Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 2
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................4
3. Khách thể - đối tượng nghiên cứu ................................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5
6. Giới hạn đề tài nghiên cứu .............................................................................. 5
7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................5
Chương I. Một số vấn đề về trở ngại tâm lý.
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 7
2. Trở ngại tâm lý .............................................................................................. 11
3. Đặc điểm khách thể khảo sát ......................................................................... 20
4. Trở ngại tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến quá trình học tập
của sinh viên năm cuối .................................................................................. 25
5. Những đóng góp của đề tài ............................................................................ 26
Chương II. Thực trạng một số trở ngại tâm lý của sinh viên
năm cuối ở các trường đại học.
1. Nhận thức của sinh viên về trở ngại tâm lý ................................................... 27
2. Một số biểu hiện trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối .............................. 32
3. Hành vi khắc phục trở ngại tâm lý của sinh viên qua một số tình huống ...... 56
4. Một số ý kiến về vấn đề khắc phục những trở ngại tâm lý
ở sinh viên năm cuối ..................................................................................... 65



Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài:
1.1 Cơ sở lý luận.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, con người luôn phải tham gia vào các loại hình hoạt động khác nhau. Có thể nói, hoạt động là điều kiện để tồn tại và phát triển của con người.
Song, trong quá trình hoạt động của mình, con người cũng luôn phải đối mặt với những khó khăn, những trở ngại kìm hãm quá trình hoạt động. Nếu con người muốn tiếp tục phát triển thì nhất định phải vượt qua những khó khăn, trở ngại đó.
Những khó khăn mà con người gặp phải trong quá trình hoạt động của mình, có thể là những khó khăn khách quan, do điều kiện bên ngoài mang lại, hoặc cũng có thể do chủ quan bản thân con người. Những khó khăn này tựu chung lại, chúng là những Ỏhàng rào tâm lýÕ hay khó khăn tâm lý có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình hoạt động của con người. Vì thế vấn đề khắc phục, hạn chế những trở ngại tâm lý trong quá trình hoạt động, tạo điều kiện cho con người phát triển và hoàn thiện nhân cách, luôn luôn được đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết kịp thời.
Mặt khác hoạt động học tập là một trong những hoạt động chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Trong đó hoạt động học tập không chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân mỗi sinh viên, mà nó còn có những vai trò, ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội vv... của đất nước.
Sinh viên năm cuối ở các trường đại học trong qúa trình học tập hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trở ngại. Sinh viên năm cuối là một đội ngũ tri thức hoàn toàn mới chuẩn bị bắt tay vào công cuộc kiến thiết nước nhà. Kết quả học tập, rèn luyện của họ ra sao đều được thể hiện rõ nhất ở năm cuối cùng của bậc đại học. Bởi vậy một vấn đề đặt ra là , nếu giải quyết tốt những khó khăn, trở ngại tâm lý ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên năm cuối, chính là đã giúp nâng cao kết quả rèn luyện của một lực lượng lao động xã hội mới giàu tiềm năng thế mạnh. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mà còn có ý nghĩa đối với cả xã hội.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
Thực tiễn hoạt động học tập của sinh viên hiện nay đang đặt ra những vấn đề vô cùng nan giải.
Trước hết đó là vấn đề bản thân quá trình học tập đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn nhiều bất cập, hệ thống tri thức còn nghèo nàn lạc hậu... Vấn đề ra trường, công ăn việc làm; quan hệ tình cảm... cũng có những tác động không nhỏ đến ý chí học tập, rèn luyện phấn đấu của sinh viên vv... Đối mặt với những khó khăn đó, ở mỗi sinh viên đều có những phản ứng khác nhau. Chẳng hạn, có những sinh viên biết trước sẽ khó khăn trong quá trình tìm việc làm sau khi ra trường nên đã tích cực nỗ lực học tập để trang bị cho mình một hành trang tri thức đầy đủ vững chắc, tin cậy cho tương lai; nhưng trái lại, có những sinh viên lại tỏ ra bất cần từ đó dẫn đến thái độ thờ ơ, coi thường học tập rèn luyện nghề. Có trường hợp sinh viên vì lo lắng, gặp khó khăn trong vấn đề tình cảm mà trở nên bỏ bê, trễ nải việc học tập; mặt khác, ngay chính kết quả học tập của các kỳ trước cũng có những tác động nhất định đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối...
Như vậy chúng ta có thể thấy, có rất nhiều trở ngại tâm lý đã, đang, và sẽ còn gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối. Việc nghiên cứu, làm rõ và tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời những trở ngại tâm lý đó sẽ tạo điều kiện nâng cao kết quả học tập rèn luyện của sinh viên nói chung và sinh viên năm cuối nói riêng, lên một bước.
Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, vấn đề khắc phục những trở ngại tâm lý nảy sinh và ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối, là vô cùng quan trọng, cấp thiết. Với những lý do nêu trên, chúng tui đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu một số trở ngại tâm lý cá nhân trong quá trình học tập của sinh viên năm cuối các trường Đại học”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Việc tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tui nhằm một số mục đích sau:
2.1 Tìm hiểu một số trở ngại tâm lý nảy sinh và ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên năm cuối các trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH Kinh tế quốc dân.
2.2 Tìm ra những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của một số trở ngại tâm lý đối với quá trình học tập của sinh viên năm cuối; trên cơ sở đó đề ra những biện pháp khắc phục nhằm giúp sinh viên đạt được kết quả cao nhất trong học tập ở trường ĐH.

3. Khách thể - đối tượng nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số trở ngại tâm lý ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên năm cuối.
3.2 Khách thể khảo sát:
Khách thể khảo sát gồm 138 sinh viên năm cuối của các trường ĐH ở Hà Nội, gồm có: ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH Kinh tế quốc dân.
Trong đó:
- Trường ĐHSư phạm Hà Nội; gồm 46 sinh viên, thuộc khoa Giáo dục chính trị.
- Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội; gồm 46 sinh viên, thuộc khoa Kinh tế.
- Trường ĐH Kinh tế quốc dân; gồm 46 sinh viên, thuộc nhiều khoa khác nhau.
Các khách thể khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên.

4. Giả thuyết khoa học:
- Chúng tui cho rằng những trở ngại tâm lý đã có ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên năm cuối hiện nay.
- Nếu khắc phục được những trở ngại tâm lý này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập ở năm cuối.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1 Tìm hiểu những cơ sở lý luận và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Cụ thể, tìm hiểu khái niệm trở ngại tâm lý và đặc điểm của sinh viên, trong đó có sinh viên năm cuối ở các trường đại học.
5.2 Tìm hiểu một số trở ngại tâm lý ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên năm cuối, trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH Kinh tế quốc dân.

6. Giới hạn đề tài nghiên cứu:
Chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài trong phạm vi sau:
* Về đối tượng: đó là một số trở ngại tâm lý cơ bản ảnh hưởng nhiều nhất đến học tập của sinh viên năm cuối.
* Về khách thể điều tra, gồm:
- 138 sinh viên của các trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà Nội; ĐH Kinh tế quốc dân, thuộc nhiều khoa, ngành khác nhau.
- 15 giảng viên thuộc khoa Tâm lý giáo dục học – trường ĐH Sư phạm Hà Nội và trường ĐH Kinh tế quốc dân.
* Về địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu trên phạm vi sinh viên năm cuối của các trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà Nội; ĐH Kinh tế quốc dân.
Phạm vi nghiên cứu kể trên của đề tài còn nhiều hạn chế, do tính cấp thiết và ý nghĩa thiết thực của vấn đề nghiên cứu, chúng tui rất mong đề tài sẽ được phát triển trên quy mô rộng hơn nữa để kết quả thu được có độ tin cậy cao hơn, đồng thời bổ xung những thiếu xót mà đề tài chưa giải quyết được.

7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Nhóm phương phương pháp nghiên cứu lý luận.
Các phương pháp trên được sử dụng một cách triệt để, phát huy tối đa ưu điểm của phương pháp, đó là khai thác một khối lượng lớn tri thức lý luận nhằm cung cấp cơ sở lý luận và xây dựng hệ thống cơ sở lý luận vững chắc cho đề tài.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1 Phương pháp điều tra viết.
Đây là một trong các phương pháp chính, sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp điều tra viết trước hết được sử dụng với mục đích thu thập thông tin, những vấn đề ít nhiều có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Mặt khác những thông tin thu được trong quá trình điều tra khách thể hầu hết là kết quả của phương pháp điều tra viết.
7.2.2 Phương pháp trò chuyện.
Phương pháp trò chuyện tham gia vào quá trình nghiên cứu với mục đích bổ sung những tài liệu và chứng cứ cho kết quả nghiên cứu. Đồng thời qua đó tìm hiểu, tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách sâu sắc, khách quan hơn. Với việc sử dụng phương pháp trò chuyện , chúng tui đã là rõ hơn vấn đề nghiên cứu, đồng thời bổ khuyết thực tiễn cho các phương pháp khác thông qua tiếp xúc, trò chuyện với các khách thể nghiên cứu.
7.2.3 Phương pháp quan sát.
Trong suốt quá trình trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài, cũng như trong khi tiến hành đề tài, chúng tui sử dụng phương pháp quan sát nhằm hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu khác. Mặt khác, phương pháp quan sát có vai trò to lớn trong việc nghiên cứu, tiếp cận khách thể một các khách quan.
7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học:
Các phương pháp thống kê toán học được sử dụng nhằm xử lý những thông tin, kết quả của quá trình điều tra, nghiên cứu. Phương pháp thống kê toán học góp phần chứng minh giả thuyết và giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.


- ỎVận dụng những kiến thức đã học và không ngừng phấn đấu trong quá trình học tập.Õ- ý kiến của nam sinh viên Đ.Q - trường ĐHQGHN.
Đây là một trong những ý kiến rất tích cực của nhiều khách thể điều tra, bởi lẽ, vấn đề vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống luôn có vị trí vai trò quan trọng trong quá trình học tập của mỗi người nói chung và của sinh viên nói riêng. Việc vận dụng những kiến thức vào cuộc sống, học đi đôi với hành không chỉ giúp cho sinh viên có khả năng nắm vững kiến thức, mà qua đó, giúp cho sinh viên nhanh tróng thích ứng với những thay đổi, những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn sau khi ra trường. Đây cũng là một biện pháp rất hay có thể hạn chế, khắc phục được những trở ngại tâm lý mà sinh viên năm cuối thường găp phải, đặc biệt trở ngại về vấn đề việc làm sau khi ra trường.
Như vậy qua một số ý kiến trên chúng ta có thể thấy sinh viên hiện nay luôn luôn biết cách và đủ tự tin để vượt qua những trở ngại tâm lý nảy sinh trong quá trình học tập ở năm cuối nói riêng và trong toàn bộ quá trình học tập nói chung. Mỗi trở ngại tâm lý khác nhau sẽ có mỗi phương án, biện pháp khắc phục khác nhau. Và mỗi sinh viên, tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý, năng lực cũng như hạn chế của mình mà có phương án, biện pháp thích hợp để khắc phục trở ngại tâm lý, nhằm nâng cao hiệu quả học tập, cũng như nâng cao trình độ, nắm bắt cơ hội cho bản thân.


















































Kết luận và kiến nghị

1. Kết luận.
Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát 138 sinh viên năm cuối của các trường ĐH ở Hà Nội, chúng tui có một số kết luận sau:
1.1 Về nhận thức:
+ Phần lớn khách thể khảo sát là sinh viên năm cuối các trường ĐH ở Hà Nội đều có những hiểu biết nhất định về những trở ngại tâm lý thông qua những biểu hiện của nó. Chẳng hạn: tính e dè, ngần ngại, nỗi thất vọng, chán nản...
1.2 Về thái độ:
Hầu hết khách thể điều tra là sinh viên một số trường Đại học ở Hà Nội đều có những biểu hiện lo lắng, căng thẳng... trước những trở ngại tâm lý thường gặp trong quá trình học tập ở năm cuối. Tuy vậy, đa số khách thể điều tra đều cho rằng những trở ngại tâm lý thường gặp trong quá trình học tập của sinh viên ở năm cuối là có thể khắc phục được.
1.3 Về hành vi:
+ Một số các trở ngại tâm lý thường gặp ở sinh viên năm cuối như: Lo sợ không xin được việc làm đúng chuyên ngành.; Lo lắng do kết quả học tập không cao; Lo lắng về kỳ thi tốt nghiệp, bảo vệ khoá luận, đồ án; Sợ thất nghiệp...
+ Một số những trở ngại tâm lý có ảnh hưởng không tốt được khách thể khảo sát xếp loại ở mức độ cao như: Lo lắng về kết quả học tập không cao; Lo sợ không xin được việc làm đúng chuyên ngành; Lo ngại kiến thức chưa đầy đủ.

2. Kiến nghị.
Qua nghiên cứu và khảo sát một số trở ngại tâm lý nảy sinh và ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên năm cuối, chúng tui có một số kiến nghị sau:
- Về phía sinh viên .
+ Sinh viên cần xác định rõ những khó khăn trở ngại của mình trong quá trình học tập, trên cơ sở đó có những biện pháp, phương án khắc phục một cách hiệu quả nhất. ở mỗi người có những trở ngại tâm lý với những mức độ ảnh hưởng khác nhau. Chẳng hạn trở ngại tâm lý do kiến thức chưa đầy đủ; trở ngại tâm lý do không xin được việc làm; thất nghiệp... với những trở ngại đó có những biện pháp cụ thể như: bên cạnh học tập tốt các môn chuyên ngành đào tạo, cần tích cực trang bị thêm những kiến thức khác như tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ vv... Việc áp dụng phương án nào để khắc phục trở ngại tâm lý cần căn cứ trên đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh mỗi người.
+ Việc xác định tư tưởng, tích cực học tập, phấn đấu rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp là vấn đề cốt lõi, trọng tâm để vượt qua mọi trở ngại, khó khăn trong quá trình học tập. Chính vì vậy, sinh viên cần phải có tâm lý lạc quan, không nản chí trước những trở ngại gặp phải. Không vì những khó khăn trở ngại trước mắt mà có thái độ, hành vi tiêu cực như bỏ bê, trễ nải việc học tập, không cố gắng, Ỏchạy điểmÕ... làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình học tập.
+ Tích cực đào sâu, hoàn thiện tri thức nghề nghiệp chuyên ngành, đồng thời tự nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho mình sau khi tốt nghiệp ra trường bằng các năng lực khác ngoài trình độ chuyên môn như trình độ tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ, kiến thức thực tế... Đây là những yếu tố rất cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tìm kiếm việc làm sau này.
- Về phía nhà trường.
Nhà trường cần tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên trong quá trình học tập cũng như sau khi ra trường tìm kiếm công an việc làm. Chẳng hạn như việc giảm thiểu số môn học ở năm cuối, giảm bớt gánh nặng bài vở cho sinh viên năm cuối. Tổ chức nhiều cuộc hội thảo giới thiệu việc làm, liên kết với các công ty, các tổ chức đơn vị tuyển dụng để sinh viên tìm hiểu và có cơ hội tìm kiếm việc làm ngay trong quá trình học tập năm cuối.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tìm hiểu một số nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS thông qua phân môn vẽ tranh Tài liệu chưa phân loại 2
D Tìm hiểu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tính toán lựa chọn đơn chào hàng cho công ty cổ phần vận tải thủy Luận văn Kinh tế 0
J [Free] Tìm hiểu việc ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
H Đề án: Tìm hiểu về các bộ vi xử lý Tài liệu chưa phân loại 0
D Tìm hiểu và sử dụng phần mềm (phần cứng) Hack pass bảo mật wireless Tài liệu chưa phân loại 0
L Tìm hiểu thiết bị tiệt trùng sữa bằng phương pháp UHT dạng bản mỏng Tài liệu chưa phân loại 0
V Tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn thịt ở xã Thụy Sơn huyện Thái Thụy tỉnh Thái bình Tài liệu chưa phân loại 0
V Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về quyền tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về hợp đồng dịch vụ Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top