Arlen

New Member
Download miễn phí
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI. 4
1.1. Một số khái niệm. 4
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội. 4
1.1.2. Khái niệm thu bảo hiểm xã hội. 4
1.1.3. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội. 4
1.2. Vai trò quản lý thu bảo hiểm xã hội. 5
1.2.1. Nắm chắc được nguồn thu BHXH 5
1.2.2. Tăng thu, bảo đảm cân đối quỹ BHXH 5
1.2.3. Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH: 6
1.2.4. Tham gia vào thị trường tài chính, đầu tư phát triển 6
1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH 6
1.3.1. Sự phát triển kinh tế xã hội. 6
1.3.2. Sự ảnh hưởng của các chính sách pháp luật: 7
1.3.3. Nhận thức của người tham gia 7
1.3.4. Công tác thông tin tuyên truyền về chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội 8
1.3.5. Công tác tổ chức thực hiện Bảo hiểm xã hội 8
1.3.6. Nhân khẩu học 9
1.3.7. Trình độ đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội. 9
1.4. Nội dung quản lý thu. 9
1.4.1. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. 9
1.4.2. Quản lý tiền lương - tiền công làm căn cứ đóng BHXH. 10
1.4.3. cách đóng và mức đóng BHXH bắt buộc: 11
1.4.4. Tổ chức thu BHXH: 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG. 12
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang và cơ quan bảo hiểm xã hội. 12
2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang. 12
2.1.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang. 13
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Tuyên Quang 13
2.2. Tình hình thực hiện quản lý thu bảo hiểm xã hội. 15
2.2.1.Công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. 15
2.2.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng Bảo hiểm xã hội 19
2.2.3. cách đóng và mức đóng BHXH: 21
2.2.4. Kết quả thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc tại đơn vị: 22
2.3. Một số đánh giá về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 22
2.3.1. Kết quả đạt được 22
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 23
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 24
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG 26
3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 26
3.1.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội 26
3.1.2. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ 28
3.1.3. Tăng cường rà soát việc thực hiện nghĩa vụ tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động 30
3.2. Một số khuyến nghị lên các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh 32
KẾT LUẬN 33

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, thì BHXH ngày một phát triển và trưởng thành nhanh chóng. BHXH là một trong những bộ phận cấu thành và đóng vai trò quan trọng trong các chính sách xã hội. Nó là một bộ phận không thể thiếu và có tính ổn định trong hệ thống an sinh xã hội. Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hay mất thu nhập.
Nhưng trong thực tế, tại nước ta việc thu BHXH từ số lượng lao động tham gia vào BHXH còn rất hạn chế. Nên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2011” Bài báo cáo này được thực hiện với mục đích nêu lên sự cần thiết của công tác quản lý thu BHXH tại tỉnh Tuyên Quang, những kết quả đạt được và những tồn tại cần giải quyết để từ đó có nhưng giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý thu BHXH và công tác triển khai mở rộng đối tượng tham gia tại tỉnh Tuyên Quang. Kết cấu bài báo cáo ngoài lời nói đầu và kết luận gồm 3 Chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội.
Chương 2: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội tỉnh tuyên quang.
Trong quá trình hoàn thành báo cáo, do thời gian và nhận thức còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô giáo. Qua đây em xin gửi lời Thank tới giảng viên Th.S Phạm Đỗ Dũng đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này./.

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI.
1.1. Một số khái niệm.
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm sự thay thế hay bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hay giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hay giảm khả năng lao động hay mất việc làm, thông qua việc hình thành sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
1.1.2. Khái niệm thu bảo hiểm xã hội.
Thu bảo hiểm xã hội là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định. Trên cơ sở đó hình thành, tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội và hoạt động của tổ chức sự nghiệp bảo hiểm xã hội.
1.1.3. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội.
Quản lý thu BHXH là hoạt động có tổ chức dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật của nhà nước sử dụng biện pháp hành chính tổ chức kinh tế quản lý hoạt động thu nộp BHXH, xác định việc thực hiện nghĩa vụ của NLĐ tham gia BHXH và đồng thời việc xác nhận đó là căn cứ để thực hiện chính sách, chế độ BHXH, đảm bảo quyền lợi đối với đối tượng tham gia BHXH đúng, đủ, kịp thời đáp ứng mọi yêu cầu, quy định của pháp luật.
1.2. Vai trò quản lý thu bảo hiểm xã hội.
1.2.1. Nắm chắc được nguồn thu BHXH
Nguồn thu của quỹ BHXH bao gồm: nguồn đóng BHXH của người tham gia và chủ sử dụng lao động, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, nguồn hỗ trợ của Nhà nước, các nguồn khác như: viện trợ, quà biếu, quà tặng… của các tổ chức trong và ngoài nước.
Để nắm chắc được các nguồn thu trên phải tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các nguồn thu. Đối với từng nguồn khác nhau phải có phương pháp quản lý thích hợp.
1.2.2. Tăng thu, bảo đảm cân đối quỹ BHXH
Thu BHXH có vai trò rất lớn trong việc cân đối quỹ. Hơn thế nữa thu BHXH quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH. Để tăng thu có một số biện pháp chính sau:
+ Tăng số người tham gia đóng BHXH. Đây là biện pháp có tính chất quyết định. Trong điều kiện kinh tế nước ta chưa phát triển, chúng ta chưa thể tăng nhanh mức đóng BHXH, mà phải tăng từ từ. Từ thực tế đó việc tăng số người tham gia đóng BHXH có ý nghĩa thực tế và có tính quyết định trong việc cân đối quỹ BHXH.
+ Thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo đúng thời gian quy định.
Nội dung này chỉ có thể đạt được trên cơ sở tăng cường các biện pháp quản lý hành chính, tổ chức thu khoa học kết hợp với các biện pháp kinh tế.
Thu đúng đối tượng là phải căn cứ vào những quy định về đối tượng tham gia BHXH trong văn bản pháp luật về BHXH.
Thu đủ số lượng và đúng hạn quy định cũng phụ thuộc vào công tác quản lý thu BHXH. Trên thực tế có rất nhiều đơn vị nộp BHXH không đủ theo số lượng quy định. Tình trạng trốn đóng BHXH hiện còn xảy ra ở rất nhiều đơn vị. Vì vậy phải bằng phương pháp quản lý thu khoa học, kết hợp với các biện pháp hành chính, kinh tế cứng rắn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH. Có như vậy công tác quản lý thu mới đem lại hiệu quả.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm vào Link, đợi vài giây sau đó bấm Get Website để tải:


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm vào Link, đợi vài giây sau đó bấm Get Website để tải:
 

imzmarcus

New Member
Re: [Free] Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008-2011

bạn ơi cho mình xin link down ^^
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008-2011

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D sâu xanh da láng (spodoptera exigua hubner) hại hành hoa và biện pháp quản lý tổng hợp chúng trong vụ hè thu Nông Lâm Thủy sản 0
D Báo cáo tốt nghiệp quản lý doanh thu trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác, điều hành giao thông và thu phí trên hệ thống đường ô tô cao tốc Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An + bản vẽ Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các hoạt động có thu ở các đơn vị dự toán thuộc quân khu i Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chương trình quản lý thu chi của trường ĐHDL Hải Phòng Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top