babyvip_kute9x
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hoạt động của thị trường lao động tại Việt Nam nhìn từ góc độ cung cầu, quy luật về tiền lương tối thiểu làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và sự không hiệu quả
A THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG :
1 Khái niệm :
Theo Adam Smith thị trường là không gian trao đổi trong đó người mua và người bán gặp nhau thỏa thuận trao đổi hàng hóa và dịch vụ nào đó.
Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó.
Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường : như quy luật giá trị, giá cả, cạnh tranh, độc quyền….Các quy luật này tác động và chi phối mối quan hệ cung và cầu của thị trường lao động. Vậy cung cầu là gì ?
Hình 1
Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Cầu lao động được coi là cầu dẫn xuất hay là cầu gián tiếp. Bởi lẽ, xuất phát từ nhu cầu về sản phẩm mới có nhu cầu về lao động để sản xuất ra sản phẩm đó. Cầu về lao động khác với lượng cầu về lao động. Cầu về lao động mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hóa sức lao động ở mỗi mức giá hay ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Ở mỗi mức giá có một lượng cầu xác định.
Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ với giá cả sức lao động ( tiền lương ), khi giá cả tăng ( hay giảm ) sẽ làm cho cầu về lao động giảm và ngược lại ( tức là cầu về sức lao động tỷ lệ nghịch với giá cả sức lao động). Bởi vậy, nếu vẽ trên đồ thị ( hình 1) đường cầu là đường AB. Tại mỗi điểm trên đường cầu này sẽ ứng với mỗi lượng tiền lương nhất định và số lượng sức lao động nhất định. Ví dụ tại A có mức giá là J1; số lượng sức lao động tương ứng là Q1; Tại điểm B với mức giá là J2; số lượng sức lao động tương ứng là Q2 và J1> J2 nên Q2> Q1.
Cung lao động : là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Cũng giống như cầu và lượng cầu. Cung lao động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thỏa thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả sức lao động, khi tiền lương tăng, lượng cung lao động sẽ tăng. Trên đồ thị hình 1 biễu diễn đường cung là CD. Tại điểm C với mức giá J3 lượng cung sức lao động là Q3. Tại điểm D với mức giá J4 lượng cung sức lao động là Q4 và do giá J4> J3 nên Q4> Q3.
Điểm cân bằng : E là điểm gặp nhau của đường cung và đường cầu. Tại đó lượng cầu bằng lượng cung ( tức Q0 ) mức giá J0 gọi là mức giá cân bằng.
2. Các nhân tố tác động tới cung lao động :
Cung trên thị trường lao động phụ thuộc vào tổng số lao động có thể cung cấp. Tổng số lao động này phụ thuộc vào quy mô dân số tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động, độ dài của thời gian làm việc và chất lượng của lực lượng lao động. Sau đây chúng ta xem xét mộ t số trong các nhân tố trên.
2.1 Sự phát triển dân số và cung lao động :
Dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực. Quy mô nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô dân số và quy mô dân số tại thời kỳ nào đó lại phụ thuộc vào sự tăng tự nhiên (số sinh trừ đi số chết) và tăng, giảm cơ học. Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số nhanh sẽ báo hiệu quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh của nguồn nhân lực trong tương lai.
Cung sức lao động là bộ phận sức lao động được đưa ra trên thị trường nó phụ thuộc không chỉ vào quy mô và tốc độ tăng của nguồn nhân lực, nó còn phụ thuộc vào số người (tỷ lệ) tham gia của lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động được tính bằng cách so sánh lực lượng lao động thực tế với lực lượng lao động tiềm năng.
Lực lượng lao động thực tế là bộ phận dân cư trong tuổi lao động, có khả năng lao động hiện đang làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân và những người chưa có việc làm nhưng đang đi tìm việc làm.
Lực lượng lao động tiềm năng là khả năng lao động của xã hội tức là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ( nguồn nhân lực có sẳn trong dân số hay là dân số hoạt động ) ( Labor foree participation rate LFPR).
Lực lượng lao động thực tế
LFPR = ---------------------------------- x 100
Lực lượng lao động tiềm năng
Tỷ lệ tham gia có thể được xác định tương tự cho các nhóm trong dân số khác nhau : nam, nữ, nữ có gia đình…..
Rõ ràng tỷ lệ này cao ( tiến dần đến 100%) khi lực lượng lao động trên thị trường tăng lên và khai thác được triệt để tiềm năng về nguồn lực con người cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
2.2 Cung thời gian lao động :
Quỹ thời gian của con người là có hạn, mỗi người phải lựa chọn để sử dụng quỹ thời gian đó một cách hợp lý nhất. Do nhiều nguyên nhân, mỗi người có cách lựa chọn khác nhau song thực tế có mấy loại :
- Tăng thời gian làm việc, giảm thời gian nghỉ ngơi. Đây là những người ham công việc hay có nhu cầu thu nhập cải thiện mức sống.
- Tăng thời gian nghỉ ngơi, giảm thời gian làm việc : đó là đối với người có thu nhập cao hay do tuổi cao.
- Lựa chọn thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý vừa đảm bảo thu nhập, vừa thỏa mãn được nhu cầu vui chơi, giải trí.
Thứ hai, nhân tố khách quan đó là giới hạn thu nhập trên thị trường lao động.
Ta xét nhân tố chủ quan : sở thích của cá nhân. Một điều hết sức rõ là xem xét mối quan hệ giữa thu nhập, thời gian làm việc và giải trí ta thấy : thu nhập tỷ lệ thuận với thời gian làm việc và tỷ lệ nghịch với thời gian giải trí. Để mô tả mối quan hệ giữa thu nhập và thời gian giải trí, người ta dùng khái niệm đường bàng quan. Đường bàng quan thể hiện những kết hợp khác nhau của thu nhập thực tế và thời gian giải trí mà nó đưa lại cho cá nhân người lao động ( đường S trên đồ thị hình 2 ) . Với một điểm bất kỳ trên đường bàng quan thể hiện một cách kết hợp giữa thu nhập và giải trí tức là đạt được độ thỏa dụng nhất định. Tất cả mọi điểm trên đường bàng quan đều có độ thỏa dụng như nhau.
Hình 2
Ta xét nhân tố khách quan : sự ràng buộc về khả năng thu nhập trên thị trường lao động. Bản thân mỗi người chịu sự giới hạn bởi lượng tiền mà anh ta có và tiền lương trên thị trường là cho trước và không thay đổi. Để mô tả khả năng này người ta dùng đường ngân sách. Đường ngân sách thể hiện khả năng thu nhập của người lao động trong mối quan hệ với thời gian làm việc và nghỉ ngơi ( chúng ta giả định rằng người lao động chỉ có thất nghiệp duy nhất từ thị trường lao động. Trên đồ thị hình 2, đường N là đường ngân sách.
Sự kết hợp tối ưu giữa ưa thích cá nhân ( chủ quan ) được biểu hiện trên đường bàng quan với các thông tin trên thị trường mang tính khách quan được biểu hiện trên đường ngân sách là độ thỏa dụng tối ưu. Và vị trí tối ưu đó là điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách và đường bàng quan ( điểm I)
Ảnh hưởng của hai nhân tố là thu nhập và thay thế tới sự lựa chọn của người lao động.
- Do ảnh hưởng của thu nhập : do tăng mức lương dẫn đến tăng thu nhập, người lao động có thể dùng số thu nhập tăng thêm đó để mua hàng hóa nào đó để thỏa mãn nhu cầu, ở đây là giải trí ( cũng là một loại hàng hóa ) do đó dẫn đến giảm thời gian làm việc .
- Do ảnh hưởng của thay thế : Khi mức lương tăng dẫn đến thời gian muốn làm việc tăng. Khi mức lương tăng, giá tương đối của thời gian giải trí là được thay thế, tức là làm tăng chi phí cơ hội của thời gian giải trí. Điều đó có nghĩa là khi mức lương tăng, thời gian giải trí đắt hơn, vì vậy sẽ tăng thời gian làm việc.
3. Cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động :
Như trên đã trình bày, cầu lao động là cầu dẫn xuất, có nghĩa là lượng cầu về một loại lao động nào đó sẽ dựa trên 2 cơ sở :
- Năng suất lao động để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ.
- Giá trị thị trường của các loại hàng hóa, dịch vụ đó.
Như vậy, việc xác định cầu lao động dựa trên hiệu suất biên của lao động và giá trị ( giá cả ) của hàng hóa, dịch vụ.
3.1 Cầu lao động ngắn hạn :
Sự phát triển sản xuất có thể mô tả dưới dạng hàm sản xuất. Hàm sản xuất là mối quan hệ tương quan giữa khối lượng các đầu vào và đầu ra của sản xuất.
Các giả định :
- Quá trình sản xuất chỉ bao gồm 2 yếu tố đầu vào : vốn (K) và lao động (L).
- Chỉ có một loại lao động.
- Trong thời gian ngắn thì có ít nhất một đầu vào được cố định ( ở đây là k : máy móc thiết bị và công cụ khác ) còn trong thời gian dài thì các yếu tố đều thay đổi.
TP SR = f(L,K)
Trong đó : TP SR = tổng sản phẩm của hãng trong ngắn hạn.
Từ hàm sản xuất trong ngắn hạn ta thấy có thể thay đổi mức độ sử dụng yếu tố sản xuất của nó bằng cách chuyển từ kỹ thuật sản xuất này sang một kỹ thuật sản xuất khác. Nếu xem xét về nhu cầu lao động ta thấy khi tăng lao động đến một mức độ nào đó thì quy luật năng suất biên giảm dần bắt đầu hoạt động, Do đó, nhu cầu thuê nhân công của hãng là hãy mở rộng ( hay thu hẹp) mức thuê nhân công nếu như sản phẩm giá trị biên của lao động lớn hơn ( hay nhỏ hơn ) tiền công của người công nhân thuê thêm. Trong điều kiện lao động có thể dễ dàng điều chỉnh được thì nhu cầu về lao động của hãng phải thỏa mãn điểu kiện . Tiền công = sản phẩm giá trị biên của lao động .
Có thể biểu diễn đường cầu trên đồ thị V.3 như sau :
Giả thiết rằng quy luật năng suất biên giảm dần có hiệu lực ở mọi mức thuê nhân công. Đường sản phẩm giá trị biên của lao động (MVPL) dốc xuống. Một hãng có sức cạnh tranh có thể thuê lao động với mức tiền công không đổi là Wo bởi vì nó là người chấp nhận phương án trên thị trường lao động. Bên trái L, lợi nhuận có thể tăng do việc mở rộng thuê nhân công, bởi vì MVPL vượt quá mức tiền công, hay chi phí biên để thuê thêm nhân công. Bên phải L, có lợi hơn nếu thu hẹp việc thuê nhân công bởi vì mức tiền lương vượt quá MVPL. L là mức thuê nhân công tối đa hóa được lợi nhuận.
3.2 Cầu lao động dài hạn :
Hàm sản xuất của hãng trong dài hạn được biểu diễn như sau :
TPLK = f(L,k)
Từ việc nghiên cứu hàm sản xuất ta thấy : trong việc sản xuất một khối lượng sản phẩm nào đó bằng kỹ thuật hiện có rẻ nhất, việc tăng giá của mỗi đơn vị sức lao động so với vốn của một đơn vị vốn sẽ đưa hãng đến chỗ chuyển sang dùng kỹ thuật nhiều vốn hơn. Ngược lại nếu vốn trở nên đắt hơn thì kỹ thuật tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nào đó phải dùng sức lao động nhiều hơn. Hãng thay yếu tố sản xuất mà đã trở nên tương đối đắt đỏ bằng yếu tố khác.
Mặt khác, nhu cầu về các yếu tố sản xuất phụ thuộc vào mức sản lượng và giá tương đối của chính những yếu tố sản xuất đó. Có thể minh họa ảnh hưởng của tăng tiền công đối với sản lượng ( xem hình V.4 )
MỤC LỤC
Lời nói đầu
A THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ……………………………………………………………………………………………….1
1 Khái niệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………..1
2. Các nhân tố tác động tới cung lao động ………………………………………………………………………….2
2.1 Sự phát triển dân số và cung lao động …………………………………………………………………….2
2.2 Cung thời gian lao động ………………………………………………………………………………………………….2
3. Cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động ……………………………………3
3.1 Cầu lao động ngắn hạn……………………………………………………………………………………………………..4
3.2 Cầu lao động dài hạn …………………………………………………………………………………………………………4
B. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY………………………………………………………………………………………..5
1. Thực trạng về cung lao động……………………………………………………………………………………………….5
1.1 Cung lao động xét từ giác độ số lượng …………………………………………………………………..5
1.2 Cung lao động xét từ giác độ chất lượng ……………………………………………………………….7
2. Thực trạng về cầu lao động………………………………………………………………………………………………….9
2.1 Thực trạng về cầu lao động……………………………………………………………………………………………9
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động ………………………………………………………………10
3. Các giải pháp, giải quyết cung cầu trên thị trường lao động Việt Nam…………12
C. LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU LÀM GIA TĂNG TỶ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ SỰ KHÔNG HIỆU QUẢ …………………………………………………………………………..12
1. Luật tiền lương tối thiểu ……………………………………………………………………………………………………………12
2. Chính sách tiền lương tối thiểu tại Việt Nam ……………………………………………………………….14
2.1 Chính sách tiền lương tối thiểu tại Việt Nam…………………………………………………….14
2.2 Ưu nhược điểm của chính sách tiền lương tại Việt Nam……………………………….15
2.3 Giải pháp cho chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta ……………………………..16
Lời kết.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Hoạt động của thị trường lao động tại Việt Nam nhìn từ góc độ cung cầu, quy luật về tiền lương tối thiểu làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và sự không hiệu quả
A THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG :
1 Khái niệm :
Theo Adam Smith thị trường là không gian trao đổi trong đó người mua và người bán gặp nhau thỏa thuận trao đổi hàng hóa và dịch vụ nào đó.
Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó.
Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường : như quy luật giá trị, giá cả, cạnh tranh, độc quyền….Các quy luật này tác động và chi phối mối quan hệ cung và cầu của thị trường lao động. Vậy cung cầu là gì ?
Hình 1
Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Cầu lao động được coi là cầu dẫn xuất hay là cầu gián tiếp. Bởi lẽ, xuất phát từ nhu cầu về sản phẩm mới có nhu cầu về lao động để sản xuất ra sản phẩm đó. Cầu về lao động khác với lượng cầu về lao động. Cầu về lao động mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hóa sức lao động ở mỗi mức giá hay ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Ở mỗi mức giá có một lượng cầu xác định.
Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ với giá cả sức lao động ( tiền lương ), khi giá cả tăng ( hay giảm ) sẽ làm cho cầu về lao động giảm và ngược lại ( tức là cầu về sức lao động tỷ lệ nghịch với giá cả sức lao động). Bởi vậy, nếu vẽ trên đồ thị ( hình 1) đường cầu là đường AB. Tại mỗi điểm trên đường cầu này sẽ ứng với mỗi lượng tiền lương nhất định và số lượng sức lao động nhất định. Ví dụ tại A có mức giá là J1; số lượng sức lao động tương ứng là Q1; Tại điểm B với mức giá là J2; số lượng sức lao động tương ứng là Q2 và J1> J2 nên Q2> Q1.
Cung lao động : là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Cũng giống như cầu và lượng cầu. Cung lao động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thỏa thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả sức lao động, khi tiền lương tăng, lượng cung lao động sẽ tăng. Trên đồ thị hình 1 biễu diễn đường cung là CD. Tại điểm C với mức giá J3 lượng cung sức lao động là Q3. Tại điểm D với mức giá J4 lượng cung sức lao động là Q4 và do giá J4> J3 nên Q4> Q3.
Điểm cân bằng : E là điểm gặp nhau của đường cung và đường cầu. Tại đó lượng cầu bằng lượng cung ( tức Q0 ) mức giá J0 gọi là mức giá cân bằng.
2. Các nhân tố tác động tới cung lao động :
Cung trên thị trường lao động phụ thuộc vào tổng số lao động có thể cung cấp. Tổng số lao động này phụ thuộc vào quy mô dân số tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động, độ dài của thời gian làm việc và chất lượng của lực lượng lao động. Sau đây chúng ta xem xét mộ t số trong các nhân tố trên.
2.1 Sự phát triển dân số và cung lao động :
Dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực. Quy mô nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô dân số và quy mô dân số tại thời kỳ nào đó lại phụ thuộc vào sự tăng tự nhiên (số sinh trừ đi số chết) và tăng, giảm cơ học. Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số nhanh sẽ báo hiệu quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh của nguồn nhân lực trong tương lai.
Cung sức lao động là bộ phận sức lao động được đưa ra trên thị trường nó phụ thuộc không chỉ vào quy mô và tốc độ tăng của nguồn nhân lực, nó còn phụ thuộc vào số người (tỷ lệ) tham gia của lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động được tính bằng cách so sánh lực lượng lao động thực tế với lực lượng lao động tiềm năng.
Lực lượng lao động thực tế là bộ phận dân cư trong tuổi lao động, có khả năng lao động hiện đang làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân và những người chưa có việc làm nhưng đang đi tìm việc làm.
Lực lượng lao động tiềm năng là khả năng lao động của xã hội tức là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ( nguồn nhân lực có sẳn trong dân số hay là dân số hoạt động ) ( Labor foree participation rate LFPR).
Lực lượng lao động thực tế
LFPR = ---------------------------------- x 100
Lực lượng lao động tiềm năng
Tỷ lệ tham gia có thể được xác định tương tự cho các nhóm trong dân số khác nhau : nam, nữ, nữ có gia đình…..
Rõ ràng tỷ lệ này cao ( tiến dần đến 100%) khi lực lượng lao động trên thị trường tăng lên và khai thác được triệt để tiềm năng về nguồn lực con người cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
2.2 Cung thời gian lao động :
Quỹ thời gian của con người là có hạn, mỗi người phải lựa chọn để sử dụng quỹ thời gian đó một cách hợp lý nhất. Do nhiều nguyên nhân, mỗi người có cách lựa chọn khác nhau song thực tế có mấy loại :
- Tăng thời gian làm việc, giảm thời gian nghỉ ngơi. Đây là những người ham công việc hay có nhu cầu thu nhập cải thiện mức sống.
- Tăng thời gian nghỉ ngơi, giảm thời gian làm việc : đó là đối với người có thu nhập cao hay do tuổi cao.
- Lựa chọn thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý vừa đảm bảo thu nhập, vừa thỏa mãn được nhu cầu vui chơi, giải trí.
Thứ hai, nhân tố khách quan đó là giới hạn thu nhập trên thị trường lao động.
Ta xét nhân tố chủ quan : sở thích của cá nhân. Một điều hết sức rõ là xem xét mối quan hệ giữa thu nhập, thời gian làm việc và giải trí ta thấy : thu nhập tỷ lệ thuận với thời gian làm việc và tỷ lệ nghịch với thời gian giải trí. Để mô tả mối quan hệ giữa thu nhập và thời gian giải trí, người ta dùng khái niệm đường bàng quan. Đường bàng quan thể hiện những kết hợp khác nhau của thu nhập thực tế và thời gian giải trí mà nó đưa lại cho cá nhân người lao động ( đường S trên đồ thị hình 2 ) . Với một điểm bất kỳ trên đường bàng quan thể hiện một cách kết hợp giữa thu nhập và giải trí tức là đạt được độ thỏa dụng nhất định. Tất cả mọi điểm trên đường bàng quan đều có độ thỏa dụng như nhau.
Hình 2
Ta xét nhân tố khách quan : sự ràng buộc về khả năng thu nhập trên thị trường lao động. Bản thân mỗi người chịu sự giới hạn bởi lượng tiền mà anh ta có và tiền lương trên thị trường là cho trước và không thay đổi. Để mô tả khả năng này người ta dùng đường ngân sách. Đường ngân sách thể hiện khả năng thu nhập của người lao động trong mối quan hệ với thời gian làm việc và nghỉ ngơi ( chúng ta giả định rằng người lao động chỉ có thất nghiệp duy nhất từ thị trường lao động. Trên đồ thị hình 2, đường N là đường ngân sách.
Sự kết hợp tối ưu giữa ưa thích cá nhân ( chủ quan ) được biểu hiện trên đường bàng quan với các thông tin trên thị trường mang tính khách quan được biểu hiện trên đường ngân sách là độ thỏa dụng tối ưu. Và vị trí tối ưu đó là điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách và đường bàng quan ( điểm I)
Ảnh hưởng của hai nhân tố là thu nhập và thay thế tới sự lựa chọn của người lao động.
- Do ảnh hưởng của thu nhập : do tăng mức lương dẫn đến tăng thu nhập, người lao động có thể dùng số thu nhập tăng thêm đó để mua hàng hóa nào đó để thỏa mãn nhu cầu, ở đây là giải trí ( cũng là một loại hàng hóa ) do đó dẫn đến giảm thời gian làm việc .
- Do ảnh hưởng của thay thế : Khi mức lương tăng dẫn đến thời gian muốn làm việc tăng. Khi mức lương tăng, giá tương đối của thời gian giải trí là được thay thế, tức là làm tăng chi phí cơ hội của thời gian giải trí. Điều đó có nghĩa là khi mức lương tăng, thời gian giải trí đắt hơn, vì vậy sẽ tăng thời gian làm việc.
3. Cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động :
Như trên đã trình bày, cầu lao động là cầu dẫn xuất, có nghĩa là lượng cầu về một loại lao động nào đó sẽ dựa trên 2 cơ sở :
- Năng suất lao động để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ.
- Giá trị thị trường của các loại hàng hóa, dịch vụ đó.
Như vậy, việc xác định cầu lao động dựa trên hiệu suất biên của lao động và giá trị ( giá cả ) của hàng hóa, dịch vụ.
3.1 Cầu lao động ngắn hạn :
Sự phát triển sản xuất có thể mô tả dưới dạng hàm sản xuất. Hàm sản xuất là mối quan hệ tương quan giữa khối lượng các đầu vào và đầu ra của sản xuất.
Các giả định :
- Quá trình sản xuất chỉ bao gồm 2 yếu tố đầu vào : vốn (K) và lao động (L).
- Chỉ có một loại lao động.
- Trong thời gian ngắn thì có ít nhất một đầu vào được cố định ( ở đây là k : máy móc thiết bị và công cụ khác ) còn trong thời gian dài thì các yếu tố đều thay đổi.
TP SR = f(L,K)
Trong đó : TP SR = tổng sản phẩm của hãng trong ngắn hạn.
Từ hàm sản xuất trong ngắn hạn ta thấy có thể thay đổi mức độ sử dụng yếu tố sản xuất của nó bằng cách chuyển từ kỹ thuật sản xuất này sang một kỹ thuật sản xuất khác. Nếu xem xét về nhu cầu lao động ta thấy khi tăng lao động đến một mức độ nào đó thì quy luật năng suất biên giảm dần bắt đầu hoạt động, Do đó, nhu cầu thuê nhân công của hãng là hãy mở rộng ( hay thu hẹp) mức thuê nhân công nếu như sản phẩm giá trị biên của lao động lớn hơn ( hay nhỏ hơn ) tiền công của người công nhân thuê thêm. Trong điều kiện lao động có thể dễ dàng điều chỉnh được thì nhu cầu về lao động của hãng phải thỏa mãn điểu kiện . Tiền công = sản phẩm giá trị biên của lao động .
Có thể biểu diễn đường cầu trên đồ thị V.3 như sau :
Giả thiết rằng quy luật năng suất biên giảm dần có hiệu lực ở mọi mức thuê nhân công. Đường sản phẩm giá trị biên của lao động (MVPL) dốc xuống. Một hãng có sức cạnh tranh có thể thuê lao động với mức tiền công không đổi là Wo bởi vì nó là người chấp nhận phương án trên thị trường lao động. Bên trái L, lợi nhuận có thể tăng do việc mở rộng thuê nhân công, bởi vì MVPL vượt quá mức tiền công, hay chi phí biên để thuê thêm nhân công. Bên phải L, có lợi hơn nếu thu hẹp việc thuê nhân công bởi vì mức tiền lương vượt quá MVPL. L là mức thuê nhân công tối đa hóa được lợi nhuận.
3.2 Cầu lao động dài hạn :
Hàm sản xuất của hãng trong dài hạn được biểu diễn như sau :
TPLK = f(L,k)
Từ việc nghiên cứu hàm sản xuất ta thấy : trong việc sản xuất một khối lượng sản phẩm nào đó bằng kỹ thuật hiện có rẻ nhất, việc tăng giá của mỗi đơn vị sức lao động so với vốn của một đơn vị vốn sẽ đưa hãng đến chỗ chuyển sang dùng kỹ thuật nhiều vốn hơn. Ngược lại nếu vốn trở nên đắt hơn thì kỹ thuật tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nào đó phải dùng sức lao động nhiều hơn. Hãng thay yếu tố sản xuất mà đã trở nên tương đối đắt đỏ bằng yếu tố khác.
Mặt khác, nhu cầu về các yếu tố sản xuất phụ thuộc vào mức sản lượng và giá tương đối của chính những yếu tố sản xuất đó. Có thể minh họa ảnh hưởng của tăng tiền công đối với sản lượng ( xem hình V.4 )
MỤC LỤC
Lời nói đầu
A THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ……………………………………………………………………………………………….1
1 Khái niệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………..1
2. Các nhân tố tác động tới cung lao động ………………………………………………………………………….2
2.1 Sự phát triển dân số và cung lao động …………………………………………………………………….2
2.2 Cung thời gian lao động ………………………………………………………………………………………………….2
3. Cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động ……………………………………3
3.1 Cầu lao động ngắn hạn……………………………………………………………………………………………………..4
3.2 Cầu lao động dài hạn …………………………………………………………………………………………………………4
B. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY………………………………………………………………………………………..5
1. Thực trạng về cung lao động……………………………………………………………………………………………….5
1.1 Cung lao động xét từ giác độ số lượng …………………………………………………………………..5
1.2 Cung lao động xét từ giác độ chất lượng ……………………………………………………………….7
2. Thực trạng về cầu lao động………………………………………………………………………………………………….9
2.1 Thực trạng về cầu lao động……………………………………………………………………………………………9
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động ………………………………………………………………10
3. Các giải pháp, giải quyết cung cầu trên thị trường lao động Việt Nam…………12
C. LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU LÀM GIA TĂNG TỶ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ SỰ KHÔNG HIỆU QUẢ …………………………………………………………………………..12
1. Luật tiền lương tối thiểu ……………………………………………………………………………………………………………12
2. Chính sách tiền lương tối thiểu tại Việt Nam ……………………………………………………………….14
2.1 Chính sách tiền lương tối thiểu tại Việt Nam…………………………………………………….14
2.2 Ưu nhược điểm của chính sách tiền lương tại Việt Nam……………………………….15
2.3 Giải pháp cho chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta ……………………………..16
Lời kết.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: