tuyenvothithanhtuyen
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở NGA
MỤC LỤC
I. Bối cảnh kinh tế nước Nga 2
1. Bối cảnh lịch sử của công cuộc chuyển đổi kinh tế 2
2. Đặc điểm kinh tế trước chuyển đổi (xét đặc điểm kinh tế trong giai đoạn 1976-1990) 4
3. Nguyên nhân chuyển đổi 6
II. Quá trình chuyển đổi 7
1. Liệu pháp sốc: 7
2. Nội dung chuyển đổi: 8
3. Kết quả 11
III. Đặc điểm kinh tế nước Nga sau khi chuyển đổi: 17
Giai đoạn từ năm 1991 đến 1995 17
Giai đoạn từ năm 1996 đến nay 18
Bài học rút ra cho Việt Nam: 19
I. Bối cảnh kinh tế nước Nga
1. Bối cảnh lịch sử của công cuộc chuyển đổi kinh tế
Vào cuối thập kỷ 70 và thập kỷ 80, kinh tế thế giới bước vào thời kỳ bị khủng hoảng, các nước tư bản chủ nghĩa đã tiến hành tự điều chỉnh nền kinh tế một cách phổ biến và đã đạt được kết quả nhất định. Nhiều nước đang phát triển cũng đang cải cách để khắc phục tình trạng khó khăn và phát triển chậm chạp của nền kinh tế.
Ở Liên Xô, từ giữa thập kỷ 70 trở đi, nền kinh tế cũng dần dần bước vào tiền khủng hoảng và khủng hoảng; nhịp độ tăng trưởng kinh tế bị chậm dần. Đời sống nhân dân chậm được cải thiện.
Trước tình hình đó, vào thập kỷ 80, Liên Xô tiến hành cải tổ, cải cách nền kinh tế. Nhưng cũng giống như các cuộc cải cách kinh tế các lần trước, cuộc cải cách lần này đều vẫn tiến hành trong khuôn khổ của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội. Cho nên cuộc cải cách này không mang lại kết quả như mong muốn. Trong 5 năm 1981-1985 nhịp độ tăng thu nhập quốc dân của các nước SEV là 3,3%/năm so với 2,5%/năm của các nước tư bản phát triển. Nhưng tình hình lại tiếp tục xấu đi ở những năm cuối; 1986-1989 nhịp độ tăng GDP của các nước SEV là 2,6%/năm, trong khi của các nước OECD là 3,5% và của các nước EEC là 3,1%/năm. Năm cuối cùng của thập kỷ 80 nền kinh tế các nước này chìm sâu trong khủng hoảng: thu nhập quốc dân sản xuất của Liên Xô chỉ tăng 1,5%, của các nước Đông Âu tăng 0,5%. Riêng với Ba Lan mức tăng là 0%, còn Bungari, Hunggary thì giảm tuyệt đối.
Do vậy, cuối năm 1989, Đông Âu có những biến cố chính trị liên tiếp nổ ra. Mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu lần lượt bị sụp đổ. Tiếp đó đến năm 1991 mô hình chủ nghĩa xã hội cũng bị sụp đổ ở Liên Xô.
Bước vào thập kỷ 90, Liên Xô (cũ) (có cả các nước Đông Âu) đã từ giã mô hình xã hội chủ nghĩa và đang quá độ chuyển sang giai đoạn phát triển mới, từng bước xây dựng nền dân chủ đại nghi, đa nguyên chính trị và nền kinh tế thị trường kiểu phương Tây, trong những điều kiện và mức độ khác nhau.
2. Đặc điểm kinh tế trước chuyển đổi (xét đặc điểm kinh tế trong giai đoạn 1976-1990)
Trong 10 năm, nền kinh tế quốc dân Liên Xô đã trải qua 2 kế hoạch 5 năm: kế hoạch 5 năm lần thứ mười (1976-1980) và kế hoạc 5 năm lần thứ mười một (1981-1985).
Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước Liên Xô trong thời gian này là kiên quyết chuyển nền kinh tế sang những nhân tố phát triển chủ yếu theo chiều sâu, phát triển mạnh mẽ và cân đối nền sản xuất xã hội, nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng năng suất lao động và ra sức cải tiến chất lượng trong tất cả các khâu của nền kinh tế quốc dân.
Kết quả: trong quá trình thực hiện hai kế hoạch nêu trên, nền kinh tế Liên Xô tiếp tục đạt được những thành tựu như: so vói năm 1940, thu nhập quốc dân sản xuất năm 1975 đã tăng lên 11,4 lần; năm 1980 là 14,1 lần; năm 1985 tăng lên 16,8 lần.
Nhưng vào cuối những năm 70, đầu những năm 80, nền kinh tế quốc dân Liên Xô bắt đầu tăng thêm những khó khăn, nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống rõ rệt. Ví dụ, nhịp độ tăng thu nhập quốc dân:
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1966-1970): 7,8%
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 9 (1971-1975): 5,7%
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (1976-1980): 4,3%
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (1981-1985): 3,5%
Trong kế những năm 1986-1989: 3,2%
Đồng thời, những khó khăn, căng thẳng về tài chính cũng tăng lên. Có hiện tượng bị tụt lùi rõ rệt trên các chỉ tiêu kinh tế; khoảng cách giữa Liên xô và các nước phát triển nhất về năng suất, chất lượng, hiệu quả, về khoa học – kỹ thuật bắt đầu tăng lên, không có lợi cho Liên Xô. Chương trình xã hội đã vạch ra trong những năm đó cũng hoàn toàn không thực hiện được. Phần lớn các loại sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp được sản xuất trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đã không đạt được mục tiêu do Đại hội lần thứ XXVI của Đảng cộng sản Liên Xô đã vạch ra; đã có tình trạng lạc hậu nghiêm trọng trong công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp dầu mỏ và hóa chất, xây dựng cơ bản; đã không thực hiện những nhiệm vụ về các chỉ tiêu chủ yếu của việc tăng hiệu quả và nâng cao mức sống của nhân dân. Những điều đó thể hiện rõ sự trì trệ của nền kinh tế và tình trạng tiền khủng hoảng kinh tế - xã hội của Liên Xô (đến giai đoạn thì bị khủng hoảng nghiêm trọng).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở NGA
MỤC LỤC
I. Bối cảnh kinh tế nước Nga 2
1. Bối cảnh lịch sử của công cuộc chuyển đổi kinh tế 2
2. Đặc điểm kinh tế trước chuyển đổi (xét đặc điểm kinh tế trong giai đoạn 1976-1990) 4
3. Nguyên nhân chuyển đổi 6
II. Quá trình chuyển đổi 7
1. Liệu pháp sốc: 7
2. Nội dung chuyển đổi: 8
3. Kết quả 11
III. Đặc điểm kinh tế nước Nga sau khi chuyển đổi: 17
Giai đoạn từ năm 1991 đến 1995 17
Giai đoạn từ năm 1996 đến nay 18
Bài học rút ra cho Việt Nam: 19
I. Bối cảnh kinh tế nước Nga
1. Bối cảnh lịch sử của công cuộc chuyển đổi kinh tế
Vào cuối thập kỷ 70 và thập kỷ 80, kinh tế thế giới bước vào thời kỳ bị khủng hoảng, các nước tư bản chủ nghĩa đã tiến hành tự điều chỉnh nền kinh tế một cách phổ biến và đã đạt được kết quả nhất định. Nhiều nước đang phát triển cũng đang cải cách để khắc phục tình trạng khó khăn và phát triển chậm chạp của nền kinh tế.
Ở Liên Xô, từ giữa thập kỷ 70 trở đi, nền kinh tế cũng dần dần bước vào tiền khủng hoảng và khủng hoảng; nhịp độ tăng trưởng kinh tế bị chậm dần. Đời sống nhân dân chậm được cải thiện.
Trước tình hình đó, vào thập kỷ 80, Liên Xô tiến hành cải tổ, cải cách nền kinh tế. Nhưng cũng giống như các cuộc cải cách kinh tế các lần trước, cuộc cải cách lần này đều vẫn tiến hành trong khuôn khổ của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội. Cho nên cuộc cải cách này không mang lại kết quả như mong muốn. Trong 5 năm 1981-1985 nhịp độ tăng thu nhập quốc dân của các nước SEV là 3,3%/năm so với 2,5%/năm của các nước tư bản phát triển. Nhưng tình hình lại tiếp tục xấu đi ở những năm cuối; 1986-1989 nhịp độ tăng GDP của các nước SEV là 2,6%/năm, trong khi của các nước OECD là 3,5% và của các nước EEC là 3,1%/năm. Năm cuối cùng của thập kỷ 80 nền kinh tế các nước này chìm sâu trong khủng hoảng: thu nhập quốc dân sản xuất của Liên Xô chỉ tăng 1,5%, của các nước Đông Âu tăng 0,5%. Riêng với Ba Lan mức tăng là 0%, còn Bungari, Hunggary thì giảm tuyệt đối.
Do vậy, cuối năm 1989, Đông Âu có những biến cố chính trị liên tiếp nổ ra. Mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu lần lượt bị sụp đổ. Tiếp đó đến năm 1991 mô hình chủ nghĩa xã hội cũng bị sụp đổ ở Liên Xô.
Bước vào thập kỷ 90, Liên Xô (cũ) (có cả các nước Đông Âu) đã từ giã mô hình xã hội chủ nghĩa và đang quá độ chuyển sang giai đoạn phát triển mới, từng bước xây dựng nền dân chủ đại nghi, đa nguyên chính trị và nền kinh tế thị trường kiểu phương Tây, trong những điều kiện và mức độ khác nhau.
2. Đặc điểm kinh tế trước chuyển đổi (xét đặc điểm kinh tế trong giai đoạn 1976-1990)
Trong 10 năm, nền kinh tế quốc dân Liên Xô đã trải qua 2 kế hoạch 5 năm: kế hoạch 5 năm lần thứ mười (1976-1980) và kế hoạc 5 năm lần thứ mười một (1981-1985).
Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước Liên Xô trong thời gian này là kiên quyết chuyển nền kinh tế sang những nhân tố phát triển chủ yếu theo chiều sâu, phát triển mạnh mẽ và cân đối nền sản xuất xã hội, nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng năng suất lao động và ra sức cải tiến chất lượng trong tất cả các khâu của nền kinh tế quốc dân.
Kết quả: trong quá trình thực hiện hai kế hoạch nêu trên, nền kinh tế Liên Xô tiếp tục đạt được những thành tựu như: so vói năm 1940, thu nhập quốc dân sản xuất năm 1975 đã tăng lên 11,4 lần; năm 1980 là 14,1 lần; năm 1985 tăng lên 16,8 lần.
Nhưng vào cuối những năm 70, đầu những năm 80, nền kinh tế quốc dân Liên Xô bắt đầu tăng thêm những khó khăn, nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống rõ rệt. Ví dụ, nhịp độ tăng thu nhập quốc dân:
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1966-1970): 7,8%
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 9 (1971-1975): 5,7%
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (1976-1980): 4,3%
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (1981-1985): 3,5%
Trong kế những năm 1986-1989: 3,2%
Đồng thời, những khó khăn, căng thẳng về tài chính cũng tăng lên. Có hiện tượng bị tụt lùi rõ rệt trên các chỉ tiêu kinh tế; khoảng cách giữa Liên xô và các nước phát triển nhất về năng suất, chất lượng, hiệu quả, về khoa học – kỹ thuật bắt đầu tăng lên, không có lợi cho Liên Xô. Chương trình xã hội đã vạch ra trong những năm đó cũng hoàn toàn không thực hiện được. Phần lớn các loại sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp được sản xuất trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đã không đạt được mục tiêu do Đại hội lần thứ XXVI của Đảng cộng sản Liên Xô đã vạch ra; đã có tình trạng lạc hậu nghiêm trọng trong công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp dầu mỏ và hóa chất, xây dựng cơ bản; đã không thực hiện những nhiệm vụ về các chỉ tiêu chủ yếu của việc tăng hiệu quả và nâng cao mức sống của nhân dân. Những điều đó thể hiện rõ sự trì trệ của nền kinh tế và tình trạng tiền khủng hoảng kinh tế - xã hội của Liên Xô (đến giai đoạn thì bị khủng hoảng nghiêm trọng).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: