Download Luận văn Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành của sinh viên đại học bách khoa khi chuyển từ đại cương sang chuyên ngành
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thời điểm sinh viên (SV) bước vào trường đại học, nghĩa là bước vào một môi trường hoàn toàn mới: mới trong cách dạy, cách học, trong động lực học, mục đích học... Đối với SV khi bắt đầu tiếp cận với chuyên ngành, thì sự khác biệt này càng rõ nét hơn, do đó SV rất cần được sự hướng dẫn để sớm thích nghi với môi trường học chuyên ngành.
Đề tài “Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành của SV Đại học Bách khoa khi chuyển từ đại cương sang chuyên ngành” nhằm 2 mục tiêu:
- Đề xuất chương trình hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành cho SV khi bước vào chuyên ngành.
- Đề xuất chương trình hướng nghiệp cho SV khi bước vào chuyên ngành.
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài đã thực hiện những nội dung sau:
* Xây dựng mô hình nghiên cứu: thừa hưởng cách tiếp cận vấn đề của các đề tài trước; dựa trên cơ sở lý thuyết về hướng nghiệp, hội nhập và xã hội hóa. Ngoài ra, còn dựa vào kết quả nghiên cứu định tính để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu sao cho phù hợp nhất với đặc điểm của trường Đại học Bách khoa TP HCM.
* Tiến hành phỏng vấn SV, giảng viên, cán bộ các tổ chức trong trường: để tham khảo, khảo sát ý kiến về những vấn đề xung quanh nhu cầu được hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành và hướng nghiệp của SV chuyên ngành Đại học Bách khoa.
* Thống kê, phân tích, bình luận các kết quả trên. Có thể kể đến một số kết quả đáng lưu tâm như: “Yếu tố xung quanh môi trường Đại học ảnh hưởng đến việc học chuyên ngành của SV” được SV đánh giá cao nhất là “Yếu tố giảng viên” và “Xu hướng xã hội”; hay “Kỳ vọng của SV đối với ngành học” nhiều nhất là được “Gia tăng trình độ ngoại ngữ”...
* Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với SV, giảng viên, nhà trường dựa trên kết quả nghiên cứu để SV sớm hội nhập với chuyên ngành học.
* Thiết kế 7 chương trình hướng dẫn hội nhập và hướng nghiệp cho SV chuyên ngành Đại học bách khoa TP HCM. Chương trình được thiết kế dựa trên nhu cầu thực tế về hội nhập vào chuyên ngành của SV. Ý nghĩa thực tiễn của các chương trình này là có thể thực hiện tại trường Bách khoa, ngay trong điều kiện hiện tại của trường về cơ sở vật chất, nguồn lực.
Như vậy cùng với 2 đề tài trước là hướng dẫn hội nhập cho tân SV [1] và hướng nghiệp cho SV năm cuối [2], nối kết với đề tài này sẽ trở thành bộ “Hướng dẫn hội nhập và hướng nghiệp cho sinh viên Đại học Bách khoa”. MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................i TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ii DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU............................................................vi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ...............................................................................................1 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ............................................................................1 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................1 1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................................................................2 1.4 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................2
1.4.1 Địa điểm thực hiện.........................................................................................2
1.4.2 Thời gian thực hiện: ....................................................................................... 2 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................2 1.5.1. Phương pháp..................................................................................................2 1.5.2 Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin:...........................................................2 1.5.3 Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................3 1.5.4 Thiết kế mẫu..................................................................................................5 1.5.5 Quy trình nghiên cứu:.....................................................................................6 1.6 TÓM TẮT CÁC ĐỀ TÀI TRƯỚC: .......................................................................7
1.6.1 Đề tài “Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập của tân sinh viên trường Đại học Bách khoa TP HCM”: (Đào Thị Ngọc Mai, 2006) ........................ 7 1.6.2 Tóm tắt đề tài “Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hướng nghiệp của sinh viên năm cuối trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh”.................................8 1.6.3 Mối liên hệ giữa hai đề tài trên với đề tài đang thực hiện:.........................11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................13
2.1 LÝ THUYẾT VỀ HỘI NHẬP (ORIENTATION) VÀ XÃ HỘI HOÁ (SOCIALIZATION) ...................................................................................................13 2.2 SỰ LIÊN HỆ CỦA TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ....................................................................................................... 14
2.2.1 Tình cảm, xúc cảm và vai trò của nó trong đời sống sinh viên ................... 14
2.2.2 Ý chí và hành động ý chí ............................................................................. 15 2.3 LÝ LUẬN VỀ HƯỚNG NGHIỆP ....................................................................... 17 2.4 NHIỆM VỤ HƯỚNG NGHIỆP TRONG NHÀ TRƯỜNG ................................. 17 2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: .................................................................................. 19
- iii -
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SINH VIÊN CÁC KHOA CHUYÊN NGÀNH KHI SINH VIÊN CHUYỂN TỪ ĐẠI CƯƠNG SANG CHUYÊN NGÀNH ...................................................................................................22 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA: ........................................................................................................................ 22 3.2 SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM CÁC KHOA CHUYÊN NGÀNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HCM:...................................................................................22 3.3 NHỮNG YẾU TỐ KHÁC BIỆT GIỮA VIỆC HỌC CHUYÊN NGÀNH SO VỚI ĐẠI CƯƠNG ..............................................................................................................28 3.4 NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH, HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HCM LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC HỘI NHẬP VÀ HƯỚNG NGHIỆP CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH................................................................................30 3.5 QUI ĐỊNH MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN BẰNG 2...............................................32 3.6 NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN HỘI NHẬP CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.....................................................................................................32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU HỘI NHẬP ...................... 34 4.1 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................ 34 4.2 MÔ TẢ MẪU .......................................................................................................41
4.2.1 Mẫu sinh viên năm 2....................................................................................41
4.2.2 Mẫu sinh viên năm 3....................................................................................43 4.2 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH................................................................................45 4.2.1 Những thống kê về sinh viên chuyên ngành Đại học bách khoa. ............... 45
4.2.2 Những yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến việc học chuyên ngành của sinh viên ............................................................................................................................... 52 4.2.3 Những yếu tố xung quanh môi trường đại học ảnh hưởng đến việc học chuyên ngành của SV ........................................................................................... 54 4.2.4 Những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc học của SV nhìn từ góc độ của giảng viên (thông tin từ phỏng vấn và các tài liệu sơ cấp) .................................. 54 4.2.5 Những ảnh hưởng của các hoạt động của các phòng ban............................56 4.2.6 Kỳ vọng của sinh viên đối với ngành học ................................................... 56 4.2.7 Mong muốn của sinh viên sau khi ra trường................................................58
4.3 BÌNH LUẬN VỀ KẾT QUẢ................................................................................59 4.4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI SINH VIÊN, GIẢNG VIÊN VÀ NHÀ TRƯỜNG. ................................................................................................................... 60
4.4.1 Đề xuất với sinh viên:..................................................................................60 4.4.2 Đề xuất với giảng viên: ............................................................................... 61 4.4.3 Đề xuất với khoa, nhà trường (các tổ chức hỗ trợ sinh viên) ...................... 63
- iv -

4.5 CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN HỘI NHẬP VÀ HƯỚNG NGHIỆP CHO SINH VIÊN KHI BƯỚC VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC CHUYÊN NGÀNH. ............63 4.5.1 Chương trình 1: “Tham quan đầu năm”.......................................................63 4.5.2 Chương trình 2: “Khám phá bản thân” ........................................................ 65 4.5.3 Chương trình 3: “Kỹ năng làm việc nhóm”.................................................66 4.5.4 Chương trình 4: “Kiến tập”..........................................................................68 4.5.5 Chương trình 5: Diễn đàn sinh viên “Sự lựa chọn của tôi” ......................... 69 4.5.6 Chương trình 6: Câu lạc bộ Anh văn “English corners”..............................70 4.5.7 Chương trình 7: Giờ học tổng hợp................................................................72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................75 5.1 KHÁI QUÁT HÓA...............................................................................................75 5.1 Ý NGHĨA..............................................................................................................75 5.2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 76 5.3 KIẾN NGHỊ VỀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI....................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 78 DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC................................................................................81
-v-

Các hình vẽ
Hình 1.1 Hình 2.1 Hình 4.1 Hình 4.2 Hình 4.3 Hình 4.4 Hình 4.5 Hình 4.6 Hình 4.7 Hình 4.8
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Quy trình thực hiện nghiên cứu 6 Mô hình nghiên cứu 19 Quá trình nghiên cứu định tính 38 Quá trình nghiên cứu định lượng 40 Phân bố tỉ lệ nam nữ SV năm 2 43 Phân bố tỉ lệ quê quán SV năm 2 43 Phân bố tỉ lệ nam nữ SV năm 3 43 Phân bố tỉ lệ quê quán SV năm 3 43 Lý do chọn ngành của SV năm 2 45 Lý do chọn ngành của SV năm 3 46
Trang
Các bảng biểu
Bảng 1.1 Bảng 1.2 Bảng 1.3 Bảng 1.4 Bảng 1.5 Bảng 3.1
Bảng 4.1 Bảng 4.2 Bảng 4.3 Bảng 4.4 Bảng 4.5 Bảng 4.6
Bảng 4.7
Nhu cầu thông tin hiện tại của tân sinh viên 8
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong trường đại học 9
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài trường đại học 9
Các tính cách cá nhân phù hợp với công việc 10
Các yếu tố để hoà nhập môi trường làm việc 10
Những điểm khác biệt giữa chương trình đại cương 28 và chuyên ngành
Thông tin phân bố mẫu các biến phân loại sinh viên năm 2 42
Thông tin phân bố mẫu các biến phân loại sinh viên năm 3 44
Lý do chọn ngành 45
Thống kê về mức độ yêu thích ngành học của SV 46
Thống kê về sự hiểu biết nghề nghiệp của SV 46
Mối liên hệ giữa lý do chọn ngành và mức độ 47 yêu thích ngành học
Số SV vào trang web của khoa 48 - vi -

Bảng 4.8 Bảng 4.9 Bảng 4.10 Bảng 4.11 Bảng 4.12 Bảng 4.13
Bảng 4.14 Bảng 4.15 Bảng 4.16 Bảng 4.17
SV thường làm gì khi có thắc mắc về môn học 49 Thời gian học nhóm của SV 49 Mức độ tiếp thu các bài thực hành 51 Thời gian đọc sách của sinh viên 51 Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến việc học chuyên ngành 52 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc học
chuyên ngành 54 Kỳ vọng của SV về ngành học 56 Mong muốn của SV sau khi ra trường 57 Mong muốn của SV “rất thích” và “thích” về công việc 58 Nội dung chương trình “Phương pháp làm việc nhóm” 67
- vii -

GV
GVCN GS.TS
PV
Phòng CTCT QLCN
SV
TPHCM
TT HTSV & QHDN
Giảng viên
Giáo viên chủ nhiệm
Giáo sư tiến sĩ
Phỏng vấn
Phòng Công tác chính trị
Quản lý công nghiệp
Sinh viên
Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm hỗ trợ sinh viên & Quan hệ doanh nghiệp
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
- viii -

Chương 1: Mở đầu
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Giảng đường đại học là mơ ước của biết bao học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Bước chân vào đại học là sinh viên đã đi được một nửa quãng đường để đến được ước mơ nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên con đường để đạt đến thành công trong sự nghiệp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ... Đó chính là những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên có được khi còn ở trường đại học; định hướng nghề nghiệp để sinh viên sớm có mục tiêu theo đuổi và trao dồi kiến thức; kinh nghiệm học được từ bạn bè, thầy cô, những người đi trước, và kinh nghiệm thực tế của bản thân...
Đối với trường Bách khoa TP HCM, là một trong những trường có tiếng về chất lượng của tân kỹ sư, cử nhân, song tình trạng sinh viên “chưa hình dung ra được mình sẽ có chuyên môn gì khi ra trường và mình sẽ làm ở vị trí nào” không phải là hiếm, nhất là những sinh viên khi bắt đầu tiếp cận với chuyên ngành của mình không khỏi bỡ ngỡ và thắc mắc “mình học môn này để làm gì”, “học như thế nào cho tốt”, “sau khi ra trường mình sẽ làm gì”... Theo khảo sát trong một luận văn của Khoá trước [2}, thì có đến 52.6% sinh viên năm cuối chưa có kế hoạch tìm việc cho mình; 36.3% sinh viên chưa có ý định tự trau dồi về nghề nghiệp. Điều này phải chăng là tự bản thân sinh viên không muốn có kế hoạch tìm việc cho mình? Không muốn tự trao dồi nghề nghiệp? Hay còn lý do nào khác???
Mặc dù trường Đại học Bách khoa đã có những chương trình giới thiệu về Khoa cho các sinh viên năm nhất, các hội thảo về nghề nghiệp... nhưng ở giai đoạn khi bước vào chuyên ngành, sinh viên vẫn rất cần sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Đoàn trường, giảng viên về phương pháp học, định hướng nghề nghiệp... Để tìm hiểu nhu cầu thật sự của sinh viên khi bước vào chuyên ngành, nhằm xây dựng những chương trình cụ thể thiết thực giúp sinh viên học tốt nhất ngành học của mình, cũng như định hướng nghề nghiệp liên quan đến ngành học, đề tài được hình thành.
Tên đề tài: “Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành của sinh viên Đại học Bách khoa khi chuyển từ đại cương sang chuyên ngành”.
Đề tài ra đời còn trên cơ sở nối kết giữa hai luận văn về trường Đại học Bách khoa:”Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập của tân sinh viên” [1] và “Khảo sát nhu cầu được hướng nghiệp của sinh viên năm cuối” [2]
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Từ việc nhận ra được sinh viên đã hiểu những gì về chuyên ngành của mình, đã chuẩn bị gì về tâm lý cũng như cách tiếp cận việc học chuyên ngành, kỳ vọng và mong muốn của sinh viên về ngành học, mục tiêu đề tài hướng đến:
-1-

Chương 1: Mở đầu
- Đề xuất chương trình hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành cho sinh viên khi bước vào chuyên ngành.
- Đề xuất các chương trình hướng nghiệp cho sinh viên khi bước vào chuyên ngành.
1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đưa ra nhằm xây dựng chương trình, đề xuất giúp sinh viên chuyên ngành Đại học Bách khoa TP HCM sớm thích nghi với chuyên ngành học, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên khi mới bước vào chuyên ngành.
1.4 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1 Địa điểm thực hiện
Đề tài được thực hiện tại trường Đại học Bách khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thực hiện nghiên cứu: sinh viên đại học chính quy ban ngày của các Khoa trường Đại học Bách khoa TP HCM.
Đối tượng nghiên cứu:
+ Sinh viên năm 2, 3 (K2006, K2005).
+ Ngoài ra còn phỏng vấn các giảng viên dạy đại cương và chuyên ngành.
1.4.2 Thời gian thực hiện:
Từ 21/9/2007 đến 28/12/2007.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1. Phương pháp
Nghiên cứu khảo sát định tính (qualitative methodology) và định lượng (quantitative methodology).
* Nghiên cứu khảo sát định tính: nghiên cứu phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc hội nhập chuyên ngành của sinh viên, các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào và nguyên nhân tại sao.
* Nghiên cứu khảo sát định lượng: tìm kiếm các dữ liệu để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên, mức độ hơn kém của các yếu tố đó.
1.5.2 Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin: 1.5.2.1 Thông tin thứ cấp:
Thông tin về đặc thù đào tạo sinh viên đại học chính quy tất cả các khoa trong trường đại học Bách khoa TP HCM.
Thông tin về kết quả khảo sát sinh viên năm nhất về nhu cầu hội nhập, nguyện vọng nghề nghiệp khi thi vào đại học.
-2-

Chương 1: Mở đầu
Thông tin về nhu cầu hướng nghiệp cho sinh viên năm cuối.
Các lý thuyết liên quan đến hội nhập, xã hội hoá và hướng nghiệp.
Thông tin về những hoạt động mà khoa, đoàn thanh niên, phòng Công tác - chính trị và Phòng hỗ trợ sinh viên – Quan hệ doanh nghiệp đã tổ chức cho sinh viên năm 2, 3.
1.5.2.2 Thông tin sơ cấp
Bao gồm thông tin về các sinh viên năm 2, 3: cách suy nghĩ, nhìn nhận về chuyên ngành của mình; nhận xét của bản thân sinh viên về các môn chuyên ngành; mức độ ưa thích; hài lòng đối với nội dung và cách giảng dạy; kỳ vọng của sinh viên về ngành học của mình và mong muốn về công việc liên quan đến chuyên ngành.
Nhận xét, cách nhìn nhận của giảng viên về sự đáp ứng của sinh viên đối với môn học; những suy nghĩ và ý kiến của một số giảng viên về cách dạy và học ...
Cách nhìn tổng quan về Khoa của các trưởng Khoa, trưởng bộ phận: Những kỹ năng, yêu cầu cần có của sinh viên để học tốt chuyên ngành của mình, chủ trương của Khoa giúp sinh viên học tốt và tích luỹ kinh nghiệm ...
1.5.3 Phương pháp thu thập thông tin 1.5.3.1 Thông tin thứ cấp
Tham khảo cuốn Niên giám, Bản tin Đại học Bách khoa, truy cập vào trang web của các Khoa trường Đại học Bách khoa để biết được thông tin về các khoa trong trường
Truy cập vào các trang web về giáo dục, trang web của các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước để thu thập thông tin về hướng dẫn hội nhập cho sinh viên chuyên ngành của các trường.
Tham khảo Báo, tạp chí, các sách liên quan đến việc hướng dẫn hội nhập và hướng nghiệp cho sinh viên chuyên ngành.
Tham khảo, thừa hưởng một số lý thuyết, kết quả nghiên cứu từ Luận văn các Khoá trước.
Thu thập thông tin về hoạt động hội nhập và hướng nghiệp cho sinh viên chuyên ngành của phòng CTCT, trung tâm HTSV & QHDN, văn phòng Đoàn - Hội sinh viên, thông qua việc liên hệ với những cán bộ có trách nhiệm của các tổ chức trên.
1.5.3.2 Thông tin sơ cấp
Được thu thập bằng cách sử dụng BCH khảo sát sinh viên năm 2, 3: Đầu tiên người viết phỏng vấn một số SV năm 2, 3 để có cách nhìn tổng quan về sinh viên
-3-

Chương 1: Mở đầu
chuyên ngành của các khoa, làm cơ sở để đưa ra BCH (thử nghiệm). Từ mô hình nghiên cứu và thông tin phỏng vấn, lập BCH, phát thử một số BCH và phỏng vấn những người tham gia trả lời BCH để lấy ý kiến hiệu chỉnh. Sau khi hoàn chỉnh, BCH chính thức sẽ được dùng để phỏng vấn SV làm cơ sở định tính và định lượng. Trong thời gian xử lý số liệu, đối với một vài BCH có câu trả lời chưa rõ hay còn thiếu, thì người viết sẽ liên hệ lại với người trả lời để xác nhận lại thông tin cho chính xác. Sau khi có kết quả của phân tích dữ liệu, người viết liên hệ lại một lần nữa với người trả lời để có sự giải thích về các câu trả lời, từ đó giúp diễn dịch kết quả một cách chính xác nhất.
Đặc điểm của SV năm 2 là mới bắt đầu học những môn cơ sở của chuyên ngành (năm nhất học theo Thời khoá biểu cứng các môn đại cương); hay đối với một số Khoa thì đã bắt đầu học một vài môn chuyên ngành, nhưng vì thời gian khảo sát là đầu học kỳ một của năm 2, nên kiến thức về chuyên ngành của SV năm 2 (nếu có) cũng chưa đủ cơ sở để trả lời những câu hỏi về đặc điểm của chuyên ngành, những yếu tố ảnh hưởng đến việc học chuyên ngành. Do đó có một BCH dành riêng cho năm 2 và một Bảng dành riêng cho năm 3. Nội dung trong BCH dành cho năm 3 là tất cả những nhu cầu thông tin sơ cấp được nêu ở trên, còn nội dung trong BCH dành cho năm 2 là các thông tin cá nhân, kỳ vọng, mong muốn của sinh viên về ngành học và nghề nghiệp trong tương lai.
Cách phát BCH: người viết liên hệ với lớp trưởng để xin được phát BCH vào giờ giải lao, chuyển tiết. Mục đích thực hiện Bảng khảo sát được người phát BCH nói rõ trước lớp nên sẽ làm tăng tính chất nghiêm túc của việc khảo sát, khi sinh viên có bất cứ thắc mắc nào thì luôn được giải đáp kịp thời. Bên cạnh đó BCH được phát ngẫu nhiên cho các bạn ở trong sân trường, xu hướng chọn phát cho các nhóm bạn có khoảng 3 người trở lên, như vậy thứ nhất sẽ tiện về thời gian hơn cho người phát (thời gian giải thích, chờ đợi để thu lại BCH), thứ hai là khi có nhiều người cùng tham gia trả lời, các bạn có xu hướng hào hứng, trả lời nhiệt tình hơn.
Phỏng vấn sâu một số sinh viên năm 2, 3: sinh viên được phỏng vấn đầu tiên là những người quen nên họ rất nhiệt tình trả lời các câu hỏi; sau đó thông qua sự giới thiệu của họ người viết đã phỏng vấn thêm những sinh viên của khoa khác. Ngoài ra trong quá trình phát BCH, một số sinh viên rất nhiệt tình và sẳn sàng giúp đỡ nên người viết đã phỏng vấn sâu thêm được một số sinh viên về nội dung được họ trả lời trong BCH.
Phỏng vấn một số giảng viên dạy đại cương và chuyên ngành: giảng viên được phỏng vấn phải là người có kinh nghiệm, có thời gian giảng dạy, gắn bó với Khoa đủ để hiểu sinh viên và những đặc thù của Khoa mình. Việc phỏng vấn được tiến hành bằng cách người viết gặp mặt trực tiếp các giảng viên ở văn phòng bộ môn và xin cuộc hẹn trước. Người viết đã cố gắng để phỏng vấn một số Trưởng, phó Khoa, để có được thông tin về chuyên ngành một cách toàn diện hơn. Đa số các giảng
-4-

Chương 1: Mở đầu
viên, Phó, Trưởng khoa rất nhiệt tình trả lời, trao đổi cho nên kết quả phỏng vấn rất đáng tin cậy. Thời gian cuộc phỏng vấn là từ 30 – 45 phút.
Ngoài ra, thông tin thu thập được còn thông qua phương pháp quan sát: người viết đã tham gia một số tiết học chuyên ngành của các khoa: kỹ thuật giao thông, quản lý công nghiệp, kỹ thuật xây dựng. Dù đã rất cố gắng nhưng vì thời gian và điều kiện hạn chế nên không thể tham gia được hết tiết học của tất cả các khoa để có cách nhìn nhận toàn diện hơn về các khoa kỹ thuật. Tuy nhiên việc tham gia tiết học của những khoa trên, đồng thời được phỏng vấn sâu một số bạn sinh viên về các môn học chuyên ngành, mức độ khó, thời gian thực hành tại xưởng, phòng thí nghiệm, kỹ năng làm bài tập nhóm... đã đem lại cho người viết những dữ liệu rất đáng tin cậy và có giá trị.
1.5.4 Thiết kế mẫu 1.5.4.1 Cách lấy mẫu
Chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên (quota sampling): cùng tầng đồng nhất, khác tầng dị biệt.
Bên cạnh đó do tổng thể ít (chỉ bao gồm số sinh viên năm 2, 3 của trường Bách khoa) nên kết hợp chọn mẫu với phương pháp chọn mẫu theo mầm (snow ball): Chọn ngẫu nhiên những người phỏng vấn ban đầu, những người tiếp theo được chọn dựa trên sự giới thiệu của người trước.
1.5.4.2 Mô tả mẫu
Kích thước mẫu được chọn theo tiêu chuẩn 5: 1, nghĩa là cỡ mẫu tối thiểu chấp nhận được gấp năm lần số biến có ý nghĩa phân tích (theo Hair, J.F.Jr và cộng sự, 2005).
* Đối với BCH dành cho SV năm 2:
Số biến có ý nghĩa phân tích là 23, nên cỡ mẫu là: 23. 5 = 115
*Đối với BCH dành cho SV năm 3:
Số biến có ý nghĩa phân tích là 45, nên cỡ mẫu sẽ là: 45. 5 = 225
Như vậy tổng cộng số mẫu cần thu thập tối thiểu là: 115 + 225 = 340 mẫu
Tổng cộng số BCH phát ra là 400 Bảng, trong đó BCH cho sinh viên năm 2 là 140 bảng, năm 3 là 260 bảng. Số BCH năm 2 thu về là: 132 bảng, số BCH năm 3 thu về là 241 bảng. Sau khi làm sạch số BCH cuối cùng được đưa vào phân tích là: năm 2 là 127 bảng, năm 3 là 230 bảng.
-5-



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top