Mình xin tổng hợp 1 số bài viết hay về cách lựa chọn 1 chú cá rồng đẹp Quá bối, huyết long.. đều có thể áp dụng tại đây
1. Thân hình / Dáng
Thân hình to bản và dáng cân đối, bộ đuôi vây kỳ cờ hoàn thiện và phát triển đúng mức. Thân hình đẹp khi nhìn vào sẽ thấy dáng cân đối, không quá mỏng manh hay quá mập. Có 2 điểm cần quan tâm khi chăm sóc dáng cá: môi trường nước và chế độ thức ăn cho cá.
A. Dung tích hồ nuôi (kích cỡ hồ) sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển và tăng trưởng về hình dáng của chú Rồng yêu quý. Về căn bản, một hồ lý tưởng để nguôi cá rồng phải có kích thước tối thiểu là: 1,2m (Dài) x 0,6m (Rộng) x 0,6m (cao) hay lớn hơn càng tốt. Dung tích hồ nuôi quá nhỏ sẽ khiến chú cá bị còi cọc, còng lưng, hay dáng bị tròn lại (bonsai).
B. Thức ăn dạng cá mồi hay tép mồi rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, còn có nhiều loại thức ăn phù hợp khác. Đừng để cá Rồng chỉ quen ăn một loại thức ăn hay cho ăn quá nhiều. Khẩu phần ăn phải được kiểm soát và theo dõi chặt chẽ.
2. Màu sắc
Tùy thuộc vào từng giống cá Rồng, màu sắc đặc trưng của mỗi loại cá sẽ khác nhau. Tiêu chuẩn quan trọng nhất về màu sắc của mỗi loại cá hoàn toàn phụ thuộc vào giống loại và gien di truyền của từng loài. Mỗi loài đều được thừa hưởng gien di truyền từ bố mẹ. Cá đẹp là cá thừa hưởng hết các phẩm chất màu sắc của bố mẹ được thể hiện rõ ở tuổi trưởng thành và đặc biệt rực rỡ khi đã thành thục (4-5 năm). Cũng như con người, hầu hết cá rồng con nhìn bề ngoài đều khá giống nhau tùy nhiên khi lớn dần thì các yếu tố di truyền giống cha mẹ sẽ ngày càng rõ nét hơn.
3. Vảy
Vảy phải sáng, vảy lớn và đều, các lớp đều nhau.
Một trong những điểm thu hút nhất của cá Rồng chính là những hàng vảy sáng óng ánh, các hàng vảy sắp đều đẹp trên thân, vảy lớn và có độ phản xạ ánh sáng cao.
4. Râu
Hai râu phải dài đều nhau, râu thẳng và hùng dũng
Hai râu cá phải có độ dài bằng nhau, râu phải dài, thẳng và màu râu phải gần giống với màu của thân cá. Nét đẹp huyền ảo và hùng dũng của cá Rồng một phần cũng nhờ vào bộ râu. Do vậy khi lựa cá, cần tránh những cá có râu bị gãy, râu quá ngắn hay bị cong. Nếu râu bị cong, gãy hay bị tổn thương, việc hồi phục lại bộ râu tùy thuộc vào độ tuổi của cá. Cá Rồng càng trẻ thì tốc độ hồi phục càng cao.
Râu cá Rồng có thể bị hư hại trong 2 trường hợp sau:
A. Gãy tận gốc: Trường hợp này thì cơ hội hồi phục gần như rất hiếm, bất kể tuổi cá còn nhỏ tới đâu.
B. Gãy phần giữa/ngọn: Nếu râu cá rồng bị cong mà chưa gãy, cách tốt nhất là nên cắt tỉa bỏ bớt phần cong sau đó chờ đợi râu mọc ra lại và đều hơn.
5. Vây
Tia vây phải cứng cáp, vây lớn và luôn xòe rộng
Dáng bơi uy nghi và quý phái của và vẻ đẹp sang trọng của cá Rồng phần lớn tùy thuộc vào các vây. Các vây bơi đối với cá Rồng cũng như tay chân đối với con người vậy. Một dàn vây hoàn chỉnh phải không bị rách, trầy xước, lúc nào cũng mềm mại nhưng căng đều, các tia vây cứng và thẳng. Một khiếm khuyết nhỏ hay thương tật ở vây cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dáng bơi độc đáo của cá Rồng. Nếu các tia vây bị gãy hay thương tổn, cần chữa trị ngay lập tức, đặc biệt là vây lưng. Vì vây lưng là vây chính để bơi của cá Rồng.
6. Mắt
Mắt phải trong sáng, không có màng mờ, cả hai mắt phải cân đối cả về hình dạng và kích cỡ mắt, tránh mắt xệ hay mắt lồi.
Mắt trong, sáng lấp lánh (không bị màng mờ), tròng đen mắt nằm chính giữa, cả hai mắt cân đối cả về hình dạng và kích thước, không bị xệ hay bị lồi. Mắt chính là điểm quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của chú cá Rồng. Xệ mắt không phải do yếu tố di truyền từ bố mẹ mà thực chất là do các thói quen nuôi dưỡng không đúng cách. Một ví dụ thường thấy là nếu cho ăn thức ăn chìm dưới đáy hồ khiến cho cá Rồng cứ phải thường xuyên nhìn xuống đáy có thể khiến cá bị xệ mắt! Cách khắc phục tình trạng này rất đơn giản: nên cho ăn các loại thức ăn nổi trên mặt hồ !
Cách chọn Cá Rồng (Sưu tầm)
1. VẢY:
Vảy của loài cá, cũng giống như da của con người, vảy cá Rồng phải đều đặn, ngay hàng thẳng lối mới được coi là đẹp. Từng chiếc vảy của cá Rồng không được lồi lõm, hay không thẳng hàng. Nhất là khi ánh sáng soi vào phản chiếu màu sắc rực rơ,ä trên vảy không có chấm đen, nhưng nếu có chấm đỏ, theo quan niệm của người Trung Quốc, đó là điều cát tường của người nuôi.
Nhiều người chơi cá Rồng, thường có một quan niệm sai lầm là khi thấy cá thay vảy, trong lòng lo sợ vảy sẽ không ra trở lại, hay có cũng không đẹp bằng lúc trước.
Điều cần biết là trong giai đoạn thay vảy, cá Rồng cũng bị ngứa ngáy, giống như con người bị rách da và lúc kéo da non vậy. Lúc đó, cá Rồng thường tìm vật cứng để cọ xát, khiến cho vảy non bị biến dạng. Cách đề phòng trường hợp này là dời khỏi hồ cá tất cả những vật cứng rắn, như non bộ, vỏ sò ốc, đá sỏi...
Trong quá trình vận chuyển cá Rồng, cũng thường làm cho khoảng 50% cá bị tróc vảy. Mức độ tróc vảy từng con nặng nhẹ thế nào, tùy thuộc vào cách bảo quản của người vận chuyển.
Sau hết, một điều mà người yêu thích cá Rồng cần hiểu là, vảy của cá Rồng có bị tróc hay không, không phải là vấn đề quan trọng. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để vảy của nó được rực rỡ hơn, làm thế nào để vảy được ngay hàng thẳng lối, và sự chăm sóc có đầy đủ, tỉ mỉ không. Như vậy mới là quan tâm đến lớp vảy đẹp của cá Rồng.
2. RÂU:
Nhiều người chơi cá cảnh rất xem trọng bộ râu của cá Rồng, vì theo quan niệm của người châu Á, râu cá Rồng cũng như sừng của loài rồng, là biểu tượng cho sự cát tường. Cá Rồng có đủ điều kiện của một con cá đẹp, nhưng râu không đẹp, sẽ bị giảm mất giá trị thẩm mỹ rất lớn. Một khi râu cá Rồng ngắn hay bị biến dạng, nhìn chung nó sẽ mất vẻ uy nghi.
Một cặp râu đẹp phải vừa dài, vừa thẳng, đều nhau. Không được bên dài, bên ngắn. Nhất là màu sắc phải tương đồng với thân cá. Đó là tiêu chuẩn cho một cặp râu đẹp của cá Rồng.
3. KỲ và ĐUÔI
Kỳ của cá Rồng cũng giống như tay chân của con người. Đuôi phải to và xòe đều, không dợn sóng. Kỳ bụng phải to và dài, có độ cong đẹp. Về đuôi, vì tùy theo giống mà có màu sắc khác nhau, nên cũng phải xét vẻ đẹp về màu sắc, tùy theo từng giống một.
4. MIỆNG
Long ngư có một cái miệng đẹp là khi nó ngậm lại, hàm trên và hàm dưới đều nhau, không có hiện tượng hàm dưới nhô cao (bị trề môi). Chót hàm dưới không có thịt thừa (do cá thường ma xát vào mặt hồ kính, nên sinh ra cục thịt thừa này). Phương pháp đề phòng là nuôi trong hồ rộng, để cá có không gian bơi lội, hay đặt máy tạo sóng, để nước lưu động được nhanh hơn.
5. MẮT
Sống trong hoàn cảnh thiên nhiên, cá Rồng thường hoạt động ở tầng mặt để tìm mồi dễ hơn. Nhưng khi nuôi trong hồ cá cảnh, bốn bên đều trong suốt và nhiều ánh sáng, hoàn cảnh khác hẳn ngoài thiên nhiên, lại dễ tìm thức ăn, nên nó không cần nhìn lên phía trên để quan sát tìm mồi. Chính sự thay đổi quán tính này làm cho cá Rồng thuờng có đôi mắt bị xệ, luôn nhìn về phía dưới.
Tiêu chuẩn một đôi mắt đẹp của cá Rồng là luôn nhìn thẳng và nằm sát mang, không nhìn xuống, linh động, tia mắt sáng và có thần, màu sắc hài hòa. Cuối cùng là hai mắt phải cân đối, đều nhau.
6. RĂNG
Nhiều bạn chơi cá cảnh, đặt nghi vấn là cá Rồng có răng hay không? Thực ra, nó chẳng những có răng mà còn có cả lưỡi nữa. Nếu chúng ta không quan sát kỹ, sẽ rất khó nhận thấy.
Nhiều bạn nuôi cá Rồng có khi không quan tâm đến răng của cá. Kỳ thực, răng cũng là một yếu tố quan trọng. Vì có bộ răng tốt, cá bắt mồi, ăn mồi sẽ dễ dàng, lại còn có thể dùng để tự vệ.
Một bộ răng tốt, phải ngay hàng thẳng lối, đều và dày. Nếu răng bị khiếm khuyết, sẽ gây khó khăn cho cá khi ăn uống.
7. MANG
Đôi mang cá cũng giống như đôi má của con người phải trơn láng, mịn màng, không bị biến dạng, trầy xước. Điều quan trọng nhất là nắp mang không bị lật ngược, gây cho cá khó thở và mất vẻ đẹp.
8. HẬU MÔN
Một con cá Rồng khỏe mạnh, hậu môn của nó nằm sát vào da bụng, khó nhận thấy được. Nhưng khi cá có vấn đề, như bị bệnh, hậu môn sẽ lồi ra rõ rệt.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ, như trong thời kỳ cá đẻ, hậu môn của nó cũng nhô ra.
9. BƠI LỘI
Dáng bơi lội của cá Rồng cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Dù cá có đẹp, nhưng dáng bơi không đẹp, cũng bị giảm giá trị.
Dáng bơi đẹp là luôn giữ thân mình thẳng với mặt nước. Khi bơi, kỳ vây đều xòe ra. Cặp râu chỉa thẳng về phía trước. Khi cá xoay mình, trông mềm mại, nhẹ nhàng.
Với tất cả những tiêu chuẩn về nét đẹp như trình bày ở phần trên, thực ra khó tìm thấy trong thực tế. Nếu có một con cá Rồng nào phù hợp với tất cả những tiêu chuẩn đó, thì giá trị của nó không có gì sánh kịp.
11 tiêu chuẩn đẹp của cá Rồng:
1. Màu sắc: Tùy theo từng giống, nhưng màu sắc bao giờ cũng phải rực rỡ.
2. Thể hình: Chiều dài, chiều rộng phải cân đối với nhau; kỳ, vây phải hoàn chỉnh.
3. Vảy: Phải ngay hàng thẳng lối, chiếu sáng. Quan trọng nhất là vảy to, đều, không bị biến dạng.
4. Râu: Dài và thẳng, hai râu thật đều nhau, màu phải giống thân cá.
5. Kỳ, vây: To và xòe đều, không bị quăn.
6. Mang: Khép sát thân, phần mềm phải xếp tự nhiên. Nấp mang chiếu sáng.
7. Đôi mắt: Hai mắt bằng nhau, không bị xệ (nhìn xuống phía dưới), không bị kéo mây, sáng và có thần.
8. Miệng: Khép kín, hàm dưới không nhô cao hơn hàm trên.
9. Răng: Phải đều đặn, không bị khiếm khuyết.
10. Hậu môn: Không lồi ra.
11. Bơi lội: Khi bơi thân thẳng, nhẹ nhàng và thường hoạt động ở tầng mặt của hồ cá.
Những điều cần lưu ý khi chọn mua cá Rồng:
Trước khi chọn mua cá Rồng, nên đi tham quan những giống cá Rồng đẹp để hiểu thế nào là một con cá đẹp. Sau đó, có thể kết hợp với sở thích cá nhân, đặt ra tiêu chuẩn cho một con cá Rồng mình muốn chọn mua.
Vì giống cá Rồng đẹp, quý, giá bán thường rất cao, cho nên khi nuôi phải chuyên tâm, tỉ mỉ, phải có đủ điều kiện khách quan. Nếu điều kiện không tốt, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc trưởng thành của cá.
Nếu chúng ta mua lầm một con cá Rồng, chẳng những lãng phí tiền bạc, mà còn bực bội về mặt tinh thần. Muốn nuôi một con cá Rồng từ lúc còn bé, đến khi trưởng thành và xinh đẹp, không phải là chuyện nhanh chóng và đơn giản.
Nếu bạn chưa hiểu gì về cá Rồng, tốt nhất nên suy nghĩ kỹ, tìm mua loại cá đã trưởng thành là hơn. Vì cá trưởng thành, về các mặt đã định hình, không thay đổi nhiều nữa.
Có nhiều bạn không hiểu thế nào là tiêu chuẩn vẻ đẹp của một con cá Rồng, mà chỉ lấy giá bán của nó để làm thước đo, nên rất dễ bị lầm.
Sau cùng, khi chọn mua Hồng Long, còn một điều cần lưu ý: Ấy là, với trình độ khoa học ngày nay, nhiều thứ sản phẩm hóa học mới được bán ra thị trường giúp người buôn cá cảnh có thể dùng những thứ hóa chất, làm cho màu đỏ của con Hồng Long rực rỡ thêm, bằng cách đặt trên mặt hồ cá một bóng đèn soi thực vật nghiêng về màu đỏ, hay cho cá ăn loại hóa chất có sắc tố đỏ, thì một thời gian sau, cá sẽ trổ màu đỏ quyến rũ khách mua.
Mặc dù bạn chọn mua cá ở cửa hiệu chuyên bán cá cảnh, nhưng có khi bản thân người đứng bán lại không có kiến thức chuyên môn, dễ dẫn đến chuyện bán lầm, mua lầm, không sao đề phòng được. Vậy tốt nhất, khi đi mua bạn nên dẫn theo một người đã có kinh nghiệm nuôi cá Rồng, sẽ tránh được mọi chuyện không hay xảy ra.
Tiếp tục xin chia sẻ
:read: :read: :read: :read: :read:
Cách lựa cá rồng nhỏ đẹp để sau này có tương lai sáng láng
Phần 1 – Màu sắc
Màu sắc chỉ là một trong những tiêu chuẩn để chọn lựa. Tuy nhiên, một số người coi trọng yếu tố này hơn những yếu tố khác. Vậy đâu là màu tốt nhất? Nguyên tắc chung, màu càng đậm thì càng tốt. Cách lựa chọn này phù hợp đối với một số loại cá rồng châu Á. Nên nhớ rằng nhận thức về màu sắc hoàn toàn chủ quan.
Miệng và râu
Tuỳ loại cá rồng mà màu sắc như sau:
Huyết long loại 1
2. Nắp mang
Màu sắc thường bắt đầu xuất hiện ở vùng chữ A và đường nối giữa vùng này với mắt. Sau đó màu bắt đầu phát triển lan ra ngoài vùng này. Một cách để nhận biết tiềm năng lên màu của cá rồng non là dựa trên những gợi ý như vậy.
3. Mắt
Không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa màu mắt với loại cá rồng. Màu mắt luôn trộn lẫn giữa vàng, vàng kim, xanh lục và đỏ với nhiều cấp độ khác nhau. Một số người chuộng cá rồng mắt đỏ.
4. Vảy
Vảy chưa lên màu thường có những màu sắc mờ nhạt từ xám, nâu đến đen. Tất cả cá rồng châu Á đều phát triển màu sắc trên mặt vảy ngoại trừ kim long hồng vĩ (mà màu không phát triển lên các hàng vảy trên lưng). Vảy ở vùng bụng cá rồng thường có màu trắng. Trước khi màu sắc xuất hiện, các vảy thường chuyển sang màu ánh kim và có màu tím lấp lánh khi ánh sáng chiếu vào. Vào lúc này, có thể thấy màu nền của cá rồng. Màu nền tức màu nằm ở tâm vảy. Viền ngoài của vảy thể hiện màu sắc của loại cá rồng tương ứng.
Kim long quá bối non.
5. Vây
Một số cá non có vây màu trắng hay trong suốt, đó là vì màu sắc chưa phát triển hoàn chỉnh. Điều này khiến việc phân biệt khó khăn hơn tương tự như khi phân biệt màu vảy.
Huyết long loại 1
Phần 2 – Hình dạng, dáng bơi và các khiếm khuyết khác
Hình dạng
Về hình dạng, cá rồng châu Á trông khá giống nhau khi chúng còn non. Những loại cá rồng ở mỗi trại tuy có khác biệt đôi chút, nhưng khi so sánh cá giữa các trại với nhau thì không hề thấy điểm khác biệt nổi bật nào. Những hình dạng đặc biệt như đầu muỗng của huyết long loại 1 cũng có thể thấy ở những loại cá rồng khác như thanh long chẳng hạn. Có lẽ tốt hơn nên lựa chọn cá rồng non “lý tưởng” dựa trên thị hiếu cá nhân và thị hiếu chung. Thảo luận trong bài chỉ dựa trên thị hiếu địa phương (tức ở Singapore).
1. Đầu
Đầu có nhiều hình dáng từ tương đối nhỏ, tức đầu nhọn đến lớn hơn, tức đầu tù. Một số người thích gọi là đầu muỗng (spoonhead) hay đầu tí (mousehead) (mà nó là dạng đầu nhỏ nhọn tạo thành đường "cong" với thân) so với đầu đạn (bullethead, đầu to, đầu tù).
a. Râu
Râu nên dài và thẳng, làm thành hình chữ V so với miệng. Râu cũng có thể xếp song song thay vì tạo thành hình chữ V. Vây không được bắt chéo làm xấu hình dáng chung của cá rồng. Vây song song thường có xu hướng bắt chéo sau này.
b. Miệng
Miệng có thể nhọn hay tù. Một cách lý tưởng, hàm trên và dưới phải có khả năng khép kín để không có điểm gấp khúc. Một số cá rồng non có hàm dưới hơi trề (nghĩa là môi trề) khiến hình dáng chung kém hấp dẫn.
c. Mắt
Mặc dù mắt cá đều trông như nhau, nhưng vẫn phải để ý đến kích thước và vị trí. Những con cá rồng non có mắt tương đối lớn và mắt xệ (một hay hai mắt luôn nhìn xuống) không được tốt cho lắm.
2. Thân
Có người thích dạng thân rộng và ngắn. Những con mà phần lưng hơi cong chứng tỏ được nuôi dưỡng đầy đủ. Vảy nên đều và gọn. Loại vảy Nhất Điều Long - “Yi Tiao Long” (hàng vảy trên cùng sắp xếp thẳng tắp và liền lạc) rất được ưa chuộng và một số người chấp nhận trả tiền nhiều hơn để mua loại cá có vảy hiếm này.
3. Vây
Vây nên dài và rộng, đặc biệt là vây ngực vì chúng sẽ khiến cá rồng có dáng hùng vĩ. Chọn cá có đuôi càng lớn càng tốt. Đuôi có thể có dạng quạt, lá đào hay kim cương. Đảm bảo rằng các tia vây không bị vẹo.
Huyết long loại 1
Dáng bơi
1. Vây
Để ý vây nên giương thẳng khi cá bơi. Điều này khiến con cá trông kiêu hãnh và đĩnh đạc.
2. Dáng bơi
Cá nên bơi khoan thai với vẻ duyên dáng cùng với sự tự tin và kiêu hãnh. Chiều bơi sông song và gần với mặt nước. Kiểu bơi cũng không được lệch về một bên.
3. Sự hung dữ
Cá phải có khả năng thể hiện hành vi săn mồi tự nhiên. Nó phải thể hiện sự hung dữ và khoan thai một cách thường trực. Trong một bầy cá rồng non, nên chọn con đầu đàn và không bị dị dạng.
Kim long quá bối non có dáng bơi đẹp.
Những yếu tố khác
1. Những khiếm khuyết thông thường
Lưu ý: nội dung ở trên chỉ tóm tắt, hãy tham khảo thêm để hiểu sâu hơn.
2. Sức khoẻ
Điều hết sức quan trọng trong việc chon cá là sức khoẻ tốt. Thông thường, do thiếu quan tâm đến chất lượng nước hay cho ăn mồi sống, đôi khi người ta bán cả cá rồng non bị bệnh. Bệnh bên ngoài rất dễ phát hiện. Một số dấu hiệu của nhiễm khuẩn nội gồm:
a. bụng tóp
b. phân trắng, trong suốt hay kéo dài thành sợi
c. sa hậu môn
d. cá nhút nhát và căng thẳng.
1. Thân hình / Dáng
Thân hình to bản và dáng cân đối, bộ đuôi vây kỳ cờ hoàn thiện và phát triển đúng mức. Thân hình đẹp khi nhìn vào sẽ thấy dáng cân đối, không quá mỏng manh hay quá mập. Có 2 điểm cần quan tâm khi chăm sóc dáng cá: môi trường nước và chế độ thức ăn cho cá.
A. Dung tích hồ nuôi (kích cỡ hồ) sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển và tăng trưởng về hình dáng của chú Rồng yêu quý. Về căn bản, một hồ lý tưởng để nguôi cá rồng phải có kích thước tối thiểu là: 1,2m (Dài) x 0,6m (Rộng) x 0,6m (cao) hay lớn hơn càng tốt. Dung tích hồ nuôi quá nhỏ sẽ khiến chú cá bị còi cọc, còng lưng, hay dáng bị tròn lại (bonsai).
B. Thức ăn dạng cá mồi hay tép mồi rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, còn có nhiều loại thức ăn phù hợp khác. Đừng để cá Rồng chỉ quen ăn một loại thức ăn hay cho ăn quá nhiều. Khẩu phần ăn phải được kiểm soát và theo dõi chặt chẽ.
2. Màu sắc
Tùy thuộc vào từng giống cá Rồng, màu sắc đặc trưng của mỗi loại cá sẽ khác nhau. Tiêu chuẩn quan trọng nhất về màu sắc của mỗi loại cá hoàn toàn phụ thuộc vào giống loại và gien di truyền của từng loài. Mỗi loài đều được thừa hưởng gien di truyền từ bố mẹ. Cá đẹp là cá thừa hưởng hết các phẩm chất màu sắc của bố mẹ được thể hiện rõ ở tuổi trưởng thành và đặc biệt rực rỡ khi đã thành thục (4-5 năm). Cũng như con người, hầu hết cá rồng con nhìn bề ngoài đều khá giống nhau tùy nhiên khi lớn dần thì các yếu tố di truyền giống cha mẹ sẽ ngày càng rõ nét hơn.
3. Vảy
Vảy phải sáng, vảy lớn và đều, các lớp đều nhau.
Một trong những điểm thu hút nhất của cá Rồng chính là những hàng vảy sáng óng ánh, các hàng vảy sắp đều đẹp trên thân, vảy lớn và có độ phản xạ ánh sáng cao.
4. Râu
Hai râu phải dài đều nhau, râu thẳng và hùng dũng
Hai râu cá phải có độ dài bằng nhau, râu phải dài, thẳng và màu râu phải gần giống với màu của thân cá. Nét đẹp huyền ảo và hùng dũng của cá Rồng một phần cũng nhờ vào bộ râu. Do vậy khi lựa cá, cần tránh những cá có râu bị gãy, râu quá ngắn hay bị cong. Nếu râu bị cong, gãy hay bị tổn thương, việc hồi phục lại bộ râu tùy thuộc vào độ tuổi của cá. Cá Rồng càng trẻ thì tốc độ hồi phục càng cao.
Râu cá Rồng có thể bị hư hại trong 2 trường hợp sau:
A. Gãy tận gốc: Trường hợp này thì cơ hội hồi phục gần như rất hiếm, bất kể tuổi cá còn nhỏ tới đâu.
B. Gãy phần giữa/ngọn: Nếu râu cá rồng bị cong mà chưa gãy, cách tốt nhất là nên cắt tỉa bỏ bớt phần cong sau đó chờ đợi râu mọc ra lại và đều hơn.
5. Vây
Tia vây phải cứng cáp, vây lớn và luôn xòe rộng
Dáng bơi uy nghi và quý phái của và vẻ đẹp sang trọng của cá Rồng phần lớn tùy thuộc vào các vây. Các vây bơi đối với cá Rồng cũng như tay chân đối với con người vậy. Một dàn vây hoàn chỉnh phải không bị rách, trầy xước, lúc nào cũng mềm mại nhưng căng đều, các tia vây cứng và thẳng. Một khiếm khuyết nhỏ hay thương tật ở vây cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dáng bơi độc đáo của cá Rồng. Nếu các tia vây bị gãy hay thương tổn, cần chữa trị ngay lập tức, đặc biệt là vây lưng. Vì vây lưng là vây chính để bơi của cá Rồng.
6. Mắt
Mắt phải trong sáng, không có màng mờ, cả hai mắt phải cân đối cả về hình dạng và kích cỡ mắt, tránh mắt xệ hay mắt lồi.
Mắt trong, sáng lấp lánh (không bị màng mờ), tròng đen mắt nằm chính giữa, cả hai mắt cân đối cả về hình dạng và kích thước, không bị xệ hay bị lồi. Mắt chính là điểm quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của chú cá Rồng. Xệ mắt không phải do yếu tố di truyền từ bố mẹ mà thực chất là do các thói quen nuôi dưỡng không đúng cách. Một ví dụ thường thấy là nếu cho ăn thức ăn chìm dưới đáy hồ khiến cho cá Rồng cứ phải thường xuyên nhìn xuống đáy có thể khiến cá bị xệ mắt! Cách khắc phục tình trạng này rất đơn giản: nên cho ăn các loại thức ăn nổi trên mặt hồ !
Cách chọn Cá Rồng (Sưu tầm)
1. VẢY:
You must be registered for see medias
Vảy của loài cá, cũng giống như da của con người, vảy cá Rồng phải đều đặn, ngay hàng thẳng lối mới được coi là đẹp. Từng chiếc vảy của cá Rồng không được lồi lõm, hay không thẳng hàng. Nhất là khi ánh sáng soi vào phản chiếu màu sắc rực rơ,ä trên vảy không có chấm đen, nhưng nếu có chấm đỏ, theo quan niệm của người Trung Quốc, đó là điều cát tường của người nuôi.
Nhiều người chơi cá Rồng, thường có một quan niệm sai lầm là khi thấy cá thay vảy, trong lòng lo sợ vảy sẽ không ra trở lại, hay có cũng không đẹp bằng lúc trước.
Điều cần biết là trong giai đoạn thay vảy, cá Rồng cũng bị ngứa ngáy, giống như con người bị rách da và lúc kéo da non vậy. Lúc đó, cá Rồng thường tìm vật cứng để cọ xát, khiến cho vảy non bị biến dạng. Cách đề phòng trường hợp này là dời khỏi hồ cá tất cả những vật cứng rắn, như non bộ, vỏ sò ốc, đá sỏi...
Trong quá trình vận chuyển cá Rồng, cũng thường làm cho khoảng 50% cá bị tróc vảy. Mức độ tróc vảy từng con nặng nhẹ thế nào, tùy thuộc vào cách bảo quản của người vận chuyển.
Sau hết, một điều mà người yêu thích cá Rồng cần hiểu là, vảy của cá Rồng có bị tróc hay không, không phải là vấn đề quan trọng. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để vảy của nó được rực rỡ hơn, làm thế nào để vảy được ngay hàng thẳng lối, và sự chăm sóc có đầy đủ, tỉ mỉ không. Như vậy mới là quan tâm đến lớp vảy đẹp của cá Rồng.
2. RÂU:
You must be registered for see medias
Nhiều người chơi cá cảnh rất xem trọng bộ râu của cá Rồng, vì theo quan niệm của người châu Á, râu cá Rồng cũng như sừng của loài rồng, là biểu tượng cho sự cát tường. Cá Rồng có đủ điều kiện của một con cá đẹp, nhưng râu không đẹp, sẽ bị giảm mất giá trị thẩm mỹ rất lớn. Một khi râu cá Rồng ngắn hay bị biến dạng, nhìn chung nó sẽ mất vẻ uy nghi.
Một cặp râu đẹp phải vừa dài, vừa thẳng, đều nhau. Không được bên dài, bên ngắn. Nhất là màu sắc phải tương đồng với thân cá. Đó là tiêu chuẩn cho một cặp râu đẹp của cá Rồng.
3. KỲ và ĐUÔI

Kỳ của cá Rồng cũng giống như tay chân của con người. Đuôi phải to và xòe đều, không dợn sóng. Kỳ bụng phải to và dài, có độ cong đẹp. Về đuôi, vì tùy theo giống mà có màu sắc khác nhau, nên cũng phải xét vẻ đẹp về màu sắc, tùy theo từng giống một.
4. MIỆNG
Long ngư có một cái miệng đẹp là khi nó ngậm lại, hàm trên và hàm dưới đều nhau, không có hiện tượng hàm dưới nhô cao (bị trề môi). Chót hàm dưới không có thịt thừa (do cá thường ma xát vào mặt hồ kính, nên sinh ra cục thịt thừa này). Phương pháp đề phòng là nuôi trong hồ rộng, để cá có không gian bơi lội, hay đặt máy tạo sóng, để nước lưu động được nhanh hơn.
5. MẮT
Sống trong hoàn cảnh thiên nhiên, cá Rồng thường hoạt động ở tầng mặt để tìm mồi dễ hơn. Nhưng khi nuôi trong hồ cá cảnh, bốn bên đều trong suốt và nhiều ánh sáng, hoàn cảnh khác hẳn ngoài thiên nhiên, lại dễ tìm thức ăn, nên nó không cần nhìn lên phía trên để quan sát tìm mồi. Chính sự thay đổi quán tính này làm cho cá Rồng thuờng có đôi mắt bị xệ, luôn nhìn về phía dưới.
Tiêu chuẩn một đôi mắt đẹp của cá Rồng là luôn nhìn thẳng và nằm sát mang, không nhìn xuống, linh động, tia mắt sáng và có thần, màu sắc hài hòa. Cuối cùng là hai mắt phải cân đối, đều nhau.
6. RĂNG

Nhiều bạn chơi cá cảnh, đặt nghi vấn là cá Rồng có răng hay không? Thực ra, nó chẳng những có răng mà còn có cả lưỡi nữa. Nếu chúng ta không quan sát kỹ, sẽ rất khó nhận thấy.
Nhiều bạn nuôi cá Rồng có khi không quan tâm đến răng của cá. Kỳ thực, răng cũng là một yếu tố quan trọng. Vì có bộ răng tốt, cá bắt mồi, ăn mồi sẽ dễ dàng, lại còn có thể dùng để tự vệ.
Một bộ răng tốt, phải ngay hàng thẳng lối, đều và dày. Nếu răng bị khiếm khuyết, sẽ gây khó khăn cho cá khi ăn uống.
7. MANG
Đôi mang cá cũng giống như đôi má của con người phải trơn láng, mịn màng, không bị biến dạng, trầy xước. Điều quan trọng nhất là nắp mang không bị lật ngược, gây cho cá khó thở và mất vẻ đẹp.
8. HẬU MÔN

Một con cá Rồng khỏe mạnh, hậu môn của nó nằm sát vào da bụng, khó nhận thấy được. Nhưng khi cá có vấn đề, như bị bệnh, hậu môn sẽ lồi ra rõ rệt.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ, như trong thời kỳ cá đẻ, hậu môn của nó cũng nhô ra.
9. BƠI LỘI
You must be registered for see medias
Dáng bơi lội của cá Rồng cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Dù cá có đẹp, nhưng dáng bơi không đẹp, cũng bị giảm giá trị.
Dáng bơi đẹp là luôn giữ thân mình thẳng với mặt nước. Khi bơi, kỳ vây đều xòe ra. Cặp râu chỉa thẳng về phía trước. Khi cá xoay mình, trông mềm mại, nhẹ nhàng.
Với tất cả những tiêu chuẩn về nét đẹp như trình bày ở phần trên, thực ra khó tìm thấy trong thực tế. Nếu có một con cá Rồng nào phù hợp với tất cả những tiêu chuẩn đó, thì giá trị của nó không có gì sánh kịp.
11 tiêu chuẩn đẹp của cá Rồng:
1. Màu sắc: Tùy theo từng giống, nhưng màu sắc bao giờ cũng phải rực rỡ.
2. Thể hình: Chiều dài, chiều rộng phải cân đối với nhau; kỳ, vây phải hoàn chỉnh.
3. Vảy: Phải ngay hàng thẳng lối, chiếu sáng. Quan trọng nhất là vảy to, đều, không bị biến dạng.
4. Râu: Dài và thẳng, hai râu thật đều nhau, màu phải giống thân cá.
5. Kỳ, vây: To và xòe đều, không bị quăn.
6. Mang: Khép sát thân, phần mềm phải xếp tự nhiên. Nấp mang chiếu sáng.
7. Đôi mắt: Hai mắt bằng nhau, không bị xệ (nhìn xuống phía dưới), không bị kéo mây, sáng và có thần.
8. Miệng: Khép kín, hàm dưới không nhô cao hơn hàm trên.
9. Răng: Phải đều đặn, không bị khiếm khuyết.
10. Hậu môn: Không lồi ra.
11. Bơi lội: Khi bơi thân thẳng, nhẹ nhàng và thường hoạt động ở tầng mặt của hồ cá.
Những điều cần lưu ý khi chọn mua cá Rồng:
Trước khi chọn mua cá Rồng, nên đi tham quan những giống cá Rồng đẹp để hiểu thế nào là một con cá đẹp. Sau đó, có thể kết hợp với sở thích cá nhân, đặt ra tiêu chuẩn cho một con cá Rồng mình muốn chọn mua.
Vì giống cá Rồng đẹp, quý, giá bán thường rất cao, cho nên khi nuôi phải chuyên tâm, tỉ mỉ, phải có đủ điều kiện khách quan. Nếu điều kiện không tốt, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc trưởng thành của cá.
Nếu chúng ta mua lầm một con cá Rồng, chẳng những lãng phí tiền bạc, mà còn bực bội về mặt tinh thần. Muốn nuôi một con cá Rồng từ lúc còn bé, đến khi trưởng thành và xinh đẹp, không phải là chuyện nhanh chóng và đơn giản.
Nếu bạn chưa hiểu gì về cá Rồng, tốt nhất nên suy nghĩ kỹ, tìm mua loại cá đã trưởng thành là hơn. Vì cá trưởng thành, về các mặt đã định hình, không thay đổi nhiều nữa.
Có nhiều bạn không hiểu thế nào là tiêu chuẩn vẻ đẹp của một con cá Rồng, mà chỉ lấy giá bán của nó để làm thước đo, nên rất dễ bị lầm.
Sau cùng, khi chọn mua Hồng Long, còn một điều cần lưu ý: Ấy là, với trình độ khoa học ngày nay, nhiều thứ sản phẩm hóa học mới được bán ra thị trường giúp người buôn cá cảnh có thể dùng những thứ hóa chất, làm cho màu đỏ của con Hồng Long rực rỡ thêm, bằng cách đặt trên mặt hồ cá một bóng đèn soi thực vật nghiêng về màu đỏ, hay cho cá ăn loại hóa chất có sắc tố đỏ, thì một thời gian sau, cá sẽ trổ màu đỏ quyến rũ khách mua.
Mặc dù bạn chọn mua cá ở cửa hiệu chuyên bán cá cảnh, nhưng có khi bản thân người đứng bán lại không có kiến thức chuyên môn, dễ dẫn đến chuyện bán lầm, mua lầm, không sao đề phòng được. Vậy tốt nhất, khi đi mua bạn nên dẫn theo một người đã có kinh nghiệm nuôi cá Rồng, sẽ tránh được mọi chuyện không hay xảy ra.
Tiếp tục xin chia sẻ
:read: :read: :read: :read: :read:
Cách lựa cá rồng nhỏ đẹp để sau này có tương lai sáng láng
Phần 1 – Màu sắc
Màu sắc chỉ là một trong những tiêu chuẩn để chọn lựa. Tuy nhiên, một số người coi trọng yếu tố này hơn những yếu tố khác. Vậy đâu là màu tốt nhất? Nguyên tắc chung, màu càng đậm thì càng tốt. Cách lựa chọn này phù hợp đối với một số loại cá rồng châu Á. Nên nhớ rằng nhận thức về màu sắc hoàn toàn chủ quan.
Miệng và râu
Tuỳ loại cá rồng mà màu sắc như sau:


Huyết long loại 1
2. Nắp mang
Màu sắc thường bắt đầu xuất hiện ở vùng chữ A và đường nối giữa vùng này với mắt. Sau đó màu bắt đầu phát triển lan ra ngoài vùng này. Một cách để nhận biết tiềm năng lên màu của cá rồng non là dựa trên những gợi ý như vậy.
3. Mắt
Không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa màu mắt với loại cá rồng. Màu mắt luôn trộn lẫn giữa vàng, vàng kim, xanh lục và đỏ với nhiều cấp độ khác nhau. Một số người chuộng cá rồng mắt đỏ.
4. Vảy
Vảy chưa lên màu thường có những màu sắc mờ nhạt từ xám, nâu đến đen. Tất cả cá rồng châu Á đều phát triển màu sắc trên mặt vảy ngoại trừ kim long hồng vĩ (mà màu không phát triển lên các hàng vảy trên lưng). Vảy ở vùng bụng cá rồng thường có màu trắng. Trước khi màu sắc xuất hiện, các vảy thường chuyển sang màu ánh kim và có màu tím lấp lánh khi ánh sáng chiếu vào. Vào lúc này, có thể thấy màu nền của cá rồng. Màu nền tức màu nằm ở tâm vảy. Viền ngoài của vảy thể hiện màu sắc của loại cá rồng tương ứng.


Kim long quá bối non.
5. Vây
Một số cá non có vây màu trắng hay trong suốt, đó là vì màu sắc chưa phát triển hoàn chỉnh. Điều này khiến việc phân biệt khó khăn hơn tương tự như khi phân biệt màu vảy.


Huyết long loại 1

Phần 2 – Hình dạng, dáng bơi và các khiếm khuyết khác
Hình dạng
Về hình dạng, cá rồng châu Á trông khá giống nhau khi chúng còn non. Những loại cá rồng ở mỗi trại tuy có khác biệt đôi chút, nhưng khi so sánh cá giữa các trại với nhau thì không hề thấy điểm khác biệt nổi bật nào. Những hình dạng đặc biệt như đầu muỗng của huyết long loại 1 cũng có thể thấy ở những loại cá rồng khác như thanh long chẳng hạn. Có lẽ tốt hơn nên lựa chọn cá rồng non “lý tưởng” dựa trên thị hiếu cá nhân và thị hiếu chung. Thảo luận trong bài chỉ dựa trên thị hiếu địa phương (tức ở Singapore).
1. Đầu
Đầu có nhiều hình dáng từ tương đối nhỏ, tức đầu nhọn đến lớn hơn, tức đầu tù. Một số người thích gọi là đầu muỗng (spoonhead) hay đầu tí (mousehead) (mà nó là dạng đầu nhỏ nhọn tạo thành đường "cong" với thân) so với đầu đạn (bullethead, đầu to, đầu tù).
a. Râu
Râu nên dài và thẳng, làm thành hình chữ V so với miệng. Râu cũng có thể xếp song song thay vì tạo thành hình chữ V. Vây không được bắt chéo làm xấu hình dáng chung của cá rồng. Vây song song thường có xu hướng bắt chéo sau này.
b. Miệng
Miệng có thể nhọn hay tù. Một cách lý tưởng, hàm trên và dưới phải có khả năng khép kín để không có điểm gấp khúc. Một số cá rồng non có hàm dưới hơi trề (nghĩa là môi trề) khiến hình dáng chung kém hấp dẫn.
c. Mắt
Mặc dù mắt cá đều trông như nhau, nhưng vẫn phải để ý đến kích thước và vị trí. Những con cá rồng non có mắt tương đối lớn và mắt xệ (một hay hai mắt luôn nhìn xuống) không được tốt cho lắm.
2. Thân
Có người thích dạng thân rộng và ngắn. Những con mà phần lưng hơi cong chứng tỏ được nuôi dưỡng đầy đủ. Vảy nên đều và gọn. Loại vảy Nhất Điều Long - “Yi Tiao Long” (hàng vảy trên cùng sắp xếp thẳng tắp và liền lạc) rất được ưa chuộng và một số người chấp nhận trả tiền nhiều hơn để mua loại cá có vảy hiếm này.
3. Vây
Vây nên dài và rộng, đặc biệt là vây ngực vì chúng sẽ khiến cá rồng có dáng hùng vĩ. Chọn cá có đuôi càng lớn càng tốt. Đuôi có thể có dạng quạt, lá đào hay kim cương. Đảm bảo rằng các tia vây không bị vẹo.

Huyết long loại 1
Dáng bơi
1. Vây
Để ý vây nên giương thẳng khi cá bơi. Điều này khiến con cá trông kiêu hãnh và đĩnh đạc.
2. Dáng bơi
Cá nên bơi khoan thai với vẻ duyên dáng cùng với sự tự tin và kiêu hãnh. Chiều bơi sông song và gần với mặt nước. Kiểu bơi cũng không được lệch về một bên.
3. Sự hung dữ
Cá phải có khả năng thể hiện hành vi săn mồi tự nhiên. Nó phải thể hiện sự hung dữ và khoan thai một cách thường trực. Trong một bầy cá rồng non, nên chọn con đầu đàn và không bị dị dạng.

Kim long quá bối non có dáng bơi đẹp.
Những yếu tố khác
1. Những khiếm khuyết thông thường

Lưu ý: nội dung ở trên chỉ tóm tắt, hãy tham khảo thêm để hiểu sâu hơn.
2. Sức khoẻ
Điều hết sức quan trọng trong việc chon cá là sức khoẻ tốt. Thông thường, do thiếu quan tâm đến chất lượng nước hay cho ăn mồi sống, đôi khi người ta bán cả cá rồng non bị bệnh. Bệnh bên ngoài rất dễ phát hiện. Một số dấu hiệu của nhiễm khuẩn nội gồm:
a. bụng tóp
b. phân trắng, trong suốt hay kéo dài thành sợi
c. sa hậu môn
d. cá nhút nhát và căng thẳng.
Last edited by a moderator: