quangtrungks7a
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu Ngân sách nhà nước của nước ta giai đoạn hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Mà vấn đề thu chi Ngân sách vẫn là mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia. Ngân sách là công cụ quản lý vĩ mô nên kinh tế. Thông qua công cụ này, Nhà nước sẽ tham gia vào việc điều chỉnh một số quan hệ kinh tế cân đối của nền kinh tế như: tích luỹ và tiêu dùng, xuất và nhập khẩu, cơ cấu tiêu dùng và điều tiết thu nhập để đảm bảo cân bằng. Thực tế, các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có một chính sách thu ổn định, đồng thời chi tiêu ngân sách hợp lý. Điều này thể hiện tầm quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay việc từ bỏ nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phát và giao nộp” đối với khu vực kinh tế quốc doanh và các cơ quan Nhà nước, đã tạo điều kiện cho NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế – xã hội. Thu NSNN là một công tác rất quan trọng, nó quyết định việc thực hiện các vai trò của NSNN nói chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi NSNN nói riêng.
Vì vậy nhóm 2 chọn đề tài: “Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN ở nước ta giai đoạn hiện nay. Làm thế nào để tránh thất thu NSNN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ?”
Bài có 3 phần chính:
Phần A: Lý thuyết chung về thu Ngân sách nhà nước.
Phần B: Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu Ngân sách nhà nước của nước ta giai đoạn hiện nay.
Phần C: Một số giải pháp chống thất thu ngân sách ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
PHẦN A
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I - Ngân sách nhà nước:
1. Ngân sách nhà nước là gì?
Ngân sách nhà nước (NSNN) là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước – quỹ ngân sách nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước về mọi mặt.
II - Thu Ngân sách nhà nước
1. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò của thu NSNN:
a, Khái niệm:
“Thu NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình nhà nước dùng lực chính trị, huy động các nguồn lực tài chính xã hôi để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất nhà nước (quỹ ngân sách)”.
b, Đặc điểm thu NSNN
Thứ nhất, nguồn tài chính được tập trung vào NSNN là những khoản thu nhập của Nhà nước được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội. Sự phân chia đó là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Đối tượng phân chia là nguồn tài chinh quốc gia là kết quả do lao động sản xuất trong nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ.
Thứ hai, về mặt nội dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước
Cuối cùng, một đặc điểm quan trọng nữa của thu NSNN là nó gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập… Ví dụ: khi giá cả tăng => thu giảm; thu nhập tăng => thu tăng; tỷ giá tăng => thu tăng; lãi suất tăng ( giảm đầu tư ) => thu giảm…vv. Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết cuả các công cụ thu NSNN.
c, Cơ cấu thu NSNN
Thu trong cân đối NSNN là các khoản thu nằm trong hoạch định của Nhà Nước nhằm cân đối ngân sách. Các khoản này bao gồm: thuế, lệ phí, lợi tức của nhà nước, thu tiền bán hay cho thuê tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước và các khoản thu khác.
Thu ngoài cân đối ngân sách hay còn gọi là thu bù đắp thiếu hụt ngân sách. Trong tình trạng NSNN bị bội chi thì Nhà nước phải có giải pháp bù đắp lại phần thâm hụt đó, vì không thể để tình trạng ngân sách mất cân đối kéo dài. Thu bù đắp thiếu hụt ngân sách thức chất là vay để bù đắp, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài. Vay trong nước được tiến hành qua việc phát hành công trái, trái phiếu chính phủ….để huy động lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân. Vay nước ngoài được thực hiện qua vay nợ nước ngoài hay nhận các khoản viện trợ nước ngoài của các Chính Phủ,các tổ chức phi tài chính quốc tế.
d, Vai trò:
Như chúng ta đã biết, NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Và có thể nói rằng thu NSNN chính là việc tạo lập quỹ NSNN, từ đó NSNN mới có khả năng phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ này nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Có thu thì mới có chi, thu phải tốt thì chi mới có thể tốt, vậy nên có thể khẳng định thu NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng.
2. Phân loại thu ngân sách nhà nước
a. Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu
Thu thuế
Thu phí, lệ phí ( cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp)
Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước : thu từ lợi tức, từ hoạt động góp vốn kinh doanh cổ phần của nhà nước, thu hồi tiền cho vay ( gốc + lãi) của nhà nước, thu hồi vốn đầu tư của nhà nước tại các cơ sở kinh tế bán hay đấu giá doanh nghiệp nhà nước.
Thu từ bán – cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Thu từ hoạt động hợp tác lao động với nước ngoài.
Thu khác ( tiền phạt, tịch thu, tịch biên tài sản)
b. Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu
Thu thường xuyên: các khoản thu phát sinh thường xuyên cùng với nhịp độ hoạt động nền kinh tế, thường mang tính chất bắt buộc.
Thu không thường xuyên: các khoản thu chi phát sinh vào những thời điểm nhất định, không phát sinh liên tục.
c. Căn cứ vào tính chất cân đối ngân sách nhà nước
Thu trong cân đối ngân sách nhà nước: là những khoản thu được xây dựng và thực hiện trong mối quan hệ cân đối với chi ngân sách nhà nước, thường ổn định lâu dài, được lập dự toán.
Thu ngoài cân đối ngân sách nhà nước: là những khoản thu được xác định và thực hiện khi ngân sách nhà nước mất cân đối hay bôi chi
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước
• Thu nhập GDP bình quân đầu người : là 1 chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước, nó là nhân tố khách quan quyết định mức thu của NSNN
• Tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế. Tỷ suất doanh lợi càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn, như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng cả về quy mô và hiệu quả, đây là cơ sở nâng cao tỷ suất thu cho NSNN
• Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên ( dầu mỏ và khoáng sản). Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu lớn cho NSNN. Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến số thu của ngân sách.
• Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước. Mức độ phụ thuộc vào các yếu tố:
Quy mô và hiệu quả của bộ máy nhà nước.
Những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước
• Tổ chức bộ máy thu nộp: tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do trốn lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu mà vẫn thoả mãn được các nhu cầu chi tiêu của NSNN.
• Các nhân tố khác.
.
4. Nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN :
Thiết lập một hệ thống thu ngân sách không chỉ nhằm mục đích duy trì và đảm bảo nguồn thu NSNN mà còn phải chứa đựng các mục tiêu kinh tế xã hội khác. Do đó việc thiết lập hệ thống thu NSNN phải dựa trên những nguyên tắc nhất định:
Nguyên tắc ổn định và lâu dài:
Trong những điều kiện hoạt động bình thường thì phải cẩn ổn định mức thu, ổn định các sắc thuế không được gây xáo trộn lớn trong hệ thống thuế; đồng thời tỷ lệ động viên của nhà nước phải thích hợp, đảm bảo kích thích nền kinh tế tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.
Để thực hiện được nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự lụa chọn đối tượng tính thuế sao cho đối tượng đó ít có sự biến động.
Ý nghĩa:
+ Thuận lợi cho việc kế hoạch hóa NSNN.
+ Tạo điều kiện để kích thích người nộp thuế cải tiến, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng:
Việc thiết lập hệ thống thuế phải có quan điểm công bằng đối với mọi người chịu thuế, không phân biệt địa vị xã hội, thành phần kinh tế.
Việc thiết kế hệ thống thuế chủ yếu dựa trên khả năng thu nhập của người chịu thuế. Để đảm bảo được nguyên tắc công bằng trong thiết kế hệ thống thuế phải thiết kết hợp giữa sắc thuế trực thu với sắc thuế gián thu.
Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn:
Trong thiết kế hệ thống thuế các điều luật của các sắc thuế phải rõ ràng, cụ thể ở từng mức thuế, cơ sở đánh thuế…để tránh tình trạng lách luật, trốn thuế. Hơn nữa việc sửa chữa, bổ sung các điều khoản trong sắc thuế không phải lúc nào cũng thực hiện được, cho nên các điều khoản trong luật phải bao quát và phù hợp với các hoạt động của nền kinh tế xã hội.
Ý nghĩa: đảm bảo được nguyên tắc này giúp cho việc tổ chức chấp hành luật thống nhất, tránh được tình trạng lách luật trốn thuế.
* Nguyên tắc đơn giản:
Cần hạn chế số lượng thuế suất, xác định rõ mục tiêu chính, không đề ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế.
Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai luật thuế vào thực tiễn, tránh được những tiêu cực trong thu thuế.
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN A 2
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2
I - Ngân sách nhà nước: 2
1. Ngân sách nhà nước là gì? 2
2. Đặc điểm của Ngân sách nhà nước 2
3.Vai trò của Ngân sách nhà nước 3
II - Thu Ngân sách nhà nước 3
1. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò của thu NSNN: 3
2. Phân loại thu ngân sách nhà nước 4
4. Chính sách, chế độ và các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN
PHẦN B 9
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP HỆ THỐNG THU NGÂN SÁCH NƯỚC TA HIỆN NAY 9
I. Thực trạng 9
II- Những mặt đã đạt được và cần phát huy của thu NSNN: 15
III-Những mặt yếu kém tồn tại của thu NSNN: 15
PHẦN C 19
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU NGÂN SÁCH 19
1, Định hướng thu NSNN trong thời gian tới: 19
2, Các giải pháp chống thất thu ,giảm thâm hụt và tăng thu NSNN 19
Mục lục 21
PHẦN C
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I. Định hướng thu NSNN trong thời gian tới:
Từ những thuận lợi và thách thức trong thời gian sắp tới, nước ta cần định hướng xây dựng và thực hiện thu NSNN bền vững đủ sức đương đầu với những bất ổn trong điều kiện hội nhập quốc tế. Nhà nước cần đánh giá và khai thác tốt các nguồn thu, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý để đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội đề ra, xử lý tốt những vấn đề còn bất cập của cơ chế phân cấp quản lý các cấp NSNN trong hệ thống NSNN. Đảm bảo được các vấn đề nêu trên thì thu NSNN trong thời gian tới sẽ đạt được nhiều kết quả khả quan.
II. Biện pháp tránh thất thu ngân sách nhà nước
Ở Việt Nam, Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;
- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
- Các khoản viện trợ;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
(không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại )
1 ) Biện pháp về thuế :
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước nên tránh thất thu thuế ,nợ đọng thuế là tránh thất thu ngân sách nhà nước .
• Đẩy mạnh cải cách hành chính, thuế ,nhanh chóng hiện đại hóa ngành thuế và hải quan, nhằm làm tăng thu ròng cho ngân sách, tái phân phối thu nhập và công bằng xã hội. Cải cách hành chính thuế phải giảm sự quá tải của hệ thống quản lý thuế, giảm chi phí tuân thủ thuế và giảm chi phí quản lý thu thuế,đơn giản các thủ tục hành chính về thuế nhằm phục vụ thuận lợi cho đối tượng nộp thuế, nâng cao năng lực quản lý và ngăn chặn có hiệu quả các hành vi gian lận thuế .
• Bộ tài chính : Cần chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan tổ chức thực hiện thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp nợ đọng, chiếm dụng nguồn thu của ngân sách nhà nước; xây dựng quy trình và biện pháp quản lý nợ, thu nợ; theo dõi chính xác số thuế nợ đọng; phân loại các khoản nợ thuế; trong đó, cần phân tích rõ nguyên nhân và đề ra các biện pháp thu nợ thích hợp, có hiệu quả; nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý các khoản nợ thuế không có khả năng thu hồi.
• Cần nâng cao công tác quản lý thuế và Tăng cường quản lí đối tượng nộp thuế : Hệ thống quản lý thu thuế ở Việt Nam được đánh giá là kém hiệu quả, trong khi mức độ tuân thủ của người nộp thuế thấp. Triển khai thực hiện có hiệu quả luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Tài chính. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đẩy mạnh xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế. Chấn chỉnh công tác hoàn thuế, đẩy mạnh kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về thu NSNN. Giám sát chặt chẽ việc rà soát, bãi bỏ một số quy định về phí, lệ phí, huy động đóng góp của nhân dân không đúng quy định ở các cấp, các ngành và các địa phương.
• Tổ chức bộ máy thu nộp:Bộ máy này gọn nhẹ, hiệu quả cao chỗng được thất thu do trốn, lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỉ suất thu ngân sách nhà nước mà vẫn làm giảm được nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước.
• Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các luật thuế ,luật hải quản đến mọi tổ chức ,cá nhân hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc đóng thuế cho nhà nước ; các chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm các chính sách thuế; có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan thuế, hải quan để thu thuế.
2, Giảm thâm hụt ngân sách
Việc điều hành thu, chi ngân sách nhà nước cũng gắn chặt với thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững
• Tích cực huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn,công nghiệp ,dịch vụ ,bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá; phát triển các công trình về cơ sở hạ tầng
• Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển đồng bộ các thị trường, đẩy mạnh việc thực hiện quản lý giá cả theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và các đối tượng thụ hưởng; góp phần xóa bao cấp tràn lan, chống buôn lậu, khuyến khích thực hành tiết kiệm. , kiểm soát việc chấp hành pháp luật Nhà nước về giá
• Thực hiện chính sách tiền tệ chặt ,áp dụng linh hoạt chính sách tiền tệ, tỷ giá nhằm khuyến khích tối đa tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường để tăng sản xuất trong nước nhất là đối với một số mặt hàng có thế mạnh như lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu, tăng nguồn thu cho NSNN.
• Kiểm soát chặt chẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu công .
• Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an ninh xã hội
• Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền .
3 : Giải pháp tăng thu NSNN
• Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, nhà nước cần dành kinh phí thỏa đáng cho để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt.
• Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư.
• Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước phải được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân.
• Bốn là, dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới. cần khuyến khích, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội cạnh tranh lành mạnh, mở rộng quy mô sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ,đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Kiên quyết giải thể hay tiến hành cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hay không hiệu quảnhằm hạn chế gánh nặng cho ngân sách của nhà nước.
• Năm là, nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư.
III. Thực tiễn năm 2011.
Năm 2011, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) được giao của ngành thuế là 451.300 tỷ đồng. Những diễn biến kinh tế bất thường trong 6 tháng đầu năm như lạm phát, nâng lãi suất ngân hàng, giá nguyên, nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng cao... đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, làm giảm nguồn thu. Tuy nhiên, kết quả thu ngân sách 6 tháng đầu năm do ngành thuế thực hiện vẫn khả quan: 249.570 tỷ đồng, đạt 55,3% so dự toán, tăng 24,4% so với cùng kì năm trước . Đạt được kết quả trên do nhiều biện pháp chống thất thu ngân sách và Thực hiện Nghị quyết 11/CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có nhóm giải pháp về chống thất thu NSNN :
Ngành thuế đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn thu. Ngay từ đầu năm nay, Tổng cục Thuế đã lập và giao chỉ tiêu kế hoạch thanh, kiểm tra cho cục thuế các địa phương. Sáu tháng đầu năm nay, toàn ngành đã thực hiện thanh, kiểm tra 7.262 đơn vị, kết luận truy thu 1.733 tỷ đồng (đã nộp vào NSNN 597,4 tỷ đồng). Qua thanh tra tại 1.361 đơn vị, ngành thuế đã xử lý truy thu 1.068 tỷ đồng, giảm lỗ 2.270 tỷ đồng, giảm khấu trừ 21 tỷ đồng. Kiểm tra tại 5.901 đơn vị, ngành đã truy thu 665 tỷ đồng, kiểm tra 516.651 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, ngành đã đề nghị điều chỉnh 7.161 hồ sơ, tăng nghĩa vụ thuế 153 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm, ngành thuế đã thu hồi 40,6% tổng số nợ thuế của năm 2010 chuyển sang với số tiền là 11.085 tỷ đồng…………………………………………………………………………..
Để quản lý tốt nguồn thu và giảm tình trạng thất thu ngân sách, việc nâng cao ý thức cho NNT đóng vai trò quan trọng. Bởi một khi DN hiểu rõ tiền thuế nộp vào NSNN sẽ được tái đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng và chính các DN, tình trạng trây ỳ, nợ đọng và trốn thuế sẽ giảm. Nhận thức rõ điều này, thời gian qua, ngành thuế đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Bên cạnh việc cập nhật kịp thời chính sách thuế mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngành thuế đã tổ chức đối thoại trực tiếp với DN; lập đường dây nóng hỗ trợ DN...
Bên cạnh việc tích cực rà soát nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách thuế cho phù hợp với thực tế; hỗ trợ, tư vấn kịp thời cho DN thực hiện đúng chính sách thuế, cần sớm ban hành những chế tài xử phạt nghiêm minh với những gian lận về thuế, qua đó góp phần hạn chế tình trạng thất thu NSNN.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu Ngân sách nhà nước của nước ta giai đoạn hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Mà vấn đề thu chi Ngân sách vẫn là mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia. Ngân sách là công cụ quản lý vĩ mô nên kinh tế. Thông qua công cụ này, Nhà nước sẽ tham gia vào việc điều chỉnh một số quan hệ kinh tế cân đối của nền kinh tế như: tích luỹ và tiêu dùng, xuất và nhập khẩu, cơ cấu tiêu dùng và điều tiết thu nhập để đảm bảo cân bằng. Thực tế, các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có một chính sách thu ổn định, đồng thời chi tiêu ngân sách hợp lý. Điều này thể hiện tầm quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay việc từ bỏ nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phát và giao nộp” đối với khu vực kinh tế quốc doanh và các cơ quan Nhà nước, đã tạo điều kiện cho NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế – xã hội. Thu NSNN là một công tác rất quan trọng, nó quyết định việc thực hiện các vai trò của NSNN nói chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi NSNN nói riêng.
Vì vậy nhóm 2 chọn đề tài: “Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN ở nước ta giai đoạn hiện nay. Làm thế nào để tránh thất thu NSNN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ?”
Bài có 3 phần chính:
Phần A: Lý thuyết chung về thu Ngân sách nhà nước.
Phần B: Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu Ngân sách nhà nước của nước ta giai đoạn hiện nay.
Phần C: Một số giải pháp chống thất thu ngân sách ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
PHẦN A
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I - Ngân sách nhà nước:
1. Ngân sách nhà nước là gì?
Ngân sách nhà nước (NSNN) là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước – quỹ ngân sách nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước về mọi mặt.
II - Thu Ngân sách nhà nước
1. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò của thu NSNN:
a, Khái niệm:
“Thu NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình nhà nước dùng lực chính trị, huy động các nguồn lực tài chính xã hôi để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất nhà nước (quỹ ngân sách)”.
b, Đặc điểm thu NSNN
Thứ nhất, nguồn tài chính được tập trung vào NSNN là những khoản thu nhập của Nhà nước được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội. Sự phân chia đó là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Đối tượng phân chia là nguồn tài chinh quốc gia là kết quả do lao động sản xuất trong nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ.
Thứ hai, về mặt nội dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước
Cuối cùng, một đặc điểm quan trọng nữa của thu NSNN là nó gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập… Ví dụ: khi giá cả tăng => thu giảm; thu nhập tăng => thu tăng; tỷ giá tăng => thu tăng; lãi suất tăng ( giảm đầu tư ) => thu giảm…vv. Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết cuả các công cụ thu NSNN.
c, Cơ cấu thu NSNN
Thu trong cân đối NSNN là các khoản thu nằm trong hoạch định của Nhà Nước nhằm cân đối ngân sách. Các khoản này bao gồm: thuế, lệ phí, lợi tức của nhà nước, thu tiền bán hay cho thuê tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước và các khoản thu khác.
Thu ngoài cân đối ngân sách hay còn gọi là thu bù đắp thiếu hụt ngân sách. Trong tình trạng NSNN bị bội chi thì Nhà nước phải có giải pháp bù đắp lại phần thâm hụt đó, vì không thể để tình trạng ngân sách mất cân đối kéo dài. Thu bù đắp thiếu hụt ngân sách thức chất là vay để bù đắp, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài. Vay trong nước được tiến hành qua việc phát hành công trái, trái phiếu chính phủ….để huy động lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân. Vay nước ngoài được thực hiện qua vay nợ nước ngoài hay nhận các khoản viện trợ nước ngoài của các Chính Phủ,các tổ chức phi tài chính quốc tế.
d, Vai trò:
Như chúng ta đã biết, NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Và có thể nói rằng thu NSNN chính là việc tạo lập quỹ NSNN, từ đó NSNN mới có khả năng phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ này nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Có thu thì mới có chi, thu phải tốt thì chi mới có thể tốt, vậy nên có thể khẳng định thu NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng.
2. Phân loại thu ngân sách nhà nước
a. Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu
Thu thuế
Thu phí, lệ phí ( cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp)
Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước : thu từ lợi tức, từ hoạt động góp vốn kinh doanh cổ phần của nhà nước, thu hồi tiền cho vay ( gốc + lãi) của nhà nước, thu hồi vốn đầu tư của nhà nước tại các cơ sở kinh tế bán hay đấu giá doanh nghiệp nhà nước.
Thu từ bán – cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Thu từ hoạt động hợp tác lao động với nước ngoài.
Thu khác ( tiền phạt, tịch thu, tịch biên tài sản)
b. Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu
Thu thường xuyên: các khoản thu phát sinh thường xuyên cùng với nhịp độ hoạt động nền kinh tế, thường mang tính chất bắt buộc.
Thu không thường xuyên: các khoản thu chi phát sinh vào những thời điểm nhất định, không phát sinh liên tục.
c. Căn cứ vào tính chất cân đối ngân sách nhà nước
Thu trong cân đối ngân sách nhà nước: là những khoản thu được xây dựng và thực hiện trong mối quan hệ cân đối với chi ngân sách nhà nước, thường ổn định lâu dài, được lập dự toán.
Thu ngoài cân đối ngân sách nhà nước: là những khoản thu được xác định và thực hiện khi ngân sách nhà nước mất cân đối hay bôi chi
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước
• Thu nhập GDP bình quân đầu người : là 1 chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước, nó là nhân tố khách quan quyết định mức thu của NSNN
• Tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế. Tỷ suất doanh lợi càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn, như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng cả về quy mô và hiệu quả, đây là cơ sở nâng cao tỷ suất thu cho NSNN
• Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên ( dầu mỏ và khoáng sản). Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu lớn cho NSNN. Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến số thu của ngân sách.
• Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước. Mức độ phụ thuộc vào các yếu tố:
Quy mô và hiệu quả của bộ máy nhà nước.
Những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước
• Tổ chức bộ máy thu nộp: tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do trốn lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu mà vẫn thoả mãn được các nhu cầu chi tiêu của NSNN.
• Các nhân tố khác.
.
4. Nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN :
Thiết lập một hệ thống thu ngân sách không chỉ nhằm mục đích duy trì và đảm bảo nguồn thu NSNN mà còn phải chứa đựng các mục tiêu kinh tế xã hội khác. Do đó việc thiết lập hệ thống thu NSNN phải dựa trên những nguyên tắc nhất định:
Nguyên tắc ổn định và lâu dài:
Trong những điều kiện hoạt động bình thường thì phải cẩn ổn định mức thu, ổn định các sắc thuế không được gây xáo trộn lớn trong hệ thống thuế; đồng thời tỷ lệ động viên của nhà nước phải thích hợp, đảm bảo kích thích nền kinh tế tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.
Để thực hiện được nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự lụa chọn đối tượng tính thuế sao cho đối tượng đó ít có sự biến động.
Ý nghĩa:
+ Thuận lợi cho việc kế hoạch hóa NSNN.
+ Tạo điều kiện để kích thích người nộp thuế cải tiến, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng:
Việc thiết lập hệ thống thuế phải có quan điểm công bằng đối với mọi người chịu thuế, không phân biệt địa vị xã hội, thành phần kinh tế.
Việc thiết kế hệ thống thuế chủ yếu dựa trên khả năng thu nhập của người chịu thuế. Để đảm bảo được nguyên tắc công bằng trong thiết kế hệ thống thuế phải thiết kết hợp giữa sắc thuế trực thu với sắc thuế gián thu.
Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn:
Trong thiết kế hệ thống thuế các điều luật của các sắc thuế phải rõ ràng, cụ thể ở từng mức thuế, cơ sở đánh thuế…để tránh tình trạng lách luật, trốn thuế. Hơn nữa việc sửa chữa, bổ sung các điều khoản trong sắc thuế không phải lúc nào cũng thực hiện được, cho nên các điều khoản trong luật phải bao quát và phù hợp với các hoạt động của nền kinh tế xã hội.
Ý nghĩa: đảm bảo được nguyên tắc này giúp cho việc tổ chức chấp hành luật thống nhất, tránh được tình trạng lách luật trốn thuế.
* Nguyên tắc đơn giản:
Cần hạn chế số lượng thuế suất, xác định rõ mục tiêu chính, không đề ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế.
Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai luật thuế vào thực tiễn, tránh được những tiêu cực trong thu thuế.
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN A 2
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2
I - Ngân sách nhà nước: 2
1. Ngân sách nhà nước là gì? 2
2. Đặc điểm của Ngân sách nhà nước 2
3.Vai trò của Ngân sách nhà nước 3
II - Thu Ngân sách nhà nước 3
1. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò của thu NSNN: 3
2. Phân loại thu ngân sách nhà nước 4
4. Chính sách, chế độ và các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN
PHẦN B 9
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP HỆ THỐNG THU NGÂN SÁCH NƯỚC TA HIỆN NAY 9
I. Thực trạng 9
II- Những mặt đã đạt được và cần phát huy của thu NSNN: 15
III-Những mặt yếu kém tồn tại của thu NSNN: 15
PHẦN C 19
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU NGÂN SÁCH 19
1, Định hướng thu NSNN trong thời gian tới: 19
2, Các giải pháp chống thất thu ,giảm thâm hụt và tăng thu NSNN 19
Mục lục 21
PHẦN C
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I. Định hướng thu NSNN trong thời gian tới:
Từ những thuận lợi và thách thức trong thời gian sắp tới, nước ta cần định hướng xây dựng và thực hiện thu NSNN bền vững đủ sức đương đầu với những bất ổn trong điều kiện hội nhập quốc tế. Nhà nước cần đánh giá và khai thác tốt các nguồn thu, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý để đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội đề ra, xử lý tốt những vấn đề còn bất cập của cơ chế phân cấp quản lý các cấp NSNN trong hệ thống NSNN. Đảm bảo được các vấn đề nêu trên thì thu NSNN trong thời gian tới sẽ đạt được nhiều kết quả khả quan.
II. Biện pháp tránh thất thu ngân sách nhà nước
Ở Việt Nam, Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;
- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
- Các khoản viện trợ;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
(không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại )
1 ) Biện pháp về thuế :
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước nên tránh thất thu thuế ,nợ đọng thuế là tránh thất thu ngân sách nhà nước .
• Đẩy mạnh cải cách hành chính, thuế ,nhanh chóng hiện đại hóa ngành thuế và hải quan, nhằm làm tăng thu ròng cho ngân sách, tái phân phối thu nhập và công bằng xã hội. Cải cách hành chính thuế phải giảm sự quá tải của hệ thống quản lý thuế, giảm chi phí tuân thủ thuế và giảm chi phí quản lý thu thuế,đơn giản các thủ tục hành chính về thuế nhằm phục vụ thuận lợi cho đối tượng nộp thuế, nâng cao năng lực quản lý và ngăn chặn có hiệu quả các hành vi gian lận thuế .
• Bộ tài chính : Cần chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan tổ chức thực hiện thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp nợ đọng, chiếm dụng nguồn thu của ngân sách nhà nước; xây dựng quy trình và biện pháp quản lý nợ, thu nợ; theo dõi chính xác số thuế nợ đọng; phân loại các khoản nợ thuế; trong đó, cần phân tích rõ nguyên nhân và đề ra các biện pháp thu nợ thích hợp, có hiệu quả; nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý các khoản nợ thuế không có khả năng thu hồi.
• Cần nâng cao công tác quản lý thuế và Tăng cường quản lí đối tượng nộp thuế : Hệ thống quản lý thu thuế ở Việt Nam được đánh giá là kém hiệu quả, trong khi mức độ tuân thủ của người nộp thuế thấp. Triển khai thực hiện có hiệu quả luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Tài chính. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đẩy mạnh xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế. Chấn chỉnh công tác hoàn thuế, đẩy mạnh kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về thu NSNN. Giám sát chặt chẽ việc rà soát, bãi bỏ một số quy định về phí, lệ phí, huy động đóng góp của nhân dân không đúng quy định ở các cấp, các ngành và các địa phương.
• Tổ chức bộ máy thu nộp:Bộ máy này gọn nhẹ, hiệu quả cao chỗng được thất thu do trốn, lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỉ suất thu ngân sách nhà nước mà vẫn làm giảm được nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước.
• Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các luật thuế ,luật hải quản đến mọi tổ chức ,cá nhân hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc đóng thuế cho nhà nước ; các chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm các chính sách thuế; có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan thuế, hải quan để thu thuế.
2, Giảm thâm hụt ngân sách
Việc điều hành thu, chi ngân sách nhà nước cũng gắn chặt với thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững
• Tích cực huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn,công nghiệp ,dịch vụ ,bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá; phát triển các công trình về cơ sở hạ tầng
• Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển đồng bộ các thị trường, đẩy mạnh việc thực hiện quản lý giá cả theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và các đối tượng thụ hưởng; góp phần xóa bao cấp tràn lan, chống buôn lậu, khuyến khích thực hành tiết kiệm. , kiểm soát việc chấp hành pháp luật Nhà nước về giá
• Thực hiện chính sách tiền tệ chặt ,áp dụng linh hoạt chính sách tiền tệ, tỷ giá nhằm khuyến khích tối đa tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường để tăng sản xuất trong nước nhất là đối với một số mặt hàng có thế mạnh như lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu, tăng nguồn thu cho NSNN.
• Kiểm soát chặt chẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu công .
• Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an ninh xã hội
• Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền .
3 : Giải pháp tăng thu NSNN
• Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, nhà nước cần dành kinh phí thỏa đáng cho để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt.
• Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư.
• Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước phải được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân.
• Bốn là, dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới. cần khuyến khích, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội cạnh tranh lành mạnh, mở rộng quy mô sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ,đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Kiên quyết giải thể hay tiến hành cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hay không hiệu quảnhằm hạn chế gánh nặng cho ngân sách của nhà nước.
• Năm là, nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư.
III. Thực tiễn năm 2011.
Năm 2011, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) được giao của ngành thuế là 451.300 tỷ đồng. Những diễn biến kinh tế bất thường trong 6 tháng đầu năm như lạm phát, nâng lãi suất ngân hàng, giá nguyên, nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng cao... đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, làm giảm nguồn thu. Tuy nhiên, kết quả thu ngân sách 6 tháng đầu năm do ngành thuế thực hiện vẫn khả quan: 249.570 tỷ đồng, đạt 55,3% so dự toán, tăng 24,4% so với cùng kì năm trước . Đạt được kết quả trên do nhiều biện pháp chống thất thu ngân sách và Thực hiện Nghị quyết 11/CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có nhóm giải pháp về chống thất thu NSNN :
Ngành thuế đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn thu. Ngay từ đầu năm nay, Tổng cục Thuế đã lập và giao chỉ tiêu kế hoạch thanh, kiểm tra cho cục thuế các địa phương. Sáu tháng đầu năm nay, toàn ngành đã thực hiện thanh, kiểm tra 7.262 đơn vị, kết luận truy thu 1.733 tỷ đồng (đã nộp vào NSNN 597,4 tỷ đồng). Qua thanh tra tại 1.361 đơn vị, ngành thuế đã xử lý truy thu 1.068 tỷ đồng, giảm lỗ 2.270 tỷ đồng, giảm khấu trừ 21 tỷ đồng. Kiểm tra tại 5.901 đơn vị, ngành đã truy thu 665 tỷ đồng, kiểm tra 516.651 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, ngành đã đề nghị điều chỉnh 7.161 hồ sơ, tăng nghĩa vụ thuế 153 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm, ngành thuế đã thu hồi 40,6% tổng số nợ thuế của năm 2010 chuyển sang với số tiền là 11.085 tỷ đồng…………………………………………………………………………..
Để quản lý tốt nguồn thu và giảm tình trạng thất thu ngân sách, việc nâng cao ý thức cho NNT đóng vai trò quan trọng. Bởi một khi DN hiểu rõ tiền thuế nộp vào NSNN sẽ được tái đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng và chính các DN, tình trạng trây ỳ, nợ đọng và trốn thuế sẽ giảm. Nhận thức rõ điều này, thời gian qua, ngành thuế đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Bên cạnh việc cập nhật kịp thời chính sách thuế mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngành thuế đã tổ chức đối thoại trực tiếp với DN; lập đường dây nóng hỗ trợ DN...
Bên cạnh việc tích cực rà soát nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách thuế cho phù hợp với thực tế; hỗ trợ, tư vấn kịp thời cho DN thực hiện đúng chính sách thuế, cần sớm ban hành những chế tài xử phạt nghiêm minh với những gian lận về thuế, qua đó góp phần hạn chế tình trạng thất thu NSNN.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: bài tiểu luận môn học quản lý tài chính ngân sách nhà nước, thách thức về phân cấp ngân sách nhà nước tại địa phương, thuc trang phi và le phi ơ viec nam, quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng thu chi ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở Việt Nam – một số nhận xét và đánh giá., bộ máy thu nộp của nhà nước việt nam, thực trạng tài chính của Việt Nam giai đoạn 2011 đến nay, thực trạng thu phí lệ phí của việt nam hiện nay như thế nào, Phân tích thu NSNN đối với nền KT- XH VN giai đoạn 2019- 2021, tiểu luận thực trạng ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2019 đến hiện nay, thực trạng của ngân sách nhà nước ta hiện nay, thực trạng thu ngân sách nhà nước của việt nam 2020, thực trạng chi tiêu ngân sách việt nam hiện nay, thực trạng nguồn thu của ngân sách nhà nước hiện nay, tiểu luận thực trạng chi NSNN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tìm hiểu các điều luật ngân sách nhà nước việt nam, các nguồn thu chính của NSNN Việt Nam hiện nay, những thách thức đặt ra đối với quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước, thâm hụt nsnn thực trạng và giải pháp xử lý ở việt nam mới nhất 2022, tình trạng thu ngân sách nhà nước tích cực, thực trạng thất thu ngân sách nhà nước việt nam, Chính sách và thực trang hoạt động thu thuế ở Việt Nam hiện nay tiểu luận, . Thực trạng thu NSNN, Tiểu luận Thực trạng thu tài chính công hiện nay, thực trạng quản lý thu nsnn việt nam hiện nay, thực trạng thu ngân sách nhà nước của việt nam hiện nay, tiểu luận thu ngân sách nhà nước việt nam, tiểu luận thực trạng thu ngân sách nhà nước, tiểu luận thu ngân sách nhà nước, thực trạngthu ngân sách nhà nước theo quy mô và cơ cấu, tiểu luận thực trạng hoạt động của các quỹ NSNN ở việt nam, sự quan trọng của thu ngân sách nhà nước
Last edited by a moderator: