Link tải miễn phí Luận văn: Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình : Luận văn ThS.Kinh tế Chính trị : 60 31 01
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2014
Miêu tả: Luận văn ThS.Kinh tế Chính trị - Đại học kinh tế - . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI NÓI ĐẦU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Nông thôn và vai trò của nông thôn ở nướ c ta
1.1.2. Mô hình phát triển nông thôn mới
1.1.3. Những nội dung chủ yếu trong xây dựng mô hình nông thôn mới
1.1.4. Vai trò của người dân trong phát triển nông thôn
1.1.5. Nững nhân tố ảnh hưởng đến mô hình nông thôn mới
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng và phát triển nông thôn
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông thôn của một số nước trên thế giới
1.2.2. Kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN NHO QUAN
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến việc xây
dựng nông thôn mới ở huyện Nho Quan
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội của huyện
2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Nho Quan, giai
đoạn 2011 – 2015
2.2.1. Thực trạng nông thôn theo bộ tiêu chí quốc gia của huyện
2.2.2. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới tại 3 xã điểm
2.3. Đánh giá chung về xây dựng nông thôn mới ở huyện Nho Quan
2.3.1. Thành tựu đạt được
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NHO QUAN
3.1. Định hƣớng, mục tiêu
3.1.1. Định hướng chung
3.1.2. Mục tiêu tổng quát
3.1.3. Mục tiêu cụ thể
3.2. Giải pháp xây dựng đề án nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và
định hƣớng đến 2020
3.2.1. Lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới
3.2.2. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội
3.2.3. Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất
3.2.4. Văn hóa - xã hội và môi trường
3.2.5. Hệ thống chính trị
3.3. Kinh phí và nguồn vốn thực hiện Đề án
3.3.1. Khái toán kinh phí thực hiện Đề án
3.3.2. Nguồn vốn
3.4. Tổ chức thực hiện
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH), xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là
cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) bền
vững, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái
của đất nước. Nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay chiếm một vị trí quan
trọng, sống còn đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của cả nước. Nông thôn
là môi trường sống, nơi bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống văn hoá
dân tộc. Phát triển nông thôn là một chủ trương chiến lược nhất quán của
Đảng và Nhà nước ta trong các thời kỳ phát triển của đất nước.
Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia,
cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp và xuất khẩu, tạo việc làm và
thu nhập ổn định đời sống cho đa số nhân dân. Nông nghiệp, nông thôn, nông
dân đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo
vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Trong quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn,
nông dân là chủ thể của quá trình phát triển. Các vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mà công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình
CNH-HĐH đất nước.
Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả
hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà
thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo
động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng
cao đời sống nhân dân.
Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở
góp phần đảm bảo ổn định chính trị - xã hội, phát triển đất nước hài hoà và
bền vững theo định hướng XHCN. Nhận thức đúng đắn vị trí tầm quan trọng
của nông dân, nông thôn trong mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông
thôn là cơ sở xác lập được hệ thống các giải pháp đồng bộ và điều kiện bảo
đảm để thưc hiện thành công Chương trình xây dựng NTM.
Mặc dù có vị trí quan trọng, được Đảng và Nhà nước quan tâm nhưng
nông thôn nước ta vẫn là một địa bàn có trình độ phát triển thấp về mọi mặt,
kém bền vững và kém ổn định, chưa phát huy được vai trò to lớn vốn có của
nó trong sự nghiệp phát triển toàn diện KT-XH, trong môi trường kinh tế mới
của đất nước, đời sống của đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu
việc làm, thu nhập không ổn định.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, Đảng và Nhà nướ c ta đã có nhi ều chủ
trương chính sách nh ằm đẩy nhanh quá trình phát tri ển nông nghiệp, nông
thôn. Trong những chủ trương chính sách đó, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày
05/8/2008 Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trương ương Đảng (khoá X)
về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” đã tạo một bước đột phá về việc chỉ
ra đườ ng l ối, quan điểm, nhiệm vụ và các giải pháp lớn về CNH-HĐH nông
nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
Thực hiện chủ trương của Đảng, năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 22-QĐ/TTg về “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm
2015, định hướng đến năm 2020” trong đó quyết định triển khai chương trình
quốc gia về xây dựng NTM theo bộ tiêu chí quốc gia NTM.
Vấn đề quan trọng đặt ra là cần thực hiện chương trình phát tri ển
nông thôn một cách cụ thể và phù hợp với bối cảnh nông thôn Việt Nam hiện
tại và tương lai, trên cơ sở phát huy nội lực của cộng đồng nông thôn.
Qua 5 năm triển khai thực hiện, chương trình xây dựng NTM đã bước
đầu làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ của người dân và giúp cho người dân tiếp
cận áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế nông
hộ, kinh tế trang trại. Về mặt văn hoá - xã hội, chương trình cũng giúp khôi
phục các thuần phong mỹ tục, bộ mặt làng, xã cũng đư ợc thay đổi rõ r ệt, cơ
sở hạ tầng được khang trang, cảnh quan môi trườ ng đư ợc bảo vệ, an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, góp phần thúc đẩy sự phát triển
toàn diện của nông thôn trong tình hình mới.
Khi nghiên cứu thực tế tại huyện Nho Quan, sau 5 năm thực hiện Nghị
quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về “Nông
nghiệp, Nông dân, Nông thôn”, tình hình KT-XH, an ninh, quốc phòng, xây
dựng hệ thống chính trị trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả quan
trọng, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện
lần thứ XXIV đề ra. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện về chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao
năng suất cây trồng, vật nuôi, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, thương mại ở
nông thôn có nhiều chuyển biến. Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được
đầu tư, xây dựng nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng được
nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và sinh hoạt của nhân dân. Diện mạo nông thôn
có nhiều đổi mới, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải
thiện, hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, dân chủ được phát huy.
Đến tháng 6 năm 2013, toàn huyện có 1 xã đạt 8 tiêu chí; 3 xã đạt 6 tiêu chí; 2
xã đạt 5 tiêu chí; 6 xã đạt 4 tiêu chí; 9 xã đạt 3 tiêu chí; 5 xã đạt 2 tiêu chí theo
bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.
Tuy nhiên, cơ cấu chuyển dịch kinh tế còn chậm, sản xuất nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa chưa rõ rệt. Cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đáp
ứng với yêu cầu phát triển của xã hội; chưa có cánh đồng mẫu lớn; hệ thống
giao thông nội đồng còn hạn chế; thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản
xuất nông nghiệp; tỷ lệ lực lượng lao động trong nông nghiệp còn cao; lao
động qua đào tạo còn thấp. Tỷ lệ hộ nghèo, cận cùng kiệt và nguy cơ tái nghèo
còn cao, vệ sinh môi trường chưa đảm bào; an ninh nông thôn còn tiềm ẩn
nhiều yếu tố phức tạp. Công tác xây dựng NTM tuy được quan tâm triển khai
thực hiện nhưng do cơ chế chính sách bất cập, công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa
được quan tâm đúng mức nên tiến độ còn chậm so với yêu cầu.
Những hạn chế, yếu kém trên có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là:
Về khách quan, xuất phát điểm của huyện thấp; địa bàn huyện rộng, địa
hình phức tạp; nhu cầu đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn lớn song
huy động nguồn lực và thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế,
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; khả năng phát huy các nguồn lực còn thấp.
Về chủ quan, vai trò của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong việc triển
khai các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn ở một số lĩnh vực còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu
cầu. Nhận thức về sản xuất hàng hóa chậm đổi mới; nông nghiệp và nông
thôn phát triển thiếu quy hoạch; công tác dồn điền đổi thửa chưa được chỉ đạo
quyết liệt; kết cấu hạ tầng thấp và không đồng bộ. Nhận thức về vai trò của
người dân và cộng đồng trong xây dựng NTM chưa đầy đủ, vẫn còn tư tưởng,
tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước; tập quán sản xuất nhỏ, lạc hậu còn ảnh
hưởng trong một bộ phận nhân dân.
Những khó khăn này cần được tháo gỡ trên cơ sở các nghiên cứu thận
trọng và kinh nghiệm rút ra từ các địa phương làm điểm về xây dựng NMT.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” làm luận văn thạc
sĩ, chuyên ngành Kinh tế Chính trị. Nội dung của luận văn nhấn mạnh vai trò
chủ thể của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới. Nhà nước đóng
vai trò định hướng, hỗ trợ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại là nội dung vừa có
tính trước mắt, vừa có tính lâu dài. Trong quá trình tổ chức cuộc vận động xã
hội về xây dựng NTM phải nhận thức được vị thế chủ thể của người nông dân
(bao gồm cả vị thế chính trị, kinh tế). Đây là nhóm dân số đông nhất nước ta
hiện nay, là giai cấp cùng với giai cấp công nhân Việt Nam đi suốt chiều dài
lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nông thôn là khu vực rộng lớn nhất, đa
dạng cư dân, đa dạng văn hóa truyền thống… nên cần có cách tổ chức vận
động phù hợp. Cần quyết định lựa chọn một cách khoa học, sát thực tế với
từng địa phương trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đã có nhiều công trình
nghiên cứu khoa học, hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các
bài nghiên cứu như:
Phạm Thị Mỹ Dung và Vũ Văn Cảnh, Chính sách nông nghiệp trong
các nước đang phát triển, Nhà xuất bản nông nghiệp ấn hành năm 1995.
Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản của chính sách
nông nghiệp ở các nước đang phát triển thông qua việc nghiên cứu lý thuyết
và khảo cứu thực tiễn ở nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.
Cuốn sách đã đề cập những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính sách
hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách thương mại nông
sản, những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hoá. Điều đặc biệt là công
trình này đã xem xét nền nông nghiệp của các nước đang phát triển trong quá
trình chuyển sang sản xuất hàng hoá gắn liền với thương mại nông sản trên
thế giới, đồng thời cũng nêu lên những mô hình thành công và thất bại trong
việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân.
Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định, Một số vấn đề về nông nghiệp, nông
dân nông thôn ở các nước và Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm
2000. Trong công trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm
của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và những kết
quả bước đầu trong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam. Công trình này
có giá trị tham khảo cho việc giải quyết những vấn đề của chính sách phát
triển nông thôn nước ta hiện nay như tương lai của các trang trại nhỏ; nông
dân với khoa học; hệ tư tưởng của nông dân ở thế giới thứ ba; các hình thức
sở hữu đất đai; những mô hình tiến hoá nông thôn ở các nước nông nghiệp
trồng lúa. Đặc biệt là nghiên cứu về làng truyền thống ở Việt Nam; quan hệ
làng xóm - Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý
kinh tế.
Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới,
Nhà xuất bản Thống kê, năm 2003. Đây là công trình nghiên cứu dài hơi rất
công phu của tác giả bởi ngoài những phân tích có tính thuyết phục về quá
trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm, công trình còn cung cấp
hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như là một Niên
giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ. Công trình đã luận giải rõ quá trình đổi
mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm
đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Những gợi mở về những vấn đề cần giải
quyết của phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như vấn đề đầu tư, vấn
đề phân hoá giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu
nông sản đã được tác giả lý giải với nhiều luận cứ có tính thuyết phục.
Nguyễn Thế Nhã và Hoàng Văn Hoan, Vai trò của Nhà nước trong phát
triển nông nghiệp của Thái Lan, Nhà xuất bản Nông nghiệp ấn hành năm 1995.
Trong công trình này các tác giả đã đi sâu phân tích quá trình hoạch định và chỉ
đạo thực hiện chính sách nông nghiệp của Thái Lan từng thời kỳ. Trong đó,
một số nội dung được các tác giả đề cập có giá trị tham khảo rất tốt cho Việt
Nam như chính sách phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, chính sách xuất
khẩu nông sản, chính sách tín dụng và đặc biệt là những chính sách liên quan
đến hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp. Những công trình liên
quan đến chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở nước ta có khối
lượng rất đồ sộ, cách thức tiếp cận cũng rất đa dạng.
Phạm Xuân Nam, Phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
ấn hành năm 1997, là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông
thôn. Công trình này, tác giả đã phân tích sâu sắc một số nội dung về phát triển
KT-XH nông thôn nước ta như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế; vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; vấn đề
phân tầng xã hội và xoá đói giảm nghèo. Trong lúc phân tích những thành tựu,
yếu kém và thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta,
tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo
của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn.
Về mô hình nông nghiệp, nông thôn trong lịch sử dân tộc là vấn đề rất
được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đây cũng là vấn đề không thể thiếu vắng
khi xác định mô hình NTM hiện nay.
Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc, Kinh nghiệm tổ chức quản lý
nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành
năm 1994, là công trình nghiên cứu những vấn đề lịch sử trong phát triển
nông thôn nước ta. Sau khi nêu lên sự quan tâm của Nhà nước trong các thời
kỳ về quản lý làng xã và xây dựng thiết chế chính trị - xã hội nông thôn nước
ta, các tác giả đã trình bày khá toàn diện về quản lý nông thôn nước ta trong
lịch sử như vấn đề Nhà nước quản lý nông thôn trong các thế kỷ XVI - XVIII;
nhà Nguyễn đối với vấn đề nông thôn trong thế kỷ XIX; phát triển nông thôn
trong thời kỳ Pháp thuộc (1945 - 1954); cơ cấu quản lý hành chính làng xã
Việt Nam từ 1954 - 1975. Công trình còn đề cập mô hình phát triển làng xã
nông thôn Việt Nam ở các vùng cụ thể ở nước ta nhất là ở Bắc Bộ và Nam
Bộ. Công trình đã cung cấp những sử liệu rất có gía trị về vai trò của Nhà
nước, tính cộng đồng và tính bền vững của mô hình làng xã Việt Nam; những
nhân tố tác động những việc hình thành thiết chế làng xã và mô hình hoạt
động của chúng.
Những nghiên cứu chuyên sâu về chính sách phát triển KT-XH nói
chung và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng cũng được
các tác giả Việt Nam rất quan tâm.
- Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng
được cải thiện; Xoá đói giảm cùng kiệt đạt kết quả cao. Đồng thời, các công tác
chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, phổ cập giáo dục, văn hoá, thông tin,
thể thao cũng được quan tâm và đẩy mạnh hơn.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo được tăng cường;
dân chủ cơ sở được phát huy; vị thế giai cấp nông dân được nâng cao; an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Một số điểm cần khắc phục:
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng giảm dần, sức cạnh
tranh thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực; chuyển dịch cơ cấu và đổi mới
cách thức sản xuất còn chậm, vẫn là sản xuất nhỏ.
- Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh
mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.
- Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đổi mới chậm, chưa đủ
sức phát triển mạnh sản xuất hàng hoá.
- Kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn còn yếu kém, năng lực thích ứng,
đối phó với thiên tai thấp.
- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp, chênh
lệch giàu cùng kiệt giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn, tỷ lệ hộ
cùng kiệt còn cao và còn phát sinh một số vấn đề xã hội bức xúc.
Với phương pháp nghiên cứu một cách khái quát kết hợp phân tích và
minh họa bằng số liệu cụ thể thực trạng về XD NTM trên địa huyện Nho
Quan trong thời gian qua (chủ yếu từ năm 2011đến năm 2013) đã nêu được
những thành tựu đạt được trong kết quả XD NTM. Đồng thời, luận văn cũng
đã phân tích rõ những tồn tại, hạn chế của công tác XD NTM và những
nguyên nhân của những tồn tại, bất cập, yếu kém trong tổ chức thực hiện...
Xuất phát từ chủ trương đổi mới, luận văn đã đề xuất hệ thống quan
điểm, định hướng, nhiệm vụ và xác định mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng
của chương trình quốc gia về XD NTM trên địa bàn huyện.
Theo đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện thành công
chương trình mục tiêu quốc gia về XD NTM, trong đó có những nhóm giải pháp
như: nâng cao nhận thức của chính quyền và người dân về XD NTM; hoàn thiện
quy hoạch; đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất; phát triển sản xuất, nâng
cao đời sống của nông dân; phát triển đội ngũ cán bộ quản, công chức cấp xã, cơ
chế chính sách đầu tư XD NTM và cơ chế quản lý ngồn vốn XD NTM.
Ngoài những nội dung chính nêu trên, luận văn cũng đề xuất một số kiến
nghị đối với Đảng, Nhà nước, các bộ, ban ngành trong việc hoàn thiện các
chính sách Nhà nước (chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ cho lao động nông
thôn học nghề, chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn);
tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương và
nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, đơn vị trong nhiệm vụ xây
dựng NTM theo chương trình quốc gia là hết sức quan trọng và cấp thiết đối
với sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện nói chung, các xã nói riêng.
Bên cạnh những thành công bước đầu, việc triển khai thực hiện
chương trình này còn khá nhiều khó khăn bất cập cần tháo gỡ, đó là:
- Khó khăn về nguồn vốn đầu tư, kể cả nguồn vốn từ ngân sách Trung
ương, ngân sách địa phương, kể cả các nguồn vốn huy động từ cộng đồng dân
cư và các đối tượng khác cho nhu cầu thực hiện chương trình.
- Tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch, chủ yếu là do không đủ vốn
đầu tư.
- Còn những bất cập trong tổ chức chỉ đạo ở các cấp, từ cấp tỉnh đến
cấp huyện và cấp xã.
- Còn nhiều bất cập trong việc phát huy vai trò của người dân trong
việc góp công, góp sức, góp trí tuệ vào xây dựng và thực hiện chương trình.
2. Khuyến nghị
Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu XD NTM trên địa bàn huyện Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình, tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị đối với Đảng,
Nhà nước, các bộ, ban ngành trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia về XD NTM: Nhà nước, tỉnh, huyện tăng cường đầu tư ngân sách để xây
dựng cơ sở hạ tầng. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đảm bảo thành công
cho Chương trình XD NTM trên địa bàn huyện, cần áp dụng nhiều giải pháp
đồng bộ, trong đó đặc biệt cần quan tâm đến việc thu hút sự tham gia của
người dân, của cộng đồng trên nhiều khía cạnh khác nhau.
* Về cơ chế huy động vốn:
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình Mục tiêu
Quốc gia về XD NTM giai đoạn 2010 - 2020, các chương trình, dự án hỗ trợ
có mục tiêu trên địa bàn theo nguyên tắc:
Điều tiết 100% vốn các chương trình mục tiêu quốc gia chuyên về nông
thôn và vốn trực tiếp bố trí chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới để
XD NTM.
Điều tiết 70-80% vốn các chương trình mục tiêu quốc gia mang tính
chất chung cả tỉnh cho nông thôn mới.
- Huy động tối đa nguồn lực của địa phương để triển khai, UBND
huyện trình HĐND tỉnh xem xét để lại 100% tiền thu được từ đấu giá quyền
sử dụng đất, giao đất có thu tiền để lại cho địa phương đầu tư xây dựng
chương trình nông thôn mới.
- Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả
năng thu hồi vốn trực tiếp; Doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát
triển, hỗ trợ sau đầu tư và được ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật vào lĩnh
vực nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
- Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương căn cứ điều kiện KT-XH để bố
trí phù hợp với quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ưu tiên hỗ trợ cho
các địa phương khó khăn chưa tự cân đối ngân sách, địa bàn đặc biệt khó
khăn và những địa phương làm tốt.
* Về Thông tin tuyên truyền:
- Các cấp, các ngành, những người đứng đầu cơ quan, tổ chức và từng tổ
chức, đơn vị cần chủ động, nhanh chóng cụ thể hoá Nghị của tỉnh uỷ, huyện
uỷ về XD NTM thành nội dung, chương trình hành động của mình, mang tính
chất đặc trưng của ngành, cấp, lĩnh vực, đơn vị mình đi đôi với làm tốt công tác
cán bộ và cách thức đưa nghị quyết vào cuộc sống.
- Sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ để thực sự đạt được
yêu cầu ''cán bộ là cái gốc của mọi công việc''; để có cán bộ ngang tầm nhiệm
vụ. Triển khai kịp thời, sâu sắc, toàn diện Luật Cán bộ công chức và các quy
định liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ; Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức
''vừa hồng vừa chuyên'' như lời Bác Hồ dạy.
- Phải làm tốt công tác dân vận, công tác mặt trận phát huy sức mạnh đoàn
kết toàn dân, công tác thông tin tuyên truyền để đưa Nghị quyết vào cuộc sống
một cách sáng tạo, phù hợp với nhận thức và thực tế phát triển xã hội, tạo sức
mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết đã
đặt ra.
- Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới:
- Tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến đạt mục tiêu yêu cầu đã đề ra.
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp có kế hoạch cụ thể phát
động phong trào thi đua của nước chung sức XD NTM, tổ chức khen thưởng
kịp thời, xứng đáng cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong
phong trào XD NTM.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu sự tham gia của hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới tại huyện gia lâm, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 2
D đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên huyện Phú Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình Nông Lâm Thủy sản 1
D đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hoài đức thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top