violet_salem

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí
1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí
1.1. Tính Đảng là nguyên tắc của hoạt động báo chí cách mạng
1.2. Tính tất yếu của nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động báo chí nước ta
1.3. Biểu hiện của nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động báo chí nước ta
1.3.1. Báo chí kiên quyết đứng trên lập trường của Đảng của giai cấp công nhân
1.3.2. Báo chí trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động
1.3.3. Báo chí chịu sự lãnh đạo của Đảng
1.3.4. Báo chí tuyên truyền tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng Cộng sản
1.4. Tính Đảng và quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân.
2. Nội dung, cách lãnh đạo của Đảng.
2.1. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.
2.1.1. Đảng định hướng tư tưởng chính trị.
2.1.2. Đảng lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ.
2.1.3. Đảng kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn việc thực hiện đường lối của Đảng
2.2. cách lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí
3. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí hiện nay
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng
3.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng của Đảng đối với báo chí
3.2.1. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về báo chí truyền thông
3.2.2. Kiện toàn hệ thống cơ quan lãnh đạo của Đảng về báo chí
3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ truyền thông có trình độ chính trị, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp
3.2.4. Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh trong các cơ quan báo chí
Tiểu kết chương 1
Chương 2: Quản lí Nhà nước về báo chí
1. Hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí
1.1. Chính phủ thống nhất quản lí Nhà nước về báo chí
1.2. Cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí ở Trung ương
1.3. Cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí ở địa phương
2. Nội dung quản lí Nhà nước về báo chí
2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí
2.2. Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về báo chí
2.3. Tổ chức thông tin cho báo chí, quản lí thông tin của báo chí
2.4. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ báo chí.
2.5. Tổ chức, quản lí hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực báo chí
2.6. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và thẻ Nhà báo
2.7. Quản lí hợp tác quốc tế về báo chí
2.8. Kiểm tra báo chí lưu chiểu, quản lí kho lưu chiểu báo chí
2.9. Tổ chức công tác khen thưởng hoạt động báo chí
2.10. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Báo chí
3. Nâng cao hiệu quả quản lí Nhà nước đối về báo chí
3.1. Yêu cầu thực tế
3.1.1. Sự phát triển vượt bậc của báo chí Việt Nam
3.1.2. Những yếu kém, khuyết điểm trong việc quản lí Nhà nước về báo chí
3.2. Một số giải pháp cụ thể
3.2.1. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí
3.2.2. Bổ sung một số nội dung mới của chiến lược thông tin quốc gia
3.2.3. Bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản qui phạm pháp luật liên quan.
3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lí báo chí
3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lí báo chí và cơ quan chủ quản báo chí
Tiểu kết chương 2
PHẦN KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo



PHẦN MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài.
1. “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí” là vấn đề không mới trong lí luận cũng như trong thực tiễn báo chí Việt Nam. Đây là nguyên tắc hành văn, bất di bất dịch của hoạt động báo chí. Vấn đề này đã được xem xét dưới nhiều góc cạnh, trong nhiều bối cảnh khác nhau của thực tiễn xã hội, song trong giai đoạn hội nhập hiện nay, nó lại là vấn đề mang tính thời sự nóng hổi.
2. Đây tiếp tục là vấn đề được đưa ra luận bàn dưới nhiều góc độ. Đã xuất hiện những ý kiến trái chiều, hoài nghi, phê phán, thậm chí đòi xoá bỏ nguyên tắc này của báo chí cách mạng Việt Nam. Đã đến lúc cần khẳng định hơn nữa về mặt lí luận nguyên tắc này trong hệ thống các nguyên tắc của hoạt động báo chí.
3. Đây là vấn đề thường xuyên bị các thế lực thù địch chống đối, lấy đó làm lá chắn, kích động một bộ phận nhân dân đòi cái quyền mà chúng gọi là “tự do báo chí” theo đúng nghĩa. Trong lập luận của chúng, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí tức là báo chí không có tự do, báo chí bị kiểm duyệt. Mục đích của chúng là làm giảm uy tín, làm suy yếu và dần dần lật đổ Đảng Cộng sản và Nhà nước ta. Do vậy, cần hiểu bản chất của nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí” của báo chí nước ta để kiên định lập trường trước những luận điệu xảo trá của kẻ thù.
4. Đã xuất hiện trong đội ngũ những người làm báo ở Việt Nam, tuy không nhiều, xa rời chính trị, không hiểu quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; lười học chính trị, dẫn đến mù mờ chính trị, đi chệch định hướng mà Đảng và nhân dân lựa chọn. Hơn bao giờ hết, cần nâng cao, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo về tư tưởng chính trị, nắm vững ngọn cờ XHCN để đem đến những thông tin chính thống, phục vụ lợi ích của Đảng, của nhân dân.
5. Thực tiễn báo chí Việt Nam đa dạng và sinh động với những ưu điểm và những yếu kém, sai lầm, yêu cầu cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước. Có như vậy, báo chí mới đi đúng hướng, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội, và là diễn đàn của nhân dân.

II. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.
1. Đề tài bước đầu tổng hợp những quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước từ trước tới nay về công tác báo chí.
2. Đề tài là tài tài liệu tham khảo góp phần vào hệ thống tư liệu khoa học chung về báo chí truyền thông nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, và học tập báo chí hiện hành.
3. Đề tài cũng là tài kiệu tham khảo rộng rãi cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.

III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
1. Các văn kiện, văn bản pháp luật, pháp quy hiện hành liên quan đến báo chí Việt Nam.
2. Các tài liệu về lí luận báo chí hiện hành.
3. Tạp chí “Người làm báo” năm 2004, 2005, 2006.

IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Đề tài được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.
2. Chọn lọc và tổng hợp các tư liệu thu thập từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3. Đề tài cũng sử dụng phương pháp phân tích để lí giải vấn đề. Theo đó, đề tài kế thừa một cách có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan.
V. Kết cấu đề tài.
Đề tài được cấu trúc thành 2 chương:
1. Chương 1: Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí.
2. Chương 2: Quản lí Nhà nước về báo chí.

Nội), Khoa Báo chí, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh).
3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lí báo chí và cơ quan chủ quản báo chí.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giao ban báo chí hàng tuần; giao ban giữa cơ quan chỉ đạo, quản lí công tác báo chí với cơ quan chủ quản báo chí, định kì 3 tháng / lần; nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc giao ban giữa cơ quan chủ quản với cơ quan báo chí dưới quyền.
Tăng cường sự quản lí của Nhà nước, cơ quan chủ quản với cơ quan báo chí nhất là ở các cơ quan báo chí đang có số lượng phát hành lớn,phạm vi rộng, tác động đến đông đảo công chúng.

* *
*

Tiểu kết chương 2:
Hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước đối với hoạt động báo chí ở nước ta được sắp xếp từ Trung ương tới địa phương như hiện nay là phù hợp với đặc thù của nền báo chí nước ta. Điều này đảm bảo tính thống nhất từ trên xuống dưới trong việc phân cấp quản lí. Đây không phải là công việc của một cơ quan, đơn vị, mà là công việc chung, liên đới tới nhiều cơ quan. Do vậy, để báo chí hoạt động tốt nhất thiết cần có sự bắt tay thống nhất của tất cả các cơ quan hữu quan trên cơ sở hướng tới mục đích làm cho báo chí phát triển.
Thực tiễn quản lí báo chí ở nước ta hiện nay là chưa xứng tầm với sự phát triển nhanh chóng của báo chí, đồng thời chưa giải quyết được một cách triệt để những bất cập, yếu kém trong hoạt động báo chí. Thực tế đó đòi hỏi hơn bao giờ hết phải tăng cường, nâng cao hiệu lực quản lí của Nhà nước đối với báo chí theo những đường hướng và bước đi thích hợp.
Trong thời gian tới, với những nỗ lực của Nhà nước trong việc hoạch định và quản lí hoạt động báo chí, chắc chắn hoạt động báo chí của nước ta sẽ có nhiều khởi sắc, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

PHẦN KẾT LUẬN
1. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí là nguyên tắc số một chi phối hoạt động báo chí nước ta. Đây là vấn đề không mới trong lí luận cũng như trong thực tiễn báo chí. Tuy vậy, trong những đoạn đại khác nhau, nguyên tắc ấy lại đòi hỏi những cách nhìn đồng thuận và phát triển.
2. Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí ở Việt Nam là một tất yếu mang tính lịch sử- xã hội. Một nền báo chí cách mạng ra đời cùng với sự ra đời của Đảng, trở thành phương tiện truyền tải thông tin của Đảng, phụng sự Đảng, phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Báo chí hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng do nhu cầu tự thân của nền báo chí, của từng nhà báo, khi họ ý thức ra rằng con đường mà Đảng lựa chọn cũng chính là sứ mệnh đích thực của báo chí- sứ mệnh bảo vệ, phục vụ và nâng cao quyền con người.
Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí trên nhiều mặt, nhiều phương diện, mà cốt lại trên ba nội dung chính: định hướng tư tưởng chính trị, công tác tổ chức cán bộ và kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn việc thực hiện đường lối đó vào cuộc sống. Các mặt, các nội dung này có mối quan hệ thiết thân với nhau nhằm một mục tiêu duy nhất là làm cho báo chí phát triển, thực sự trở thành cơ quan ngôn luận của Đảng, của Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân. Trên tinh thần đó, báo chí tự giác và kiên quyết đứng trên lập trường của Đảng, trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động, báo chí chịu sự lãnh đạo của Đảng và tuyên truyền thực hiện đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản.
Hơn 80 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về số lượng và về cả chất lượng thông tin, thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng và nhân dân. Tuy nhiên, báo chí cũng bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém đi chệch định hướng tư tưởng của Đảng, chưa bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước. Do vậy, việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong bối cảnh mới, khi đất nước bước vào thời kì hội nhập toàn diện và sâu sắc, là thực sự cần thiết. Muốn vậy, báo chí cần quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về báo chí- truyền thông, kiện toàn hệ thống cơ quan lãnh đạo của Đảng về báo chí, xây dựng đội ngũ cán bộ truyền thông có trình độ chính trị, nghiệp vụ giỏi và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh trong các cơ quan báo chí…. Muốn vậy, cần có những bước đi thích hợp trên tinh thần phụng sự dân tộc, phục vụ nhân dân của nền báo chí cách mạng chân chính.
3. Báo chí Việt Nam chịu sự quản lí về mặt Nhà nước đối với hoạt động của mình. Các cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí được tổ chức thống nhất từ Trung ương tới cơ sở. Việc quản lí Nhà nước đối với các phương tiện truyền thông đại chúng không tập trung vào một khối, một tuyến mà chia sẻ theo hai tuyến chính là Bộ (Ngành) Văn hoá- Thông tin và cơ quan chủ quản.
Cơ chế quản lí đó cho phép chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm. Đó cũng là cơ chế tương thích với tính chất quyết định của các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ta, tất cả đều là cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội, nghề nghiệp và không có sự tồn tại của báo chí tư nhân.
Quản lí Nhà nước đối với hoạt động báo chí được thực hiện trên nhiều mặt, nhiều phương diện mà chủ yếu nhất là các nội dung: Xây dựng , thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về báo chí; tổ chức thông tin cho báo chí, quản lí thông tin của báo chí; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ báo chí; tổ chức, quản lí hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực báo chí; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, thẻ Nhà báo; quản lí hợp tác quốc tế về báo chí; kiểm tra báo chí lưu chiểu, quản lí kho lưu chiểu báo chí; tổ chức công tác khen thưởng hoạt động báo chí; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Báo chí……
Trong tình hình mới, thực tiễn sinh động của hoạt động báo chí nước ta đòi hỏi cần tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lí của Nhà nước. Theo đó, có thể chỉ ra một số giải pháp cơ bản, ban đầu sau: thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí; bổ sung một số nội dung mới của Chiến lựơc thông tin Quốc gia đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, hoàn chỉnh qui hoạch, kế hoạch phát triển báo chí; bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan; nâng cao chất lượng đội ngũ quản lí báo chí từ trung ương tới cơ sở; tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lí báo chí với cơ quan chủ quản báo chí…
4. Vấn đề Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí hoạt động báo chí là gắn chặt với nhau, không tách rời nhau. Đó là trụ cột chính đảm bảo báo chí nước ta hoạt động đúng định hướng tư tưởng chính trị, phụng sự dân tộc, phục vụ nhân dân. Trên tinh thần đó, việc phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa cơ quan lãnh đạo và cơ quan quản lí báo chí là cần thiết. Việc phân công trách nhiệm, chia sẻ trách nhiệm giữa các cơ quan này cần thực hiện một cách khoa học và hệ thống trên tinh thần thiện chí chung là làm cho báo chí thực sự trở thành tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội và là diễn đàn của nhân dân, phục vụ có hiệu quả cho công cuộc xậy dựng và phát triển đất nước.





Chương 1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

1.Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí
1.1.Tính Đảng là nguyên tắc của báo chí cách mạng
Mỗi nền báo chí, mỗi tờ báo, thậm chí mỗi nhà báo đều mang trong mình tính khuynh hướng. Khuynh hướng có nghĩa là báo chí hướng ngòi bút của mình vào đối tượng nào, bảo vệ lợi ích và phục vụ lợi ích của đối tượng nào. Gs Hà Minh Đức nhận định: “Khuynh hướng có thể bộc lộ dưới nhiều hình thức. Khuynh hướng thể hiện thái độ không trung lập, trung hoà trước một hiện tượng. Khuynh hướng biểu thị sự nhiệt tình ủng hộ hay phản đối của tác giả với một quan điểm chính trị, một vấn đề xã hội, một sự kiện hay nhân vật…Khuynh hướng đã thể hiện trong nhiều tác phẩm ở thời kì cổ đại, trung đại và cũng biểu hiện tập trung trong thời kì hiện đại khi cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng quyết liệt, người cầm bút đã bộc lộ rõ rệt qua trang viết ý thức trách nhiệm và tâm huyết của mình.”
Trong xã hội có giai cấp, tính khuynh hướng bộc lộ ở chỗ báo chí phục vụ và bảo vệ lợi ích của giai cấp nào. Báo chí cách mạng thừa nhận tính khuynh hưóng như một tất yếu. Ph.Ănghen yêu cầu báo chí cách mạng phải vươn tới tính Đảng, công khai bảo vệ lợi ích của Đảng, của nhân dân trước mũi nhọn tiến công của kẻ thù. Tính Đảng là đỉnh cao của tính khuynh hướng.
Tính Đảng trong hoạt động báo chí ở Việt Nam chính là nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”.Mục đích của báo chí là con người và sứ mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam là phục vụ con người.
Báo chí hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam như là một tất yếu, một vấn đề không mới. Bởi vì ngay từ khi có Đảng, báo chí cách mạng đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; cũng bởi nó được xem xét quá nhiều lần dưới nhiều góc cạnh, với nhiều quy mô khác nhau. Song trong giai đoạn hiện nay, nó lại là vấn đề nóng hổi, mang tính thời sự cao, khi mà những thế lực bên ngoài coi tính Đảng của hoạt động báo chí Việt Nam là vi phạm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân.
Người đầu tiên khởi xướng nguyên tắc tính Đảng của hoạt động báo chí là Lênin. Trong tác phẩm “Tổ chức của Đảng và văn học của Đảng”, Ông viết :“Văn học và báo chí phải trở thành những cơ quan của các tổ chức của Đảng. Các nhà xuất bản, các kho sách, các hiệu sách và các phòng đọc sách, các thư viện và các nơi bán sách báo- tất cả những thứ đó đều phải là của Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng” (V.I.Lênin toàn tập, tập 12, nxb Sự thật, Hà nội, 1986, tr 121-128). Từ đó nguyên tắc tính Đảng được phát triển rộng rãi trong hoạt động báo chí Xô viết. Ở nước ta, tính đảng là nguyên tắc số một chi phối hoạt động báo chí.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định Văn hóa, Xã hội 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
B Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý kinh tế ở cấp huyện Sinh viên chia sẻ 0
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top