Devery

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 5
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
4. KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 5
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5
CHƯƠNG I : TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM NHŨNG 7
1.1 Khái Niệm Về Tham Nhũng 7
1.2 Khái Niệm Về Tội Phạm Tham Nhũng 7
1.3 Các Dấu Hiệu đặc Trưng Về Tội Phạm Tham Nhũng 8
1.4 Tội Phạm Tham Nhũng và Vi Phạm Luật Của Người Có Chức Quyền 10
1.5 Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Tham Nhũng 11
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THAM NHŨNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI NỀN KINH TẾ 11
2.1 Thực Trạng Tham Nhũng Ở Một Số Nước 11
2.2 Một Số Đặc Trưng Tham Nhũng hiện Nay 13
2.3 Thực Trạng Tham Nhũng Tại Việt Nam 14
CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH VÀ PHÒNG CHỐNG 19
3.1 Tiếp Tục Hoàn Thiện Cơ Chế Quản Lý 19
3.2 Đổi Mới Công Tác Cán Bộ 19
3.3 Tăng Cường Và Đổi Mới Sự Lãnh Đạo Của Các Cấp Ủy Đảng 20
3.4 Phối Hợp Giữa Các Cơ Quan Bảo Vệ Pháp Luật Trong Cuộc Đấu Tranh Chống Tham Nhũng. 20
3.5 Tích Cực Vào Cuộc Đấu Tranh Chống Tham Nhũng 20
3.6 Hạch Toán Sổ Sách Chính Xác 21
3.7 Kiểm Toán Nội Bộ Hiệu Quả 21
3.8 Kiểm Toán Độc Lập 21
PHỤ LỤC 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23


MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế , chính trị khoa học và kỹ thuật. Tuy nhiên chúng ta đang đối mặt với rất nhiều trở ngại và thách thức lớn . Một trong các vấn đề lớn đó chính là những hành vi tham nhũng, quan liêu đã ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế đất nước. Quy mô lớn, thủ đoạn ngày càng diễn biến phức tạp gây thiệt hại vô cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế nên việc chống tham nhũng là vấn đề vô cùng cấp bách hiện nay. Và đó chính là lý do nhóm chọn phân tích đề tài.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu các khái niệm về tham nhũng, quan liêu ở nước Việt Nam. Nghiên cứu những ảnh hưởng và hậu quả mang lại của những hành vi tham nhũng , tác động đến nền kinh tế nước ta. Thông qua đó đưa ra biện pháp phòng chống, hạn chế tối thiểu những hành vi tham nhũng, quan liêu ,lãng phí .
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các khái niệm và thực trạng tham nhũng tại Việt Nam và một số nước khác trên thế giới ,chủ thể của tội phạm tham nhũng ,các mặt chủ quan của tham nhũng ,nguyên nhân dẫn đến tham nhũng tìm hiểu tính khả thi phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng.
4. KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
Tham nhũng đã có từ lâu đời từ các nước trên thế giới ,không riêng gì Việt Nam. Tham nhũng là vấn đề quốc nạn ,làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với đảng và nhà nước ,ảnh hưởng và kèm hãm sự phát triển của nền kinh tế . Tìm hiểu được các vấn đề cơ bản về tham nhũng,thực trạng tham nhũng tại một số nước nói chung và việt nam nói riêng
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Sự phát triển và giàu có của một quốc gia không phải chủ yếu là do nó có tài nguyên giàu có, cũng không phải chỉ do sự cần cù của số đông người lao động. Mà chủ yếu là do những yếu tố kích thích, gắn kết bên trong những thể chế về quản lý và tổ chức, cho phép thúc đẩy đầu tư và phát triển. Một sự phát triển lâu bền không thể dựa trên một thể chế quản lý bị lũng đoạn bởi tham nhũng. Và một nền kinh tế lạc hậu không phải là không bao giờ có thể đuổi kịp các nước tiên tiến. Vấn đề là phải tạo lập cho được hệ thống công quyền tích cực, nhằm bảo đảm quyền sở hữucủa các cá nhân, và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hộ cũng như sự ổn định vững vàng của chế độ chính quyền cũng như độc lập an ninh của Tổ quốc.
Nhận thức được những hậu quả của tội phạm tham nhũng gây ra chúng ta cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm đấu tranh phòng chống vấn nạn này, làm trong sạch bộ máy chính quyền, lấy lại niềm tin trong nhân dân và một môi trường phát triển lành mạnh cho kinh tế Việt Nam.















CHƯƠNG I : TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM NHŨNG
1.1 Khái Niệm Về Tham Nhũng
Tham nhũng “là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hay cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân” (1)

Trong Pháp lệnh chống tham nhũng, tại Chương I, Điều 1 có xác định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hay cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức” (2).
Chống tham nhũng của Nhà nước ta (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2006) đã ghi: "Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” (3).
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực cùng với sự xuất hiện của nhà nước . Nó biểu hiện sự sa thái trong bộ phận quan chức nhà nước .
Tham Nhũng có thể coi như một hiểm họa của đất nước: Tham nhũng – Giặc nội xâm!
1.2 Khái Niệm Về Tội Phạm Tham Nhũng
Tham nhũng gồm những ai . Tham nhũng là hành vi của kẻ có chức quyền. kẻ tham nhũng là viên chức trong hệ thống cầm quyền. Tham nhũng nhỏ xảy ra ở người có chức quyền nhỏ. Tham nhũng lớn ở người có chức quyền lớn. Tuy không có quy định thành văn nhưng trong thực tế từ cán bộ cấp trưởng ấp, trưởng khu phố đến phó trưởng phòng của phường xã, đều phải là đảng viên. Do vậy bệnh tham nhũng trong thực tế lại chính là bệnh của đảng viên từ thôn ấp cho tới những cơ quan cao nhất! Nhiều đảng viên không làm công tác chính quyền, nhưng với cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện, họ có điều kiện tham nhũng còn hơn cả viên chức chính quyền. Vậy tham nhũng là bệnh của Đảng, của cả hệ thống chính trị.
Cho tới nay, tham nhũng một hiện tượng xã hội tiêu cực để trở thành một quốc nạn của toàn xã hội, nó gây tác động tiêu cực, không nhỏ đối với xã hội, gây trong lòng dân làn sóng bất bình, nó là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức, vi phạm pháp luật… khi mà những hành vi tham nhũng đó gây ra thiệt hại đáng kể cho xã hội đủ các dấu hiệu để cấu thành tội phạm thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Bộ luật Hình sự 1999 (4) thì loại tội phậm này được quy định ở Mục A - Chương XXI, bao gồm các tội sau:
 Tội tham ô tài sản (Điều 278)
 Tội nhận hối lộ (Điều 279)
 Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản (Điều 280)
 Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281)
 Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282)
 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi (Điều 283)
 Tội giả mạo trong công tác (Điều 284)
Muốn đưa ra được khái niệm về tội tham nhũng, trước hết chúng ta phải nắm được khái niệm tội phạm nói chung. Theo khoản 1 - Điều 8 - Bộ luật Hình sự quy định: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa".
Qua khái niệm về tội phạm nói chung và phần các tội phạm về tham nhũng được ghi nhận tại Mục A - Chương XXI có thể hiểu khái niệm về tội phạm tham nhũng như sau: "Các tội phạm về tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có chức vụ, quyền hạn để lợi dụng hay lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình thực hiện trong khi thi hành công vụ một cách cố ý trực tiếp xâm phạm vào hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan Nhà nước hay tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhằm trục lợi".
1.3 Các Dấu Hiệu đặc Trưng Về Tội Phạm Tham Nhũng
Chủ thể của tội phạm tham nhũng là một loại chủ thể đặc biệt, đòi hỏi đó phải là những người có chức vụ, quyền hạn. ở đây, ngoài hai dấu hiệu thông thường là độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự, bắt buộc phải có dấu hiệu thứ ba là người có chức vụ, quyền hạn. Điều 277 - BLHS 1999 (4) quy định: " Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hay do một hình thức khác, có hưởng lương hay không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ".
Có thể thấy người có chức vụ quyền hạn có một só đặc điểm như sau:
 Là người được giữ chức vụ thường xuyên hay tạm thời trong cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Chức vụ này có thể do bổ nhiệm hay do bầu cử, hợp đồng hay hình thức khác (uỷ quyền, đại diện), có hưởng lương hay không hưởng lương của Nhà nước.
 Là người thực hiện một trong các chức năng: thay mặt quyền lực Nhà nước, tổ chức điều hành quản lý hành chính; hay chức năng tổ chức sản xuất kinh doanh theo công vụ được được giao cho họ.
 Là những người thực hiện trách nhiệm nhất định theo thẩm quyền chuyên môn mà họ đảm nhận.
Trong các tội phạm tham nhũng, người có chức vụ quyền hạn đã nhận thức được tính chất nguy hiểm cho Nhà nước, cho xã hội, cho công dân của hành vi trái luật do mình gây ra và thấy trước được hậu quả xảy ra. Khi người có chức vụ quyền hạn nhận thức được hành vi của mình là trái với công vụ được giao thể hiện người đó đã vì lợi ích của riêng mình chứ không hoạt động vì lợi ích chung, chỉ biết đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, họ có thể làm bằng nhiều cách thức, con đường khác nhau cốt sao mang lại những lợi ích mà họ mong muốn. Như vậy, đương nhiên tội phạm tham nhũng luôn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, nhằm động cơ vụ lợi cá nhân.
1.4 Tội Phạm Tham Nhũng và Vi Phạm Luật Của Người Có Chức Quyền
Ta có thể căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây để thấy rõ hơn sự khác nhau chủ yếu giữa tội phạm tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật do người có chức vụ quyền hạn thực hiện:
Đối với các tội phạm về tham nhũng thì phạm vi khách thể thường hẹp hơn so với phạm vi khách thể bị xâm hại của các vi phạm pháp luật do người có chức vụ quyền hạn thực hiện.
 Tính trái pháp luật của hành vi: Đây chính là đặc điểm khác nhau cơ bản, quan trọng nhất để xác định hành vi nào là tội phạm về tham nhũng và hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật do người có chức vụ quyền hạn thực hiện. Tội phạm tham nhũng là sự vi phạm điều cấm của Luật Hình sự và người phạm tội bị đe doạ xử lý bằng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được quy định đặc thù trong ngành luật này. Còn hành vi vi phạm pháp luật do người có chức vụ quyền hạn thực hiện chỉ là sự vi phạm các quy định của từng ngành luật tương ứng khác và có thể không bị coi là tội phạm.
 Hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi: chủ thể chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm về tham nhũng nếu bị kết án và bị áp dụng hình phạt thì bị coi là có án tích. Còn chủ thể chịu trách nhiệm pháp luật của hành vi vi phạm pháp luật do người có chức vụ quyền hạn thực hiện được quy định trong từng ngành luật tương ứng và không bao giờ bị coi là án tích.
Như vậy, không phải tất cả những vi phạm pháp luật do người có chức vụ quyền hạn thực hiện đều là các tội phạm về chức vụ nói chung, và tội phạm về tham nhũng nói riêng.

1.5 Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Tham Nhũng
Trách nhiệm và trình độ quản lý của thủ trưởng đơn vị quá kém; cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, quản lý, luân chuyển tài sản có nhiều sơ hở;.giao tài sản cho nhân viên quản lý nhưng không có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ; gian lận trong công tác để chiếm đoạt tài sản; các quy định về nhà đất, thủ tục đền bù giải tỏa không được công khai, rõ ràng khiến người dân có suy nghĩ phải "đút lót, trà nước" mới xong và cũng là cơ hội cho cán bộ sách nhiễu. Có sự cấu kết của nhiều người trong nhiều cơ quan khác nhau. Thủ đoạn này rất tinh vi, nguy hiểm, vì tài sản thất thoát khó phát hiện, kiểm tra và khó phục hồi.
CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH VÀ PHÒNG CHỐNG
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp đấu tranh chống tham nhũng. Các ngành, các cấp cũng có nhiều cố hắng và đã thu được một số kết quả nhất định. Song, so với yêu cầu vẫn còn nhiều hạn chế. Để có thể đẩy lùi và tiến tới bài trừ được tệ nạn tham nhũng, cần có những biện pháp đồng bộ.
Một số vũ khí quan trọng chống lại tham nhũng đó là việc thúc đẩy sự công khai và minh bạch trong hoạt động kinh doanh thông qua việc hạch toán sổ sách, kiểm soát nội bộ và kiểm toán độc lập bên ngoài.
3.1 Tiếp Tục Hoàn Thiện Cơ Chế Quản Lý
Trong quá trình chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường, hệ thống pháp lý nước ta còn nhiều sơ hở. Những qui định cũ không con phù hợp, những qui định mới chưa được ban hành dẫn đến tình trạn các văn bản pháp luật vừa thừa lại vừa thiếu và không đồng bộ. Đó là môi trường thuận lợi cho tệ tham nhũng phát sinh và phát triển. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, tạo ra một hành lang pháp lý vừa thúc đẩy được quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vừa thiết lập được kỷ cương trong các lĩnh vực quản lý. Trước mắt, cần đặt trọng tâm vào các lĩnh vực: cấp phép, xây dựng cơ bản, kế hoạch thống kê, quản lý các doanh nghiệp nhà nước, phân cấp ngân sách, kinh doanh ngân hàng.
3.2 Đổi Mới Công Tác Cán Bộ
Trong suốt một thời kỳ dài, công tác cán bộ của ta có nhiều điểm yếu kém, tùy tiện dẫn đến tình trạng một bộ phận cán bộ còn non kém về nghiệp vụ, sa sút về phẩm chất lại được giữa những cương vị trực tiếp quản lý tài sản của Nhà nước và nhân dân, thậm chí giữ những cương vị trọng trách của một số ngành, một số địa phương. Đây vừa là nguyên nhân của tệ tham nhũng, vừa là khâu yếu nhất, nhạy cảm nhất của cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đổi mới công tác cán bộ phải bao gồm từ khâu đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng, đánh giá và quản lý cán bộ đến khâu phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng vị trí công tác.
3.3 Tăng Cường Và Đổi Mới Sự Lãnh Đạo Của Các Cấp Ủy Đảng
Thời gian qua, ở nhiều nơi, sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng chưa đạt hiệu quả cao, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa kiểm tra kỷ luật đảng với hoạt động kiểm tra, thanh tra của Nhà nước. Việc xem xét, xử lý đối với đảng viên có sai phạm chưa nghiêm minh, thậm chí có nơi còn né tránh, bao che cho người vi phạm. Ở một số nơi, cấp ủy đảng còn đứng ngoại cuộc, bàng quan với việc chống tham nhũng hay ở một số nơi khác, cấp ủy đảng lại can thiệp trái pháp luật vào hoạt động điều tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng cần được tăng cường và đổi mới cả về cách lẫn nội dung. Sự lãnh đạo của Đảng phải cụ thể, sâu sát, thiết thực đối với quá trình xử lý từng vụ việc trên cơ sở các qui định của pháp luật. Cần phát huy tinh thần dân chủ và công khai trong sinh hoạt Đảng. Cần có biện pháp xử lý kỷ luật đối với đảng viên có hành vi tham nhũng phải kịp thời, nghiêm minh.
3.4 Phối Hợp Giữa Các Cơ Quan Bảo Vệ Pháp Luật Trong Cuộc Đấu Tranh Chống Tham Nhũng.
Hiện nay, hoạt động chống tham nhũng của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu sự phối hợp thống nhất. Thậm chí, giữa một số ngành như Kiểm sát, Thanh tra, Công an còn có sự chống chéo lẫn nhau, làm giảm đáng kể hiệu quả công tác chống tham nhũng. Trong khi các qui định của pháp luật chưa thật sự đồng bộ, chặt chẽ thì sự phối hợp giữa các cơ quan này là hết sức cần thiết. Một mặt, cần có những văn bản phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, mặt khác cần có một cơ chế thống nhất giữa các cơ quan trong việc điều tra, xử lý những vụ việc tham nhũng. Trước mắt, cần khắc phục ngay tình trạng chống chéo, mâu thuẫn trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, khai thông sự chậm chễ, ách tắc trong quá trình di lý hồ sơ, chuyển giai đoạn.
3.5 Tích Cực Vào Cuộc Đấu Tranh Chống Tham Nhũng
Kinh nghiệm của nước ta cũng như của các nước khác cho thấy: những chiến dịch chống tham nhũng thành công nhất chính là những chiến dịch sự tham gia đông đảo của nhân dân. Trên thực tế, gần 70% số đơn thư, tố cáo của nhân dân là đúng sự thật. Do đó, cần tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Biết dựa vào dân, phát huy dân chủ, công khai hóa kết quả xử lý những vụ việc do nhân dân phát hiện. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi trù dập người tố cáo.
Tham nhũng là một tệ nạn không chỉ có ở riêng một chế độ nào, một quốc gia nào, mà ở đầu quyền lực không được kiểm tra, giám sát thì ở đó phát sinh tệ tham nhũng. Chống tham nhũng vừa là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên vừa là nhiệm vụ lâu dài. Nó đòi hỏi sự cố gắng của nhiều ngành, nhiều cấp, những chương trình, kế hoạch đồng bộ, với sự nghiên cứu nghiêm túc và toàn diện. Qua sự phân tích thực trạng tham nhũng hiện nay, bài viết này chỉ xin nêu vài biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả của công tác chống tham nhũng trong thời gian trước mắt.
3.6 Hạch Toán Sổ Sách Chính Xác
Yêu cầu các doanh nghiệp hạch toán sổ sách chính xác và phản ánh trung thực các giao dịch tài chính một cách chi tiết sẽ giúp hạn chế các vấn đề về hạch toán có liên quan đến các giao dịch bất hợp lệ.
3.7 Kiểm Toán Nội Bộ Hiệu Quả
. Kiểm soát nội bộ là việc áp dụng các quy trình và kỹ thuật để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp và bảo đảm độ tin cậy của các dữ liệu tài chính của doanh nghiệp đó. Mục đích chính của việc áp dụng các kỹ thuật này là để kiểm soát quy trình thực hiện các giao dịch.
3.8 Kiểm Toán Độc Lập
Mục đích tổng quát của kiểm toán độc lập là cung cấp sự đảm bảo cho bên thứ ba là những người sử dụng các thông tin tài chính rằng các thông tin họ được cung cấp có trung thực, hợp lý hay không từ đó phát hiện ra các sai phạm của doanh nghiệp .

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THAM NHŨNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI NỀN KINH TẾ
2.1 Thực Trạng Tham Nhũng Ở Một Số Nước
Tham nhũng đã trở thành một mối lo ngại lớn mang tính toàn cầu. Năm 2008, chỉ số nhận biết tham nhũng (viết tắt là CPI), được Tổ chức minh bạch quốc tế thực hiện sau khi nghiên cứu 85 quốc gia, đã cho thấy, tham nhũng không chỉ là mối lo của các nước đang phát triển mà còn là của các nước đang phát triển. Có đến 50 quốc gia không đạt điểm 5 trong thang điểm từ cấp độ 1 (mức tham nhũng cao nhất) đến cấp độ 10 (mức tham nhũng thấp nhất). Rất nhiều quốc gia, bao gồm các nước Châu Phi, Châu Á, Trung Âu và Đông Âu có số điểm thấp hơn cấp độ 3. Một số nước công nghiệp phát triển như I-ta-li-a, Bỉ và Nhật Bản cũng bị đánh giá là có tỉ lệ tham nhũng cao.
Kết quả một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy:
Khoảng 56% số người được hỏi trong cuộc khảo sát đối với 90.000 người ở 86 quốc gia của Tổ chức Minh bạch quốc tế cho biết đất nước họ ngày càng nhiều tham nhũng. Tổ chức này đặt Afghanistan, Nigeria, Iraq và Ấn Độ vào danh sách nhiều tham nhũng nhất, theo sau đó là Trung Quốc, Nga và nhiều nơi ở Trung Đông.
Theo cuộc điều tra của tổ chức Minh bạch quốc tế, các đảng chính trị được coi là nơi tham nhũng nhất và 50% số người tin rằng chính phủ của họ không hiệu quả khi đối phó với vấn đề này.
Cứ 4 người được hỏi thì một người cho biết đã đút lót trong năm trước đó và cảnh sát là người nhận phổ biến. 29% tiền hối lộ được đưa cho cảnh sát, 20% cho các quan chức làm công việc đăng ký và cấp phép và 14% vào tay các thành viên trong lĩnh vực tư pháp.
Các đảng chính trị từ lâu được đánh giá là nơi nhiều tham nhũng nhất, họ đứng đầu danh sách của Tổ chức Trong sạch năm 2004 với tỷ lệ 71%. Trong cuộc khảo sát năm nay, 80% số người cho rằng họ tham nhũng.
Số người cho rằng các tổ chức tôn giáo tham nhũng tăng vọt từ 28% năm 2004 đến 53% năm 2010. Người dân Afghanistan, Nigeria, Iraq và Ấn Độ nằm trong số những người nhận tham nhũng cao nhất thế giới.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top