lehuyfit

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN A
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi du lịch đã trở thành một ngành kinh tế, nhiều quốc gia đã sử dụng tài nguyên du lịch đến mức tối đa và đạt được nhiều thành tựu lớn lao, đặt du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh du lịch cũng phát triển mạnh mẽ và ngày càng nhiều đơn vị, cá nhân đầu tư vào lĩch vực kinh donh khách sạn và kinh doanh lữ hành nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của các du khách nước ngoài cũng như trong nước, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp và đất nước.
Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các công ty kinh doanh lữ hành cũng phát triển vượt bậc và đa dạng khi con người muốn được đáp ứng đủ các nhu cầu du lịch cho nên các bộ phận ở văn phòng kinh doanh lữ hành luôn có sự phát triển và nhiều công ty lữ hành khác được mở ra. Do vậy mà sự cạnh tranh trong du lịch nói chung và lữ hành nói riêng đa diễn ra rất quyết liệt, và các công ty luôn có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty của chính họ. do đó, em chọn đề tài “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty kinh doanh lữ hành An Phú” nhằm đưa ra những biện pháp thực tế giúp công ty phát triển tốt hơn.
Bố cục bài viết gồm 3 phần
Phần A : Lời mở đầu
Phần B : Nội dung
Chương 1 : Cơ sở lý luận
Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty du lịch An Phú
Chương 3 : Một số biện pháp để hoàn thiện trong công ty lữ hành
Phần C : Kiến nghị và kết luận



Với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn cũng như sự giúp đở hết mình của các anh chị trong công ty An Phú, em đã hoàn thành chuyên đề của mình. Tuy nhiên, với thời gian thực hiện quá gắn cộng với khả năng của bản thân còn hạn chế cho bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành. Em xin Thank

Hội An, ngày 19 tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Xuân Hội

















PHẦN B
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Những vấn đề cơ bản về kinh doanh lữ hành:
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành và kinh doanh lữ hành :
a. Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành:
Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch. ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung giang bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hay thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
b Khái niệm về kinh doanh lữ hành :
Theo nghĩa rộng : Kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện môt, một số hay tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hay lợi nhuận. Kinh doanh lữ hành có thể là kinh doanh một hay nhiều hơn một hay tất cả các dịch vụ và hàng hóa thỏa mản hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng vào các nhu cầu khác của khách du lịch.
Theo nghĩa hẹp: Để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như: Khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm các hoạt động tổ chức các chương trình du lịch điểm xuất phát của các giới hạn nói trên là các công ty lữ hành thường rất chú trọng tới việc kinh doanh chương trình du lịch.
1.1.2 Vai trò của kinh doanh lữ hành:
a. Chức năng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành:
• Chức năng thông tin:
Thực hiện chức năng này có nghĩa là doanh nghiệp lữ hành cung cấp thông tin cho khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, điểm đến du lịch. Nội dung thông tin cần cung cấp cho khách du lịch bao gồm:
+ Thông tin về giá trị tài nguyên, thời tiết, thể chế chính trị,tôn giáo, luật pháp, phong tục tập quán, tiền tệ, giá cả của nơi đến du lịch
+ Thông tin về giá, thứ hạn, chủng loại dịch vụ, hệ thống phân phối dịch vụ của nhà cung cấp.
Nội dung thông tin cho nhà cung cấp và điểm đến du lịch bao gồm : Mục đích động cơ chính của chuyến đi, quỷ thời gian rỗi cho tiêu dùng du lịch, thời điểm sử dụng thời gian rỗi cho tiêu dùng du lịch, khả năng thanh toán, mức thu nhập dành cho tiêu dùng du lịch, kinh nghiệm tiêu dùng du lịch, yêu cầu về chất lượng và thói quen tiêu dùng của khách, các yêu cầu đặc biệt của khách.
• Chức năng tổ chức :
Thực hiện các chức năng này nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện các công việc, tổ chức nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất và tổ chức tiêu dùng.
Tổ chức nghiên cứu thị trường bao gồm : Nghiên cứu thị trường cầu và thị trường cung du lịch. Tổ chức sản xuất bao gồm việc sắp đặt trước các dịch vụ hay liên kết các dịch vụ đơn lẻ thành chương trình du lịch. Tổ chức tiêu dùng bao gồm: Tổ chức cho khách đi lẻ thành từng nhóm, định hường và giúp đở khách trong quá trình tiêu dùng du lịch.
• Chức năng thực hiện:
Thực hiện chức năng này có nghĩa là doanh nghiệp lữ hành thực hiện câu cuối cùng của quá trình kinh doanh lữ hành. Bao gồm: Thực hiện vận chuyển khách theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng, thực hiện các hoạt động hướng dẫn tham quan, thực hiện các việc kiểm tra giám sát các dịch vụ của các nhà cung cấp trong chường trình
b Lợi ích của kinh doanh lữ hành:
• Lợi ích cho nhà sản xuất:
Thông qua các nhà kinh daonh lữ hành, các nhà sản xuất tiêu thụđược số lượng lớn sản phẩm. Bảo đảm được việc cung cấp sản phẩm có kế hoạch thường xuyên và ổn định. Nhờ có thị trường khách thường xuyên ổn định mà các nhà sản xuất chủ động được trong các hoạt động kinh doanh, tập trung được nguồn lực, tránh được lãng phí và đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ. Nhà sản xuất giảm bớt chi phí trong xúc tiếng, khuyếch trương sản phẩm vì các hoạt động tập trung vào thị trường trung gian có cho phí nhỏ hơn, nhưng thu được kết quả cao.
• Lợi ích cho khách du lịch:
Tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức. có nghĩa là chi phí thấp hơn kết quả cao hơn so với họ tự thực hiện chuyến hành trình, cơ hội tốt cho việc mở rộng và cũng cố các quan hệ xã hội, vì các chuyến du lịch trọn gói tạo ra điều kiện thuận lợi hiểu biết về nhau nhiều hơn. khách du lịch được thừa hưởng tri thức, kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức và thực hiện chương trình du lịch tạo sự an tâm, tin tưởng và bảo đảm cho sự an toàn, sử dụng quỷ thời gian hợp lý nhất cho khách trong chuyến đi.
• Lợi ích cho điểm đến du lịch:
Khi có khách du lịch đến một điểm du lịch nào đó, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tai đó. đặc bịêt là lợi ích về kinh tế. Một mặt, vừa giới thiệu và bán sản phẩm cho khách quốc tế tại chỗ. Mặt khác, vừa nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch tại điểm du lịch mà không phải đến tận nơi ở thường xuyên của họ
• Lợi ích cho nhà kinh doanh lữ hành:
Nâng cao vị thế và uy tín trên thị trường nhờ có lượng sách lớn và sự ưu đãi của các nhà cung cấp và điềm đến các nhà du lịch.
1.1.3 Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành:
a. Dịch vụ trung gian:
Các dịch vụ trung gian hay còn gọi là các dịch vụ đơn lẽ. đây là loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh daonh lữ hành làm trung gian giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các nhà cung cấp sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng. Các dịch vụ đơn lẽ và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thực hiện bao gồm: Dịch vụ vận chuyển hàng không; dịch vụ cận chuyển đường sắt; dịch vụ vận chuyển đường thuỷ; dịch vụ vận chuyển ôtô; dịch vụ vận chuyển bằng các phương tiện khác (đăng ký, đặc chỗ bán vé, cho thuê ) dịch vụ lưu trú ăn uống; dịch vụ tiêu thụ chường trình du lịch;dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ tư vấn thiết kế lộ trình;dịch vụ bán vé xem biểu diện nghệ thuật, tham quan, thi đấu thể thao, và các sự kiện khác
b. Chương trình du lịch.
Chương trình du lịch là sản phẩm chủ yếu và đắc trưng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Theo luật du lịch Việt Nam thì chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chường trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến kết thúc chuyến đi.
c.Các sản phẩm khác:
Du lịch khuyến thưởng là một dạng đằc biệt của chường trình trọn gói với chất lượng tốt nhất được tổ chức theo yêu cầu của các nhà tổ chức kinh tế hay phí kinh tế .
Du lịch hội nghị, hội thao.
Chương trình du học.
Tổ chức các sự kiện văn hoá xã hội, kinh tế, thể thao lớn.
Các loại sản phẩm và dịch vụ khác theo hường liên kết dọc nhằm phục vụ khách du lịch trong một chu trình khép kín để có điều kiện, chủ động và bảo đảm chất lượng của chương trình du lịch trọn gói.
1.1.4 Nội dung kinh doanh chương trình du lịch:
a. Nguồn khách của kinh doanh lữ hành:
Nguồn khách tại ra cầu sơ cấp là chủ thể mua với mục đích dùng. Bao gồm: Khách quốc tề và khách nội địa .
Nguồn khách tạo ra từ cầu thứ cấp là chủ thể mua với mục đích kinh doanh, bao gồm: Đại lý lữ hành và công ty Lữ hành ngoài nước, đại lý lữ hành và công ty lữ hành trong nước.
a1. Phân loại và đặt diểm khách du lịch:
Khách đi du lịch thuần tý ( PLEASURE ),với mục đích tham quan du lịch, tìm hiểu về văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán ...
3.2. Nâng cao chất lượng phục vụ khách.
Công ty lữ hành nói chung và bộ phân lữ hành nói riêng có thành công hay không trong việc thu hút khách và giữ chân khách lưu lại lâu hơn là phụ thuộc vào phần lớn vào chất lượng phục vụ khách. Việc khách lựa chọn các công ty lữ hành nào thì có nhiều yêu tố khác nhau như : giá cả , an toàn, uy tín, chất lượng phục vụ ……….Đặc biệt là Khách Châu Âu, họ rất coi trọng chất lượng phục vụ. Trong thời gian khách lưu trú tại trung tâm lữ hành .
Ngoài những biện pháp trên, bộ phận lữ hành cần chú ý đến một số vấn đề sau :
+ Cố gắng nhớ tên khách và mặt khách .
+ Thường xuyên cập nhật thông tin hằng ngày, tìm hiểu thêm thông tin trên mạng internet về du lịch trong nước và thế giới, tìm hiểu về giá cả, và các công việc khác nhằm đưa ra những phương pháp làm việc hiệu quả.
+ Đọc nhiều sánh báo về du lịch, tìm hiểu nghiệp vụ của các bộ phận khác trong lữ hành để phối hợp vào công việc, nâng cao hiệu suất công việc .
3.3.Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho bộ phân lữ hành.

Đây là một vấn đề hết sức quan trọng trong công tác hoạt động du lịch để phục vụ khách một cách tốt nhất. Trước hết nhân viên phảI có trình độ và chuyên môn về nghiệp vụ cao, phục vụ một cách chính xác, nhanh nhẹn, trả lời được những thắc mắt của khách trong quá trình phục vụ khách. Để hiểu và phục vụ đúng nhu cầu của khách đề ra, nhân viên lữ hành phảI thông thạo ngoại ngữ nhất là Anh văn. Trong thời gian thực tập và quan sát cho thấy, hiện nay bộ phận lữ hành có trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất cao và sử dụng Anh văn một cách thông thạo. Tuy nhiên lượng khách quốc tịch Pháp đến công ty lữ hành ngày một đông vì thế cần tạo điều kiện cho nhân viên lữ hành học thêm tiếng Pháp và các thứ tiếng thông dụng khác như :Nhật, Trung…. từ đó sẽ nâng coa chất lượng phục vụ khách và là động lực để thu hút nguồn khách đến công ty lữ hành.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Những gì mà công ty lữ hành đã đạt được chứng tỏ bãn lĩnh trong năng lực , năng nổ trong công việc , khẳng định được chất lượng và uy tín của công ty đang ngày càng rộng ra . Tuy nhiên , trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi hơn nữa sự phấn đấu nổ lực hết mình của từng bộ phận cũng như toàn thể nhân viên trong công ty để thu hút ngày càng nhiều lượng khách nói chung va khách quốc tế nói riêng đến công ty , nâng cao doanh thu cho công ty cũng như ngân sánh địa phương và cố gắng phấn đấu hoàn thành nổ lực , các chiến lược , mục tiêu đề ra . Vơi những gì mà công ty đang có, nhũng mục tiêu trong tương lai và từ những bài học trong quá khứ của công ty có thể đua ra những nhận định , đánh giá đoán và quyết định một cách kịp thời co hoạt đông kinh doanh của mình . Công ty An Phú hiên nay đang có lợi thế cạnh tranh trên thị trường cho nên công ty có thể dùng lợi thế đó mà phát triển trên thị trường và để làm được điều đó thì công ty cần có những chiến dịch tuyển chọn nhân tài , chiến dịch áp dụng công nghệ thông tin vào trong kinh doanh .
Trên đay là toàn bộ những biện pháp đóng góp của em và hi vọng rằng với những biện pháp đó sẽ góp phần cho công ty An Phú tăng khả năng cạnh tranh cũng như là cạnh tranh lâu dài va chiếm lĩnh trên thị trường .

Một lần nữa em xin Thank các giáo viên hướng dẫn và các Anh ( Chi ) tại công ty An Phú đã giúp đỡ em hoàn thành đê tài này.


PHẦN A 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN B 3
NỘI DUNG 3
Chương 1: Cơ sở lý luận 3
1.1 Những vấn đề cơ bản về kinh doanh lữ hành: 3
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành và kinh doanh lữ hành : 3
a. Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành: 3
b Khái niệm về kinh doanh lữ hành : 3
1.1.2 Vai trò của kinh doanh lữ hành: 3
a. Chức năng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành: 3
b Lợi ích của kinh doanh lữ hành: 4
1.1.3 Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành: 5
a. Dịch vụ trung gian: 5
b. Chương trình du lịch. 6
c.Các sản phẩm khác: 6
1.1.4 Nội dung kinh doanh chương trình du lịch: 6
a. Nguồn khách của kinh doanh lữ hành: 6
a1. Phân loại và đặt diểm khách du lịch: 6
b.Quy trình kinh doanh chương trình du lịch 7
b.1. Qui trình xây dựng chương trình du lịch trọn gói 8
c. Tổ chức bán chương trình du lịch trọn gói. 8
c.1. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch tại doanh nghiệp lữ hành: 9
c.2. Tổ chức các hoạt động sau khi kết thúc chuyến đi: 11
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 12
CỦA CÔNG TY DU LỊCH AN PHÚ 12
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY : 12
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty du lịch An Phú : 12
2.1.2. Bộ máy tổ chức : 13
2.1.3. Nguồn lực : 15
1. Nguồn nhân lực : 15
2. Nguồn vật lực : 18
c. Nguồn tài chính : 19
2.2. Chương trình thiết kế tuor du lịch và kết quả hoạt động kinh doanh . 20
2.2.1. Một số chương trình tour du lịch “ Chương trình du lịch xuyên việt và đồng hành khám phá di sản thế giới tại miền trung đất Việt ”. 20
a. khám phá các di sản thế giới tại miền trung Việt Nam ( Hà Nội _ Huế _ Phong Nha _ Hội An _ Mỹ Sơn _ Đà Nẵng _ Hà Nội ). 20
b . Chường trình tham quan du lịch biển miền trung đất việt ( Hà Nội_ Đà Nẵng _ Hội An _ Nha trang _Mũi Né _ Sài Gòn _ Hà Nội ) 23
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh . 28
a . Kết quả hoạt động kinh doanh. 28
a.1. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: 28
a.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của bộ phận lữ hành : 30
b. tình hình khai thác khách : 31
b.1. Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi : 31
Chương 3 : Một số biện pháp để hoàn thiện trong công ty lữ hành. 33
3.1. Tìm hiểu phân loại tâm lý nhu cầu của đối tượng khách . 33
3.2. Nâng cao chất lượng phục vụ khách. 33
3.3.Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho bộ phân lữ hành. 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp luyện kĩ năng lập dàn ý và viết bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại Techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top