LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ đến quan hệ thương mại giữa hai nước
Mục lục


Trang
Lời mở đầu........................................................................................
1

Chương I: Tổng quan về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước khi ký hiệp định



4
I. Khái quát chung về thị trường và hệ thống pháp luật Hoa Kỳ....
4
1. Khái quát về thị trường Hoa Kỳ ......................................................
4
1.1. Tiềm năng xuất khẩu của Hoa Kỳ ..................................................
6
1.2. Tiềm năng nhập khẩu của Hoa Kỳ .................................................
8
2. Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ ..............................................................
8
II. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước khi hiệp định được ký kết ..................................................................................
15
1. Thời kỳ trước khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam......
15
2. Thời kỳ sau khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam...........
16

Chương II: Quan hệ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ sau khi Hiệp định
thương mại được kí kết
23

I. Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ - Những nội dung cơ bản.........................................................................................................
23
1. Quá trình đàm phán dẫn đến ký kết Hiệp định...............................
23
2. Những nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ..........................
26
II. Tình hình quan hệ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ sau khi ký kết Hiệp định.......................................................................... ...................
38
1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ..........
38
2. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ sang Việt Nam..................
42
3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ..........................................................................................................................................................................

46

Chương III: Các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ


59

I. Triển vọng quan hệ thương mại giữa hai nước .............................
59
1. Cơ hội ...................................................................................................
59
2. Thách thức ..........................................................................................
62
II. Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại với Hoa Kỳ ..................
66
1. Nhóm giải pháp vĩ mô.............................................................................
66
2. Nhóm giải pháp vi mô .............................................................................
73
3. Nhóm giải pháp đối với một số mặt hàng cụ thể............................................................
75

Kết luận .............................................................................................

81
Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................
83
a đề tài
Trong thế giới ngày nay, không một quốc gia nào có thể tách rời khỏi quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Để hoà nhập với xu hướng chung này của các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế, thương mại, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Chính sách đó được Đảng và Nhà nước từng bước thực hiện trong nhiều năm qua và cho đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn, trong đó có việc ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình bình thường hoá hoàn toàn quan hệ giữa hai nước mà còn mở đường cho Việt Nam tiếp tục hội nhập kinh tế, mà cụ thể là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong khi đó Hoa Kỳ từ trước đến nay được toàn thế giới biết đến như là một siêu cường quốc về mặt kinh tế cũng như chính trị, đồng thời là một thị trường hết sức rộng lớn, đa dạng và vô cùng hấp dẫn. Vì vậy trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam, quan hệ với Hoa Kỳ luôn được giành một vị trí ưu tiên đặc biệt. Sau những nỗ lực từ hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ, Hiệp định thương mại giữa hai nước đã được ký kết và chính thức có hiệu lực. Đây có lẽ là sự kiện được mong chờ nhất trong thập kỷ qua. Hiệp định thương Việt- Mỹ đi vào thực thi đã mở ra triển vọng to lớn thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, đặc biệt mở ra một thị trường lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu nội dung chủ yếu của Hiệp định và bước đầu đánh giá tác động của Hiệp định thương mại đến quan hệ thương mại giữa hai nước để từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm tận dụng tất cả những cơ hội mà hiệp định đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như hạn chế những tác động tiêu cực mà Hiệp định mang lại là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đó chính là lý do người viết chọn đề tài “ Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đến quan hệ thương mại giữa hai nước” cho khoá luận của mình.
Mục đích nghiên cứu
- Khoá luận này tập trung hệ thống hoá một số vấn đề trong chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ, phân tích nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, từ đó bước đầu góp phần trang bị cho các doanh nghiệp Việt Nam một hành trang cần thiết trước khi xâm nhập vào khu vực thị trường đầy sức hấp dẫn này.
- Đánh giá thực trạng quan hệ ngoại thương giữa hai nước qua từng thời kỳ, đặc biệt phân tích những tác động bước đầu sau khi Hiệp định có hiệu lực nhằm nêu bật những khó khăn, thuận lợi, những bất cập, cản trở trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Từ đó các doanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm cho quá trình thực hiện Hiệp định thương mại cũng như cho cả quá trình hội nhập kinh tế trong tương lai.
- Đề xuất những biện pháp và chính sách cụ thể mang tính chất vi mô và vĩ mô nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Khoá luận chủ yếu là quan hệ thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước và sau khi Hiệp định được ký kết. Cụ thể, khoá luận sẽ đi sâu phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước qua từng thời kỳ cụ thể, đặc biệt đi sâu phân tích những chuyển biến trong mối quan hệ thương mại sau khi Hiệp định được ký kết và chính thức có hiệu lực.
- Đề tài tập trung vào quan hệ thương mại hàng hoá hữu hình, cụ thể là các chính sách xuất nhập khẩu cho các mặt hàng mang tính chất hữu hình chứ không nghiên cứu chính sách về đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ... Do giới hạn của thời gian nghiên cứu cũng như phạm vi của một khoá luận, người viết cũng không phân tích cụ thể và chi tiết nội dung của Hiệp định, chỉ nêu và phân tích sâu những nội dung quan trọng có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu.
Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài này được xây dựng dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đường lối phát triển và tiến trình hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó người viết cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phân tích, thống kê, hệ thống hoá và diễn giải.
Bố cục của khoá luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khoá luận được chia thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước khi ký hiệp định
Chương 2: Quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ sau khi Hiệp định thương mại được ký kết
Chương 3: Các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ.




.của hàng hoá, Bộ thương mại và thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cần xây dựng một chiến lược tổng thể về thị trường để giúp các doanh nghiệp trong việc định hướng sản xuất và xây dựng chiến lược xuất khẩu cho riêng mình. Các doanh nghiệp sẽ biết được mặt hàng nào nên sản xuất và với chất lượng ra sao, với mức giá là bao nhiêu, đối thủ cạnh tranh trên thị trường cũng như cách cạnh tranh của các đối thủ...
Về công tác xúc tiến bán sản phẩm, Nhà nước cần nhanh chóng thành lập Cục xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và tiếp thị. Chức năng của Cục xúc tiến thương mại là phổ biến thông tin và tổ chức, xúc tiến các hoạt động thương mại. Trên cơ sở chiến lược thâm nhập thị trường đã được hoạch định, Cục xúc tiến có nhiệm vụ xây dựng lộ trình hành động cụ thể để giúp các doanh nghiệp đưa hàng hoá Việt Nam ra thị trường nước ngoài.

2. Nhóm giải pháp vi mô
2.1. áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới
Sau khi đã nắm vững được các thông tin về thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp phải chủ động cải tiến sản phẩm cũng như dây chuyền sản xuất để có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cũng như những quy định hết sức khắt khe do Hoa Kỳ quy định.Trước mắt để có thể xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ thành công, các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng một trong những mô hình hệ thống đảm bảo chất lượng như :
+ISO 9000: Đây là hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế trong doanh nghiệp. Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 đề cập đến các yếu tố chính sách trong quản lý chất lượng như chính sách chỉ đạo về chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế triển khai sản phẩm, quá trình cung ứng, bao gói, phân phối, xem xét đánh giá nội bộ, dịch vụ sau khi bán hàng, kiểm soát tài liệu, đào tạo.
+ ISO 9001: áp dụng khi doanh nghiệp muốn đảm bảo chất lượng trong sản phẩm, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật( phổ biến vì nó không bao gồm khâu thiết kế)
+ ISO 9003: áp dụng khi doanh nghiệp muốn bảo đảm chất lượng trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng giành cho doanh nghiệp làm ra sản phẩm, chủ yếu dùng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo sản phẩm hay dịch vụ đạt đúng yêu cầu đề ra.
Hệ thống trên có giá trị như thước đo chung có giá trị quốc tế về quản lý chất lượng. Ngoài ra, trong lĩnh vực chế biến thực phẩm cần hết sức lưu ý đến hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point- Phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu). Hệ thống này tập chung vào vấn đề vệ sinh và đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ. Theo luật pháp Hoa Kỳ hệ thống này có tính chất bắt buộc đối với các công ty thực phẩm hoạt động trong lãnh thổ nước Hoa Kỳ. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nếu muốn thâm nhập thị trường Hoa Kỳ thì không còn cách nào khác là phải ứng dụng hệ thống HACCP trong sản xuất và thuyết phục các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ (bằng chứng chỉ hay bằng báo cáo kiểm tra) rằng mình đã tuân thủ đúng các nguyên tắc của hệ thống HACCP.



Chương I
Tổng quan về mối quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và hoa kỳ trước khi kí hiệp định

I . Khái quát chung về thị trường và hệ thống pháp luật Hoa Kỳ
1. Khái quát về thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2000 là 9.872,9 tỷ USD. Mười năm liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao chưa từng có trong lịch sử của mình kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai( tốc độ tăng trưởng GDP năm 1998 là 4,3%; năm 1999 là 4,16%; năm 2000 là 4,4%). Theo thống kê của Worldbank thì Hoa Kỳ chỉ cần tăng trưởng 1% thì đã tạo ra một giá trị tuyệt đối lớn hơn giá trị tuyệt đối của 15% tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Hoa Kỳ theo nền kinh tế thị trường tự do. Hoa Kỳ tham gia WTO, lập khối NAFTA và gần đây cam kết khối mậu dịch tự do 34 nước NAFTA và FTAA vào năm 2005 và là nước tiên phong trong việc phát động vòng đàm phán mới ở Doha. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường rất rộng, nhu cầu đa dạng. Dân số Hoa Kỳ hiện nay là khoảng 275 triệu người, với mức thu nhập bình quân khoảng USD 36.200. Nếu xét riêng về thu nhập hay dân số thì Hoa Kỳ không phải là nước đứng đầu nhưng nếu kết hợp cả hai yếu tố trên thì Hoa Kỳ là nước đứng đầu trên thế giới.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên Văn hóa, Xã hội 0
R Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
R Tác động của biến đổi khí hậu tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam đến năm 2050 Khoa học Tự nhiên 0
R Tác Động Của Bất Bình Đẳng Giới Tới Phát Triển Ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top