nh0xkup0n_timaitamsu
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, lãi suất là một trong những biến số dược theo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Diễn biến của nó được đưa tin hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự dao động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cá nhân, doanh nghiệp cũng như hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế. Bài thuyết trình này sẽ cho người đọc thấy được và hiểu được một số vấn đề cơ bản về lãi suất, phân biệt lãi suất với một số phạm trù kinh tế, các nhân tố tác động đến lãi suất, và vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế. Từ đó người đọc sẽ thấy được vai trò, sự cần thiết của lãi suất.
Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lãi suất, thấy rõ tầm quan trọng của lãi suất,từ đó vận dụng vào thực tiễn vào Việt nam nhận thấy lãi suất được điều hành dưới hình thức các chính sách lãi suất trong từng thời kỳ. Chính sách lãi suất là một công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát.lãi suất được sử dụng linh hoạt sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế. Ngược lại lãi suất được giữ một các cố định, có thể kích thích tăng trưởng kinh tế những sang thời kỳ khác, nó trở thành vật cản cho sự phát triển kinh tế.
I. TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT CƠ BẢN.
1. Sự ra đời
+ Hơn 10 năm trước lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu mặc dù được coi là những lãi suất chủ đạo trong công cụ điều hành của ngân hàng nhà nước nhưng sự tồn tại của chúng gần như chỉ trên giấy hay máng tính chất chỉ định
+ Hầu hết các giao dịch của ngân hàng nhà nước với tổ chức tín dụng đều theo lãi suất chỉ định
+ Lãi suất “Trần – Sàn ’’ do ngân hàng nhà nước quy định cũng không phản ánh đúng bản chất về giá vốn trên thi trường
+ Năm 1997: Luật ngân hàng nhà nước ra đời
- Được nhắc đến trong Luật Ngân hàng Nhà nước và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998,
- Song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2000. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 7,2%/năm.
2.Khái niệm
Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam,do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.
3. Các nhân tố tác động đến lãi suất cơ bản
- Tỷ lệ lạm phát:
ảnh hưởng đến sự biến động của lãi suất cơ bản. Khi tỷ lệ lạm phát tăng dẫn đến lãi suất cơ bản tăng và ngược lại
- Mức cung tiền tệ.
- Chính sách kinh tế của Nhà Nước:
Khi Nhà Nước hạn chế đầu tư và phát triển thì lãi suất sẽ cao và ngược lại khi nhà nước tăng cường khuyến khích đầu tư thì lãi suất sẽ thấp, tăng trưởng tín dụng và mức tăng trên tổng phương tiện thanh toán.
- Tăng trưởng tín dụng và mức tăng tổng phương tiện thanh toán: Là hai nhân tố rất nhạy cảm với lãi suất cơ bản, thường được dung làm căn cứ cho việc điều chỉnh lãi suất cơ bản ở Việt Nam.
4. Cách xác định lãi suất cơ bản:
Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.
5. Các tác động của chính sách lãi suất cơ bản
Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát được hình thành dựa trên sự ảnh hưởng của lãi suất lên tổng cầu , và đó cũng là điểm mấu chốt để sử dụng lãi suất trong việc quản lý kinh tế. Trong cấu phần của tổng cầu có hai yếu tố sẽ chịu tác động trực tiếp của việc thay đổi lãi suất là tiêu dùng và đầu tư. Trong đó, tiêu dùng sẽ giảm xuống khi lãi suất tăng lên là do giá cả của việc vay mượn cho nhu cầu tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn. Đối với đầu tư, chi phí vay mượn tăng làm cho khả năng sinh lời của các khoản đầu tư trở nên thấp hơn. Vì thế mà việc tăng lãi suất cũng sẽ làm giảm mức độ đầu tư, tuy nhiên, mức độ đầu tư giảm còn phụ thuộc vào sự co dãn của cầu đầu tư so với lãi suất. Ngược lại, khi lãi suất giảm xuống thì hành vi của người tiêu dùng và nhà đầu tư thay đổi theo hướng ngược lại. Sự thay đổi đó được thể hiện bằng sự dịch chuyển của đường tổng cầu (xem Biểu đồ 1).
Biểu 1: Ảnh hưởng lãi suất đến tổng cầu
Chính vì mối quan hệ trên nên lãi suất đã trở thành công cụ được lựa chọn để kiểm soát lạm phát mục tiêu và kiểm soát các kỳ vọng lạm phát hữu hiệu. Cơ chế truyền dẫn của lãi suất đến lạm phát thường được mô tả như sau: (xem Biểu đồ 2).
Biểu 2: Từ lãi suất đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế
(*)Trong đó, lãi suất chính thức là lãi suất chỉ đạo của Ngân hàng trung ương công bố làm cơ sở tham khảo một cách chuẩn mực (Ví dụ như Federal Fund rate của Mỹ, Overnight rate của Anh) để các Ngân hàng thương mại hình thành nên các mức lãi suất huy động và cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời các mức lãi suất này cũng là một chỉ báo về động thái điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Tại phần lớn các nước, tỷ lệ lãi suất chính thức – thường được gọi là lãi suất cơ bản, lãi suất chuẩn, sẽ phát huy vai trò truyền dẫn tác động của Chính sách tiền tệ đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô (tăng trưởng, lạm phát,việc làm,….)
II. TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CƠ BẢN GIAI ĐOẠN 2000 - 2010.
1. Tình Hình Chung Của Nền Kinh Tế.
a. Năm 2000 - 2001.
Tuy được nhắc đến trong Luật Ngân hàng Nhà nước và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998, song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2000. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 7,2%/năm theo quyết định 242/2000/QĐ - NHNN.
Đến ngày 02/08/2000 thay thế cơ chế lãi suất : tăng lãi suất cơ bản công bố lần đầu ngày 30/05/2000 là 7,2%/năm lên 9%/năm ngày 05/08/2000.
Thời kỳ này, nền kinh tế đi vào thời kỳ giảm phát:
+ Giá cả liên tục giảm.
+ Tình trạng ứ đọng sản phẩm, sản suất cầm chừng đặc biệt là khu vực nhà nước.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm còn 6,75%/năm
+ Tình trạng ứ đọng vốn ở các ngân hàng lớn
Lãi suất cơ bản năm 2001 thay đổi 4 lần từ 9%/năm xuống còn 7,2%/năm.
Đến tháng 5-2001, ngân hàng nhà nước từng bước chuyển sang áp dụng hình thức cho vay bằng ngoại tệ. Và kể từ sau tháng 5-2002, cơ chế lãi suất thỏa thuận được áp dụng trong hoạt động tín dụng.
Với những biện pháp đã áp dụng đã chặn được giảm sút về tăng trưởng kinh tế ; mức tổng cầu đã tăng lên đáng kể, đầu tư cho phát triển kinh doanh đã được phục hồi nhanh: năm 2000 đã tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên 14,6% so với năm 1999;chi tiêu của Chính phủ thể hiện qua ngân sách nhà nước cũng tăng lên rõ rệt; nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên khá nhanhNếu 6 tháng đầu năm 1999 khi chưa
Nhận xét đồ thị:
Qua đồ thị ta thấy lãi suất cơ bản của Việt Nam biến động không ngừng theo sự biến động của thị trường. Đạt cực đại vào tháng 6/2008 là 14%/năm và xuống với mức thấp nhất là 2/2009 là 7%/năm, và hiện tại giữ mức lãi suất là 9%/năm.
Qua đây cũng cho chúng ta thấy sự linh hoạt của Ngân hàng nhà nước trong chính sách lãi suất cơ bản để điều tiết và phát triển kinh tế.
1. Hiệu quả của sử dụng lãi suất cơ bản
Việc điều hành linh hoạt lãi suất, vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, đã và đang trở thành một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường tài tiền tệ, được các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và Bộ luật Dân sự. Tuy vậy, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là công cụ can thiệp trực tiếp đối với lãi suất kinh doanh của Ngân hàng thương mại, có hạn chế nhất định việc thử nghiệm và đưa ra thị trường các sản phẩm tín dụng có độ rủi ro cao, nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Xử lý vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của các Ngân hàng thương mại đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, đi kèm theo đó là cơ chế thống kê, theo dõi và thanh tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2009. Thông tư được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 627/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận của các tổ chức tín dụng.
2. HẠN CHẾ
- Trước hết đó là do bộ máy quản lý còn kém hiệu quả; Vai trò điều tiết của nhà nước còn nhiều hạn chế: chưa cung cấp những thông tin cần thiết về diễn biến cung cầu trên thị trưòng nội địa và quốc tế, dẫn đến sản xuất nhiều khi còn tự phát, không gắn với thị trường.
- Các biện pháp nới lỏng tiền tệ kích cầu diễn ra trong thời kỳ đang chiếm lĩnh kỷ cương lành mạnh hoá các Ngân hàng thương mại nên các Ngân hàng thương mại tỏ ra thận trọng khi cho vay, người dân đa số có xu hướng tiết kiệm để chi tiêu vào việc gì đó chứ không phải nhằm mục đích đầu tư
- Lãi suất cơ bản không được dùng để giải quyết vay mượn thực của ngân hàng nhà nước với tổ chức tìn dụng nên không phản ánh được mối quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ.
- Lãi suất cơ bản không phản ánh được vai trò phát đi tín hiệu của chính sách tiền tệ.
- Việc hình thành lãi suất cơ bản là thiếu cơ sở kinh tế, không linh hoạt mang tính mệnh lệnh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, lãi suất là một trong những biến số dược theo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Diễn biến của nó được đưa tin hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự dao động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cá nhân, doanh nghiệp cũng như hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế. Bài thuyết trình này sẽ cho người đọc thấy được và hiểu được một số vấn đề cơ bản về lãi suất, phân biệt lãi suất với một số phạm trù kinh tế, các nhân tố tác động đến lãi suất, và vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế. Từ đó người đọc sẽ thấy được vai trò, sự cần thiết của lãi suất.
Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lãi suất, thấy rõ tầm quan trọng của lãi suất,từ đó vận dụng vào thực tiễn vào Việt nam nhận thấy lãi suất được điều hành dưới hình thức các chính sách lãi suất trong từng thời kỳ. Chính sách lãi suất là một công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát.lãi suất được sử dụng linh hoạt sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế. Ngược lại lãi suất được giữ một các cố định, có thể kích thích tăng trưởng kinh tế những sang thời kỳ khác, nó trở thành vật cản cho sự phát triển kinh tế.
I. TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT CƠ BẢN.
1. Sự ra đời
+ Hơn 10 năm trước lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu mặc dù được coi là những lãi suất chủ đạo trong công cụ điều hành của ngân hàng nhà nước nhưng sự tồn tại của chúng gần như chỉ trên giấy hay máng tính chất chỉ định
+ Hầu hết các giao dịch của ngân hàng nhà nước với tổ chức tín dụng đều theo lãi suất chỉ định
+ Lãi suất “Trần – Sàn ’’ do ngân hàng nhà nước quy định cũng không phản ánh đúng bản chất về giá vốn trên thi trường
+ Năm 1997: Luật ngân hàng nhà nước ra đời
- Được nhắc đến trong Luật Ngân hàng Nhà nước và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998,
- Song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2000. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 7,2%/năm.
2.Khái niệm
Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam,do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.
3. Các nhân tố tác động đến lãi suất cơ bản
- Tỷ lệ lạm phát:
ảnh hưởng đến sự biến động của lãi suất cơ bản. Khi tỷ lệ lạm phát tăng dẫn đến lãi suất cơ bản tăng và ngược lại
- Mức cung tiền tệ.
- Chính sách kinh tế của Nhà Nước:
Khi Nhà Nước hạn chế đầu tư và phát triển thì lãi suất sẽ cao và ngược lại khi nhà nước tăng cường khuyến khích đầu tư thì lãi suất sẽ thấp, tăng trưởng tín dụng và mức tăng trên tổng phương tiện thanh toán.
- Tăng trưởng tín dụng và mức tăng tổng phương tiện thanh toán: Là hai nhân tố rất nhạy cảm với lãi suất cơ bản, thường được dung làm căn cứ cho việc điều chỉnh lãi suất cơ bản ở Việt Nam.
4. Cách xác định lãi suất cơ bản:
Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.
5. Các tác động của chính sách lãi suất cơ bản
Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát được hình thành dựa trên sự ảnh hưởng của lãi suất lên tổng cầu , và đó cũng là điểm mấu chốt để sử dụng lãi suất trong việc quản lý kinh tế. Trong cấu phần của tổng cầu có hai yếu tố sẽ chịu tác động trực tiếp của việc thay đổi lãi suất là tiêu dùng và đầu tư. Trong đó, tiêu dùng sẽ giảm xuống khi lãi suất tăng lên là do giá cả của việc vay mượn cho nhu cầu tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn. Đối với đầu tư, chi phí vay mượn tăng làm cho khả năng sinh lời của các khoản đầu tư trở nên thấp hơn. Vì thế mà việc tăng lãi suất cũng sẽ làm giảm mức độ đầu tư, tuy nhiên, mức độ đầu tư giảm còn phụ thuộc vào sự co dãn của cầu đầu tư so với lãi suất. Ngược lại, khi lãi suất giảm xuống thì hành vi của người tiêu dùng và nhà đầu tư thay đổi theo hướng ngược lại. Sự thay đổi đó được thể hiện bằng sự dịch chuyển của đường tổng cầu (xem Biểu đồ 1).
Biểu 1: Ảnh hưởng lãi suất đến tổng cầu
Chính vì mối quan hệ trên nên lãi suất đã trở thành công cụ được lựa chọn để kiểm soát lạm phát mục tiêu và kiểm soát các kỳ vọng lạm phát hữu hiệu. Cơ chế truyền dẫn của lãi suất đến lạm phát thường được mô tả như sau: (xem Biểu đồ 2).
Biểu 2: Từ lãi suất đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế
(*)Trong đó, lãi suất chính thức là lãi suất chỉ đạo của Ngân hàng trung ương công bố làm cơ sở tham khảo một cách chuẩn mực (Ví dụ như Federal Fund rate của Mỹ, Overnight rate của Anh) để các Ngân hàng thương mại hình thành nên các mức lãi suất huy động và cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời các mức lãi suất này cũng là một chỉ báo về động thái điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Tại phần lớn các nước, tỷ lệ lãi suất chính thức – thường được gọi là lãi suất cơ bản, lãi suất chuẩn, sẽ phát huy vai trò truyền dẫn tác động của Chính sách tiền tệ đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô (tăng trưởng, lạm phát,việc làm,….)
II. TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CƠ BẢN GIAI ĐOẠN 2000 - 2010.
1. Tình Hình Chung Của Nền Kinh Tế.
a. Năm 2000 - 2001.
Tuy được nhắc đến trong Luật Ngân hàng Nhà nước và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998, song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2000. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 7,2%/năm theo quyết định 242/2000/QĐ - NHNN.
Đến ngày 02/08/2000 thay thế cơ chế lãi suất : tăng lãi suất cơ bản công bố lần đầu ngày 30/05/2000 là 7,2%/năm lên 9%/năm ngày 05/08/2000.
Thời kỳ này, nền kinh tế đi vào thời kỳ giảm phát:
+ Giá cả liên tục giảm.
+ Tình trạng ứ đọng sản phẩm, sản suất cầm chừng đặc biệt là khu vực nhà nước.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm còn 6,75%/năm
+ Tình trạng ứ đọng vốn ở các ngân hàng lớn
Lãi suất cơ bản năm 2001 thay đổi 4 lần từ 9%/năm xuống còn 7,2%/năm.
Đến tháng 5-2001, ngân hàng nhà nước từng bước chuyển sang áp dụng hình thức cho vay bằng ngoại tệ. Và kể từ sau tháng 5-2002, cơ chế lãi suất thỏa thuận được áp dụng trong hoạt động tín dụng.
Với những biện pháp đã áp dụng đã chặn được giảm sút về tăng trưởng kinh tế ; mức tổng cầu đã tăng lên đáng kể, đầu tư cho phát triển kinh doanh đã được phục hồi nhanh: năm 2000 đã tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên 14,6% so với năm 1999;chi tiêu của Chính phủ thể hiện qua ngân sách nhà nước cũng tăng lên rõ rệt; nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên khá nhanhNếu 6 tháng đầu năm 1999 khi chưa
Nhận xét đồ thị:
Qua đồ thị ta thấy lãi suất cơ bản của Việt Nam biến động không ngừng theo sự biến động của thị trường. Đạt cực đại vào tháng 6/2008 là 14%/năm và xuống với mức thấp nhất là 2/2009 là 7%/năm, và hiện tại giữ mức lãi suất là 9%/năm.
Qua đây cũng cho chúng ta thấy sự linh hoạt của Ngân hàng nhà nước trong chính sách lãi suất cơ bản để điều tiết và phát triển kinh tế.
1. Hiệu quả của sử dụng lãi suất cơ bản
Việc điều hành linh hoạt lãi suất, vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, đã và đang trở thành một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường tài tiền tệ, được các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và Bộ luật Dân sự. Tuy vậy, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là công cụ can thiệp trực tiếp đối với lãi suất kinh doanh của Ngân hàng thương mại, có hạn chế nhất định việc thử nghiệm và đưa ra thị trường các sản phẩm tín dụng có độ rủi ro cao, nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Xử lý vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của các Ngân hàng thương mại đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, đi kèm theo đó là cơ chế thống kê, theo dõi và thanh tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2009. Thông tư được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 627/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận của các tổ chức tín dụng.
2. HẠN CHẾ
- Trước hết đó là do bộ máy quản lý còn kém hiệu quả; Vai trò điều tiết của nhà nước còn nhiều hạn chế: chưa cung cấp những thông tin cần thiết về diễn biến cung cầu trên thị trưòng nội địa và quốc tế, dẫn đến sản xuất nhiều khi còn tự phát, không gắn với thị trường.
- Các biện pháp nới lỏng tiền tệ kích cầu diễn ra trong thời kỳ đang chiếm lĩnh kỷ cương lành mạnh hoá các Ngân hàng thương mại nên các Ngân hàng thương mại tỏ ra thận trọng khi cho vay, người dân đa số có xu hướng tiết kiệm để chi tiêu vào việc gì đó chứ không phải nhằm mục đích đầu tư
- Lãi suất cơ bản không được dùng để giải quyết vay mượn thực của ngân hàng nhà nước với tổ chức tìn dụng nên không phản ánh được mối quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ.
- Lãi suất cơ bản không phản ánh được vai trò phát đi tín hiệu của chính sách tiền tệ.
- Việc hình thành lãi suất cơ bản là thiếu cơ sở kinh tế, không linh hoạt mang tính mệnh lệnh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: