tranbinh_ha
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát là một hiện tượng tất yếu và là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô mà tất cả các quốc gia đều phải quan tâm giải quyết. Bởi vậy, việc kiểm soát lạm phát như thế nào là vấn đề hàng đầu trong cuộc tranh luận về chính sách kinh tế.Vây lạm phát là gì? do đâu có lạm phát? Tại sao người ta lại quan tâm nhiều đến lạm phát, có những giải pháp nào để kiểm soát nó. Đây chính là những nội dung sẽ được trình bày trong tiểu luận “ Lạm phát và những biện pháp khắc phục lạm phát”.
Chương một
Những vấn đề chung về lạm phát
1.1.Một số khái niệm chung
1.1.1.Khái niệm về lạm phát
Trong lịch sử phát triển kinh tế trên thế giới, lạm phát không chỉ xuất hiện ở những nước kém phát triển mà ngay cả những nước phát triển cũng có lạm phát
Thực tế cho thấy, tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề nhạy cảm nhất của mỗi nền kinh tế và được đánh giá, công bố hàng quí, thậm chí có nước hàng tháng. Vì vậy khi đánh giá trình độ tăng trưởng nền kinh tế của quốc gia, một trong những tiêu chuẩn đầu tiên người ta xét đến là tỉ lệ lạm phát như thế nào? điều đó nói lên một phần mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát và tăng trưởng. Nếu tỉ lệ lạm phát đang ở mức thấp hay vừa phải điều đó chứng tỏ nền kinh tế nước đó có sức mạnh,nhà nước điều tiết và quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả đã và đang tạo cơ hội thuận lợi cho tăng trưởng. Vậy chúng ta phải hiểu “Lạm phát” là như thế nào?.Câu hỏi này có rất nhiều cách trả lời. Tuy nhiên người ta vẫn thường công nhận lạm phát là sự tăng lên của giá trung bình trong một thời kỳ. Sự “tăng lên của giá” lại do nhiều nguyên nhân hay do yếu tố chủ quan của các cấp quản lý kinh tế hay do những điều kiện chính trị, xã hội, thiên tai...gây ra. Có thể giải thích về lạm phát theo những cách sau:
1. Theo thuyết tiền tệ: Lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức cung tiền
2. Theo trường phái Keynes: Lạm phát xảy ra do dư cầu về hàng hoá trong nền kinh tế.
3. Theo học thuyết chi phí đẩy lạm phát xảy ra do tăng chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những luận điểm lý thuyết mang tính tương đối còn trong thực tế lạm phát xảy ra là kết quả tác động tổng hợp của nhiều yếu tố ở những khía cạnh khác nhau của nền kinh tế.
1.1.2. Đo lường lạm phát
Dựa vào các cách giải thích như trên, ta có thể định nghĩa lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế. Như vậy sự tăng giá của một vài mặt hàng cá biệt nào đó trong ngắn hạn ngoài thị trường thì cũng không có nghĩa là đã có lạm phát.Các nhà kinh tế thường đo lạm phát bằng hai chỉ tiêu cơ bản là CPI(consumer price index) và chỉ số điều chỉnh GDP(GDP deflator).Cách thứ nhất sẽ dựa trên một rổ hàng hoá tiêu dùng và giá cả của những hàng hoá trong rổ ở hai thời điểm khác nhau.Còn cách tính thứ hai căn cứ vào toàn bộ khối lượng hàng hoá và dich vụ cuối cùng được sản xuất trong một năm và giá cả ở hai thời điểm khác nhau,thông thường theo ngôn ngữ thống kê là giá cố định và giá hiện hành.Về cơ bản thì hai cách tính này không có sự khác biệt lớn.Phương pháp tính theo GDP sẽ tính lạm phát chính xác hơn theo định nghĩa của lạm phát.Tuy nhiên CPI sẽ có ưu điểm là tính được lạm phát tại bất kì thời điểm nào căn cứ vào rổ hàng hoá,còn tính theo GDP thì chỉ tính được lạm phát của một năm sau khi có báo cáo về GDP của năm đó.
Cách tính cụ thể như sau:
- Chỉ số giá tiêu dùng xã hội: CPI
Chỉ số giá tiêu dùng xã hội CPI được sử dụng rất phổ biến trong việc đánh giá mức lạm phát. CPI đo lường mức giá bình quân của một nhóm hàng hoá và dịch vụ cần cho tiêu dùng của các hộ gia đình ( được lựa chọn ) của một giai đoạn như tỷ lệ % của mức giá giai đoạn trước gọi là năm gốc. Trên cơ sở xác định chỉ số giá tiêu dùng bình quân , tỷ lệ lạm phát phản ánh sự thay đổi mức giá bình quân của kỳ này so với kỳ khác được tính theo công thức sau:
Mức giá hiện tại - Mức giá năm trước
Tỷ lệ lạm phát = -------------------------------------------------- x 100%
Mức giá năm trước
Cách đo lường này cho phép so sánh sự biến động mức giá tiêu dùng theo thời gian nhưng không phản ánh được sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng của các hộ gia đình. Vì thế trong nhiều trường hợp người ta sử dụng cơ cấu tiêu dùng của năm hiện tại để xác định CPI. Bên cạnh đó CPI tăng không phải lúc nào cũng xuất phát từ nguyên nhân duy nhất là tiền tệ mà còn do những nguyên nhân như:
+ Sự khan hiếm hàng hoá, sự ế ẩm...
+ Giá của mặt hàng thiết yếu tăng cao do các tổ chức độc quyền kiểm soát.
+ Sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ - ngoại tệ.
Tuy vậy, CPI được coi là chỉ tiêu kinh tế nhạy cảm, phản ánh kịp thời quan hệ cung cầu tiền tệ của nền kinh tế.
- Chỉ số lạm phát tính theo tổng sản phẩm quốc nội - GDP
- Chỉ số này đo lường mức giá bình quân của tất cả các hàng hoá và dịch vụ tạo nên tổng sản phẩm quốc nội. Nó được xác định theo công thức:
GDP danh nghĩa
Chỉ số giảm phát GDP = ---------------------- x 100%
GDP thực tế
+ GDP danh nghĩa đo lường sản lượng theo giá trị tiền tệ năm hiện tại.
+ GDP thực tế đo lường sản lượng năm hiện tại theo giá năm được chọn làm gốc.
Ta có thể nhận thấy do được xác định bởi GDP danh nghĩa - thực tế nên nó đầy đủ và hoàn thiện hơn CPI vì nó bao gồm tất cả các hàng hoá và dịch vụ.
1.1.3.Các loại lạm phát
Việc nghiên cứu các loại lạm phát giúp ta hình dung rõ những đặc điểm của từng loại lạm phát cũng như ảnh hưởng tiềm năng của chúng từ đó mà có những giải pháp kìm chế lạm phát thích hợp.
Căn cứ vào tốc độ lạm phát người ta chia thành 3 loại:
- Lạm phát vừa phải: Xẩy ra khi tốc độ tăng giá chậm ở mức một con số. Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tăng chậm thường xấp xỉ bằng mức tăng tiền lương hay cao hơn chút ít do vậy giá trị tiền tề tương đối ổn định tạo thuận lợi cho môi trường kinh tế xã hội. Tác hại của lạm phát này là không đáng kể.
- Lạm phát phi mã: là loại lạm phát xẩy ra khi giá cả bắt đầu tăng ở mức 2, 3 con số như 20%, 10%... sự kiểm nghiệm thực tế cho thấy rằng nguyên nhân của loại lạm phát cao và kéo dài này là do sự tăng lên của khối tiền trong lưu thông. Khi giá cả hàng hoá biến động mạnh, giá trị tiền tệ giảm qua các thời kỳ tiền giấy bắt đầu bị từ chối trong thanh toán. Dân chúng không giám giữ tiền dưới mọi hình thức và bắt đầu hoạt động đầu cơ tích trữ hàng hoá. Trong thời kỳ lạm phát phi mã, sản xuất không phát triển, hệ thống tài chính tín dụng bị tàn lụi.
- Siêu lạm phát: Xẩy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã có thể lên tới hàng nghìn tỷ lần.
Có thể rút ra các đặc trưng cơ bản của các cuộc siêu lạm phát như sau:
+ Siêu lạm phát có sức phá huỷ toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và thường đi kèm với suy thoái nghiêm trọng.
+ Lạm phát thường xảy ra do các biến cố lớn dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội như chiến tranh, khủng hoảng chính trị.
+ Nguyên nhân duy nhất của mức tăng giá khủng khiếp là do phát hành tiền giấy không hạn chế nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước.
1.2.Nguyên nhân gây ra lạm phát
Như vậy chúng ta hiểu một cách sơ lược về lạm phát, nhưng thật thiếu sót nếu chúng ta không đi tìm nguồn gốc nguyên nhân của lạm phát. Đây là một phần quan trọng khi nghiên cứu đến vấn đề lạm phát bởi biết nguyên nhân - chính phủ mới có những chính sách hợp lý tác động vào nền kinh tế sao cho có hiệu quả nhất. Về cơ bản lạm phát xảy ra do 3 nguyên nhân.
1.2.1. Lạm phát tiền tệ
Loại lạm phát này diễn ra khi tốc độ tăng cung tiền vượt quá tốc độ tăng thực sự của nền kinh tế. Đơn giản hơn là tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn số lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế.Ví dụ như tốc độ tăng cung tiền là 10% nhưng tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế 7% thì lạm phát tiền tệ là 3%. Loại lạm phát này thường xảy ra tại các nước đang phát triển khi các nước này theo đuổi cơ chế áp chế tài chính hay trong trường hợp quốc gia đang theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng, áp chế tài chính là tình trạng ngân hàng trung ương tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ bằng cách in tiền, quá nhiều tiền trong luư thông vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sẽ dẫn đến lạm phát.Chính sách tiền tệ mở rộng kích thích tổng cầu hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng tổng cầu cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng cung,thì cũng dẫn đến lạm phát.
1.2.2. Lạm phát do cầu kéo.
Loại lạm phát này xuất phát từ sự thay đổi hành vi tổng cầu mang tính đột biến trong nền kinh tế. Các nguyên nhân có thể là do chính phủ chi tiêu quá mức khi thực hiện chính sách thu chi ngân sách mở rộng,hay tăng chi tiêu tiêu dùng quá mức bình thường do khu vực hộ gia đình quá lạc quan, hay do khu vực hộ gia đình có nguồn thu nhập từ trên rơi xuống như viện trợ nước ngoài, thu nhập do giá cả xuất khẩu tăng đột biến…
Qua phân tích sơ lược về hiện tượng lạm phát, chúng ta bước đầu có thể hiểu khái quát về hiện tượng nhạy cảm với trạng thái của nền kinh tế. Lạm phát chỉ nổ ra không chỉ ở các nước kém phát triển mà ngay cả trong nền kinh tế công nghiệp phát triển cũng chứa những mầm mống của lạm phát. Lạm phát gây ra nhiều tác hại của nền kinh tế, đẩy nền kinh tế suy sụp theo thời gian. Có thể nói sự tác động của lạm phát tới nền kinh tế và tới các mặt chính trị, xã hội, mâu thuẫn giữa các tầng lớp...đòi hỏi cần có biện pháp phòng và chống lạm phát do việc khắc phục lạm phát gia tăng tiêu tốn rất nhiều của cải của đất nước và công sức con người. Tuy nhiên không phải lạm phát lúc nào cũng là một thứ “độc dược”, môt căn bệnh chết người đối với nền kinh tế. Nếu lạm phát ở mức độ vừa phải, thích hợp nó trở thành một thứ thuốc tăng lực giúp cho xã hội phát triển nhanh chóng, an toàn. Bởi vậy cần xem xét lại tác động hai chiều cuat lạm phát tới xã hội, một chiều là tác hại của lạm phát cao, một chiều là tác động của mức độ lạm phát vừa phải đối với nền kinh tế. Chính vì vậy mà cuộc tranh cãi duy trì lạm phát thấp hay lạm phát bằng không là hợp lý vẫn còn kéo dài dai dẳng trong nền kinh tế.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình: Kinh tế học – David Begg
2. Giáo trình: Những vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô
3. Tạp chí: Thời báo kinh tế Việt nam 2004- 2005
4. Tư liệu bộ môn kinh tế vĩ mô
5.
6. Lý thuyết tài chính tiền tệ
7. Tin từ tổng cục thống kê, Bộ thương mại 2006
Mục lục
Lời mở đầu
Chương1. Những vấn đề chung về lạm phát
1.1/ Một số khái niệm chung.
1.1.1/Khái niệm về lạm phát
1.1.2/ Đo lường lạm phát
1.1.3/Các loại lạm phát
1.2/Nguyên nhân gây ra lạm phát
1.2.1/Lạm phát tiền tệ
1.2.2/Lạm phát do cầu kéo
1.2.3/Lạm phát do chi phí đẩy
1.3/Hậu quả của lạm phát
1.3.1/Lạm phát tạo ra sự bất ổn định cho môi trường kinh tế xã hội.
1.3.2/Phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội
1.3.3/Lạm phát tác động đến giá cả, sản lượng, việc làm
Chương2. Lạm phát ở VN giai đoạn 2000-2006
2.1.Diễn biến lạm phát của VN và ảnh hưởng của nó đến đời sống KTXH. 2.2Một số giải pháp kiểm soát lạm phát của VN
Chương3. Một số kiến nghị và giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới
3.1. Dự báo
3.2.Giải pháp và kiến nghị.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát là một hiện tượng tất yếu và là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô mà tất cả các quốc gia đều phải quan tâm giải quyết. Bởi vậy, việc kiểm soát lạm phát như thế nào là vấn đề hàng đầu trong cuộc tranh luận về chính sách kinh tế.Vây lạm phát là gì? do đâu có lạm phát? Tại sao người ta lại quan tâm nhiều đến lạm phát, có những giải pháp nào để kiểm soát nó. Đây chính là những nội dung sẽ được trình bày trong tiểu luận “ Lạm phát và những biện pháp khắc phục lạm phát”.
Chương một
Những vấn đề chung về lạm phát
1.1.Một số khái niệm chung
1.1.1.Khái niệm về lạm phát
Trong lịch sử phát triển kinh tế trên thế giới, lạm phát không chỉ xuất hiện ở những nước kém phát triển mà ngay cả những nước phát triển cũng có lạm phát
Thực tế cho thấy, tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề nhạy cảm nhất của mỗi nền kinh tế và được đánh giá, công bố hàng quí, thậm chí có nước hàng tháng. Vì vậy khi đánh giá trình độ tăng trưởng nền kinh tế của quốc gia, một trong những tiêu chuẩn đầu tiên người ta xét đến là tỉ lệ lạm phát như thế nào? điều đó nói lên một phần mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát và tăng trưởng. Nếu tỉ lệ lạm phát đang ở mức thấp hay vừa phải điều đó chứng tỏ nền kinh tế nước đó có sức mạnh,nhà nước điều tiết và quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả đã và đang tạo cơ hội thuận lợi cho tăng trưởng. Vậy chúng ta phải hiểu “Lạm phát” là như thế nào?.Câu hỏi này có rất nhiều cách trả lời. Tuy nhiên người ta vẫn thường công nhận lạm phát là sự tăng lên của giá trung bình trong một thời kỳ. Sự “tăng lên của giá” lại do nhiều nguyên nhân hay do yếu tố chủ quan của các cấp quản lý kinh tế hay do những điều kiện chính trị, xã hội, thiên tai...gây ra. Có thể giải thích về lạm phát theo những cách sau:
1. Theo thuyết tiền tệ: Lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức cung tiền
2. Theo trường phái Keynes: Lạm phát xảy ra do dư cầu về hàng hoá trong nền kinh tế.
3. Theo học thuyết chi phí đẩy lạm phát xảy ra do tăng chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những luận điểm lý thuyết mang tính tương đối còn trong thực tế lạm phát xảy ra là kết quả tác động tổng hợp của nhiều yếu tố ở những khía cạnh khác nhau của nền kinh tế.
1.1.2. Đo lường lạm phát
Dựa vào các cách giải thích như trên, ta có thể định nghĩa lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế. Như vậy sự tăng giá của một vài mặt hàng cá biệt nào đó trong ngắn hạn ngoài thị trường thì cũng không có nghĩa là đã có lạm phát.Các nhà kinh tế thường đo lạm phát bằng hai chỉ tiêu cơ bản là CPI(consumer price index) và chỉ số điều chỉnh GDP(GDP deflator).Cách thứ nhất sẽ dựa trên một rổ hàng hoá tiêu dùng và giá cả của những hàng hoá trong rổ ở hai thời điểm khác nhau.Còn cách tính thứ hai căn cứ vào toàn bộ khối lượng hàng hoá và dich vụ cuối cùng được sản xuất trong một năm và giá cả ở hai thời điểm khác nhau,thông thường theo ngôn ngữ thống kê là giá cố định và giá hiện hành.Về cơ bản thì hai cách tính này không có sự khác biệt lớn.Phương pháp tính theo GDP sẽ tính lạm phát chính xác hơn theo định nghĩa của lạm phát.Tuy nhiên CPI sẽ có ưu điểm là tính được lạm phát tại bất kì thời điểm nào căn cứ vào rổ hàng hoá,còn tính theo GDP thì chỉ tính được lạm phát của một năm sau khi có báo cáo về GDP của năm đó.
Cách tính cụ thể như sau:
- Chỉ số giá tiêu dùng xã hội: CPI
Chỉ số giá tiêu dùng xã hội CPI được sử dụng rất phổ biến trong việc đánh giá mức lạm phát. CPI đo lường mức giá bình quân của một nhóm hàng hoá và dịch vụ cần cho tiêu dùng của các hộ gia đình ( được lựa chọn ) của một giai đoạn như tỷ lệ % của mức giá giai đoạn trước gọi là năm gốc. Trên cơ sở xác định chỉ số giá tiêu dùng bình quân , tỷ lệ lạm phát phản ánh sự thay đổi mức giá bình quân của kỳ này so với kỳ khác được tính theo công thức sau:
Mức giá hiện tại - Mức giá năm trước
Tỷ lệ lạm phát = -------------------------------------------------- x 100%
Mức giá năm trước
Cách đo lường này cho phép so sánh sự biến động mức giá tiêu dùng theo thời gian nhưng không phản ánh được sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng của các hộ gia đình. Vì thế trong nhiều trường hợp người ta sử dụng cơ cấu tiêu dùng của năm hiện tại để xác định CPI. Bên cạnh đó CPI tăng không phải lúc nào cũng xuất phát từ nguyên nhân duy nhất là tiền tệ mà còn do những nguyên nhân như:
+ Sự khan hiếm hàng hoá, sự ế ẩm...
+ Giá của mặt hàng thiết yếu tăng cao do các tổ chức độc quyền kiểm soát.
+ Sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ - ngoại tệ.
Tuy vậy, CPI được coi là chỉ tiêu kinh tế nhạy cảm, phản ánh kịp thời quan hệ cung cầu tiền tệ của nền kinh tế.
- Chỉ số lạm phát tính theo tổng sản phẩm quốc nội - GDP
- Chỉ số này đo lường mức giá bình quân của tất cả các hàng hoá và dịch vụ tạo nên tổng sản phẩm quốc nội. Nó được xác định theo công thức:
GDP danh nghĩa
Chỉ số giảm phát GDP = ---------------------- x 100%
GDP thực tế
+ GDP danh nghĩa đo lường sản lượng theo giá trị tiền tệ năm hiện tại.
+ GDP thực tế đo lường sản lượng năm hiện tại theo giá năm được chọn làm gốc.
Ta có thể nhận thấy do được xác định bởi GDP danh nghĩa - thực tế nên nó đầy đủ và hoàn thiện hơn CPI vì nó bao gồm tất cả các hàng hoá và dịch vụ.
1.1.3.Các loại lạm phát
Việc nghiên cứu các loại lạm phát giúp ta hình dung rõ những đặc điểm của từng loại lạm phát cũng như ảnh hưởng tiềm năng của chúng từ đó mà có những giải pháp kìm chế lạm phát thích hợp.
Căn cứ vào tốc độ lạm phát người ta chia thành 3 loại:
- Lạm phát vừa phải: Xẩy ra khi tốc độ tăng giá chậm ở mức một con số. Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tăng chậm thường xấp xỉ bằng mức tăng tiền lương hay cao hơn chút ít do vậy giá trị tiền tề tương đối ổn định tạo thuận lợi cho môi trường kinh tế xã hội. Tác hại của lạm phát này là không đáng kể.
- Lạm phát phi mã: là loại lạm phát xẩy ra khi giá cả bắt đầu tăng ở mức 2, 3 con số như 20%, 10%... sự kiểm nghiệm thực tế cho thấy rằng nguyên nhân của loại lạm phát cao và kéo dài này là do sự tăng lên của khối tiền trong lưu thông. Khi giá cả hàng hoá biến động mạnh, giá trị tiền tệ giảm qua các thời kỳ tiền giấy bắt đầu bị từ chối trong thanh toán. Dân chúng không giám giữ tiền dưới mọi hình thức và bắt đầu hoạt động đầu cơ tích trữ hàng hoá. Trong thời kỳ lạm phát phi mã, sản xuất không phát triển, hệ thống tài chính tín dụng bị tàn lụi.
- Siêu lạm phát: Xẩy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã có thể lên tới hàng nghìn tỷ lần.
Có thể rút ra các đặc trưng cơ bản của các cuộc siêu lạm phát như sau:
+ Siêu lạm phát có sức phá huỷ toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và thường đi kèm với suy thoái nghiêm trọng.
+ Lạm phát thường xảy ra do các biến cố lớn dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội như chiến tranh, khủng hoảng chính trị.
+ Nguyên nhân duy nhất của mức tăng giá khủng khiếp là do phát hành tiền giấy không hạn chế nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước.
1.2.Nguyên nhân gây ra lạm phát
Như vậy chúng ta hiểu một cách sơ lược về lạm phát, nhưng thật thiếu sót nếu chúng ta không đi tìm nguồn gốc nguyên nhân của lạm phát. Đây là một phần quan trọng khi nghiên cứu đến vấn đề lạm phát bởi biết nguyên nhân - chính phủ mới có những chính sách hợp lý tác động vào nền kinh tế sao cho có hiệu quả nhất. Về cơ bản lạm phát xảy ra do 3 nguyên nhân.
1.2.1. Lạm phát tiền tệ
Loại lạm phát này diễn ra khi tốc độ tăng cung tiền vượt quá tốc độ tăng thực sự của nền kinh tế. Đơn giản hơn là tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn số lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế.Ví dụ như tốc độ tăng cung tiền là 10% nhưng tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế 7% thì lạm phát tiền tệ là 3%. Loại lạm phát này thường xảy ra tại các nước đang phát triển khi các nước này theo đuổi cơ chế áp chế tài chính hay trong trường hợp quốc gia đang theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng, áp chế tài chính là tình trạng ngân hàng trung ương tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ bằng cách in tiền, quá nhiều tiền trong luư thông vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sẽ dẫn đến lạm phát.Chính sách tiền tệ mở rộng kích thích tổng cầu hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng tổng cầu cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng cung,thì cũng dẫn đến lạm phát.
1.2.2. Lạm phát do cầu kéo.
Loại lạm phát này xuất phát từ sự thay đổi hành vi tổng cầu mang tính đột biến trong nền kinh tế. Các nguyên nhân có thể là do chính phủ chi tiêu quá mức khi thực hiện chính sách thu chi ngân sách mở rộng,hay tăng chi tiêu tiêu dùng quá mức bình thường do khu vực hộ gia đình quá lạc quan, hay do khu vực hộ gia đình có nguồn thu nhập từ trên rơi xuống như viện trợ nước ngoài, thu nhập do giá cả xuất khẩu tăng đột biến…
Qua phân tích sơ lược về hiện tượng lạm phát, chúng ta bước đầu có thể hiểu khái quát về hiện tượng nhạy cảm với trạng thái của nền kinh tế. Lạm phát chỉ nổ ra không chỉ ở các nước kém phát triển mà ngay cả trong nền kinh tế công nghiệp phát triển cũng chứa những mầm mống của lạm phát. Lạm phát gây ra nhiều tác hại của nền kinh tế, đẩy nền kinh tế suy sụp theo thời gian. Có thể nói sự tác động của lạm phát tới nền kinh tế và tới các mặt chính trị, xã hội, mâu thuẫn giữa các tầng lớp...đòi hỏi cần có biện pháp phòng và chống lạm phát do việc khắc phục lạm phát gia tăng tiêu tốn rất nhiều của cải của đất nước và công sức con người. Tuy nhiên không phải lạm phát lúc nào cũng là một thứ “độc dược”, môt căn bệnh chết người đối với nền kinh tế. Nếu lạm phát ở mức độ vừa phải, thích hợp nó trở thành một thứ thuốc tăng lực giúp cho xã hội phát triển nhanh chóng, an toàn. Bởi vậy cần xem xét lại tác động hai chiều cuat lạm phát tới xã hội, một chiều là tác hại của lạm phát cao, một chiều là tác động của mức độ lạm phát vừa phải đối với nền kinh tế. Chính vì vậy mà cuộc tranh cãi duy trì lạm phát thấp hay lạm phát bằng không là hợp lý vẫn còn kéo dài dai dẳng trong nền kinh tế.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình: Kinh tế học – David Begg
2. Giáo trình: Những vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô
3. Tạp chí: Thời báo kinh tế Việt nam 2004- 2005
4. Tư liệu bộ môn kinh tế vĩ mô
5.
You must be registered for see links
,
You must be registered for see links
6. Lý thuyết tài chính tiền tệ
7. Tin từ tổng cục thống kê, Bộ thương mại 2006
Mục lục
Lời mở đầu
Chương1. Những vấn đề chung về lạm phát
1.1/ Một số khái niệm chung.
1.1.1/Khái niệm về lạm phát
1.1.2/ Đo lường lạm phát
1.1.3/Các loại lạm phát
1.2/Nguyên nhân gây ra lạm phát
1.2.1/Lạm phát tiền tệ
1.2.2/Lạm phát do cầu kéo
1.2.3/Lạm phát do chi phí đẩy
1.3/Hậu quả của lạm phát
1.3.1/Lạm phát tạo ra sự bất ổn định cho môi trường kinh tế xã hội.
1.3.2/Phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội
1.3.3/Lạm phát tác động đến giá cả, sản lượng, việc làm
Chương2. Lạm phát ở VN giai đoạn 2000-2006
2.1.Diễn biến lạm phát của VN và ảnh hưởng của nó đến đời sống KTXH. 2.2Một số giải pháp kiểm soát lạm phát của VN
Chương3. Một số kiến nghị và giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới
3.1. Dự báo
3.2.Giải pháp và kiến nghị.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: