Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục lục
I. Cơ sở lý luận:……………………………………………………………….. 3
1.1 Các khái niệm 3
1.2.Vai trò của quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa 4
1.3. Các phương pháp và công cụ quản lí nà nước về thương mại 4
a. Các phương pháp quản lý nhà nước về thương mại 4
b. Các công cụ quản lý nhà nước về thương mại 5
II. Nội dung quản lí nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa 7
2.1. Tổng quan về mặt hàng sữa 7
a. Cơ cấu mặt hàng sữa trên thị trường Việt Nam hiện nay 7
b. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng 8
c. Chất lượng sữa: 9
d. Giá các loại sữa trên thị trường hiện nay: 3 năm, sữa tăng giá 16 lần 9
2.2 Nội dung cơ bản của quản lí nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa 10
a. Quản lý, kiểm soát lưu thông mặt hàng sữa trên thị trường. 10
b. Quản lý hệ thống thương nhân và các giao dịch thương mại liên quan tới mặt hàng sữa. 10
c. Quản lý cơ sở hạ tầng và mạng lưới thương mại 11
d. Quản lý chấp hành chế độ quy định và pháp luật liên quan đến mặt hàng sữa 11
e. Các nội dung quản lý khác 11
III. Thực trạng quản lí nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa. 12
3.1. Nhà nước sử dụng công cụ kế hoạch hóa 12
a. Chiến lược phát triển thương mại 12
b) Quy hoạch phát triển: 12
c) Chương trình dự án: 14
3.2.Nhà nước sử dụng các chính sách kinh tế và chính sách thương mại 14
a. Chính sách tỉ giá hối đoái: 14
b. Chính sách giá cả 15
c. Chính sách chất lượng 16
d. Chính sách thuế 18
e. Chính sách chăn nuôi bò sữa 20
3.3. Nhà nước Sử dụng công cụ pháp luật: 20
a. Luật thuế xuất nhập khẩu của mặt hàng sữa. 20
b. Luật cạnh tranh 22
c. Pháp lệnh giá 23
d. Các văn bản pháp luật về thương mại khác 23
3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa 23
IV.Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa và kết luận 24
4.1.Sửa đổi, bổ sung một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ thương nhân hoạt động kinh doanh 24
4.2. Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức và cách kinh doanh thương mại 25
4.3. Tăng cường hiệu lực của nhà nước đối với thị trường và thương mại trong nước 26
4.4. Đổi mới, hoàn thiện các chính sách và cách bảo hộ sản xuất trong nước và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 26
4.5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân phối thích ứng với tổ chức, đặc điểm và quy mô thị trường 27
4.6. Bộ Tài chính cần nhanh chóng soạn thảo dự thảo Luật Giá để Chính phủ sớm trình Quốc hội ban hành 27
Kết luận 27



I. Cơ sở lý luận:
1.1 Các khái niệm
+ Quản lý nhà nước về kinh tế:
Đó là quá trình tác động có ý thức và liên tục, phù hợp với quy luật của các cơ quan quản lý nhà nước trên tầm vĩ mô đến các hoạt động kinh tế,các quá trình kinh tế nhằm tạo ra kết quả theo mục tiêu xác định trong điều kiện môi trường luôn biến động .
Để thực hiện công tác quản lý ,các cơ quan quản lý nhà nước phải hoạch định các chiến lược, các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, tổ chức, và phối hợp theo cấp và ngành trong quản lý, điều hành, kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động về kinh tế đảm bảo phát triển đúng hướng đạt mục tiêu. Để vận hành quá trình quản lý phải có bộ máy tổ chức, phải xây dựng các quy định cho bộ máy vận hành và hệ thống văn bản pháp lý.
+ Quản lý nhà nước về thương mại:
Quản lý nhà nước về thương mại là một bộ phận hợp thành của quản lý nhà nước về kinh tế, đó là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý trên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến hệ thống bị quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trường xác định.
+Quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa
Quản lí nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa đó là sự tác động có hướng đích,có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý trên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến hệ thống bị quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trường xác định như bình ổn giá sữa, đảm bảo chất lượng sữa,...bảo vệ lợi ích người tiêu dùng,định hướng phát triển cho ngành sữa đạt được các chỉ tiêu ngành về lợi nhuận,đóng góp ngân sách,các chương trình xã hội...
Cơ quan quản lý mặt hàng sữa:
-Bộ Công Thương
-Bộ Tài Chính
-Các Bộ có liên quan
1.2.Vai trò của quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa
+ Định hướng phát triển cho ngành sữa phát triển đạt được những mục tiêu trong từng thời kỳ, giai đoạn .Thông qua các chiến lược, quy hoạch, các chương trình mục tiêu các dự án, kế hoạch, chính sách. Nhờ vậy các doanh nghiệp Sữa mới có cơ sở để tính toán lựa chọn các quyết định đầu tư và kinh doanh theo các ngành hàng như các thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sữa,các cơ hội phát triển cho ngành sữa VN, số chủng loại sản phẩm, các đơn vị kinh doanh chiến lược, việc lựa chọn đối tác liên kết liên doanh trong nước và quốc tế. Qua đó tạo cơ sở phát triển cho các DN, cũng như đảm bảo phát triển ngành đi liền với đảm bảo các điều kiện phù hợp với luật pháp và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.
+ Cải thiện môi trường kinh doanh của ngành sữa, tạo sân chơi lành mạnh cho các DN trong khuôn khổ pháp luật, giúp các DN cạnh tranh công bằng, tạo điều kiện cho các DN phát triển, cũng như không ngừng mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế.
+ Hỗ trợ các DN giải quyết các tranh chấp thương mại liên quan tới ngành sữa, các xung đột thương mại trong quá trình thu mua nguyên vật liệu, sản xuất, phân phối sản phẩm trên thị trường.
Ví dụ: Như giải quyết xung đột và quảng cáo Sữa không lành mạnh, bôi đen, nói xấu DN khác, nhằm mục đích có lợi cho DN của mình
+ Giám sát, kiểm tra, phát hiện các mục tiêu thương mại
Việc giám sát kiểm tra sản xuất sữa như hàm lượng chất dinh dưỡng,giá sữa trên thị trường...thường xuyên được các cơ quan chức năng nhà nước giám sát kiểm tra để nắm bắt được thực tế phát triển của ngành này,thấy được nhiều thành tựu phát triển đáng kể,tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại một số vấn đề đáng quan tâm và cần được giải quyết để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững và nâng cao chất lượng đời sống của người dân vd: quản lý giá sữa nhập ngoại...Từ đó có những biện pháp quản lý ,điều chỉnh sao cho phù hợp với thực trạng của ngành.
1.3. Các phương pháp và công cụ quản lí nà nước về thương mại
a. Các phương pháp quản lý nhà nước về thương mại
Các phương pháp quản lý nhà nước về thương mại là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích của Nhà nước đối với thương mại và các vấn đề có liên quan tới thương mại nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định.
- Phương pháp kinh tế
Là tổng thể các biện pháp kinh tế mà nhà nước sử dụng để gián tiếp vào các chủ thể tham gia hoạt động thương mại trên thị trường nhằm đặt được mục tiêu.
Nhà nước sử dụng nhiều cơ chế, chính sách, công cụ và biện pháp kinh tế như: thuế, lãi suất tín dụng, giá cả, tỷ giá, tiền thưởng, trợ cấp… để tác động vào nhà sản xuất, nhà đầu tư và các nhà kinh doanh thương mại.
- Phương Pháp giáo dục tuyên truyền
Đây là cách thức nhà nước tác động vào tư duy, suy nghĩ, nhận thức và tình cảm của đối tượng quản lí là các doanh nhân, những nhà sản xuất và người tiêu dùng với tu cách là các chủ thể tham gia thị trường, thực hiện các giao dịch thương mại và trao đổi mua bán hàng hóa nhằm nâng cao sự hiểu biết, chuyển biến một cách tự giác, tích cực, chủ động và nhiệt tình thực hiện các nhiệ vụ được giao.
Nhà nước thông qua bộ máy tổ chức quản lý , hệ thống truyền thông dưới các hình thức khác nhau và phối hợp với các lực lượng khác để giáo dục, động viên doanh nhân trong và ngoài nước tích cực tham gia đầu tư kinh doanh phát triển kinh tế để làm giàu, tích cực xóa đói, giảm cùng kiệt và cải thiện đời sống người lao động, bảo vệ môi trường… trong khung khổ chính sách và pháp luật hiện hành về kinh tế, thương mại.
- Phương pháp hành chính
Là cách thức nhà nước tác động trực tiếp vào các chủ thể hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ bắng các quy định pháp luật, chính sách và các quy định hành chính khác của trung ương và đại phương, bắt buộc họ phải thực hiện các quy định đó.Nếu các đối tựợng quản lý vi phạm sẽ bị xử lí.
b. Các công cụ quản lý nhà nước về thương mại
1. Công cụ kế hoạch hóa thương mại
Công cụ kế hoạch hóa là quá trình xây dựng, lựa chọn các mục tiêu cho tương lai và các biện pháp tổ chức triển khai, giám sát thực hiện mục tiêu đó nhằm đưa thương mại đạt tới vị trí xứng đáng của nó trong tương lai.
Kế hoạch hóa thương mại bao gồm các bộ phận hợp thành chủ yếu sau:
- Chiến lược phát triển thương mại: là một bản luận cứ có cơ sở khoa học xác định đường hướng cơ bản phát triển thương mại trong khoảng thời gian 10 năm hay dài hơn, nó là căn cứ để hoạch định các quy hoạch và các kế hoạch thương mại ở tầm quốc gia hay cho một địa phương.
- Quy hoạch phát triển thương mại: Là một bản luận chứng khoa học về các phương án phát triển thương mại của quốc gia theo lãnh thổ các vùng, các tỉnh, thành phố, các quận, huyện nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra, là sự cụ thể hóa chiến lước với những dự tính cần thiết cho sự phát triển của lãnh thổ vùng hay địa phương đó.
- Kế hoạch 5 năm và hàng năm phát triển thương mại: Là sự cụ thể hóa các nội dung của chiến lược và quy hoạch trong quá trình kế hoạch hóa, nhằm từng bước đưa các chương trình mục tiêu chiến lược vào thực hiện.
Chương trình, dự án: Chương trình là một bộ phận của kế hoạch hay là một cách vận hành của kế hoạch để đưa nhiệm vụ kế hoạch vào thực tề cuộc sống. Còn dự án là tổng thể các hoạt động, các nguồn lực, các chi phí được bố trí chặt chẽ theo thời gian và không gian nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển thương mại cụ thể. Như vậy dự án và chương trình có quan hệ chặt chẽ với nhau trong công tác kế hoạch hóa thương mại, dự án là cách thực hiện chương trình và mỗi chương trình có một vài dự án trở nên.
2. Chính sách kinh tế và thương mại
 Các chính sách kinh tế:
- Chính sách tài khóa: chủ yếu bao gồm chính sách chi tiêu của chính phủ và chính sách thuế.
- Chính sách tiền tệ
- Chính sách tỉ giá hối đoái: là một công cụ để đo lường giá trị tương đối giữa các ngoại tệ và từ đó tác động như một công cụ trong cạnh tranh thương mại giữa các nước.
- Phối kết hợp hệ thống xúc tiến thương mại với hệ thống khuyến nông, để cung cấp thông tin và dự báo thị trường trong và ngoài nước đối với các mặt hàng sữa, các thông tin về thị yếu, chính sách thuế, phi thuế, các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng sữa của khách hàng để định hướng sản xuất cho phù hợp và có sức cạnh tranh cao, tim kiếm thị trường, chắp nối bạn hàng, giới thiệu đối tác, quãng cáo triển lãm giúp cho doanh nghiệp, các hợp tác xã và hộ nông dân .
- Xây dựng và kết nối mạng thông tin giữa bộ thương mại với các bộ ngành liên quan và các địa phương, trước mắt là giữa bộ với các thành phố lớn, các tỉnh thay mặt và điển hình cho các vùng và tiểu vùng kinh tế, các tỉnh trọng điểm về kinh tế, nông thôn, các tỉnh có biên giới – cửa khẩu lớn .
- Tiếp tục phát triển các hiệp hội thương nhân để phối hợp thông tin thị trường và giá cả, tạo lập các cơ hội tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa và của doanh nghiệp trên thị trường.
- Thực hiện một cách có hệ thống các chương trình giới thiệu tuyên truyền và hướng dẩn tiêu dùng gắn với công tác kiểm tra và kiểm soát quản lý chất lượng hàng hóa theo hướng tăng cường quản lý bằng các tiêu chuẩn và các quy chế cụ thể thay cho các biện pháp hành chính. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức thử nghiệm thí điểm sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh quảng bá các nông sản mới, sạch, chất lượng cao.
*Chính sách đào tạo và phát triển nguồn lực thương mại
- Có chiến lược, chương trình và chính sách bồi dưỡng, đào tạo lại, đào tạo bổ sung nhằm nâng cao trình độ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thương mại, dặc biệu quan tâm đến đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương.
- Sớm ban hành quy định tiêu chuẩn cán bộ quản lý chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước về thương mại, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch và kế hoạch bồ dưỡng và đào tạo phù hợp. đồng thời quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật, chuyên môn, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, tin học,. cho giới kinh doanh thương mại thuộc các thành phần kinh tế khác chước hết là đội ngủ nhân lực của các công ty vừa và nhỏ của hợp tác xã.
* Chính sách ưu đãi khuyến khích thương nhân kinh doanh ở địa phận miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc
4.2. Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức và cách kinh doanh thương mại
- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và lưu thông hàng hóa nông sản thuộc các thành phần kinh tế. Ký kết và thực hiện các hợp đồng tiêu thụ, hợp đồng hai chiều với hợp tác xã hay với hộ chăn nuôi, gắn kết cho được sản xuất, chế biến với tiêu thụ trong nước và xuất khẩu mở rộng và tạo điều kiện để hộ nông dân, kinh tế trang trại tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản theo hợp đồng .
4.3. Tăng cường hiệu lực của nhà nước đối với thị trường và thương mại trong nước
Sửa đổi bổ sung và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lưu thông hành hóa liên quan đến hoạt động của thương nhân nhằm tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế thương mại. Đồng thời với việc sửa đổi Luật doanh nghiệp nhà nước, luật thương mại, luật phá sản, các nghị định, thông tư hướng dần và quy định chi tiết kèm theo yêu cầu tiếp tục rà soát nghiên cứu để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản dưới luật phù hợp. Quá trình thực thi luật cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi hạn chế cạnh tranh trên thị trường sữa chưa thực sự hiệu quả. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa hải quan, cơ quan thuế và cơ quan quản lý thị trường trong việc thanh tra, kiểm tra và kiểm soát giá sữa. Do đó, trong hội nhập kinh tế quốc tế cần thiết phải tái cấu trúc lại sản xuất, giải thể, mua bán hay sát nhập doanh nghiệp kém hiệu quả nhằm tạo ra các doanh nghiệp lớn hơn, có tiềm lực hơn. Nhà nước đặc biệt là Bộ công thương cần có chiến lược phát triển bền vững đối với ngành sữa
4.4. Đổi mới, hoàn thiện các chính sách và cách bảo hộ sản xuất trong nước và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Thực trạng, chính sách và cách bảo hộ sản xuất và bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta còn thiếu chủ đích, phân tán, tản mạn và hiệu quả thấp. Do đó cần đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý doanh nghiệp: cách bảo hộ tích cực nhất là bảo hộ trong cạnh tranh và bảo hộ trong xu thế tự do hóa; đò hỏi phải tổ chức lại doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước theo hướng mở rộng cạnh tranh. Để tạo ra một cơ chế mới cạnh tranh bình đẳng thực sự cần nhanh chóng xóa bỏ mô hình tổ chức doanh nghiệp theo cơ chế Bộ chủ quản, Sở chủ quản hay theo địa giới quản lý hành chính hiện nay. Đồng thời các doanh nghiệp phải đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý nhằm giảm chi phí bộ máy doanh nghiệp để hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Đổi mới cách hỗ trợ : theo hướng giảm dần các hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp như giảm thuế, miễn thuế, ưu đãi tín dụng, trợ giá..Thay vào đó hỗ trợ ngoài doanh nghiệp như giao thông, điện …
Xây dựng thể chế và nâng cao năng lực tổ chức điều hành thị trường theo hướng nâng cao năng lực dự báo, thông tin và tình hình thị trường, đổi mới và hoàn thiện công tác kế hoạch hóa. Đồng thời cần phân định rõ vai trò, vị trí,quyền hạn…của các bộ ngành trong điều tiết cung cầu và ổn định thị trường. Gắn chặt hơn nữa và có cơ chế phù hợp cụ thể giữa sản xuất trong nước và tổ chức thị trường và lưu thông hàng hóa trong nước với điều hành xuất nhập khẩu.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chốn buôn lậu và gian lận thương mại để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời tăng cường vai trò của các cơ quan, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4.5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân phối thích ứng với tổ chức, đặc điểm và quy mô thị trường
Hệ thống phân phối tuy đã hình thành nhiều tầng, cấp độ , đa quy mô…Việc hình thành các hiệp hội các nhà sản xuất và phân phối ngành hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để liên kết các doanh nghiệp trong nước với nhau cần thiết phải thành lập các hiệp hội ngành hàng, Nhà nước cần hoàn thiện quy định về việc thành lập các hiệp hội ngành hàng để tạo cơ sở pháp lý cho việc ra đời và hoạt động của các hiệp hội. Do đây là việc làm hết sức mới nên cần có sự hỗ trợ của nhà nước của các tổ chức phi chính phủ để thành lập và hoạt động có hiệu quả.
4.6. Bộ Tài chính cần nhanh chóng soạn thảo dự thảo Luật Giá để Chính phủ sớm trình Quốc hội ban hành
Văn bản pháp luật cao nhất, toàn diện nhất về quản lý giá của Việt Nam hiện nay là Pháp lệnh Giá. Trong pháp lệnh có những nội dung về quản lý giá chưa quy định, quy định chưa rõ, hay có những nội dung không còn phù hợp với các cam kết quốc tế, hiệu lực của một số biện pháp quản lý chưa cao, thậm chí có những “xung đột” với các quy phạm pháp luật khác.

Vì vậy, việc hoàn thiện môi trường pháp lý và nâng tầm Pháp lệnh Giá lên thành luật quản lý giá như các nước trên thế giới đã làm là rất cấp thiết để đảm bảo tính đồng bộ, tránh chồng chéo về quản lý giá với các bộ luật mới ban hành có liên quan đến quản lý giá.
Kết luận
Xuất phát từ quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặt ra yêu cầu đổi mới và hoàn thiện các biện pháp quản lý nhà nước về thương mại nó chung và về mặt hàng sữa nói riêng. Việc đổi mới và hoàn thiện các biện pháp quản lý cần xuất phát từ những vấn đề tư duy lý luận, đổi mới quản lý nhà nước …Đây là những vấn đề lớn và phức tạp trong thực tế kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và làm sáng rõ.Và Sữa là mặt hàng quan trọng bậc nhất trong số các loại thực phẩm vì nó góp phần quan trọng vào việc phát triển thế hệ trẻ của một đất nước. Do đó, để đảm bảo người tiêu dùng không bị móc túi, sức khỏe trẻ em được đảm bảo, công việc kiểm tra chất lượng, quản lý thị trường trở thành yếu tố quan trọng sống còn của nhà nước.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top