thuynguyen_bmt

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do lựa chọn đề tài
Ở nước ta du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng bao gồm nhiều hoạt động khai thác tiềm năng của các hệ địa sinh thái khác nhau trên khắp đất nước. Sự phong phú đa dạng của các hình thức du lịch được thể hiện từ thăm quan các thắng cảnh tự nhiên, nghiên cứu các thành phần tự nhiên, xã hội để nghỉ dưỡng, từ du lịch bằng xe, đi thuyền, đi bộ, đến du lịch cưỡi thú lớn. ..Quá trình phát triển mạnh mẽ của các loại hình du lịch đã tạo khả năng to lớn của các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
Đặc biệt trong những năm gần đây thay vì đến những nơi đô thị ồn ào náo nhiệt với những toà nhà cao tầng che khuất tầm nhìn của con người thì khách du lịch có xu hướng đến với những miền quê để được hoà mình vào cuộc sống của người dân với những phong tục tập quán mang đậm tính truyền thống và tính địa phương, được hiểu thêm về những kiến thức lịch sử, kiến trúc mỹ thuật ở mỗi địa phương nói riêng và đất nước nói chung, được hoà minh với thiên nhiên trong lành với vẻ đẹp cổ kính của các di tích lịch sử, các công trình tôn giáo tín ngưỡng và gắn với nó là các lễ hội truyền thống độc đáo. Do vậy việc tìm hiểu khai thác các giá trị văn hoá lịch sử của các di tích ở mỗi vùng quê có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch
Nam Định là một tỉnh thuộc vùng châu thổ Sông Hồng và vùng du lịch Bắc Bộ cách thủ dô Hà Nội 90 km về phía Đông Nam có tuyến đường sắt Bắc Nam và các tuyến quốc lộ 10, 21 chạy qua nối với cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) và khu du lịch Hạ Long cùng với hệ thống giao thông đường thuỷ : Sông Hồng, Sông Đáy, Sông Ninh Cơ. Do đó Nam Định có điều kiện thuận lợi giao lưu với các vùng miền trong cả nước và quốc tế. Thiên nhiên ưu đãi hào phóng đã dành cho Nam Định những cánh đồng thẳng cánh cò bay những dòng sông đỏ nặng phù sa bên những làng quê trù phú. Bãi biển Quất Lâm và Thịnh Long còn hồn nhiên với dáng vẻ hoang sơ và bầu không khí mát lành, có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ với hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, phong phú với nhiều loại động vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ quốc tế và là nơi dừng chân của các loài chim di trú từ Phương Bắc. Không những thế Nam Định còn là vùng đất địa linh nhân kiệt và là nơi sinh ra nhiều danh nhân của đất nước, nơi phát tích vương triều nhà Trần - một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Con người Nam Định tài hoa thông minh, cần cù, dũng cảm với truyền thống lịch sử lâu đời từ ngàn xưa người dân Nam Định đã tạo dựng và để lại cho thế hệ ngày nay nhiều di sản văn hoá tinh thần mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.Các quần thể di tích với nét kiến trúc tinh sảo độc đáo: Đền Trần,Chùa Tháp, Chùa Keo, Chùa Cổ Lễ. ..và nơi đây còn có quần thể di tích Phủ Dầy với những công trình mang đậm phong cách thời Nguyễn gắn liền với nó là lễ hội dân gian truyền thống đã thu hút đông đảo khách thập phương. Ngoài ra còn có các làng nghề thủ công truyền thống (làng hoa cây cảnh Vị Khê, làng chạm gỗ La Xuyên, làng rèn Vân Chàng. ..) là minh chứng cho quá trình phát triển lâu dài của Nam Định.
Với tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú Nam Định có điều kiện trở thành một địa danh du lịch có sức hút lớn đối với du khách bởi nhiều loại hình du lịch : Du lịch sinh thái, du lịch biển đặc biệt là du lịch văn hoá, du lịch tâm linh gắn liền với việc tham quan tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá dân gian, các di tich lịch sử lễ hội
Tuy nhiên thực trạng phát triển về du lịch của Nam Định trong những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Hoạt động du lịch chủ yếu còn dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên sẵn có, đầu tư còn hạn chế và mang tính tự phát nên chưa có sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Do đó là một người con của đất Nam Định lại học ngành văn hoá du lịch vậy người viết chọn đề tài “tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tại quần thể di tích Phủ Dầy ’’ với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc khai thác các giá trị văn hoá phong phú của di tích Phủ Dầy vào phát triển du lịch
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Mục đích của đề tài là bước đầu tìm hiểu nghiên cứu và tiến tới đánh giá tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hoá và thực trạng khai thác loại hình du lịch này tại quần thể di tích Phủ Dầy từ đó xây dựng và đưa ra các luận cứ khoa học để chính quyền các cấp, các ngành tham khảo trong việc khai thác các giá trị lịch sử, văn hoá phục vụ phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của địa phương nói chung và cả tỉnh Nam Định nói riêng
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố về lịch sử hình thành,giá trị kiến trúc và lễ hội Phủ Dầy có giá trị phục vụ cho việc phát triển du lịch của Nam Định và đối với người dân địa phương
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Khoá luận xem xét giá trị lịch sử, văn hoá của di tích Phủ Dầy có thể khai thác phục vụ du lịch
-Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể di tích Phủ Dầy
-Trong phạm vi hạn hẹp của người làm khoá luận tốt nghiệp người viết chỉ đưa ra những vấn đề mang tính cơ bản nhất như một ý kiến tham khảo cho công cuộc xây dựng và phát triển loại hình du lịch văn hoá ở Phủ Dầy nói riêng và Nam Định nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khoá lụân này, người viết đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Tiến hành thu thập tài liệu trên sách báo, internet, tại địa phương cũng như phòng văn hoá huyện Vụ Bản, Ban quản lý di tích Phủ Dầy. ..Từ đó tổng hợp nghiên cứu, xử lý và đưa ra mối liên hệ giữa các thành phần của hệ thống để từ đó sử dụng làm tư liệu cho bài viết của mình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Sử dụng phương pháp này nhằm bổ sung những kiến thức còn thiếu đồng thời kiểm tra và thu thập số liệu còn thiếu để đưa vào bài khóa luận
4.3. Phương pháp khảo sát thực tế
Trong quá trình làm khóa luận người viết đã đi khảo sát thực tế đến quần thể di tích Phủ Dầy tìm hiểu, chụp ảnh, và tiến hành phỏng vấn các vị thủ nhang, người dân và một số cụ già cao tuỏi …
5. Bố cục khóa luận
Khóa luận gồm có 3 chương:
Chương1: Cơ sở lý luận chung về du lịch và tổng quan du lịch- mối quan hệ của chúng trong sự phát triển du lịch hiện nay
Chương2: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại quần thể di tích Phủ Dầy
Chương3: Đề xuất một số giải pháp để quần thể di tích Phủ Dầy thực sự là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.

Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ
DU LỊCH VĂN HÓA- MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY.
1.1. D u lịch và du lịch văn hóa
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia du lịch đã nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Định nghĩa du lịch theo quan điểm của Ipirogionic: “Du lịch là một dạng hoạt động của cư dân trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hay thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa [8, 15]”.
Trong cuốn “Du lịch và kinh doanh du lịch” của Phó Tiến sĩ Trần Nhạn định nghĩa: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương mà không nhằm mục đích sinh lời”.
Định nghĩa Du lịch trong luật du lịch thì “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (NXB Chính trị, Quốc gia - HN2005 trang 9)
Như vậy du lịch là một khái niệm rộng, một phạm trù độc lập chứ không mang nghĩa hẹp. Du lịch theo tiếng Hán là đi chơi có lịch trình. Trong đó “du” là rong chơi, còn “lịch” là lịch trình, sự sắp xếp về thời gian. Chính vì vậy mới có thể phân biệt du lịch với các hình thức cư trú thường xuyên khác như đi du học, đi học xa, làm xa. Người ta quy ước rằng chỉ có hoạt động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên không dưới 24 giờ và không vì mục đích kiếm tiền mới được coi là đi du lịch. Các hoạt động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên và không vì mục đích kiếm tiền nhưng dưới 24 giờ thì gọi là tham quan. Trên thực tế khái niệm du lịch rộng hơn tham quan, nó bao trùm khái niệm tham quan cùng với đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ gọi là du lịch.
Ngày nay các loại hình du lịch càng được đa dạng hóa, chuyên môn hóa để đáp ứng một cách tốt nhất, đầy đủ nhất cho nhu cầu đi du lịch của du khách. Với sự phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, du lịch đã trở thành một nhu cầu quan trọng của người dân nhiều nước trên thế giới. Muốn du lịch thực sự phát triển, khách du lịch đông hơn, thì đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều mặt của nhiều bên. Trước tiên là sự phát triển kinh tế của người dân vì kinh tế là một phần thiết yếu cấu tạo nên hành trình du lịch. Sau đó là sự quản lý của nhà nước về du lịch, sự tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường quảng cáo tuyên truyền, thu hút khách của nhà nước, của các hãng lữ hành.
Đối với nước ta là một nước đang phát triển, do vậy có thể nói một cách khách quan là điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở đón tiếp khách và các dịch vụ bổ sung, các loại hình du lịch còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó nước ta có những điều kiện thuận lợi là tài nguyên du lịch thiên nhiên rất phong phú, nước ta lại có bề dày lịch sử văn hóa với nhiều công trình kiến trúc tuy không to lớn, đồ sộ nhưng rất tinh tế và độc đáo với nhiều phong tục tập quán có giá trị nhân văn sâu sắc. Đó cũng chính là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển thế mạnh của mình là du lịch nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa.
Với định hướng của Đảng và Nhà nước là phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cùng với việc đưa du lịch trở thành điểm nóng, thành sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều người.
1.1.2. Du lịch văn hóa
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005 có định nghĩa: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”
Theo Tiến sĩ Trần Đức Thanh trong cuốn nhập môn Khoa học du lịch “Du lịch văn hóa là hoạt động diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn hay hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch văn hóa”.
Như vậy tài nguyên du lịch văn hóa cũng chính là tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên du lịch văn hóa là tất cả những gì do xã hội cộng đồng tạo ra có sức hấp dẫn du khách cùng các thành tố khác đưa vào phục vụ du lịch, đó là những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của địa phương thông qua các vật dẫn hay cách biểu đạt, cung cấp cho du khách cơ hội để chiêm ngưỡng, thử nghiệm và cảm thụ văn hóa của địa phương bao gồm các công trình kiến trúc mỹ thuật, các di tích lịch sử, hoạt động tôn giáo, nghi thức xã hội đặc thù, đồ ăn, thức uống, làng nghề truyền thống, lễ hội phong tục tập quán.
Du lịch văn hóa là một trong những loại hình du lịch bền vững, hấp dẫn du khách, có nhiều điều kiện, nguồn lực để phát triển, được quan tâm đầu tư phát triển ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam.
Cộng đồng địa phương là người sản sinh, bảo tồn và sở hữu các giá trị văn hóa của địa phương vì vậy cũng như tổ chức phát triển du lịch sinh thái, tổ chức phát triển văn hóa phải dựa vào cộng đồng địa phương để bảo tồn, nuôi dưỡng những giá trị văn hóa, tôn trọng nguyện vọng phong tục tập quán của cộng đồng và chia sẻ lợi nhuận, việc làm từ hoạt động du lịch với cộng đồng.
- Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể:
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
MỤC MỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA- MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY. 5
1.1. Du lịch và du lịch văn hóa 5
1.1.1. Khái niệm về du lịch 5
1.1.2. Du lịch văn hóa 7
1.1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và tài nguyên du lịch văn hóa. 10
1.2. Các loại hình du lịch văn hóa. 13
1.2.1. Du lịch lễ hội 13
1.2.2. Du lịch tôn giáo 14
1.2.3. Du lịch tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa. 14
1.2.4. Du lịch kết hợp tham quan văn hóa với các mục đích khác. 14
1.3. Các điều kiện để phát triển du lịch văn hóa 15
1.3.1. Điều kiện an ninh chính trị, an toàn xã hội 15
1.3.2. Điều kiện kinh tế. 15
1.3.3. Chính sách phát triển du lịch 16
1.3.4. Các nhân tố khác. 16
1.4. Xu hướng phát triển của du lịch văn hóa trong giai đoạn hiện nay. 17
1.4.1. Xu hướng phát triển chung của du lịch 17
1.4.2. Xu hướng phát triển của du lịch văn hóa 19
* Tiểu kết chương 1: 20
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH PHỦ DẦY NAM ĐỊNH 21
2.1. Giới thiệu về vùng đất địa linh thiên bản 21
2.1.1. Vị trí địa lý 21
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 23
2.2. Thánh Mẫu Liễu Hạnh và tục thờ Mẫu ở Việt Nam 26
2.2.1.Vài nét về tục thờ Mẫu ở Việt Nam. 26
2.2.2. Huyền tích thánh Mẫu Liễu Hạnh 29
2.3 Di sản văn hóa trên quần thể di tích PhủDầy. 34
2.3.1 Phủ Tiên Hương 34
2.3.2 Phủ Vân Cát 37
2.3.3. Lăng mộ Thánh Mẫu. 39
2.4. Lễ hội Phủ Dầy. 41
2.5. Đánh giá sự khai thác của Lễ hội và quần thể di tích Phủ Dầy phục vụ phát triển Du lịch văn hóa. 55
2.6. Thực trạng khai thác quần thể di tích Phủ Dầy cho sự phát triển 57
2.6.1 Nguồn khách và lượng khách 58
2.6.2. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật. 60
2.6.3. Hoạt động xúc tiến du lịch. 62
2.6.4. Sự khai thác di tích Phủ Dầy và Lễ hội Phủ Dầy của các công ty du lịch. 66
2.6.5 Lễ hội Phủ Dầy với sự phát triển du lịch văn hóa ở Nam Định. 67
* Tiểu kết chương 2 69
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI. PHÁP KIẾN NGHỊ ĐỂ QUẦN THỂ DI TÍCH PHỦ DẦY THỰC SỰ LÀ ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN CỦA KHÁCH DU LỊCH. 70
3.1.Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa tại Phủ Dầy. 70
3.1.1. Giải pháp về quản lý tổng thể và đồng bộ khu vực quần thể Phủ Dầy. 70
3.1.1.1. Đầu tư cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu di tích Phủ Dầy 70
3.1.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá cho Phủ Dầy và Lễ hội Phủ Dầy 72
3.1.1.3. Hoàn thiện và nâng cao các điều kiện về thiết chế văn hóa các cơ sở vật chất thiết yếu cho việc tổ chức và thực hiện chương trình lễ hội. 72
3.1.1.4. Quản lý chặt chẽ việc xây sửa tôn tạo di tích. 73
3.1.1.5. Quản lý và bồi dưỡng hệ thống thủ nhang. 74
3.1.1.6. Việc quản lý ngân sách 74
3.1.1.7. Đảm bảo được nét văn hóa trong Lễ hội Phủ Dầy. 75
3.1.2. Giải pháp khai thác giá trị của quần thể di tích Phủ Dầy phát triển du lịch. 77
3.1.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện để du lịch phát triển. 77
3.1.2.2. Kéo dài thời gian lưu trú của khách. 78
3.1.2.3. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. 78
3.1.2.4. Xây dựng tour, tuyến du lịch và sự kết hợp giữa du lịch tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa với một số loại hình du lịch khác. 79
3.2. Những tồn tại và định hướng trong việc tổ chức khai thác du lịch văn hóa tại Phủ Dầy. 81
3.2.1. Những tồn tại trong việc tổ chức khai thác du lịch văn hóa tại Phủ Dầy. 81
3.2.2. Định hướng trong việc tổ chức quản lý di tích Phủ Dầy cho du lịch. 84
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 86
* TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 87
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

Để công tác tổ chức, quản lý Phủ Dầy và Lễ hội Phủ Dầy huyện Vụ Bản tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được góp phần vào việc nâng cao mức hưởng thụ của nhân dân địa phương và khách thập phương.
1. Phủ Dầy và Lễ hội Phủ Dầy có nhiều tiềm năng to lớn và bền vững để khai thác dưới góc độ du lịch văn hóa tâm linh. Vì vậy nên có quy hoạch chiến lược cho khu vực này, do đó Phủ Dầy và Lễ hội Phủ Dầy rất cần thiết sự đầu tư lớn của Nhà Nước để trùng tu tôn tạo di tích, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, bến bãi, các thiết chế văn hóa, thể thao) điều này vượt quá khả năng của địa phương.
2. Ngành du lịch và ngành văn hóa thể thao sớm tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cho Phủ Dầy một cách công phu, bài bản, có hệ thống, không những đón tiếp du khách trong nước mà còn đón tiếp du khách nước ngoài (vì trong những năm qua, hầu như năm nào cũng có du khách nước ngoài năm sau nhiều hơn năm trước, có năm có người ở 9 quốc gia khác nhau về Phủ Dầy)
3. Hiện nay không bán vé vào Lễ hội Phủ Dầy nhưng có thể bán vé du lịch tham quan quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy. Liên tục cả năm như nhiều tỉnh bạn đã và đang làm. đây là việc làm tuy khó khăn (Vì Phủ Dầy trải quá rộng, nhiều đường vào song rất cần thiết. Đây là nguồn thu lớn cần khai thác. Đề nghị cấp trên cho phép.)
4. Lệ phí bến bãi, lệ phí coi giữ các phương tiện giao thông như quy định hàng năm của tỉnh là quá thấp, không phù hợp với thực tế. Đề nghị tỉnh nên có điều chỉnh cho phù hợp.
5. Đề nghị bộ VHTT và các ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu hội thảo để làm sáng tỏ giá trị của tục thờ Mẫu, tôn vinh thánh Mẫu Liễu Hạnh - vị thần chủ của điện thờ Mẫu ở Việt Nam. Trọng tâm là Phủ Dầy để thống nhất nhận thức quan điểm, ý kiến đánh giá, chỉ đạo và ngôn luận đối với Phủ Dầy và Lễ hội Phủ Dầy.
6. Nên tổ chức tham quan học tập ở các di tích. Lễ hội lớn khác của đất nước để rút kinh nghiệm để xây dựng được cách quản lý phù hợp với di tích và Lễ hội Phủ Dầy.

* TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Có thể nói rằng quản lý di tích Phủ Dầy không những có giá trị về mặt lịch sử văn hóa mà còn đẹp về mặt kiến trúc, về Lễ hội độc đáo với nhiều trò chơi dân gian độc đáo, hấp dẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên giá trị này chưa thực sự khai thác có hiệu quả để phục vụ cho phát triển du lịch. Vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nói trên và nếu được thực hiện tốt trong một tương lai không xa di tích Phủ Dầy cùng với Lễ hội độc đáo của nó sẽ trở thành một điểm du lịch quan trọng của tỉnh Nam Định nói riêng và cả nước nói chung.


KẾT LUẬN

Ngày nay du lịch văn hóa với các hình thức chủ yếu là tham quan các di tích kết hợp với lễ hội và tham quan các làng nghề truyền thống đang phát triển mạn. Loại hình du lịch này không chỉ có mục đích tham quan các di tích lịch sử văn hóa như: Đình, chùa, đền, miếu, các lế hội truyền thống, các trò chơI gian dân gian … mà còn giúp khách có thêm những kiến thức về lịch sử, văn hóa, kiến trúc mỹ thuật gắn với những giai đoạn phát triển của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Loại hình du lịch này sẽ là một dịp để các tầng lớp nhân dân ôn lại những truyền thông quý báu của quê hương từ đó giáo dục nhân dân hướng về cội nguồn dân tộc. Từ đó góp phần quan trọng vào việc bảo tồn các di tích lịch sử, các giá trị truyền thống của dân tộc. Qua đó góp phần quan trọng vào việc bảo tồn các di tích lịch sử, các giá trị truyền thống của dân tộc.
Quần thể di tích Phủ Dầy gồm hơn 21 đền, phủ, lăng, chùa… thuộc xã Kim Thái huyện Vụ Bản. Đây cũng là nơi sinh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh- một trong tứ bất tử thuộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam đồng thời là một trong sáu sự lạ của đất “Thiên bản lục kỳ ” xưa kia, là biểu tượng của tâm linh, tâm hồn ý chí cao cả của người Việt Nam về khát khao giải phóng người phụ nữ. Những huyền thoại về Bà, về công đức của Bà đối với nhân dân tạo ra sự hấp dẫn kì lạ đối với khách thập phương thông qua các truyền thuyết dân gian đã được thần thánh hóa.
Quần thể di tích Phủ Dầy chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống di tích danh thắng tỉnh Nam Định. Phủ Dầy với một quần thể kiến trúc phong phú, đa dạng là một di sản quý giá trong kho tàng văn hóa của đất nước. Các công trình ở đây được làm chủ yếu dưới thời Nguyễn nhưng có sự kết hợp hài hòa kiến trúc của nhiều địa phương trong đó có cả kiến trúc của kinh đô Huế để tạo nên một phong cách riêng độc đáo thu hút khách đến tham quan nghiên cứu. Lễ hội Phủ Dầy là lễ hội truyền thống lớn mang đầy đủ tín ngưỡng của tục thờ Mẫu đồng thời chứa đựng nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, phong phú, sâu sắc, độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc và sắc thái văn hóa địa phương đã góp phần không nhỏ làm phong phú nền văn hóa của dân tộc. Nhận thức được giá trị to lớn của Phủ Dầy, lễ hội Phủ Dầy và các giá trị nhân văn của tục Thờ Mẫu. Năm 1995 được UBND tỉnh Bộ VHTT cho phép lễ hội Phủ Dầy mở thử nghiệm. Sau 3 năm thử ngghiệm đến năm 1998 lễ hội Phủ Dầy được Nhà Nước cho phép mở chính thức. Sau 9 năm mở hôị với sự nỗ lực vượt bậc của Đảng Bộ và nhân dân huyện Vụ Bản, lễ hội Phủ Dầy đã được phục hồi và phát triển được Bộ VHTT công nhận là một trong năm lễ hội lớn của đất nước (Theo quyết định số 39/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001) được Tổng cục du lịch xếp là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước.Điều đó cho thấy sự quan tâm của Nhà Nước của Tổng cục du lịch và Bộ VHTT đối với Phủ Dày và lễ hội Phủ Dầy cũng như những nhận thức đúng đắn của các cấp các ngành về giá trị và ý nghĩa của quần thể di tích này trong đời sống tinh thần của nhân dân địa phương và khách thập phương
Với những lợi thế to lớn để phát triển du lịch như vậy song du lịch Vụ Bản vẫn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Mặc dù lượng khách hành năm vẫn đông và năm sau cao hơn năm trước song nguồn thu lại rất khiêm tốn, kết cấu hạ tầng yếu kém, cơ sở vật chát kỹ thuật phục vụ du lịch còn thiếu thốn…Có thể nói du lịch Vụ Bản vẫn “chưa thực sự sẵn sàng đón tiếp khách ”.Do vậy chính quyền và nhân dân xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định cần nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa trong việc tổ chức và quản lý lễ hội kêu gọi đầu tư vào Phủ Dầy để Phủ Dầy và lễ hội Phủ Dầy ngày càng trở thành điểm đến của khách du lịch, là điểm đến của thiên niên kỉ mới của du lịch Việt Nam góp phần đưa du lịch dần trở thành ngành kinh tế chính tại địa phương vừa tạo thu nhập công ăn việc làm và góp phần vào quá trình tu sửa, tôn tạo di tích phát huy các giá trị truyền thống của địa phương.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top