Azzai

New Member

Download Đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) hại họ rau thập tự và biện pháp phòng chống miễn phí​





MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1.Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 3
1.3. Yêu cầu của đề tài 4
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Nghiên cứu trong nước 5
2.3. Nghiên cứu ngoài nước 10
2.3.1. Vị trí phân loại, phân bố và ký chủ của Phyllotreta striolata 10
2.3.2. Tác hại của Phyllotreta striolata 10
2.3.3. Đặc điểm sinh vật học của Phyllotreta striolata 11
2.3.4. Các biện pháp phòng chống 13
PHẦN 3 ĐỊA ĐIỂM - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. Vật liệu nghiên cứu 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 18
3.1.2. công cụ nghiên cứu 18
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu 18
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 18
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 18
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 19
3.3.1. Nội dung 19
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 19
3.3.2.1. Phương pháp thu mẫu và xác định thành phần cây ký chủ, diễn biến số lượng của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius vụ Xuân Hè 2009 tại Trung Tâm Giống và Phát Triển Nông - Lâm Nghiệp Công Nghệ Cao Hải Phòng. 19
3.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học và sinh thái học của bọ nhảy Phyllotreta striolata 21
3.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta striolata trên cải Xanh Ngọt vụ Xuân hè 2009 tại Trung Tâm Giống và Phát Triển Nông - Lâm Nghiệp Công Nghệ Cao Hải Phòng 27
3.3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm canh tác ngoài đồng ruộng 27
3.3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm thuốc bảo vệ thưc vật ngoài đồng ruộng 30
3.4. Xử lý số liệu 31
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
4.1. Phân tích diễn biến tình hình thời tiết Đông Bắc Bộ từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009. 32
4.2. Thành phần cây ký chủ họ hoa thập tự của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius 33
4.3. Diễn biến mật độ bọ nhảy Phyllotreta striolata trên các cây ký chủ. 35
4.4. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy Phyllotreta striolata 37
4.4.1. Nghiên cứu kích thước các pha phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata 37
4.4.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy Phyllotreta striolata. 43
4.4.2.1. Nghiên cứu thời gian phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata. 43
4.4.2.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của bọ nhảy Phyllotreta striolata 44
4.4.2.3. Nghiên cứu đặc điểm các pha phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata. 45
4.4. Tỷ lệ tăng thực tự nhiên của bọ nhảy Phyllotreta striolata ở điều kiện nuôi trong phòng thí nghiệm 46
4.6. Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta striolata 51
4.6.1. Biện pháp canh tác 51
4.5.2. Biện pháp thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) -Thử nghiệm một số loại thuốc BVTV trên đồng ruộng. 54
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57
5.1. Kết luận 57
5.2. Đề nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59


Đối với cây rau nói chung, rau họ hoa thập tự nói riêng thì tầm quan trọng của chúng trong đời sống hàng ngày đã được cha ông ta thừa nhận qua câu ca dao: "Cơm không rau như đau không thuốc".

Về mặt dinh dưỡng, rau là loại thực phẩm quan trọng, rau cung cấp cho cơ thể những chất quan trọng có tác dụng điều hoà cân bằng kiềm tan trong máu làm tăng khả năng đồng hoá prôtein. Ngoài ra, rau còn bổ sung lượng vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ và chất thơm giúp cơ thể chống bị bệnh phù thũng, mỏi mệt khi làm việc, tăng sự dẻo dai cho hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Hàng ngày, để đảm bảo năng lượng cần thiết thì một người phải dùng từ 250 - 300g (khoảng 7,5 - 9 kg rau cho 1 người mỗi tháng).

Trong trồng trọt hiện nay thì nghành trồng rau là nghành mang lại lợi nhuận cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, giá trị sản xuất 1 ha rau cao gấp 1 - 3 lần lúa (theo Lê Trường và ctv, 1995 và bộ môn chẩn đoán giám định dịch hại viện BVTV, 2006 ) [33], [1].

Rau cũng là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao. Thời kỳ 1986 - 1990 nước ta xuất khẩu đạt 5,15 triệu USD. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 140 triệu USD tăng 170% so với năm 1986 và chiếm 1,6 tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước [1].

Trong số các loại rau trồng ở Việt Nam thì rau họ hoa thập tự là một nhóm rau có giá trị dinh dưỡng và đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, mà các loại rau họ hoa thập tự được rất nhiều người ưa thích, và chúng được trồng rộng rãi trên khắp cả nước. Tuy nhiên với sự phong phú về chủng loại, sự gia tăng về diện tích, đa dạng về sinh thái cùng với sự hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh, thâm canh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, cây rau đã chịu sự phá hại ngày càng tăng của nhiều loại sâu bệnh (Viện khoa học Nông nghiệp miền nam, 1997) [10]. Các loài dịch hại này là những lực lượng thiên nhiên lớn đã, đang và sẽ là mối đe doạ thường xuyên đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và đối với sản xuất rau nói riêng trên toàn thế giới. Trong số các loại dịch hại rau họ hoa thập tự thì bọ nhảy là loài gây hại chủ yếu thường gặp rất nhiều ở các vùng trồng rau trên thế giới và các vùng chuyên canh rau ở Việt Nam. Để bảo vệ năng suất rau chống lại các loài dịch hại, con người đã phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau: biện pháp thủ công, biện pháp canh tác, biện pháp vật lý, biện pháp hoá học.Trong đó biện pháp hoá học lâu nay vẫn được coi là biện pháp chủ lực và nông dân vẫn quen dùng như là một vũ khí sắc bén phòng trừ bọ nhảy và các loại sâu hại khác để bảo vệ cây rau. Thực sự biện pháp hoá học đã đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng tiêu diệt những kẻ thù nguy hiểm của năng suất. Chính vì thế mà trong nhiều trường hợp biện pháp này trở thành yếu tố duy nhất giúp cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp khắc phục tác hại của sâu bệnh. Và việc sử dụng thuốc hoá học có chiều hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng lẫn chủng loại. Ở Việt Nam những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 số lượng thuốc BVTV sử dụng là 10000 tấn/năm, bước sang những năm của thập kỷ 90 thế kỷ 20 số lượng thuốc BVTV đã tăng lên gấp đôi (21600 tấn vào năm 1990) thậm chí tăng gấp ba (33000 tấn vào năm 1995) và diện tích đất canh tác sử dụng thuốc BVTV cũng tăng lên khoảng 80 - 90 %. Việc quá lệ thuộc vào thuốc hoá học với số lần phun nhiều và liều lượng cao hơn khuyến cáo đã gây nên những hậu quả khôn lường, làm thúc đẩy một đối tượng dịch hại thứ yếu trở thành dịch hại chủ yếu. Theo thống kê của FAO: tính đến năm 1970 đã có 224 loài côn trùng hình thành tính kháng thuốc trừ sâu. Đến năm 1980 con số đó đã tăng lên tới 428 loài, đến cuối 1989 tăng lên 481 loài trong đó có 238 loài gây hại nông nghiệp chiếm 58,8% và 198 loài gây hại cho người và động vật chiếm 41,2% (Grorghiuo và cộng sự 1991) [16].

Vì bọ nhảy là loài gây hại chủ yếu trên rau họ hoa thập tự, thường gặp rất nhiều ở các vùng trồng rau trên thế giới và các vùng chuyên canh rau ở Việt Nam nên bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius được đánh giá là một trong những loài sâu gây hại nghiêm trọng làm ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Việc phòng chống bọ nhảy hiện nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn do đặc điểm của chúng: ở pha sâu non chúng chui xuống đất và gây hại còn pha trưởng thành chúng có khả năng nhảy nhanh. Bên cạnh đó việc phát hiện kẻ thù tự nhiên của bọ nhảy để khống chế sự phát triển của chúng là điều rất khó và hiện nay chưa thực hiện được. Trên thực tế ngoài đồng ruộng, người nông dân phòng trừ bọ nhảy dựa vào biện pháp hoá học là chủ yếu, nhiều nơi còn quá lạm dụng thuốc hóa học và sử dụng rất tùy tiện dẫn đến hiệu quả của việc phòng chống chưa được cao, độ an toàn sản phẩm thấp và tác động mạnh đến cân bằng sinh thái.

Để phòng trừ hiệu quả một loài sâu hại nói chung, bọ nhảy nói riêng thì trước hết phải hiểu được tập tính sống và các đặc tính sinh vật học, sinh thái học của chúng.

Chính vì vậy, để góp phần đề xuất biện pháp phòng trừ bọ nhảy trên rau họ hoa thập tự nói chung và cải Xanh Ngọt nói riêng, có hiệu quả và hợp lý hơn nữa chúng tui tiến hành thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) hại họ rau thập tự và biện pháp phòng chống trong vụ Xuân Hè 2009”.

1.2. Mục đích của đề tài

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius hại rau họ hoa thập tự vụ Xuân Hè 2009 từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius đạt hiệu quả kinh tế và môi trường.

1.3. Yêu cầu của đề tài

- Điều tra xác định thành phần cây kí chủ của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius tại Trung Tâm Giống và Phát Triển Nông - Lâm Nghiệp Công Nghệ Cao Hải Phòng.

- Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái học của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius hại rau họ hoa thập tự.

- Tìm hiểu một số biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế sự gây hại của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius.

PHẦN IITỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nghiên cứu trong nước

Theo Hồ Khắc Tín và cộng sự (1980) [7] ở Việt Nam có 4 loại sâu hại chủ yếu trên rau họ hoa thập tự, gồm: sâu tơ (Plutella maculipennis Curtis), bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (P. striolata), sâu khoang (Prodenia litura Fabricius) và rệp muội hại rau (Aphididae ). Bọ nhảy P. striolata là đối tượng sâu hại nghiêm trọng trên rau họ hoa thập tự ở Việt Nam hiện nay cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Bọ nhảy thuộc họ ánh kim Chrysomelidae bộ cánh cứng Coleoptera. Chúng gây hại cho rau ở cả 2 pha phát dục: sâu non và trưởng thành.

Bọ nhảy trưởng thành có kích thước cơ thể dài 1,8 –2,4mm, hình bầu dục, toàn thân màu đen bóng. Trên cánh có 2 vân sọc hình vỏ củ lạc màu trắng. Thời gian sống của trưởng thành bọ nhảy rất dài, có thể tới 1 năm. Giai đoạn từ khi vũ hoá đến đẻ trứng phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, có thể từ 15 -...


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 lai Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất cao đặc hai loài diệp hạ châu quy mô pilot Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Nghiên cứu đặc tính của chitinase tự nhiên và biểu hiện chitinase tái tổ hợp từ chủng nấm Lecanicillium lecanii Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc tính quang của bộ tách kênh ghép tín hiệu sử dụng ống dẫn sóng silicon Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top