoạch đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con đến
năm 2010.
78
Bảng 11: Trình độ lao động tại công ty mẹ. 79
Bảng 12: Dự kiến phát triển lao động. 79- 1 -
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối
cảnh này, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thách thức gay gắt
đòi hỏi phải tăng cường năng lực cạnh tranh. Hơn nữa, sau một thời gian cải
cách và mở cửa, môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng được cải thiện
và thuận lợi cho sự phát triển của các tập đoàn kinh tế.
Cùng với thực tế phát triển của các tổng công ty, cải cách doanh
nghiệp nhà nước và yêu cầu hội nhập, môi trường pháp lý dần được hoàn
thiện. Năm 2005, Luật Doanh nghiệp thống nhất được ban hành, Nghị định
số 153/2004/NĐ-CP của Chính phủ về tổng công ty nhà nước và chuyển đổi
tổng công ty, công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ –
công ty con. Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà
nước thành công ty cổ phần. Đây là những cơ sở pháp lý mở đường cho việc
thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
Mô hình công ty mẹ – công ty con là một mô hình liên kết chặt chẽ về
lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ và các công ty con. Một công ty mẹ với nhiều
công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau tạo ra một thế mạnh
chung. Hiện nay đây là mô hình tiên tiến mà các tập đoàn lớn trên thế giới
đều áp dụng. Mô hình này cũng có nhiều điểm tương đồng với mô hình
Tổng công ty nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng hiệu quả mô
hình này cần được vận dụng sáng tạo cho phù hợp với những điều kiện thực
tế ở Việt Nam.
Các Tổng công ty nhà nước được thành lập từ hơn 10 năm qua ở Việt
Nam trong các ngành công nghiệp, năng lượng, giao thông, viễn thông...đều
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 2 -
nắm giữ những vai trò chủ chốt trong nền kinh tế, là lực lượng bảo đảm các
cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô, cung ứng sản phẩm trọng yếu cho nền
kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Trong thực tế khách quan, cũng cần thấy rằng mô hình Tổng
công ty chưa tạo ra sự liên kết kinh tế, gắn bó về lợi ích, thị trường nội bộ
Tổng công ty, chưa thể hiện được sức mạnh tổng hợp. Do đó, việc đổi mới
và tổ chức lại các Tổng công ty sẽ giúp sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn
của quốc gia, phát huy tốt vị trí, vai trò của các Tổng công ty trong phát triển
để phù hợp với cơ chế thị trường.
Tổng công ty Phát triển Phát thanh Truyền hình Thông tin EMICO là
doanh nghiệp Nhà nước thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam được thành lập từ
năm 1969. Tiền thân là công ty Vật tư kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình là
đơn vị đầu tiên sản xuất, cung cấp, lắp đặt thiết bị vật tư kỹ thuật cho ngành
phát thanh - truyền hình trong cả nước. Sau nhiều năm hoạt động, Tổng công
ty EMICO đã tạo ra được sự chuyển biến tốt về mặt công tác, đạt được
những kết quả theo mục tiêu và nhiệm vụ của Tổng công ty. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt đạt được, Tổng công ty cũng gặp không ít áp lực và khó
khăn của quá trình toàn cầu hoá, sự chi phối của các đối thủ cạnh tranh trên
thương trường, nhu cầu vốn tập trung và những hạn chế trong mô hình tổ
chức và cơ chế quản lý của Tổng công ty đã thúc đẩy quá trình đổi mới và
phát triển Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Đây là mô
hình đã được các nhà quản lý trên thế giới đánh giá là hiệu quả và được áp
dụng ngày càng rộng rãi, là công cụ để mở rộng sản xuất kinh doanh của các
tập đoàn, vừa để chia sẻ, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, thu hút được nhiều
vốn từ xã hội, vừa đảm bảo được sự kiểm soát, điều hành của Tổng công ty,
đồng thời tăng cường được quyền tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm của các- 3 -
doanh nghiệp thành viên theo quy định của pháp luật. Nhằm làm rõ hơn nữa
cơ sở lý luận và thực tiễn từ đó đề suất một số giải pháp xây dựng mô hình
công ty mẹ – công ty con ở Tổng công ty EMICO, tui chọn đề tài “Mô hình
Công ty mẹ - công ty con tại Tổng công ty Phát triển Phát thanh Truyền
hình Thông tin EMICO - Đài Tiếng nói Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ
khoa học kinh tế của mình.
2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt nam thời gian qua, đã có không ít những công trình, hội thảo,
báo cáo, luận án nghiên cứu đề cập đến vai trò, vị trí của công ty mẹ công ty
con, cũng như sự cần thiết và tác dụng của mô hình doanh nghiệp này. Một
số tác phẩm tiêu biểu sau:
- Đỗ Bình Trọng, Hoàn thiện tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước
theo mô hình công ty mẹ – công ty con trong điều kiện Việt nam ( Vận dụng
vào Tổng công ty xây dựng), luận án Phó TS kinh tế, Hà nội 1995.
- Trần Anh Nam, Tìm hiểu những qui định được pháp luật thành lập,
tổ chức, quản lý Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con, NXB
Lao động xã hội, Hà nội 2004: đề cập đến các văn bản pháp luật về việc
thành lập, tổ chức và quản lý tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công
ty con
- Ban Đổi mới doanh nghiệp Trung ương: Báo cáo triển khai mô hình
công ty mẹ – công ty con, ngày 22/9/2005.
Trong các công trình nghiên cứu trên, mặc dù đề cập khá đa dạng đến
việc phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con, nhưng chưa có công trình
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 4 -
nào tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp
xây dựng hoàn thiện, phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con.
Để hiểu rõ hơn về mô hình công ty mẹ – công ty con, tui đi vào tìm
hiểu cụ thể mô hình này tại Tổng công ty Phát triển Phát thanh Truyền hình
Thông tin (EMICO).
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
* Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn và đề suất các giải pháp
hoàn thiện, phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con tại Tổng công ty
EMICO.
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng hoàn
thiện và phát triển công ty mẹ – công ty con.
- Phân tích thực trạng mô hình hoạt động công ty mẹ – công ty con tại
Tổng công ty EMICO, đưa ra những đánh giá cần thiết là cơ sở để tiếp tục
nghiên cứu, sắp xếp, tổ chức mô hình công ty mẹ – công ty con trong Tổng
công ty.
- Đề suất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phát triển mô hình công ty
mẹ - công ty con tại Tổng công ty EMICO trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn chính là mô hình công ty mẹ –
công ty con tại Tổng công ty Phát triển Phát thanh Truyền hình Thông tin
(EMICO).
* Phạm vi nghiên cứu- 5 -
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình
công ty mẹ – công ty con tại Tổng công ty EMICO.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp duy
vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê
toán học, phương pháp dự báo mô phỏng....
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Khẳng định rõ căn cứ khoa học và thực tiễn của việc áp dụng mô
hình công ty mẹ – cong ty con tại Việt Nam và EMICO.
- Hệ thống hoá kinh nghiệm áp dụng mô hình công ty mẹ – công ty
con của một số nước.
- Đánh giá điểm mạnh yếu của việc hoạt động theo mô hình công ty
mẹ – công ty con tại EMICO.
- Đề xuất một số giả pháp chủ yếu hoàn thiện phát triển mô hình công
ty mẹ – công ty con tại EMICO.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chƣơng I: MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ.
Chƣơng II: MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON TẠI VIÊT NAM
VÀ Ở TỔNG CÔNG TY EMICO
Chƣơng III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH
CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON TẠI TỔNG CÔNG TY EMICO
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 6 -
CHƢƠNG 1
MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON: MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình công ty mẹ -
công ty con
1.1.1. Khái niệm về mô hình công ty mẹ - công ty con
Mô hình công ty mẹ công ty con là một mô hình tổ chức sản xuất -
kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết nhiều pháp nhân doanh nghiệp
độc lập, hoạt động trong nhiều lĩnh vực và địa bàn khác nhau để tạo thế
mạnh chung.
Cơ cấu của mô hình này theo cơ cấu “tập đoàn cứng” khá phổ biến
như ở nhiều nước trên thế giới và được hình thành tự nhiên theo yêu cầu
mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời hạn chế rủi ro của các doanh
nghiệp. Công ty mẹ trở thành công ty chủ xét theo khía cạnh tổ chức mạng
lưới hoạt động của tập đoàn.
Ở các nước, thông thường công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức
công ty cổ phần, còn các công ty con được tổ chức dưới nhiều hình thức
khác nhau. Từ các công ty con có thể phát triển thành các công ty cháu.
Công ty mẹ chi phối công ty con về tài chính, thị trường, chiến lược kinh
doanh, công nghệ, nhân lực, thương hiệu, nhãn hiệu…thông qua người đại
diện của mình tại công ty con và bằng các công cụ khác. Công ty mẹ bỏ
vốn vào các công ty con với tư cách là nhà đầu tư và hưởng lợi tức tương
ứng với số vốn bỏ ra. Các quan hệ kinh tế giữa các đơn vị thành viên với- 7 -
công ty mẹ đều thông qua hợp đồng kinh tế để thực hiện dự án, công trình
hay thương vụ cụ thể.
Để thấy rõ bản chất của mô hình này, trước hết cần làm rõ quan niệm
về “Công ty mẹ” và “Công ty con”, trong đó cần làm rõ tư cách pháp nhân,
đặc điểm về sở hữu, về quan niệm chi phối, kiểm soát của công ty mẹ đối
với công ty.
Mô hình công ty mẹ – công ty con là một loại hình tập đoàn kinh tế đã
và đang được các tập đoàn đa quốc gia lớn áp dụng và mang lại nhiều hiệu
quả trong sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh. Chính vì vậy, nghiên cứu mô
hình công ty mẹ – công ty con trước hết xuất phát từ việc nghiên cứu mô
hình tập đoàn kinh tế.
Quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội là quá trình thường xuyên
đổi mới, phát triển về mặt tổ chức, quản lý của các tổ chức kinh tế theo
hướng tập trung chuyên môn hoá trên cơ sở tích tụ và cạnh tranh. Từ các
cơ sở, đơn vị sản xuất nhỏ, lẻ ban đầu qua các giai đoạn phát triển đã hình
thành nên các xí nghiệp, công ty sản xuất theo từng lĩnh vực tập trung hàng
dọc, các công ty sản xuất đa ngành nhiều lĩnh vực tập trung hàng ngang và
cuối cùng hình thành các tập đoàn kinh tế với nhiều hình thức khác nhau
có vai trò chi phối và tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế trong nước, trong
khu vực và trên toàn thế giới như hiện nay. Sự hình thành và phát triển của
các tập đoàn kinh tế là sự phản ánh quy luật tất yếu khách quan của nền
sản xuất xã hội.
Khi nói về tập đoàn kinh tế thường có những nhận thức chưa thống
nhất với nhau, xét cả về mặt bản chất cũng như về cách thể hiện. Có quan
điểm cho rằng tập đoàn kinh tế không phải là một hình thức pháp lý cụ thể,
không có tư cách pháp nhân, không đăng ký kinh doanh đối với tập đoàn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 8 -
kinh tế mà chỉ đăng ký kinh doanh đối với từng doanh nghiệp tham gia tập
đoàn. Vì vậy, không thể xác định được đâu là tập đoàn kinh tế và đâu
không phải là tập đoàn kinh tế và cũng không có thống kê cụ thể nào về
các tập đoàn kinh tế trên thế giới hay ở một quốc gia và vì vậy cũng không
nên đưa ra khái niệm về tập đoàn kinh tế. Mặc dù vậy, trên thực tế dựa trên
những cơ sở khác nhau mà ở các nước đã có những quan niệm khác nhau
về tập đoàn kinh tế, thể hiện:
Một số nước như Hà Lan, Anh, Đan Mạch cho rằng tập đoàn kinh tế
được hiểu là sự liên kết giữa nhiều chủ thể kinh tế có chung lợi ích, có
quan hệ sở hữu và khế ước với nhau, cùng tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh trong một hay nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế.
Một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc cho rằng: Tập đoàn kinh tế là
một nhóm doanh nghiệp với các mối liên kết nội bộ với nhau theo hình
thức quản lý cài vào nhau hay một mức cổ phần chéo nhau nhất định và
các hoạt động hợp tác.
Quan điểm của Trung Quốc cho rằng: Tập đoàn kinh tế là tổ chức
kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp, nó đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất
hàng hoá XHCN và của nền sản xuất lớn xã hội hoá. Doanh nghiệp nòng
cốt của tập đoàn là thực thể kinh tế có tư cách pháp nhân, tự chủ kinh
doanh, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh.
Từ điển Business English của Longman cho rằng: “Tập đoàn kinh tế
là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo thành một tập
đoàn gồm một hay nhiều công ty hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự
kiểm soát của công ty mẹ”.
Có một số ý kiến cho rằng: Tập đoàn kinh doanh là tổ hợp các công ty
hoạt động trong một ngành hay nhiều ngành khác nhau, trong phạm vi một- 9 -
nước hay nhiều nước, trong đó có một “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo,
chi phối hoạt động của các “công ty con” về mặt tài chính và chiến lược
phát triển. Tập đoàn kinh doanh là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng
kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ tập
trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận.
Một số nhà luật học cho rằng mặc dù các tập đoàn kinh tế không có tư
cách pháp nhân, không đăng ký kinh doanh nhưng dựa vào khung pháp lý
đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp thành viên và cả tập đoàn
kinh tế có hiệu quả và một số dấu hiệu khác có thể đưa ra khái niệm chung
về tập đoàn kinh tế: Tập đoàn kinh tế được hiểu là sự liên kết của nhiều
chủ thể kinh tế có chung lợi ích, có mối quan hệ sở hữu và khế ước với
nhau, cùng tiến hành hoạt động kinh doanh trong một hay nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực kinh tế, xét về bản chất đó là một tổ chức kinh tế vừa mang
tính chất của một doanh nghiệp (kinh doanh vì mục đích sinh lời) vừa
mang đặc trưng của một hiệp hội kinh tế (phục vụ lợi ích chung của các
thành viên).
Một số nhà khoa học về kinh tế khi đưa ra khái niệm về tập đoàn kinh
tế thường dựa vào sự liên kết giữa các thành viên tham gia tập đoàn kinh tế
và chức năng của tập đoàn kinh tế: “khi nói đến tập đoàn kinh tế thường
ám chỉ đó là một thực thể kinh tế, một cơ cấu hay một tổ hợp kinh doanh
thực hiện kết ước kinh tế giữa các thành viên là các doanh nghiệp ở các
lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, tài chính….hoạt động trong cùng
một ngành hay nhiều ngành khác nhau trên phạm vi một hay nhiều nước,
có mối quan hệ với nhau về tài chính, công nghệ, thị trường và lợi ích. Tập
đoàn kinh tế là một tổ chức kinh tế có hai chức năng cơ bản là vừa kinh
doanh vừa liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ tập trung, tăng khả
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 10 -
năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. Trong tập đoàn kinh tế thường có
một “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của “công ty
con” về mặt tài chính và chiến lược phát triển.
Với quan điểm trên, có thể nói tập đoàn kinh tế là một tổ hợp kinh
doanh liên kết các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có mối quan hệ về
tài chính, công nghệ, thị trường, lợi ích. Các doanh nghiệp này kinh doanh
trong cùng một ngành, một lĩnh vực hay trong nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực khác nhau trên phạm vi một nước hay nhiều nước. Về mặt chức năng,
tập đoàn kinh tế có thể thực hiện hai chức năng cơ bản là vừa sản xuất kinh
doanh vừa đầu tư tài chính hay chỉ thực hiện các hoạt động tài chính,
ngân hàng mà không có các cơ sở sản xuất để sản xuất ra các sản phẩm cụ
thể. Việc liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp theo kiểu tập đoàn kinh tế
nhằm mục đích tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và
tối đa hoá lợi nhuận.
Xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII, bắt đầu từ việc liên kết để xây dựng
các tuyến tầu hoả chạy bằng hơi nước đầu tiên, tập đoàn kinh tế đã nhanh
chóng trở thành một mô hình được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế
giới. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế xã hội của
từng nước mà hình thành tập đoàn kinh tế khác nhau với các mô hình khác
nhau. Ở các nước Châu Âu có thể phân ra bốn mô hình tập đoàn kinh tế
gồm: Mô hình tập đoàn đóng (dạng Xí nghiệp Liên hợp); mô hình tập đoàn
mở (mô hình công ty mẹ - công ty con); mô hình Conglomarate (doanh
nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau tập hợp thành
một tổ chức để duy trì lợi ích chung); mô hình tập đoàn hỗn hợp. Ở Nhật
Bản, tập đoàn kinh tế phân thành ba loại hình sau: Mô hình tập đoàn liên- 11 -
kết theo hàng ngang, mô hình tập đoàn liên kết theo hàng dọc (theo kiểu
sản xuất phân phối) và mô hình tập đoàn kinh tế nhỏ.
Tập đoàn kinh tế ở các nước có nền kinh tế phát triển rất đa dạng,
trong đó, việc hình thành tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công
ty con là hình thức phổ biến có nhiều ưu điểm và đã được các quốc gia
khác nhau áp dụng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu công ty mẹ – công ty con
trước hết phải hiểu được khái niệm công ty mẹ - công ty con, cần nhận
thức rằng một công ty được xem là công ty mẹ hay là công ty con chỉ khi
nó đặt trong mối quan hệ giữa hai công ty này để xác định vị trí là “công ty
mẹ” hay là “công ty con”. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con chỉ là
yếu tố đầu tư tài chính, công ty mẹ đầu tư tài chính cho công ty con, thông
qua quan hệ đầu tư tài chính, công ty mẹ trở thành chủ sở hữu và có quyền
chi phối đối với công ty con. Mức độ chi phối công ty con tuỳ từng trường hợp vào tỷ
lệ vốn mà công ty mẹ sở hữu. Chính vì vậy, khái niệm công ty mẹ – công
ty con cũng được xây dựng dựa trên mối quan hệ này. Theo từ điển pháp
luật xuất bản bằng Tiếng Anh của Nhà Xuất bản Black thì “Công ty được
thành lập để điều khiển công ty khác, thường giới hạn vai trò của nó trong
việc sở hữu cổ phần và giám sát việc quản lý. Công ty con là “công ty do
một công ty mẹ sở hữu cổ phần điều khiển”.
Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau về khái niệm công ty mẹ -
công ty con, nhưng những khái niệm này có thể được hiểu như sau: Công
ty mẹ của các công ty con khác là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng, có
quyền kiểm soát các công ty khác, làm chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc
vốn đầu tư, vốn cổ phần ở công ty khác đủ để chi phối hoạt động của các
công ty khác về bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường và chiến lược
Các chính sách thuế cần được xây dựng với kế hoạch dài hạn và ổn
định. Cần chú ý điều chính mức thuế phù hợp, nghiên cứu thay đổi các
quy định khống chế khắt khe còn bất hợp lý về chi phí hợp lý, hợp lệ và
quy định rõ ràng hơn về cách tính thuế, tránh tạo khoảng trống để cán bộ
thu thuế sách nhiễu…không khuyến khích doanh nghiệp minh bạch. Các
cơ quan quản lý trong lĩnh vực thuế phải chú ý hơn đến các biện pháp
thúc đẩy quản trị doanh nghiệp tốt và phải hướng tới mục đích nuôi
dưỡng nguồn thu.
Lãi suất Ngân hàng còn nhiều bất hợp lý, hành lang pháp chế chưa rõ
ràng gây không ít khó khăn cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp. Các
chính sách tín dụng cũng cần được sửa đổi đảm bảo tăng trưởng vững
chắc cho các Ngân hàng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn
đúng tiến độ sản xuất.
Là nền kinh tế đang phát triển, sự tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu
nhờ vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên các loại thị trường đang trong
quá trình xây dựng và ổn định ở trình độ thấp. Thị trường tài chính lại
càng mới mẻ đối với Việt Nam: hàng hoá giao dịch còn ít, quy mô
nhỏ…Ngoài việc nâng cao năng lực bộ máy quản lý, thị trường tài chính
nên bổ sung mới các loại cổ phiếu, trái phiếu của nhiều doanh nghiệp
như: ngân hàng, công ty tài chính, các công ty truyền thông, điện lực, hoá
chất…tăng thêm tính hấp dẫn cho thị trường.
3.3.1.2. Khuyến khích phát triển loại hình công ty cổ phần
Kinh nghiệm từ các nước đi trước cho thấy, trong nền kinh tế thị
trường thì công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đóng vai trò quan
trọng nhất trong việc thúc đẩy xã hội hoá sản xuất và sở hữu, đặc biệt là
xã hội hoá vốn từ các nguồn trong dân chúng. Điều này cũng được ông
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

honghanhhh

New Member
Link tải miễn phí Luận văn:Mô hình công ty mẹ công ty con tại Tổng công ty Phát triển phát thanh truyền hình Thông tin EMICO - Đài Tiếng nói Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 05
Link tải Free download cho anh em kết nối:
Tài liệu đang trong kho của Ket-noi, ai cần thì trả lời để mods up lên cho
cho e xin link được không ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thiết kế và thi công hệ thống điều khiển mô hình hộp số tự động A140E phục vụ công tác giảng dạy Khoa học kỹ thuật 0
D Đồ án Thiết kế và thi công mô hình xe lăn tự hành Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Mô hình công tác xã hội trong bệnh viện từ thực tiễn tại bệnh viên nhi trung ương và bệnh viện nội tiết trung ương Y dược 0
D MÔ HÌNH VÀ CÔNG NGHÊ ̣ BÁN HÀNG B2B CỦA VINAMILK Luận văn Kinh tế 0
D Thiết kế và thi công mô hình Radio-Cassette Khoa học kỹ thuật 0
D Thiết lập mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ trong quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Công đoàn Phủ Qùy Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình phân tích SWOT dể hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực internet tại tổng công ty viễn thông quân đội Luận văn Kinh tế 0
D ứng dụng mô hình sản xuât tinh gọn (lean manufacturing) trong ngành may mặc nghiên cứu công ty cổ phân quôc tê phong phú chi nhánh nha trang Luận văn Kinh tế 0
D ứng dụng mô hình hệ thống lạnh water chiller vào giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp tại trường trung cấp kinh tế Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top