Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
NỘI DUNG
A. GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
I/. Khái niệm GDDS vô hiệu.
1. Khái niệm GDDS.
“GDDS là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 121 BLDS năm 2005).
Như vậy, căn cứ vào khái niệm trên có thể xác định GDDS chính là một sự kiện pháp lý (hành vi pháp lý đơn phương hay đa phương) làm phát sinh hậu quả pháp lý, tùy từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ dân sự.
Một giao dịch muốn được pháp luật dân sự công nhận và bảo vệ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy đinh tại Điều 122, BLDS năm 2005, đó là:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
- Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ nhất, người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
Người tham gia giao dịch ở đây bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
- Đối với cá nhân, những đối tượng sau đây được coi là có năng lực hành vi dân sự được quyền tham gia giao dịch:
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi).
+ Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ khi xác lập, thực hiện giao dịch phải có sự đồng ý của người thay mặt theo pháp luật trừ những giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi tài sản của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ( ví dụ: Trường hợp lập di chúc phải có sự đồng ý của bố mẹ hay người giám hộ,..).
- Đối với pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác thì tham gia giao dịch thông qua người thay mặt của họ ( thay mặt theo pháp luật, thay mặt theo ủy quyền). Các quyền, nghĩa vụ do người thay mặt xác lập làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Tuy nhiên, pháp nhân chỉ tham gia các giao dịch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân. Hộ gia đình chỉ được tham gia các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất, đến hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật (Điều 106 BLDS năm 2005). Tổ hợp tác chỉ tham gia các giao dịch dân sự liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ được xác định trong hợp đồng hợp tác (Điều 111 BLDS năm 2005).
Thứ hai, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Mục đích của GDDS là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch (Điều 123, BLDS 2005). Mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lý sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Nói cách khác, mục đích ở đây luôn mang tính pháp lý, nó sẽ trở thành hiện thực nếu như các bên trong giao dịch thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán, mục đích pháp lý của bên mua là sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản mua bán, bên bán sẽ nhận tiền và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua. Như vậy mục đích của hai bên chỉ đạt được khi hai bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
“Nội dung của GDDS là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thỏa thuận trong giao dịch” (những điều khoản này xác định quyền, nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch). Mục đích và nội dung của giao dịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện giao dịch luôn nhằm đạt được mục đích nhất định và muốn đạt được mục đích đó, họ phải cam kết, thỏa thuận về nội dung. Ví dụ: Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bên A (bên chuyển nhượng) và bên B (bên nhận chuyển nhượng), mục đích của hai bên là quyền sử dụng đất (bên A muốn chuyển quyền còn bên B muốn nhận quyền). Để đạt được mục đích này, hai bên tham gia ký kết về những điều khoản của hợp đồng (giá chuyển nhượng, diện tích đất chuyển nhượng, thời gian chuyển nhượng,…). Mục đích chỉ đạt được khi hai bên tuân thủ đúng nội dung các điều khoản của hợp đồng.
Tóm lại, để GDDS có hiệu lực thì mục đích và nội dung của giao dịch không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Những giao dịch xác lập nhằm trốn tránh pháp luật cũng là những giao dịch có nội dung và mục đích không hợp pháp, không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch đó.
Thứ ba, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Tự nguyện là nguyên tắc tối thượng trong GDDS. Tự nguyện trong giao dịch dân sự được thể hiện ở sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Vì vậy, các chủ thể tham gia giao dịch phải thể hiện ý chí đích thực của mình. Mọi thỏa thuận không phản ánh đúng ý chí của các bên đều có thể dẫn đến sự vô hiệu của giao dịch. BLDS năm 2005 đã xác định một số giao dịch xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu, đó là các trường hợp vô hiệu do giả tạo, do nhầm lẫn, do bị lừa dối, đe dọa, do xác lập tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Thứ tư, Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Hình thức của giao dịch là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Khoản 1 Điều 124 BLDS 2005 quy định: “ GDDS được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể”.
- Bằng lời nói (hình thức miệng): Hình thức này được coi là phổ biến nhất trong xã hội hiện nay mặc dù có độ xác thực thấp. Hình thức miệng này thường được áp dụng đối với những giao dịch được xác lập và kết thúc ngay sau đó hay giữa những chủ thể có quan hệ mật thiết, tin cậy lẫn nhau (bạn bè, người thân trong gia đình,…)
- Hình thức văn bản, người tham gia GDDS phải ký kết với nhau bằng văn bản và đây là căn cứ xác định chủ thể đã tham gia vào giao dịch. Có hai loại văn bản: 1) Văn bản thường (văn bản chỉ cần chữ ký xác nhận của các bên chủ thể); 2) Văn bản có Công chứng chứng nhận, UBND cấp có thẩm quyền chứng thực ( ví dụ: Hợp đồng chuyến nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng bán nhà,…).
- Hình thức hành vi: GDDS có thể được xác lập thông qua những hành vi nhất định theo quy ước định trước. Ví dụ: Gọi điện thoại, chụp ảnh bằng tự động,…
Đối với những giao dịch mà pháp luật quy định hình thức thể hiện bắt buộc, nếu các chủ thể không tuân thủ thì giao dịch đó sẽ không có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, bốn điều kiện về nội dung và hình thức trên là những điều kiện tiên quyết để giao dịch được coi là hợp pháp, từ đó làm phát sinh hậu quả pháp lý nhất định.
2. Khái niệm GDDS vô hiệu.
2.1 Định nghĩa.
Giao dịch dân sự vô hiệu là loại giao dịch mà khi xác lập các bên (hay các chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương) đã có những vi phạm ít nhất một trong các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định dẫn tới hậu quả pháp lý là không làm phát sinh bất kỳ một quyền hay nghĩa vụ dân sự nào. Ví dụ: GDDS có sự lừa dối, đe dọa, giả tạo vi phạm điều kiện về sự tự nguyện của chủ thể khi tham gia xác lập giao dịch.
Theo Điều 128 BLDS thì khi các bên tham gia giao dịch không có ít nhất một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 nêu trên thì vô hiệu. Tính vô hiệu của GDDS được thể hiện ở chỗ nó không làm phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia xác lập giao dịch đó, hay nói cách khác là nó không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên mong muốn có khi xác lập GDDS đó.
2.2 Đặc điểm của GDDS vô hiệu.
Thứ nhất, GDDS vô hiệu không đáp ứng được một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với GDDS có hiệu lực. Cụ thể:
+ Người tham gia GDDS không có năng lực hành vi dân sự hay có năng lực hành vi một phần, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà pháp luật không cho phép tham gia giao dịch một cách độc lập.
GDDS chính là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của các bên chủ thể nhưng không phải ý chí của chủ thể nào cũng được pháp luật bảo hộ, giao dịch chỉ được coi là có hiệu lực khi ý chí được thể hiện từ những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hay không đủ nhưng khi tham gia giao dịch có sự đồng ý của người giám hộ. Trường hợp ngược lại, GDDS sẽ vô hiệu. Ví dụ: Những người mắc bệnh tâm thần (có xác nhận của cơ sở y tế), nghiện ma túy,… nếu xác lập giao dịch một cách độc lập không thông qua người giám hộ thì giao dịch do người đó xác lập vô hiệu nếu có đơn của người giám hộ yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS đó vô hiệu.
+ Mục đích và nội dung của giao dịch không đáp ứng các yêu cầu của pháp luật hay trái với đạo đức xã hội.
Tự do ý chí và bày tỏ ý chí là nguyên tắc được tuân thủ khi các chủ thể tham gia giao dịch, tuy nhiên sự tự do đó chỉ mang tính tương đối bởi lẽ nó bị ràng buộc trong khuôn khổ của pháp luật. Trong gíao dịch, sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí được thể hiện thông qua mục đích và nội dung của GDDS. Pháp luật ràng buộc tự do ý chí bằng cách quy định mục đích và nội dung của GDDS không được vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. GDDS không tuân thủ điều kiện này đồng nghĩa với việc GDDS đó vô hiệu. Ví dụ: Hợp đồng mua bán ma túy, chất cháy nổ là những hợp đồng có nội dung và mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật, vì vậy những hợp đồng này đương nhiên vô hiệu.
+ Chủ thể tham gia giao dịch không tự nguyện.
Sự tự nguyện tham gia giao dịch là một yếu tố cơ bản và không thể thiếu được trong GDDS. Tự nguyện thể hiện ở sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Không có tự do ý chí, bày tỏ ý chí hay hai yếu tố này không thống nhất với nhau thì không thể có tự nguyện, điều này đồng nghĩa với việc GDDS không có hiệu lực pháp luật. Ví dụ: Ông A bị con là B ép buộc lập di chúc, B đe dọa nếu không lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho B thì B sẽ giết cả nhà và tự sát luôn. Như vậy, giao dịch được xác lập nhưng không có sự tự nguyện của ông A, trong trường hợp này ông A có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu do đe dọa. BLDS 2005 quy định một số trường hợp giao dịch xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu. Đó là các trường hợp vô hiệu do giả tạo, do bị lừa dối, do bị nhầm lẫn, bị đe dọa, do xác lập tại thời điểm không làn chủ được hành vi của mình.
+ Hình thức của giao dịch không đúng với quy định của pháp luật.
Các giao dịch được xác lập mà không tuân thủ các quy định về hình thức do luật định thì giao dịch đó vô hiệu. Ví dụ: Hình thức bắt buộc đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá nhân là hợp đồng phải được lập thành văn bản, có chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền. Nếu các bên tham gia không tuân thủ quy định này thì hợp đồng ký kết không có hiệu lực pháp luật.
Pháp luật quy định điều này nhằm bảo vệ trật tự an toàn xã hội, lợi ích của nhà nước và sự an toàn của người tham gia giao dịch. Mặt khác, quy định này còn là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tài sản.
Thứ hai, các bên tham gia GDDS vô hiệu phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định.
Khi GDDS vô hiệu, quay lại tình trạng ban đầu, các bên tham gia giao dịch hoàn trả nhau những gì đã nhận. Về mặt lý thuyết thì đây là sự tổn thất của các bên, vì các bên không đạt được mục đích như đã mong muốn đó là xác lập giao dịch để đáp ứng nhu cầu vật chất hay tinh thần của mình mà phải quay lại tình trạng như trước khi tham gia giao dịch. Tuy nhiên, về mặt thực tế có trường hợp khi tuyên bố giao dịch vô hiệu, có bên được hưởng lợi, có bên bị thiệt hại.
II/. Phân loại GDDS vô hiệu.
Hiện nay có hai cách phân loại GDDS vô hiệu chủ yếu:
1. Cách phân loại thứ nhất: GDDS vô hiệu tuyệt đối và GDDS vô hiệu tương đối.
- Cơ sở phân loại: Dựa vào một số đặc điểm khác biệt chung thể hiện bản chất của hai khái niệm GDDS vô hiệu tuyệt đối và GDDS vô hiệu tương đối. Cụ thể:
Thứ nhất là sự khác biệt về trình tự vô hiệu của giao dịch: GDDS vô hiệu tuyệt đối thì mặc nhiên được coi là vô hiệu. Còn đối với GDDS vô hiệu tương đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi hội đủ những điều kiện nhất định: a) Khi có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan và b) Theo quyết định của Tòa án. (Đây là sự khác biệt quan trọng nhất, được coi là một tiêu chí hàng đầu để phân loại một giao dịch vô hiệu thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối khi nghiên cứu nội dung các văn bản quy phạm pháp luật).
Thứ hai là sự khác biệt về thời hạn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu: Đối với GDDS vô hiệu tuyệt đối thì thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là không hạn chế. Còn đối với các GDDS vô hiệu tương đối thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là hai năm kể từ ngày GDDS được xác lập (Điều 136, BLDS 2005). Ở đây có một ngoại lệ là trường hợp giao dịch vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức của giao dịch thuộc nhóm vô hiệu tuyệt đối nhưng theo quy định tại điều 136 BLDS 2005 thì thời hạn yêu cầu tuyên bố GDDS là 2 năm, kể từ ngày giao dịch được xác lập.
Thứ ba là sự khác biệt về hiệu lực pháp lý của giao dịch: GDDS vô hiệu tuyệt đối không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, thậm chí ngay cả trong trường hợp các bên đã tiến hành thực hiện các hành vi theo nội dung cam kết. Bởi lẽ các giao dịch này đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng nên nhà nước không bảo hộ.
Thứ tư, người thứ ba đã thực hiện nghĩa vụ và hưởng những quyền trong giao dịch mà họ xác lập, có nghĩa là họ đã nhận được tài sản từ giao dịch và mục đích của giao dịch đạt được;
Thứ năm, mục đích và nội dung của giao dịch không trái quy định của pháp luật và đạo đức xã hội;
Thứ sáu, đối tượng của giao dịch là những tài sản không thuộc loại tài sản mà pháp luật cấm giao dịch;
Thứ bảy, Trình tự xác lập giao dịch tuân thủ theo trình tự pháp luật cho phép;
Thứ tám, Khi có tranh chấp xảy ra thì người thứ ba ngay tình phải có yêu cầu độc lập được hưởng tài sản hay yêu cầu được bồi thường thiệt hại, nếu tài sản đã bị trả cho chủ sở hữu hay tịch thu sung công quỹ
2. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố GDDS vô hiệu trong trường hợp giao dịch liên quan đến người thứ ba ngay tình.
Tính đặc biệt trong trường hợp này được thể hiện ở chỗ tài sản giao dịch đã không còn được chiếm giữ bởi một trong các bên tham gia giao dịch nữa mà là người thứ ba ngay tình. Trong trường hợp này, luật dân sự đã đưa ra các cách giải quyết khác nhau căn cứ vào tài sản là động sản hay bất động sản, có đăng ký quyền sở hữu hay không và căn cứ vào hợp đồng người thứ ba là hợp đồng đền bù hay không đền bù.
2.1. Tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác có đền bù.
Điều 257 BLDS 2005 quy định “trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp bị lấy cắp hay trong các trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí chủ sở hữu”. Trường hợp bị chiếm hữu ngoài ý chí chủ sở hữu có thể là hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, hay nhầm lẫn, hay đe dọa. Như vậy, chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản từ người thứ ba ngay tình khi nếu không muốn thực hiện sự chuyển giao tài sản với người đó. Và cũng cần lưu ý là muốn đòi lại tài sản, chủ sở hữu phải chứng minh được đó là tài sản của mình. Tóm lại trong trường hợp này, pháp luật đã bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu tài sản. Mặt khác người thứ ba ngay tình sẽ yêu cầu người thực hiện giao dịch với mình phải bồi thường thiệt hại.
Cụ thể, A mua của B một chiếc tivi thông qua hợp đồng ký kết do đe dọa (A nói nếu B không bán cho A thì A sẽ thuê người đến đập nát nhà của B). Sau đó, A tặng cho C quyền sở hữu chiếc ti vi này. B có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và đòi lại tài sản của mình từ người thứ ba ngay tình nếu chứng minh được tài sản đó là thuộc quyền sở hữu của mình. Và C có quyền yêu cầu Tòa án buộc B phải bồi thường thiệt hại cho mình.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc chủ sở hữu chứng minh được đó là tài sản của mình là một vấn đề không hề dễ dàng, bởi lẽ những tài sản không được đăng ký thì rất khó để có thể xác nhận được tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình.
2.2. Tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao cho người thứ ba thông qua một hợp đồng không có đền bù, động sản phải đăng ký quyền sở hữu hay bất động sản đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình.
Trong trường hợp này giao dịch với người thứ ba sẽ bị vô hiệu trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản thông qua bán đấu giá hay giao dịch với người bán mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này lại không là chủ sở hữu do bản án quyết định bị hủy, sửa.
Việc quy định “Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hay động sản phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu” nhằm bảo đảm giá trị pháp lý của việc đăng ký quyền sở hữu cũng như thể hiện tính đặc thù của đối tượng là động sản đối với bất động sản.
Tuy nhiên có một ngoại lệ là trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giao hay giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sở hữu tài sản, hợp đồng đã được công khai hóa và được pháp luật công nhận nhưng sau đó bản án bị hủy, sửa. Trong trường hợp này pháp luật bảo vệ quyền lợi của người thứ ba bằng cách vẫn công nhận hợp đồng có hiệu lực và bên còn lại phải bồi thường cho chủ sở hữu thật sự của tài sản đó.
Từ những phân tích trên cho thấy: Việc áp dụng các Điều khoản của Luật dân sự vào việc tuyên bố GDDS vô hiệu và giải quyết các hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Một mặt là do các quan hệ xã hội rất phức tạp, khó điều chỉnh, mặt khác còn do các quy định của pháp luật dân sự nước ta về vấn đề này vẫn còn khá chung chung, chưa thật chi tiết, rõ ràng. Để khắc phục hạn chế này, phương hướng cơ bản cần được đặt ra hiện nay là không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự đặc biệt là trong lĩnh vực giao dịch dân sự để pháp luật nước ta thực sự là công cụ điều chỉnh có hiệu quả nhất các mối quan hệ xã hội.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
NỘI DUNG
A. GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
I/. Khái niệm GDDS vô hiệu.
1. Khái niệm GDDS.
“GDDS là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 121 BLDS năm 2005).
Như vậy, căn cứ vào khái niệm trên có thể xác định GDDS chính là một sự kiện pháp lý (hành vi pháp lý đơn phương hay đa phương) làm phát sinh hậu quả pháp lý, tùy từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ dân sự.
Một giao dịch muốn được pháp luật dân sự công nhận và bảo vệ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy đinh tại Điều 122, BLDS năm 2005, đó là:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
- Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ nhất, người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
Người tham gia giao dịch ở đây bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
- Đối với cá nhân, những đối tượng sau đây được coi là có năng lực hành vi dân sự được quyền tham gia giao dịch:
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi).
+ Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ khi xác lập, thực hiện giao dịch phải có sự đồng ý của người thay mặt theo pháp luật trừ những giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi tài sản của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ( ví dụ: Trường hợp lập di chúc phải có sự đồng ý của bố mẹ hay người giám hộ,..).
- Đối với pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác thì tham gia giao dịch thông qua người thay mặt của họ ( thay mặt theo pháp luật, thay mặt theo ủy quyền). Các quyền, nghĩa vụ do người thay mặt xác lập làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Tuy nhiên, pháp nhân chỉ tham gia các giao dịch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân. Hộ gia đình chỉ được tham gia các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất, đến hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật (Điều 106 BLDS năm 2005). Tổ hợp tác chỉ tham gia các giao dịch dân sự liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ được xác định trong hợp đồng hợp tác (Điều 111 BLDS năm 2005).
Thứ hai, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Mục đích của GDDS là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch (Điều 123, BLDS 2005). Mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lý sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Nói cách khác, mục đích ở đây luôn mang tính pháp lý, nó sẽ trở thành hiện thực nếu như các bên trong giao dịch thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán, mục đích pháp lý của bên mua là sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản mua bán, bên bán sẽ nhận tiền và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua. Như vậy mục đích của hai bên chỉ đạt được khi hai bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
“Nội dung của GDDS là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thỏa thuận trong giao dịch” (những điều khoản này xác định quyền, nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch). Mục đích và nội dung của giao dịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện giao dịch luôn nhằm đạt được mục đích nhất định và muốn đạt được mục đích đó, họ phải cam kết, thỏa thuận về nội dung. Ví dụ: Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bên A (bên chuyển nhượng) và bên B (bên nhận chuyển nhượng), mục đích của hai bên là quyền sử dụng đất (bên A muốn chuyển quyền còn bên B muốn nhận quyền). Để đạt được mục đích này, hai bên tham gia ký kết về những điều khoản của hợp đồng (giá chuyển nhượng, diện tích đất chuyển nhượng, thời gian chuyển nhượng,…). Mục đích chỉ đạt được khi hai bên tuân thủ đúng nội dung các điều khoản của hợp đồng.
Tóm lại, để GDDS có hiệu lực thì mục đích và nội dung của giao dịch không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Những giao dịch xác lập nhằm trốn tránh pháp luật cũng là những giao dịch có nội dung và mục đích không hợp pháp, không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch đó.
Thứ ba, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Tự nguyện là nguyên tắc tối thượng trong GDDS. Tự nguyện trong giao dịch dân sự được thể hiện ở sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Vì vậy, các chủ thể tham gia giao dịch phải thể hiện ý chí đích thực của mình. Mọi thỏa thuận không phản ánh đúng ý chí của các bên đều có thể dẫn đến sự vô hiệu của giao dịch. BLDS năm 2005 đã xác định một số giao dịch xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu, đó là các trường hợp vô hiệu do giả tạo, do nhầm lẫn, do bị lừa dối, đe dọa, do xác lập tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Thứ tư, Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Hình thức của giao dịch là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Khoản 1 Điều 124 BLDS 2005 quy định: “ GDDS được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể”.
- Bằng lời nói (hình thức miệng): Hình thức này được coi là phổ biến nhất trong xã hội hiện nay mặc dù có độ xác thực thấp. Hình thức miệng này thường được áp dụng đối với những giao dịch được xác lập và kết thúc ngay sau đó hay giữa những chủ thể có quan hệ mật thiết, tin cậy lẫn nhau (bạn bè, người thân trong gia đình,…)
- Hình thức văn bản, người tham gia GDDS phải ký kết với nhau bằng văn bản và đây là căn cứ xác định chủ thể đã tham gia vào giao dịch. Có hai loại văn bản: 1) Văn bản thường (văn bản chỉ cần chữ ký xác nhận của các bên chủ thể); 2) Văn bản có Công chứng chứng nhận, UBND cấp có thẩm quyền chứng thực ( ví dụ: Hợp đồng chuyến nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng bán nhà,…).
- Hình thức hành vi: GDDS có thể được xác lập thông qua những hành vi nhất định theo quy ước định trước. Ví dụ: Gọi điện thoại, chụp ảnh bằng tự động,…
Đối với những giao dịch mà pháp luật quy định hình thức thể hiện bắt buộc, nếu các chủ thể không tuân thủ thì giao dịch đó sẽ không có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, bốn điều kiện về nội dung và hình thức trên là những điều kiện tiên quyết để giao dịch được coi là hợp pháp, từ đó làm phát sinh hậu quả pháp lý nhất định.
2. Khái niệm GDDS vô hiệu.
2.1 Định nghĩa.
Giao dịch dân sự vô hiệu là loại giao dịch mà khi xác lập các bên (hay các chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương) đã có những vi phạm ít nhất một trong các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định dẫn tới hậu quả pháp lý là không làm phát sinh bất kỳ một quyền hay nghĩa vụ dân sự nào. Ví dụ: GDDS có sự lừa dối, đe dọa, giả tạo vi phạm điều kiện về sự tự nguyện của chủ thể khi tham gia xác lập giao dịch.
Theo Điều 128 BLDS thì khi các bên tham gia giao dịch không có ít nhất một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 nêu trên thì vô hiệu. Tính vô hiệu của GDDS được thể hiện ở chỗ nó không làm phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia xác lập giao dịch đó, hay nói cách khác là nó không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên mong muốn có khi xác lập GDDS đó.
2.2 Đặc điểm của GDDS vô hiệu.
Thứ nhất, GDDS vô hiệu không đáp ứng được một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với GDDS có hiệu lực. Cụ thể:
+ Người tham gia GDDS không có năng lực hành vi dân sự hay có năng lực hành vi một phần, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà pháp luật không cho phép tham gia giao dịch một cách độc lập.
GDDS chính là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của các bên chủ thể nhưng không phải ý chí của chủ thể nào cũng được pháp luật bảo hộ, giao dịch chỉ được coi là có hiệu lực khi ý chí được thể hiện từ những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hay không đủ nhưng khi tham gia giao dịch có sự đồng ý của người giám hộ. Trường hợp ngược lại, GDDS sẽ vô hiệu. Ví dụ: Những người mắc bệnh tâm thần (có xác nhận của cơ sở y tế), nghiện ma túy,… nếu xác lập giao dịch một cách độc lập không thông qua người giám hộ thì giao dịch do người đó xác lập vô hiệu nếu có đơn của người giám hộ yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS đó vô hiệu.
+ Mục đích và nội dung của giao dịch không đáp ứng các yêu cầu của pháp luật hay trái với đạo đức xã hội.
Tự do ý chí và bày tỏ ý chí là nguyên tắc được tuân thủ khi các chủ thể tham gia giao dịch, tuy nhiên sự tự do đó chỉ mang tính tương đối bởi lẽ nó bị ràng buộc trong khuôn khổ của pháp luật. Trong gíao dịch, sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí được thể hiện thông qua mục đích và nội dung của GDDS. Pháp luật ràng buộc tự do ý chí bằng cách quy định mục đích và nội dung của GDDS không được vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. GDDS không tuân thủ điều kiện này đồng nghĩa với việc GDDS đó vô hiệu. Ví dụ: Hợp đồng mua bán ma túy, chất cháy nổ là những hợp đồng có nội dung và mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật, vì vậy những hợp đồng này đương nhiên vô hiệu.
+ Chủ thể tham gia giao dịch không tự nguyện.
Sự tự nguyện tham gia giao dịch là một yếu tố cơ bản và không thể thiếu được trong GDDS. Tự nguyện thể hiện ở sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Không có tự do ý chí, bày tỏ ý chí hay hai yếu tố này không thống nhất với nhau thì không thể có tự nguyện, điều này đồng nghĩa với việc GDDS không có hiệu lực pháp luật. Ví dụ: Ông A bị con là B ép buộc lập di chúc, B đe dọa nếu không lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho B thì B sẽ giết cả nhà và tự sát luôn. Như vậy, giao dịch được xác lập nhưng không có sự tự nguyện của ông A, trong trường hợp này ông A có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu do đe dọa. BLDS 2005 quy định một số trường hợp giao dịch xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu. Đó là các trường hợp vô hiệu do giả tạo, do bị lừa dối, do bị nhầm lẫn, bị đe dọa, do xác lập tại thời điểm không làn chủ được hành vi của mình.
+ Hình thức của giao dịch không đúng với quy định của pháp luật.
Các giao dịch được xác lập mà không tuân thủ các quy định về hình thức do luật định thì giao dịch đó vô hiệu. Ví dụ: Hình thức bắt buộc đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá nhân là hợp đồng phải được lập thành văn bản, có chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền. Nếu các bên tham gia không tuân thủ quy định này thì hợp đồng ký kết không có hiệu lực pháp luật.
Pháp luật quy định điều này nhằm bảo vệ trật tự an toàn xã hội, lợi ích của nhà nước và sự an toàn của người tham gia giao dịch. Mặt khác, quy định này còn là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tài sản.
Thứ hai, các bên tham gia GDDS vô hiệu phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định.
Khi GDDS vô hiệu, quay lại tình trạng ban đầu, các bên tham gia giao dịch hoàn trả nhau những gì đã nhận. Về mặt lý thuyết thì đây là sự tổn thất của các bên, vì các bên không đạt được mục đích như đã mong muốn đó là xác lập giao dịch để đáp ứng nhu cầu vật chất hay tinh thần của mình mà phải quay lại tình trạng như trước khi tham gia giao dịch. Tuy nhiên, về mặt thực tế có trường hợp khi tuyên bố giao dịch vô hiệu, có bên được hưởng lợi, có bên bị thiệt hại.
II/. Phân loại GDDS vô hiệu.
Hiện nay có hai cách phân loại GDDS vô hiệu chủ yếu:
1. Cách phân loại thứ nhất: GDDS vô hiệu tuyệt đối và GDDS vô hiệu tương đối.
- Cơ sở phân loại: Dựa vào một số đặc điểm khác biệt chung thể hiện bản chất của hai khái niệm GDDS vô hiệu tuyệt đối và GDDS vô hiệu tương đối. Cụ thể:
Thứ nhất là sự khác biệt về trình tự vô hiệu của giao dịch: GDDS vô hiệu tuyệt đối thì mặc nhiên được coi là vô hiệu. Còn đối với GDDS vô hiệu tương đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi hội đủ những điều kiện nhất định: a) Khi có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan và b) Theo quyết định của Tòa án. (Đây là sự khác biệt quan trọng nhất, được coi là một tiêu chí hàng đầu để phân loại một giao dịch vô hiệu thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối khi nghiên cứu nội dung các văn bản quy phạm pháp luật).
Thứ hai là sự khác biệt về thời hạn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu: Đối với GDDS vô hiệu tuyệt đối thì thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là không hạn chế. Còn đối với các GDDS vô hiệu tương đối thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là hai năm kể từ ngày GDDS được xác lập (Điều 136, BLDS 2005). Ở đây có một ngoại lệ là trường hợp giao dịch vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức của giao dịch thuộc nhóm vô hiệu tuyệt đối nhưng theo quy định tại điều 136 BLDS 2005 thì thời hạn yêu cầu tuyên bố GDDS là 2 năm, kể từ ngày giao dịch được xác lập.
Thứ ba là sự khác biệt về hiệu lực pháp lý của giao dịch: GDDS vô hiệu tuyệt đối không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, thậm chí ngay cả trong trường hợp các bên đã tiến hành thực hiện các hành vi theo nội dung cam kết. Bởi lẽ các giao dịch này đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng nên nhà nước không bảo hộ.
Thứ tư, người thứ ba đã thực hiện nghĩa vụ và hưởng những quyền trong giao dịch mà họ xác lập, có nghĩa là họ đã nhận được tài sản từ giao dịch và mục đích của giao dịch đạt được;
Thứ năm, mục đích và nội dung của giao dịch không trái quy định của pháp luật và đạo đức xã hội;
Thứ sáu, đối tượng của giao dịch là những tài sản không thuộc loại tài sản mà pháp luật cấm giao dịch;
Thứ bảy, Trình tự xác lập giao dịch tuân thủ theo trình tự pháp luật cho phép;
Thứ tám, Khi có tranh chấp xảy ra thì người thứ ba ngay tình phải có yêu cầu độc lập được hưởng tài sản hay yêu cầu được bồi thường thiệt hại, nếu tài sản đã bị trả cho chủ sở hữu hay tịch thu sung công quỹ
2. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố GDDS vô hiệu trong trường hợp giao dịch liên quan đến người thứ ba ngay tình.
Tính đặc biệt trong trường hợp này được thể hiện ở chỗ tài sản giao dịch đã không còn được chiếm giữ bởi một trong các bên tham gia giao dịch nữa mà là người thứ ba ngay tình. Trong trường hợp này, luật dân sự đã đưa ra các cách giải quyết khác nhau căn cứ vào tài sản là động sản hay bất động sản, có đăng ký quyền sở hữu hay không và căn cứ vào hợp đồng người thứ ba là hợp đồng đền bù hay không đền bù.
2.1. Tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác có đền bù.
Điều 257 BLDS 2005 quy định “trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp bị lấy cắp hay trong các trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí chủ sở hữu”. Trường hợp bị chiếm hữu ngoài ý chí chủ sở hữu có thể là hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, hay nhầm lẫn, hay đe dọa. Như vậy, chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản từ người thứ ba ngay tình khi nếu không muốn thực hiện sự chuyển giao tài sản với người đó. Và cũng cần lưu ý là muốn đòi lại tài sản, chủ sở hữu phải chứng minh được đó là tài sản của mình. Tóm lại trong trường hợp này, pháp luật đã bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu tài sản. Mặt khác người thứ ba ngay tình sẽ yêu cầu người thực hiện giao dịch với mình phải bồi thường thiệt hại.
Cụ thể, A mua của B một chiếc tivi thông qua hợp đồng ký kết do đe dọa (A nói nếu B không bán cho A thì A sẽ thuê người đến đập nát nhà của B). Sau đó, A tặng cho C quyền sở hữu chiếc ti vi này. B có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và đòi lại tài sản của mình từ người thứ ba ngay tình nếu chứng minh được tài sản đó là thuộc quyền sở hữu của mình. Và C có quyền yêu cầu Tòa án buộc B phải bồi thường thiệt hại cho mình.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc chủ sở hữu chứng minh được đó là tài sản của mình là một vấn đề không hề dễ dàng, bởi lẽ những tài sản không được đăng ký thì rất khó để có thể xác nhận được tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình.
2.2. Tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao cho người thứ ba thông qua một hợp đồng không có đền bù, động sản phải đăng ký quyền sở hữu hay bất động sản đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình.
Trong trường hợp này giao dịch với người thứ ba sẽ bị vô hiệu trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản thông qua bán đấu giá hay giao dịch với người bán mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này lại không là chủ sở hữu do bản án quyết định bị hủy, sửa.
Việc quy định “Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hay động sản phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu” nhằm bảo đảm giá trị pháp lý của việc đăng ký quyền sở hữu cũng như thể hiện tính đặc thù của đối tượng là động sản đối với bất động sản.
Tuy nhiên có một ngoại lệ là trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giao hay giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sở hữu tài sản, hợp đồng đã được công khai hóa và được pháp luật công nhận nhưng sau đó bản án bị hủy, sửa. Trong trường hợp này pháp luật bảo vệ quyền lợi của người thứ ba bằng cách vẫn công nhận hợp đồng có hiệu lực và bên còn lại phải bồi thường cho chủ sở hữu thật sự của tài sản đó.
Từ những phân tích trên cho thấy: Việc áp dụng các Điều khoản của Luật dân sự vào việc tuyên bố GDDS vô hiệu và giải quyết các hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Một mặt là do các quan hệ xã hội rất phức tạp, khó điều chỉnh, mặt khác còn do các quy định của pháp luật dân sự nước ta về vấn đề này vẫn còn khá chung chung, chưa thật chi tiết, rõ ràng. Để khắc phục hạn chế này, phương hướng cơ bản cần được đặt ra hiện nay là không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự đặc biệt là trong lĩnh vực giao dịch dân sự để pháp luật nước ta thực sự là công cụ điều chỉnh có hiệu quả nhất các mối quan hệ xã hội.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: lý luận về Giao dịch dân sự được xác lập nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, bản án giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về năng lực chủ thẻ, bản án sơ thẩm mà tóa tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm, bản án giao dịch dân sự trái đạo đức, đề tài thực tiễn văn bản công chứng bị vô hiệu, bài tập nhóm luật dân sự01 bản án về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo đã được Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết, ý nghĩa giao dịch dân sự vô hiệu về mặt lý luận, tiểu luận điều kiện giao dịch dân sự vô hiệu theo BLDS 20215, thực tiễn của giao dịch dân sự vô hiệi
Last edited by a moderator: