piggy_9x_piggy

New Member
1. Nhóm ăn nhanh

a. Cơm hộp: Hầu hết thức ăn đều rán, nướng, xào... theo "3 cao 3 thấp", tức là: cao nhiệt lượng, cao mỡ, cao protein; 3 thấp là: thấp vitamin sợi, thấp C, thấp chất khoáng.

Bữa ăn trưa theo kiểu này nhiều năng lượng và nhiều mỡ vào cơ thể, dễ dẫn đến béo phì và thiếu sinh tố.

Xử lý: Hãy cố gắng chọn loại thấp nhiệt lượng như tăng cường rau xanh, thay nước ngọt bằng trà xanh, hay bằng một ít quả cây nhiều vitamin như cà chua, dưa chuột ăn sau bữa ăn bổ sung cellulose và vitamin C cho cơ thể.

Kiểu ăn này không nên trở thành một kiểu ăn cố định

b. Ăn kiểu Trung Quốc: Hầu hết là hấp, ninh, xào... tạo ra một bữa ăn, dầu mỡ và năng lượng có ít hơn. Cơm nhiều, thức ăn ít, đặc biệt là tỷ lệ rau xanh ít hơn.

Xử lý: Cần làm theo "3 chọn", chọn nơi ăn vệ sinh, chọn cách nấu ăn phù hợp cân bằng, chọn rau xanh nhiều hơn thịt. Nếu không chú ý chọn thực phẩm và phối chế thức ăn cũng dễ dẫn đến cơ thể mất cân bằng.

2. Nhóm ăn mì thay bữa trưa:

Thực ra cơ thể cần đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất. Ăn mì, rau xanh quá ít, protein cũng quá ít, nếu ăn kiểu này lâu dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và sức miễn dịch kém đi.

Xử lý: Hãy ăn thêm rau xanh và trái cây giàu vitamin, hay bữa tối phải bổ sung thêm dinh dưỡng. Không nên ăn mì ăn liền kéo dài vì loại này hầu hết đã hấp, sấy, vitamin phần lớn bị phá hủy. Có điều kiện nên ăn thêm sữa chua, sữa bò bổ sung protein và khoáng chất.

3. Nhóm ăn tập thể:

Hầu hết là ở công xưởng nhà máy; trong các doanh nghiệp có nhà ăn tập thể, ăn theo ca kíp, giờ giấc quy định, để đảm bảo lượng giờ sản xuất. Chất lượng ăn kiểu này không ngon, không đủ chất, thức ăn đơn điệu, ít thay đổi món, nhiều khi mang tính phục vụ đại trà, ít trách nhiệm.

Xử lý: Có thể hợp nhóm với nhau, thay đổi món làm cho hình thức bữa ăn đa dạng hơn. Bữa tối ăn nhạt đi, đồng thời ăn bổ sung chất cho cơ thể.

4. Nhóm cơm đặt:

Tức là nhóm những người ăn cơm theo định mức đặt, gọi điện thoại mang tới tận nơi.

Cơm phục vụ kiểu này hầu như không theo ý, có gì ăn nấy, mặn nhạt thất thường, mỡ nhiều, thức ăn ít tươi, thậm chí có khi dùng phải "đồ cũ" hay thực phẩm ôi thiu.

5. Nhóm tự túc:

Tự đem theo cơm thức ăn đến nơi làm việc, tiết kiệm nhưng không tiện lợi. Do phải chờ đến giờ ăn trưa mới ăn nên cơm và thức ăn nguội lạnh, biến chất có thể gây ngộ độc.

Năm yếu tố giúp cho ăn trưa khỏe mạnh:

- Không ăn trưa quá no, để tránh ảnh hưởng công việc buổi chiều.

- Tốc độ ăn phù hợp, thời gian không nên ngắn dưới 20 phút.

- Ăn xong không nên ngồi quá lâu nên đi lại giúp cho tiêu hoá.

- Không nên tiếc những thức ăn mỡ quá cao, năng lượng nhiều.
 
Không nên bỏ bữa trưa

“Dù thế nào đi chăng nữa, bạn cũng không nên bỏ bữa trưa, và hãy làm sao cho bữa trưa của mình thất nhiều màu sắc để kích thích vị giác”, đó là lời khuyên chân thành của chuyên gia dinh dưỡng Trần Lan Hương. Trái cây cũng là thực phẩm cần được ăn vào buổi trưa vì nó không gây ra sự thừa năng lượng và đường như khi ăn vào buổi tối. Một số người kỹ tính cho rằng, không nên ăn trái cây sau 5 giờ chiều, bởi nó tạo ra nhiều axít trong dạ dày vào thời điểm dạ dày sắp được nghỉ ngơi, vì thế, thời gian thích hợp để ăn chúng chính là bữa trưa.

Nước uống trong bữa trưa nên là các loại nước khoáng, nước trái cây ép, tránh các thức uống có cồn, thức uống quá nhiều đường trong bữa trưa, vì có thể làm tăng đường huyết nhanh hơn, cơ thể được đáp ứng đủ chất đường nhanh hơn và thường gây buồn ngủ trong giờ làm việc buổi chiều. Và một lời khuyên cuối cùng: nếu bạn thấy việc ăn uống là một dịp tốt để hưởng thụ, thì đừng lười biếng giữ chân mình lại văn phòng máy lạnh, bởi đã có cách để biến một tiếng rưỡi trưa của bạn thành một khoảng thời gian vui vẻ.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top