petuyen_kutiep

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU

Chứng từ kế toán ra đời là kết quả của quá trình phát triển của kế toán. Vào thời kỳ La Mã cổ đại cho đến thế kỉ XIX, trong luật thương mại của các nước vẫn chưa xuất hiện chứng từ kế toán, dường như khái niệm về chứng từ kế toán bị pha trộn trong khái niệm về sổ sách kế toán. Cho tới thời của Nguyễn Việt, Võ Văn Nhị (2006), I.F. Ser - Thụy Sĩ, S.M. Baras – Nga, Pali chính là những người đầu tiên nhận thức được sự khác nhau giữa chứng từ kế toán và sổ sách kế toán. Chứng từ chính là tài liệu để ghi chép sổ sách kế toán, là bằng cớ chứng minh trong kế toán.
Trong quá trình hoạt động của các đơn vị, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn một cách thường xuyên, do vậy việc lập chứng từ làm cơ sở chúng minh trạng thái và sự biến động của các loại tài sản, các loại nguồn vốn, chi phí hay doanh thu cũng mang tính chất thường xuyên và là một yêu cầu cần thiết khách quan.
Vậy để hiểu về nội dung chứng từ kế toán, trình tự lập và luân chuyển chứng từ kế toán về tiền mặt là một nội dung quan trọng sẽ được làm rõ trong bài thảo luận.
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Khái niệm chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin chứng minh nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Vậy, thực chất chứng từ kế toán là những giấy tờ đã in sẵn ( hay chưa in sẵn) theo mẫu quy định được sử dụng để ghi những nội dung vốn có của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã thực sự hoàn thành trong hoạt động của đơn vị, gây ra sự biến động với các loại tài sản, các loại nguồn vốn và các đối tượng kế toán khác.
Lập chứng từ kế toán là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành vào các chứng từ theo thời gian và địa điểm phát sinh. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của đơn vị đều phải lập chứng từ. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
Lập chứng từ kế toán là khâu đầu tiên trong toàn bộ công tác kế toán của đơn vị, là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng công tác hạch toán kế toán. Vì vậy, khi lập chứng từ kế toán phải đảm bảo các yêu cầu:
 Rõ ràng, đầy đủ, kịp thời
 Hợp lệ, hợp pháp
2. Phân loại chứng từ kế toán
Trong quá trình hoạt động với tính đa dạng của các nghiệp vụ kinh tế, chứng từ kế toán cũng bao gồm nhiều loại khác nhau. Do đó để nhận biết đầy đủ các chứng từ, thuận tiện cho việc ghi chép trên sổ kế toán và kiểm tra khi cần phân loại chứng từ kế toán.
Theo tính chất và hình thức của chứng từ
 Chứng từ thông thường (chứng từ bằng giấy)

 Chứng từ điện tử: là các từ kế toán được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền mạng máy tính hay trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
Theo địa điểm lập chứng từ:
 Chứng từ bên trong: là chứng từ do kế toán hay các bộ phận trong đơn vị lập như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho...
Ví dụ: biên bản kiểm kê nội bộ, bảng kê thanh toán lương, phiếu xuất vật tư cho phân xưởng sản xuất, hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao tài sản,...
 Chứng từ bên ngoài: là chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến tài sản của đơn vị nhưng do cá nhân hay đơn vị khác lập và chuyển đến như giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, hóa đơn bán hàng của người bán...
Ví dụ: hóa đơn mua hàng, hóa đơn thanh toán vận chuyển thuê ngoài,...
Theo mức độ phản ánh của chứng từ:
 Chứng từ gốc: là chứng từ p hản ánh trực tiếp nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nó là cơ sở để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế.
Ví dụ: hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu,...
 Chứng từ tổng hợp: là chứng từ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có nội dung kinh tế giống nhau. Sử dụng chứng từ tổng hợp có tác dụng thuận lợi trong ghi sổ kế toán, giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ.
Ví dụ: bảng tổng hợp chứng từ, bảng kê chứng từ,...
Theo yêu cầu quản lý chứng từ của nhà nước:
 Chứng từ bắt buộc: là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế thể hiện quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hay có yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Loại chứng từ này nhà nước tiêu chuẩn hóa về quy cách biểu mẫu, chi tiêu phản ánh và áp dụng cho tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế.
 Chứng từ kế toán mang tính chất hướng dẫn: Là chứng từ sử dụng trong nội bộ đơn vị. Nhà nước chỉ hướng dẫn các chi tiêu đặc trưng để các ngành, các thành phần kinh tế vận dụng vào từng trường hợp cụ thể.
Theo nội dung kinh tế phản ánh trên chứng từ:
 Chứng từ về tiền: như phiếu thu
 Chứng từ về tài sản cố định: như Biên bản bàn giao tài sản cố định
 Chứng từ về vật tư hàng hóa
 Chứng từ về lao động tiền lương: như bảng chấm công
 Chứng từ về bán hàng: như thẻ quầy hàng
 Chứng từ về hàng tồn kho: như phiếu xuất kho
...
3. Nội dung và yêu cầu của chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là cơ sở ghi sổ kế toán và thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính, nó mang tính pháp lý nên nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm phát sinh, các yếu tố thể hiện trách nhiệm của cá nhân, bộ phận đối với hoạt động kinh tế xảy ra. Các yếu tố cấu thành nội dung của bản chứng từ bao gồm: các yếu tố cơ bản, các yếu tố bổ sung.
Các yếu tố cơ bản: là các yếu tố bắt buộc mọi chứng từ kế toán phải có như:
 Tên gọi chứng từ: tất cả các chứng từ kế toán phải có tên gọi nhất định như phiếu thu, phiếu nhập kho,... Nó là cơ sở để phục vụ việc phân loại chứng từ, tổng hợp số liệu một cách thuận lợi. Tên gọi chứng từ được xác định trên cơ sở nội dung kinh tế của nghiệp vụ phản ánh chứng từ đó.
 Số chứng từ và ngày, tháng, năm lập chứng từ: khi lập các bản chứng từ phải ghi rõ số chứng từ và ngày, tháng lập chứng từ. Yếu tố này được đảm

II. Một số vấn đề gặp phải trong quá trình lập và luân chuyển chứng từ kế toán
III. Giải pháp giúp hoàn thiện quá trình tổ chức lập và luân chuyển chứng từ kế toán
1. Đối với khâu lập chứng từ
Để khắc phục hạn chế trong khâu lập chứng từ thì khi lập chứng từ phải tuân thủ theo Chế độ chứng từ kế toán hiện hành. Đối với những chứng từ bắt buộc, khi thực hiện lập phải theo đúng mẫu, đảm bảo lập theo đúng các yếu tố cơ bản của bản chứng từ để bản chứng từ đó phản ánh trung thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tránh tình trạng mẫu chứng từ lập tuỳ tiện không thống nhất về hình thức, nội dung trên chứng từ không phản ánh rõ ràng gây khó khăn cho việc thanh tra, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đối với yếu tố nội dung trên bản chứng từ cần được ghi cụ thể, rõ ràng, không ghi chung chung để dễ dàng cho việc phân loại đối tượng kế toán và hạch toán chi tiết theo từng đối tượng kế toán. Các chứng từ cùng loại, kế toán nên lập thành các bảng tổng hợp chứng từ cùng loại để hạch toán vào sổ kế toán một lần nhằm giảm nhẹ công tác kế toán tại đơn vị và thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát.
2. Đối với khâu kiểm tra chứng từ:
Đối với các chứng từ tiếp nhận từ bên ngoài về kế toán cần tiến hành kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ mới chuyển vào hạch toán, các yếu tố kiểm tra bao gồm: tên chứng từ; ngày, tháng, số thứ tự; tên, địa chỉ của các bên tham gia vào nghiệp vụ; nội dung kinh tế của chứng từ; quy mô về mặt số lượng và giá trị; chữ ký của các bên và chữ ký của người phê duyệt chứng từ. Để hạn chế đến mức tối đa những sai sót về mặt chứng từ thì kế toán cần tăng cường kiểm tra đối với tất cả các loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh kể cả thu và chi trong đơn vị, chứng từ kế toán phát sinh liên quan đến bộ phận nào thì bộ phận đó phải có trách nhiệm kiểm tra và công việc kiểm tra phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và phải coi là một khâu bắt buộc trong khi lập và tiếp nhận chứng từ. Đặc biệt, ngoài việc kiểm tra về mặt hình thức của chứng từ thì kế toán còn phải chú trọng đến việc kiểm soát nội dung trên chứng từ xem việc thu, chi có đúng theo dự toán, theo kế hoạch, các khoản chi xem có đúng định mức, đúng mục đích sử dụng và theo từng khoản mục chi tiết của Mục lục ngân sách nhà nước hay không. Kế toán phải thực hiện kiểm tra, kiểm soát lại lần nữa để hạn chế tới mức tối đa những sai sót về mặt chứng từ.
3. Trong khâu lưu trữ và bảo quản chứng từ
Việc bảo quản chứng từ kế toán tại các đơn vị còn chưa được chú trọng, chưa có sự phân loại hợp lý theo nội dung kinh tế của chứng từ để thuận lợi cho việc lưu trữ và sử dụng lại chứng từ khi cần thiết. Chứng từ kế toán sau khi đã sử dụng xong phải đóng tập đưa vào lưu trữ, bảo quản theo chế độ quy định, không để tình trạng ẩm mốc hay mối mọt. Chứng từ bảo quản được xếp gọn gàng, khoa học theo thời gian và nội dung kinh tế như phân chứng từ tiền, vật tư, tài sản cố định, các khoản thanh toán… để dễ dàng tìm thấy khi cần thiết.
4. Đối với kế hoạch luân chuyển chứng từ
Việc xác định trách nhiệm của từng đối tượng trong từng khâu của quá trình luân chuyển chứng từ không được xác rõ ràng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kiểm tra kiểm soát không thực sự hiệu quả đối với các đơn vị. Do đó, các đơn vị trong công ty cần tiến hành xây dựng kế hoạch luân chuyển chứng từ riêng cho từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Đặc điểm , nội dung và trường hợp áp dụng của hai phương thức thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế Luận văn Kinh tế 0
A Chứng minh nội dung ý nghĩa câu ca dao "Một cây làm chẳng nên non-Ba cây chụm lại thành hòn núi cao" Văn học 3
H Phân tích vị trí và nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong hệ thống phép biện chứng duy vật? Ý nghĩa phương pháp luận? Tài liệu chưa phân loại 0
K Phân tích vai trò và nội dung của đại đoàn kết dân tộc (lấy dẫn chứng) và liên hệ với đại đoàn kết dân tộc Tài liệu chưa phân loại 2
J Phân tích vị trí và nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong hệ thống phép biện chứng duy vật? Ý nghĩa phương pháp luận? Sự vận dụng của Đảng ta Luận văn Kinh tế 0
G Xây Nghiên cứu công nghệ quản trị nội dung SiteFinity và xây dựng hệ thống thông tin sàn chứng khoán Tài liệu chưa phân loại 0
D Đặc điểm, nội dung và trường hợp áp dụng của hai phương thức thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong thơ tình r. tagore Văn học 0
D Thiết kế hoạt động thực hành và trải nghiệm trong dạy học mạch nội dung số và phép tính cho học sinh đầu cấp tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top