tocngan1986

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất
kinh doanh
1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu
Bất cứ doanh nghiệp nào,muốn sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố cơ bản là: Tư liệu lao động, Đối tượng lao động, Sức lao động.
Theo C.Mác tất cả mọi vật thiên nhiên ở xung quanh ta mà lao động có ích có thể tác động vào đối tượng lao động, như vậy nếu đối tượng lao động được con người tác động vào thì đối tượng đó trở thành nguyên vật liệu. Đồng thời C.Mác cũng chỉ ra rằng bất cứ một loại nguyên vật liệu nào cũng là đối tượng lao động, nhưng không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu. Ví dụ như cây trên rừng không phải là nguyên vật liệu nhưng cây đã qua chế biến thành gỗ thì lại là nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh xây dựng có ảnh hưởng tới hạch toán nguyên vật liệu tại các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng
Doanh nghiệp nào cũng có đặc thù riêng và có ảnh hưởng đến công tác kế toán trong doanh nghiệp đó. Xây dựng có đặc trưng riêng biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác, bởi sản phẩm của xây dựng là các công trình, hạng mục công trình có kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài, giá trị công trình lớn. Vây khi tiến hành xây dựng nhất thiết phải có dự toán chi phí và dự toán chi phí đó làm cơ sở cho các khoản mục chi phí. Hơn nữa sản phẩm của ngành xây dựng thường cố định tại nơi sản xuất, trong khi đó các yếu tố để tiến hành sản xuất thì vận động từ nơi này sang nơi khác. Trong quá trình di chuyển các yếu tố đó thường gây ra hao hụt mất mát do điều kiện khách quan và chủ quan của doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò của nguyên vật liệu:
Xuất phát từ đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu còn được theo dõi và quản lý chặt chẽ về các mặt hiện vật và giá trị ở tất cả các khâu mua sắm, dự trữ, bảo quản và sử dụng.
Ở khâu mua hàng cần quản lý thực hiên kế hoạch mua hàng về số lượng, khối lượng, quy cách, phẩm chất chủng loại giá mua, chi phí mua như đảm bảo đúng tiến độ thời gian đáp ứng tổ chức tốt kho hàng, bến bãi trang bị đầy đủ các phương tiện đo lường cần thiết, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu tài sản.
Ở khâu sử dụng đòi hỏi phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và công cụ, công cụ góp phần quan trọng để hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập và tích luỹ cho đơn vị.

1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh.
1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu
 Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp thì nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
 Nguyên liệu, vật liệu chính: Là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể sản phẩm. Các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng nguyên vật liệu chính không giống nhau: ở doanh nghiệp cơ khí nguyên vật liệu là: sắt, thép,…; doanh nghiệp sản xuất đường nguyên vật liệu chính là cây mía còn doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nguyên vật liệu chính la đường, nha, bột,… Có thể sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên vật liệu cho doanh nghiệp khác… Đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích gia công chế biến được coi là nguyên vật liệu chính, ví dụ: doanh nghiệp dệt mua sợi về để dệt vải.
 Vật liệu phụ: Là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với vật liệu chính làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hay đảm bảo cho qua trình sản xuất được thực hiện bình thường, ví dụ như: thuốc nhuộm, thuốc tẩy, dầu nhờn, cúc áo, chỉ may, xà phòng, …
 Nhiên liệu: Là một loại vật liệu phụ nhưng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm có thể diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn, và thể khí. Ví dụ: xăng, dầu, than, củi, gas,…
 Phụ tùng thay thế: Là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,…
 Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản.
 Vật liệu khác: Là những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại trên, thường là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, hay phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định.
Ngoài ra tuỳ từng trường hợp vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của doanh nghiệp trong từng loại nguyên vật liệu trên chia thành từng nhóm, từng thứ. Cách phân loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu là cơ sở để tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
 Căn cứ vào nguồn hình thành: Nguyên vật liệu được chia thành hai nguồn
 Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận góp vốn liên doanh, nhận biếu tặng,…
 Nguyên vật liệu tự chế: Do doanh nghiệp tự sản xuất. Cách phân loại này là căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu, là cơ sở xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho.
 Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu có thể chia nguyên vật liệu thành:
 Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm:
Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm.
Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp .
 Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác:
• Nhượng bán ;
• Đem góp vốn liên doanh;
• Đem quyên, tặng.
1.2.2 Nguyên tắc đánh giá và phương pháp tính giá nguyên vật liệu
1.2.2.1 Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu
Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định theo những nguyên tắc nhất định.
 Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu: áp dụng điều 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho được ban hành theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính: " Hàng tồn
kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được". Trong đó:
 Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
 Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán NVL ở các doanh nghiệp, NVL được tính theo giá thực tế.
1.2.2.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu
Nợ TK 621, 627, 642
Có TK 111, 112 141, 331
Nhưng nếu như vậy thì khó quản lý được chất lượng của nguyên vật liệu do vậy theo em công ty lên làm thủ tục nhập kho sau đó làm tiếp thủ tục xuất kho nhằm quản lý tốt số lượng cũng như chất lượng của nguyên vật liệu, và căn cứ vào chứng từ nhập kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK 111, 141, 331
Căn cứ vào chứng từ xuất kế toán ghi
Nợ TK 627, 621, 642
Có TK 152
• Thứ tư: Khi doanh nghiệp bán nguyên vật liệu (thừa, không sử dụng đến) ra ngoài không xuất hoá đơn GTGT mà chỉ dựa vào phiếu xuất kho điều này có thể dẫn đến tiêu cực. Vì vậy khi bán nguyên vật liệu ra ngoài công ty nên xuất hoá đơn GTGT.
• Thứ năm: Một số loại nguyên vật liệu Công ty mua về xuất dùng ngay như: Cát, sỏi, đá..như vậy lấy đơn giá xuất kho bình quân chung thì gây khó khăn cho việc hạch toán, khối lượng tính toán nhiều không xác thực. Do vậy Công ty nên dùng đơn giá theo phương pháp thực tế đích danh, nhập với giá nào thì xuất kho giá đó.


LỜI MỞ ĐẦU

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất độc lập có chức năng tái sản xuất TSCĐ cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần tăng sức mạnh kinh tế, đẩy mạnh tiềm lực quốc phòng, là tiềm lực vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Hạch toán kế toán trong ngành xây dựng cơ bản với tư cách là một bộ phận của công cụ quản lý, nhằm phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính. Trong sản xuất kinh doanh với mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận mà con đường chủ yếu để tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản là phải tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công, hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng. Trong các yếu tố cấu thành lên giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí. Do vậy, hạch toán kế toán nguyên vật liệu là một tất yếu khách quan của quản lý giúp doanh nghiệp biết sử dụng triệt để tiết kiệm nguyên vật liệu cung cấp một cách kịp thời đầy đủ cho nhu cầu sản xuất, đồng thời kiểm tra giám sát chặt chẽ các định mức dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu ngăn chặn kịp thời việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tiến tới hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp xây dựng Công ty Cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu và xây dựng Hà Nội hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp dân dụng, nhà máy và các công trình. Qua thời gian thực tập tại công ty và tìm hiểu tình hình thực tế, tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty em nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất cũng như việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu như thế nào để đạt được kết quả cao nhất vì mục tiêu chất lượng của công trình và sự tồn tại và phát triển của công ty.
Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn em đã lựa chọn đề tài “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sản xuất, Xuất nhập khẩu và Xây dựng Hà Nội” để đi sâu nghiên cứu về phần hành kế toán nguyên vật liệu cả về lý luận và thực tế.
Kết cấu của chuyên đề chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu và xây dựng Hà Nội
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu và xây dựng Hà Nội
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ của Cô giáo ThS Đinh Thị Hải Hậu và các anh chị trong phòng Tài Chính Kế Toán đã giúp em hoàn thành chuyên đề này

KẾT LUẬN

Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần sản xuất, Xuât nhập khẩu và xây dựng Hà Nội. Tổ chức tốt công tác kế toán nguyên vật liệu là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý, nếu quản lý tốt vật liệu sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm dịch vụ, từ đó tăng doanh thu, và uy tín của công ty trên thị trường ngày càng được khẳng định. Vì vậy, Công ty đã không ngừng cải cách nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu để đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.
Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường và sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Sản xuất, Xuất nhập khẩu và Xây dựng Hà Nội em nhận thấy rằng quá trình học tập đi đôi với nghiên cứu lý luận và áp dụng lý luận vào thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên, đặc biệt với sinh viên chuyên ngành Kế toán. Đó chính là thời gian để mỗi sinh viên vận dụng kiến thức của mình vào thực tế, mặt khác thời gian thực tập cũng giúp cho sinh viên có được một cái nhìn cụ thể về công việc của mình sau này.
Trong thời gian thực tập, em đã vận dụng những kiến thức được học ở nhà trường vào tìm hiểu các hoạt động kinh doanh thực tế tại Công ty Cổ phần Sản xuất, Xuât nhập khẩu và Xây dựng Hà Nội. Đồng thời, em cũng học hỏi được nhiều điều bổ ích từ việc vận dụng linh hoạt chế độ kế toán vào đơn vị. Hy vọng rằng, những ý kiến của em sẽ đóng góp phần nào vào sự phát triển vững mạnh của công ty.
Mặc dù đã cố gắng tim hiểu, nghiên cứu, song với kiến thức còn hạn chế, bài báo cáo chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các và anh chị trong công ty.
Em xin chân thành Thank tới cô giáo ThS. Đinh Thị Hải Hậu khoa Tài Chính - Kế toán Trường Cao Đẳng Du Lịch, các anh chị phòng Tài Chính Kế Toán và các phòng ban trong Công ty Cổ phần Sản xuất, Xuât nhập khẩu và Xây dựng Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong qua trình nghiên cứu và thực tập để em hoàn thành bài Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành này !

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU 1
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh 1
1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu 1
1.1.2 Đặc điểm kinh doanh xây dựng có ảnh hưởng tới hạch toán nguyên vật liệu tai các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng 1
1.1.3. Vai trò của nguyên vật liệu 2
1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 2
1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu 2
1.2.2. Nguyên tắc đánh giá và phương pháp tính giá nguyên vật liệu 4
1.2.2.1 Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu 4
1.2.2.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu 5
1.3 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu và chứng từ kế toán sử dụng 10
1.3.1. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu 10
1.3.2. Chứng từ kế toán sử dụng 10
1.4. Thủ tục quản lý nhập xuất kho nguyên vật liệu 11
1.4.1 Thủ tục nhập nguyên vật liệu 11
1.4.2. Thủ tục xuất nguyên vật liệu 12
1.5 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu 12
1.6 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 17
1.6.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên ( KKTX ) 17
1.6.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê
định kỳ 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT, XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI 33
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sản xuất, Xuất nhập khẩu và Xây dựng Hà Nội 33
2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 35
2.2.1. Lĩnh vực hoạt động của Công ty 35
2.2.2. Đặc điểm qui trình sản xuất thi công công trình của Công ty 36
2.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 37
2.2.4 Hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán
ở Công ty 40
2.2.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 40
2.2.4.2. Hình thức kế toán – hệ thống sổ kế toán 42
2.2.4.3. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng 44
2.3. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty cổ phần sản xuất, XNK và xây dựng Hà Nội 46
2.3.1 Đặc điểm nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Sản xuất, Xuất nhập khẩu và Xây dựng Hà Nội 46
2.3.2. Phân loại nguyên vật liệu trong công ty 47
2.3.3. Thủ tục nhập - xuất và kế toán chi tiết nguyên vật liệu 48
2.3.3.1. Thủ tục nhập, xuất nguyên vật liệu. 48
2.3.3.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần sản xuất, XNK và xây dựng Hà Nội 59
2.3.3.4 Đánh giá nguyên vật liệu công ty. 67
2.3.4. Kế toán tổng hợp nhập xuất kho nguyên vật liệu tại công ty. 68
2.3.4.1 Tài khoản kế toán sử dụng 68
2.3.4.2. Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu. 69
2.2.5.3 Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu 74
2.2.6. Tình hình kiểm kê nguyên vật liệu tại công ty 80
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT, XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI 83
3.1 Những ưu điểm và nhược điểm trong công tác kế toán nguyên
vật liệu ở công ty cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu và
xây dựng Hà Nội 84
3.1.1. Những thành tựu đạt được 84
3.1.2. Những tồn tại trong kế toán nguyên vật liệu tại công ty 86
3.2 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
nguyên vật liệu tại công ty cổ phần sản xuất, xuất nhập khẩu
và xây dựng Hà Nội 87

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top