Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 1
1.1 Lịch sử hình thành 1
1.2 Môi trường học tập&Sinh hoạt 2
1.2.1 Cơ sở vật chất hiện đại vào bậc nhất trong khối các trường đại học 2
1.3 Chất lượng giảng dạy 3
1.3.1 Chương trình đào tạo 3
1.3.2 Các ngành đào tạo 3
1.3.3 Đội ngũ giảng viên 5
1.4 Các hoạt động sinh hoạt trong trường 5
1.4.1 Các Câu lạc bộ 5
1.4.2 Liên kết 6
1.4.3 Cơ hội việc làm 6
1.5 Tình hình hoạt động của đại học Thăng Long gần đây 7
1.5.1 Sinh viên 7
1.5.2 Chất lượng đầu ra 7
1.5.3 Tình hình tuyển sinh đầu vào 8
PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH PR CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 11
2.1 Xác định vấn đề 11
2.2 Xác định mục tiêu 13
2.3 Xác định nhóm công chúng 13
2.4 Thông điệp truyền đi 15
2.5 Các hoạt động PR 16
2.5.1 Giai đoạn nhận biết về trường đại học Thăng Long 16
2.5.2 Quá trình tìm hiểu 20
2.6 Hoạch định ngân sách, thời gian và nhân lực cho chiến dịch 23
2.6.1 Hoạch định ngân sách 23
2.6.2 Hoạch định thời gian 24
2.6.3 Phân bổ nhân lực 24
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG PR 26
3.1 Đo lường 26
3.2 Nhận xét 26
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể hiểu PR là các phương pháp, hoạt động của một tổ chức hay cá nhân thực hiện nhằm làm nổi bật mục tiêu mà mình muốn truyền tải đến công chúng, xây dựng mối quan hệ mật thiết với các đối tượng bên ngoài nhằm tạo nên một thương hiệu mạnh.
Cùng với sự phát triển của xã hội, PR không chỉ là hoạt động của riêng các doanh nghiệp kinh doanh mà còn có ở nhiều lĩnh vực khác như âm nhạc, điện ảnh, giáo dục….
Hiện nay loại hình PR cho Giáo dục tại Việt Nam còn tương đối mới mẻ, các cơ quan ban ngành có liên quan và trường học chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong khi đó ở nước ta hiện nay lại có rất nhiều trường Đại học lớn, sự đa dạng này làm cho các bậc phụ huynh gặp nhiều khó khăn trong việc quyết định chọn trường học phù hợp cho con em mình.
Ngoài các trường Đại học Công lập còn có khá nhiều trường Đại học Dân lập có chất lượng, cơ sở vật chất tốt, điều kiện học tập đầy đủ. Nổi bật trong số đó là trường Đại học Dân lập Thăng Long. Với hơn 20 năm hoạt động và phát triển, trường đã đào tạo nhiều khóa học có chất lượng, cung cấp một lượng không nhỏ lao động trí thức cho xã hội. Dù công chúng đã có cái nhìn khác về các trường ngoài Công lập, nhưng một số cá nhân vẫn còn nhiều định kiến không tốt về các trường.
Làm thế nào để PR hiệu quả, để xã hội và công chúng hiểu rõ hơn về trường, để phụ huynh có thể yên tâm gửi gắm con em họ, và thu hút thêm nhiều học sinh theo học? Đó là điều mà hiện nay rất nhiều trường đại học đang phải trăn trở, trong đó có trường đại học Thăng Long.
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
1.1 Lịch sử hình thành
Trường Đại học Thăng Long là trường đại học dân lập đầu tiên trong chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập năm 1988 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long. G.S Bùi Trọng Liễu là người có công rất lớn trong việc thành lập ngôi trường.
Hội đồng sáng lập bao gồm các giáo sư, nhà khoa học có uy tín do nữ Giáo sư, TSKH Hoàng Xuân Sính làm chủ tịch kiêm Hiệu trưởng (Giám đốc) đầu tiên. Hiện nay bà chủ tịch Hội đồng Quản trị. Hiệu trưởng hiện nay là ông Lê Văn Một.
- Ngày 15 tháng 12 năm 1988, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam ra Quyết định cho phép thành lập Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long như một mô hình giáo dục đại học mới.
- Ngày 21/2/1989, Trường làm lễ khai giảng tại Văn Miếu; tới dự có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng bộ Đại học Trần Hồng Quân và chủ nhiệm Uỷ ban Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng Trần Thị Tâm Đan.
- Ngày 11/8/1994, Trung tâm đại học dân lập Thăng long đổi tên thành Trường Đại học dân lập Thăng Long theo quyết định số 441/Tg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9 tháng 8 năm 1994).
- Ngày 17/1/2005 trường Đại học dân lập Thăng Long chuyển đổi loại hình từ trường dân lập sang trường tư thục với tên mới là Trường Đại học Thăng Long. "...Trường Đại học Thăng Long là cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ...".
- Hoạt động trên nguyên tắc không vì lợi nhuận, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, tôn trọng tính trung thực, tình yêu thương và tinh thần hợp tác.
1.2 Môi trường học tập&Sinh hoạt
1.2.1 Cơ sở vật chất hiện đại vào bậc nhất trong khối các trường đại học
Trường Đại học Thăng Long là một trong những trường có cơ sở vật chất được đầu tư thiết kế, xây dựng hiện đại vào bậc hàng đầu của Việt Nam.
Trường được xây dựng trên diện tích khuôn viên hơn 2,5 ha nằm dọc trục đường vành đai 3 thuộc địa phận Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội, gầnTrung tâm Hội nghị quốc gia và khu hành chính mới của thành phố.
Toàn thể trường là một khu liên hợp hiện đại bao gồm các hạng mục: Nhà học chính, Nhà hành chính hiệu bộ , Nhà hội trường - giảng đường, Nhà thể thao - Thể chất, Nhà ăn, Câu lạc bộ, Khu căn hộ cao cấp cho GS, Vườn cây sinh thái, Quảng trường sinh viên
Các hạng mục công trình được kết nối bằng hệ thống đường giao thông thuận lợi xen lẫn các khoảng sân vườn, tiểu cảnh cây xanh. Toàn bộ các khối nhà trong trường được trang bị hệ thống điều hòa trung tâm với hệ thống điều khiển thông minh vận hành bằng máy tính.
Trường cũng trang bị hệ thống thông tin liên lạc và mạng máy tính theo tiêu chuẩn Châu Âu với gần 500 máy tính, hệ thống Server mạnh, đường truyền cáp quang đảm bảo một cách hoàn hảo cho các chương trình đào tạo từ xa và hội thảo trực tuyến.
Kết luận: Cơ sở của trường hiện nay không những đáp ứng được yêu cầu đào tạo giáo dục của Trường mà còn phù hợp được với những nền giáo dục tiên tiến đòi hỏi tiêu chuẩn cao về cơ cở vật chất. Điều này giúp Trường có cơ hội và khả năng hợp tác quốc tế rộng rãi. Trên thực tế trường đã nhận được sự đánh giá cao của các đối tác trong nước và quốc tế.
1.3 Chất lượng giảng dạy
1.3.1 Chương trình đào tạo
Trường nghiên cứu áp dụng và đưa vào giảng dạy rất nhiều phương pháp gắn liền với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Vì vậy, mọi sinh viên đều được học rất nhiều môn học hỗ trợ kỹ năng mềm như: kỹ năng lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh, đồ họa truyền thông, PR...
Trong quá trình học tập, sinh viên còn có cơ hội đối thoại trực tiếp với giảng viên và các cán bộ trong trường để nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình thông qua các buổi tọa đàm được tổ chức hàng tháng.
Chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên để phù hợp với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và nhu cầu xã hội.
Không những thế, chuyện học tập và tổ chức các kỳ thi được tiến hành rất nghiêm túc, theo đúng tinh thần “ Học thật, thi thật ”.
Chương trình đào tạo được xây dựng thành công theo hướng tín chỉ và liên ngành. Mỗi học phần đều xác định rõ điều kiện tiên quyết, có nhiều học phần tự chọn phù hợp với thực tế đa dạng của sinh viên và nhu cầu đa dạng của xã hội.
Chương trình học mềm dẻo, nhiều môn học có tính cập nhật cao, tỷ lệ học tự lựa chọn cao (20-25% số tín chỉ ).
Các chương trình đào tạo hiện đại nhờ áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới.
1.3.2 Các ngành đào tạo
Nhóm 1.3.2.1 Ngành Toán - Tin học và Công nghệ
Toán - Tin ứng dụng
Khoa học máy tính (Công nghệ thông tin)
Mạng máy tính và viễn thông
Hệ thống thông tin quản lý (Tin quản lý)
Công nghệ tự động
1.3.2.2 Nhóm ngành Kinh tế và Quản lý
Kế toán
Tài chính - Ngân hàng
Quản trị kinh doanh (QT Doanh nghiệp, QT Marketing)
Quản lý bệnh viện
1.3.2.3 Nhóm ngành Ngoại ngữ
Tiếng Anh
Tiếng Pháp
Tiếng Nhật
Tiếng Trung
1.3.2.4 Nhóm ngành Khoa học sức khỏe
Điều dưỡng
Y tế công cộng
1.3.2.5 Nhóm ngành Xã hội học và nhân văn
Công tác xã hội
Việt Nam học
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG PR
Đến 9/2012, sau khi đã hoàn tất thủ tục nhập học cho sinh viên mới, bộ phận PR sẽ tiến hành đánh giá lại kết quả hoạt động vừa qua, từ đó rút kinh nghiệm cho các hoạt động sắp tới.
3.1 Đo lường
Các hoạt động đo lường dư luận công chúng và phản hồi từ giới truyền thông:
- Thu thập, tổng hợp các bài báo/truyền hình đã đưa tin về các chương trình thực thi.
- Dùng công cụ tìm kiếm để tìm kiếm các thông tin đã đăng tải trên các website.
- Tổng hợp số lượng khách xem/thảo luận trên các forum.
- Tiến hành khảo sát lấy ý kiến các học sinh và phụ huynh.
- Tiến hành phỏng vấn luôn một số học sinh/phụ huynh mỗi khi một chương tình kết thúc để có thể đnahs giá sơ bộ về hiệu quả của chương trình.
3.2 Nhận xét
Đánh giá của kế hoạch sau 3 tháng thực hiện
- Nhận thức: Tăng bao nhiêu tỷ lệ % học sinh và phụ huynh có nhận thức về sự tồn tại của trường đại học Thăng Long.
- Thái độ: Tăng bao nhiêu tỷ lệ % học sinh và phụ huynh có thiện cảm với trường đại học Thăng Long bởi chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất và thông điệp “Học thật – Thi thật – chất lượng thật” cho sinh viên.
- Hành động: Kiểm tra, tính toán xem có bao nhiêu hồ sơ đăng ký NV1 và NV2 nộp vào trường.
KẾT LUẬN
Với đề tài “Xây dựng chiến lược PR cho đại học Thăng Long”, điều chúng em mong mỏi nhất đó là bài tiểu luận này sẽ trở nên có ích cho trường.
Nhưng trước khi biết có ích hay không thì điều quan trọng nhất mà bài tiểu luận mang lại cho chúng em đó là chúng em có thêm những hiểu biết về PR, về tầm quan trọng của PR với một tổ chức và nắm rõ cách xây dựng một kế hoạch PR. Điều này có thể sẽ rất có lợi cho công việc của chúng em sau này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 1
1.1 Lịch sử hình thành 1
1.2 Môi trường học tập&Sinh hoạt 2
1.2.1 Cơ sở vật chất hiện đại vào bậc nhất trong khối các trường đại học 2
1.3 Chất lượng giảng dạy 3
1.3.1 Chương trình đào tạo 3
1.3.2 Các ngành đào tạo 3
1.3.3 Đội ngũ giảng viên 5
1.4 Các hoạt động sinh hoạt trong trường 5
1.4.1 Các Câu lạc bộ 5
1.4.2 Liên kết 6
1.4.3 Cơ hội việc làm 6
1.5 Tình hình hoạt động của đại học Thăng Long gần đây 7
1.5.1 Sinh viên 7
1.5.2 Chất lượng đầu ra 7
1.5.3 Tình hình tuyển sinh đầu vào 8
PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH PR CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 11
2.1 Xác định vấn đề 11
2.2 Xác định mục tiêu 13
2.3 Xác định nhóm công chúng 13
2.4 Thông điệp truyền đi 15
2.5 Các hoạt động PR 16
2.5.1 Giai đoạn nhận biết về trường đại học Thăng Long 16
2.5.2 Quá trình tìm hiểu 20
2.6 Hoạch định ngân sách, thời gian và nhân lực cho chiến dịch 23
2.6.1 Hoạch định ngân sách 23
2.6.2 Hoạch định thời gian 24
2.6.3 Phân bổ nhân lực 24
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG PR 26
3.1 Đo lường 26
3.2 Nhận xét 26
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể hiểu PR là các phương pháp, hoạt động của một tổ chức hay cá nhân thực hiện nhằm làm nổi bật mục tiêu mà mình muốn truyền tải đến công chúng, xây dựng mối quan hệ mật thiết với các đối tượng bên ngoài nhằm tạo nên một thương hiệu mạnh.
Cùng với sự phát triển của xã hội, PR không chỉ là hoạt động của riêng các doanh nghiệp kinh doanh mà còn có ở nhiều lĩnh vực khác như âm nhạc, điện ảnh, giáo dục….
Hiện nay loại hình PR cho Giáo dục tại Việt Nam còn tương đối mới mẻ, các cơ quan ban ngành có liên quan và trường học chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong khi đó ở nước ta hiện nay lại có rất nhiều trường Đại học lớn, sự đa dạng này làm cho các bậc phụ huynh gặp nhiều khó khăn trong việc quyết định chọn trường học phù hợp cho con em mình.
Ngoài các trường Đại học Công lập còn có khá nhiều trường Đại học Dân lập có chất lượng, cơ sở vật chất tốt, điều kiện học tập đầy đủ. Nổi bật trong số đó là trường Đại học Dân lập Thăng Long. Với hơn 20 năm hoạt động và phát triển, trường đã đào tạo nhiều khóa học có chất lượng, cung cấp một lượng không nhỏ lao động trí thức cho xã hội. Dù công chúng đã có cái nhìn khác về các trường ngoài Công lập, nhưng một số cá nhân vẫn còn nhiều định kiến không tốt về các trường.
Làm thế nào để PR hiệu quả, để xã hội và công chúng hiểu rõ hơn về trường, để phụ huynh có thể yên tâm gửi gắm con em họ, và thu hút thêm nhiều học sinh theo học? Đó là điều mà hiện nay rất nhiều trường đại học đang phải trăn trở, trong đó có trường đại học Thăng Long.
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
1.1 Lịch sử hình thành
Trường Đại học Thăng Long là trường đại học dân lập đầu tiên trong chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập năm 1988 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long. G.S Bùi Trọng Liễu là người có công rất lớn trong việc thành lập ngôi trường.
Hội đồng sáng lập bao gồm các giáo sư, nhà khoa học có uy tín do nữ Giáo sư, TSKH Hoàng Xuân Sính làm chủ tịch kiêm Hiệu trưởng (Giám đốc) đầu tiên. Hiện nay bà chủ tịch Hội đồng Quản trị. Hiệu trưởng hiện nay là ông Lê Văn Một.
- Ngày 15 tháng 12 năm 1988, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam ra Quyết định cho phép thành lập Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long như một mô hình giáo dục đại học mới.
- Ngày 21/2/1989, Trường làm lễ khai giảng tại Văn Miếu; tới dự có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng bộ Đại học Trần Hồng Quân và chủ nhiệm Uỷ ban Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng Trần Thị Tâm Đan.
- Ngày 11/8/1994, Trung tâm đại học dân lập Thăng long đổi tên thành Trường Đại học dân lập Thăng Long theo quyết định số 441/Tg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9 tháng 8 năm 1994).
- Ngày 17/1/2005 trường Đại học dân lập Thăng Long chuyển đổi loại hình từ trường dân lập sang trường tư thục với tên mới là Trường Đại học Thăng Long. "...Trường Đại học Thăng Long là cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ...".
- Hoạt động trên nguyên tắc không vì lợi nhuận, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, tôn trọng tính trung thực, tình yêu thương và tinh thần hợp tác.
1.2 Môi trường học tập&Sinh hoạt
1.2.1 Cơ sở vật chất hiện đại vào bậc nhất trong khối các trường đại học
Trường Đại học Thăng Long là một trong những trường có cơ sở vật chất được đầu tư thiết kế, xây dựng hiện đại vào bậc hàng đầu của Việt Nam.
Trường được xây dựng trên diện tích khuôn viên hơn 2,5 ha nằm dọc trục đường vành đai 3 thuộc địa phận Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội, gầnTrung tâm Hội nghị quốc gia và khu hành chính mới của thành phố.
Toàn thể trường là một khu liên hợp hiện đại bao gồm các hạng mục: Nhà học chính, Nhà hành chính hiệu bộ , Nhà hội trường - giảng đường, Nhà thể thao - Thể chất, Nhà ăn, Câu lạc bộ, Khu căn hộ cao cấp cho GS, Vườn cây sinh thái, Quảng trường sinh viên
Các hạng mục công trình được kết nối bằng hệ thống đường giao thông thuận lợi xen lẫn các khoảng sân vườn, tiểu cảnh cây xanh. Toàn bộ các khối nhà trong trường được trang bị hệ thống điều hòa trung tâm với hệ thống điều khiển thông minh vận hành bằng máy tính.
Trường cũng trang bị hệ thống thông tin liên lạc và mạng máy tính theo tiêu chuẩn Châu Âu với gần 500 máy tính, hệ thống Server mạnh, đường truyền cáp quang đảm bảo một cách hoàn hảo cho các chương trình đào tạo từ xa và hội thảo trực tuyến.
Kết luận: Cơ sở của trường hiện nay không những đáp ứng được yêu cầu đào tạo giáo dục của Trường mà còn phù hợp được với những nền giáo dục tiên tiến đòi hỏi tiêu chuẩn cao về cơ cở vật chất. Điều này giúp Trường có cơ hội và khả năng hợp tác quốc tế rộng rãi. Trên thực tế trường đã nhận được sự đánh giá cao của các đối tác trong nước và quốc tế.
1.3 Chất lượng giảng dạy
1.3.1 Chương trình đào tạo
Trường nghiên cứu áp dụng và đưa vào giảng dạy rất nhiều phương pháp gắn liền với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Vì vậy, mọi sinh viên đều được học rất nhiều môn học hỗ trợ kỹ năng mềm như: kỹ năng lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh, đồ họa truyền thông, PR...
Trong quá trình học tập, sinh viên còn có cơ hội đối thoại trực tiếp với giảng viên và các cán bộ trong trường để nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình thông qua các buổi tọa đàm được tổ chức hàng tháng.
Chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên để phù hợp với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và nhu cầu xã hội.
Không những thế, chuyện học tập và tổ chức các kỳ thi được tiến hành rất nghiêm túc, theo đúng tinh thần “ Học thật, thi thật ”.
Chương trình đào tạo được xây dựng thành công theo hướng tín chỉ và liên ngành. Mỗi học phần đều xác định rõ điều kiện tiên quyết, có nhiều học phần tự chọn phù hợp với thực tế đa dạng của sinh viên và nhu cầu đa dạng của xã hội.
Chương trình học mềm dẻo, nhiều môn học có tính cập nhật cao, tỷ lệ học tự lựa chọn cao (20-25% số tín chỉ ).
Các chương trình đào tạo hiện đại nhờ áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới.
1.3.2 Các ngành đào tạo
Nhóm 1.3.2.1 Ngành Toán - Tin học và Công nghệ
Toán - Tin ứng dụng
Khoa học máy tính (Công nghệ thông tin)
Mạng máy tính và viễn thông
Hệ thống thông tin quản lý (Tin quản lý)
Công nghệ tự động
1.3.2.2 Nhóm ngành Kinh tế và Quản lý
Kế toán
Tài chính - Ngân hàng
Quản trị kinh doanh (QT Doanh nghiệp, QT Marketing)
Quản lý bệnh viện
1.3.2.3 Nhóm ngành Ngoại ngữ
Tiếng Anh
Tiếng Pháp
Tiếng Nhật
Tiếng Trung
1.3.2.4 Nhóm ngành Khoa học sức khỏe
Điều dưỡng
Y tế công cộng
1.3.2.5 Nhóm ngành Xã hội học và nhân văn
Công tác xã hội
Việt Nam học
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG PR
Đến 9/2012, sau khi đã hoàn tất thủ tục nhập học cho sinh viên mới, bộ phận PR sẽ tiến hành đánh giá lại kết quả hoạt động vừa qua, từ đó rút kinh nghiệm cho các hoạt động sắp tới.
3.1 Đo lường
Các hoạt động đo lường dư luận công chúng và phản hồi từ giới truyền thông:
- Thu thập, tổng hợp các bài báo/truyền hình đã đưa tin về các chương trình thực thi.
- Dùng công cụ tìm kiếm để tìm kiếm các thông tin đã đăng tải trên các website.
- Tổng hợp số lượng khách xem/thảo luận trên các forum.
- Tiến hành khảo sát lấy ý kiến các học sinh và phụ huynh.
- Tiến hành phỏng vấn luôn một số học sinh/phụ huynh mỗi khi một chương tình kết thúc để có thể đnahs giá sơ bộ về hiệu quả của chương trình.
3.2 Nhận xét
Đánh giá của kế hoạch sau 3 tháng thực hiện
- Nhận thức: Tăng bao nhiêu tỷ lệ % học sinh và phụ huynh có nhận thức về sự tồn tại của trường đại học Thăng Long.
- Thái độ: Tăng bao nhiêu tỷ lệ % học sinh và phụ huynh có thiện cảm với trường đại học Thăng Long bởi chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất và thông điệp “Học thật – Thi thật – chất lượng thật” cho sinh viên.
- Hành động: Kiểm tra, tính toán xem có bao nhiêu hồ sơ đăng ký NV1 và NV2 nộp vào trường.
KẾT LUẬN
Với đề tài “Xây dựng chiến lược PR cho đại học Thăng Long”, điều chúng em mong mỏi nhất đó là bài tiểu luận này sẽ trở nên có ích cho trường.
Nhưng trước khi biết có ích hay không thì điều quan trọng nhất mà bài tiểu luận mang lại cho chúng em đó là chúng em có thêm những hiểu biết về PR, về tầm quan trọng của PR với một tổ chức và nắm rõ cách xây dựng một kế hoạch PR. Điều này có thể sẽ rất có lợi cho công việc của chúng em sau này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: