Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Trên cơ sở sự thống nhất, sự hoà hợp giữa cá nhân và xã hội, giữa cái tui và cái ta, Xuân Diệu cũng như nhiều nhà thơ của cách mạng, của nền văn học mới đã sống và sáng tác bằng những cảm hứng nghệ thuật mới mẻ. Trong thơ Xuân Diệu sau cách mạng Tháng Tám cái tui trữ tình mở rộng tấm lòng ra để đón nhận muôn ngàn hương sắc của cuộc đời đã thay thế cái tui cô đơn, bé nhỏ trong thơ ông trước cách mạng. Và khi mà nhà thơ đã biết lấy sự phong phú của cuộc sống chung để làm giàu đôi mắt và tâm hồn mình thì những âu lo, những mặc cảm vốn bủa vây con người cá nhân đã nhường chỗ cho niềm tin phơi phới vào sức sống bất diệt của cộng đồng, của xã hội mới, của cuộc đời. Thời gian không còn là sức mạnh dọa dẫm con người nữa. Thời gian bây giờ đồng nghĩa với sự sinh sôi, sự nảy nở, sự phát triển.
Trong không gian nghệ thuật cũng tươi mới lại của thơ Xuân Diệu sau cách mạng, màu sắc ấm áp của cuộc sống con người trở nên nổi bật, như màu ngói mới trong một bài thơ cùng tên của ông. Trong không gian ấy, dẫu có bao nhiêu là thử thách, kể cả lắm khi đầy rẫy những kẻ thù tự nhiên và xã hội, những màu sắc lạc quan trở thành màu chủ đạo bởi vì "cây đời mãi mãi xanh tươi" và "sự sống chẳng bao giờ chán nản". Cái màu lạc quan ấy, thơ Xuân Diệu trước cách mạng không phải lúc nào cũng có .
Nhưng không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu sau cách mạng về một mặt nào đó vẫn thể hiện một sự tiếp nối liên tục với thời kỳ lãng mạn của thơ ông trước cách mạng. Thơ Xuân Diệu ở thời nào cũng dào dạt chảy một dòng cảm xúc mãnh liệt về tình yêu cuộc đời và con người.
"Anh không xứng làm biển xanh
Nhưng cũng xin làm sóng biếc
Để hát mãi bên gành một tình chung không hết
Để những khi bọt tung trắng xoá
Và gió về bay toả muôn nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thoả
Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi!"
ở trong một loạt những hình ảnh rất không gian ấy người ta vẫn thấy nguyên vẹn những gì thật là Xuân Diệu: sự mãnh liệt và tươi rói của cảm xúc, khát vọng muốn dãi bày đến tận cùng tấm lòng tha thiết với đời, với người của nhà thơ. Và đó cũng chính là bí quyết làm nên những không gian nghệ thuật trước sau lúc nào cũng chứa chan nhựa sống vốn là một nét đặc trưng của phong cách thơ Xuân Diệu .
Tài liệu tham khảo
* Nghiên cứu, lý luận, phê bình:
1. Xuân Diệu. Những bước đường tư tưởng của tôi. NXB Văn học - 1958.
2. Lê Tiến Dũng. Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945. NXB Giáo dục - 1998.
3. Lê Tiến Dũng. Thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932- 1945: Cái nhìn nghệ thuật mới về thế giới con người. T CVH số 9 - 1997.
4. Phạm Cự Đệ. Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945.NXB Văn học - Hà Nội 2002. (Tái bản lần thứ tư).
5. Phan Cự Đệ. Phong trào thơ mới. NXB khoa học - 1966.
6. Nguyễn Đăng Điệp, Giọng điệu thơ Xuân Diệu trước 1945. Tạp chí văn học số 2 - 2001.
7. Hà Minh Đức - Lời giới thiệu "Thơ tình Xuân Diệu". NXB Giáo dục - 1994
8. Nguyễn Văn Long (chủ biên). Thơ Xuân Diệu. NXB-GD 1993
9. Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn). Xuân Diệu thơ và đời. NXB văn học - 1996
10. Hữu Nhuận. Xuân Diệu con người và tác phẩm. NXB Hội nhà văn Việt Nam 1987.
11. Bùi Việt Thắng. Văn học Việt Nam 1954 - 1975. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 1990 (Viết chung)
12. Bùi Việt Thắng. 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8- NXB ĐHQG Hà Nội - H.1996 ( Viết chung)
13. Hoài Thanh - Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam. NXB Văn học - Hà Nội 1988.
14. Hoàng Trung Thông. Xuân Diệu từ nhà thơ lãng mạn đến như thơ hiện thực. NXB Văn học, 1986.
15. Lý Hoài Thu. Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng 8. NXB Giáo dục - 1998.
16. Lý Hoài Thu. Tình yêu và nguồn cảm hứng mới trong thơ Xuân Diệu sau Cách mạng tháng 8-1945. Tạp chí Văn học số 3 - 2002
17. Đỗ Lai Thuý. Con mắt thơ. NXB Lao động, Hà Nội 1992.
18. Nguyễn Quốc Tuý. Thơ mới - bình minh thơ Việt Nam hiện đại. NXB Văn học.
19. Nhiều tác giả. Tinh hoa thơ mới - thẩm bình và suy ngẫm. NXB Giáo dục 1998.
* Tác phẩm văn học
20. Xuân Diệu - Thơ thơ, NXB Đời nay, 1938
21. Xuân Diệu. Riêng chung, NXB Văn học, 1960.
22. Xuân Diệu. Tuyển Tập Xuân Diệu, T1 NXB Văn học, 1986
23. Xuân Diệu Toàn tập, T1 Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Sở Văn hoá và Thông tin Nghĩa Bình. XB 1987.
Mở đầu
Xuân Diệu là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất, nổi bật nhất của phong trào thơ mới 1932 - 1945. Thơ Xuân Diệu đắm say, rạo rực một tình yêu mãnh liệt, yêu con người, yêu cuộc đời, yêu trần thế… Với cá tính độc đáo và mạnh mẽ, Xuân Diệu đã đem đến góp vào cho thơ Mới một phong cách nghệ thuật thật tiêu biểu, thật nổi bật và cũng thật riêng tư, thật khác biệt. Thơ ông là cả một thế giới nghệ thuật rộn ràng thanh sắc, say đắm tình đời. Không gian nghệ thuật là một bộ phận, một yếu tố hợp thành, là diện mạo của cái thế giới nghệ thuật đó.
Thời gian và không gian đều là những thuộc tính phổ biến, những điều kiện tất yếu, những hình thức tồn tại của thế giới. Cùng tương tự như vậy, trong nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật chịu tác động có ý nghĩa quyết định của quan niệm về thế giới và con người của nhà văn và phong cách sáng tạo của nhà văn. Đồng thời, chúng phản ánh, bộc lộ, thể hiện các đặc trưng của chính cái phong cách đó. Tìm hiểu thời gian và không gian nghệ thuật giúp ta hiểu sâu sắc hơn, từ những góc độ đặc biệt, cá tính của nhà văn và những đặc sắc của thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã sáng tạo nên.
Từ trước đến nay, nói đến thơ Xuân Diệu người ta thường nghĩ ngay đến cảm hứng thời gian, nỗi ám ảnh thời gian, những âu lo, hãi hùng, phiền muộn của nhà thơ trước những bước đi không gì chống lại được của thời gian kéo theo bao nhiêu là tàn phai, úa héo, phôi pha… Có thể nói sự than vãn về sức tàn phá của thời gian là một trong những cảm hứng chủ đạo của thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám.
Nhưng không gian nghệ thuật cũng là một phương diện thể hiện theo cách khác những cảm hứng và bản sắc sáng tạo của nhà thơ. Trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, em xin tập trung vào nhiệm vụ tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu.
Khoá luận được chia làm 2 chương chính, cùng lời mở đầu và kết luận.
Chương I có tiêu đề là: "Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu - một không gian trần thế xinh đẹp, đầy sức sống:.
Chương II: Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu - Một không gian tồn tại trong những đối cực.
Để tránh những từ lặp lại nhiều lần, em xin phép được dùng cụm từ "thơ Xuân Diệu" trong khoá luận này để chỉ thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945.
Chương I
Không gian nghệ thuật trong thơ
xuân diệu - một không gian trần thế
xinh đẹp, đầy sức sống
Như chúng ta đã biết, trên nền chung của Phong trào thơ mới, của văn học lãng mạn Việt Nam 1932 - 1945, Xuân Diệu chiếm một vị trí đặc biệt. Về quan niệm nghệ thuật, về cách hiểu mối quan hệ giữa các nhà thơ, thơ ca và cuộc đời, Xuân Diệu đều có những cách ứng xử riêng biệt, độc đáo. Thơ của ông thể hiện rõ lòng yêu cuộc sống, thiên nhiên và ham muốn tận hưởng hạnh phúc. Ông là một nhà thơ tình yêu số một của Việt Nam và là người đầu tiên đem đến cho văn chương Việt Nam quan niệm tình yêu mới mẻ của con người hiện đại.
Quan điểm của các nghệ sĩ lãng mạn đối với thực tại chủ yếu là phủ nhận, khước từ. Sự phủ nhận khước từ đó được thể hiện rằng những khát vọng và toan tính li khai, thoát ly trên nhiều hướng. Trong thơ mới 1932 - 1945, Huy Thông làm sống dậy những hình bóng hào hùng của một quá khứ xa mờ. Nguyễn Nhược Pháp hồi tưởng lại thủa xưa trong trẻo và vô tư. Vũ Đình Liên cảm thán trước những tàn phai của một thời đại, một lớp người đẹp một vẻ đẹp cổ kính và héo úa. Chế Lan Viên dựng lên cả một thế giới đổ nát, chết chóc, tang thương, đầy sầu hận... Các nhà thơ đó đều là những nhà thơ hoài cổ theo cách riêng của mình, đều tìm ở quá khứ những ánh hồi quang huy hoàng để đối lập với hiện tại đắng cay và xám ngắt.
Không chìm sâu vào quá khứ lịch sử xa xăm, Huy Cận lại thoát lên không gian vũ trụ bao la và rợn ngợp:
"Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu"
Lời cảm ơn! 1
Mở đầu 2
Chương I 4
Không gian nghệ thuật trong thơ 4
xuân diệu - một không gian trần thế 4
xinh đẹp, đầy sức sống 4
1. Trong không gian ấy, những hiện tượng và sự vật chủ yếu là trăng, hoa, cây, lá, vườn, nắng, mưa, mây, gió, sương, những con đường những dòng sông, những dẫy núi và thấp thoáng một ít gương mặt tuổi trẻ. 14
2. Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu tràn ngập âm sắc quyến rũ của trần gian, phản chiếu một cách sinh động nỗi đam mê lớn lao đối với cuộc đời và khát vọng sống mãnh liệt của thi sĩ. 15
3. Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu là một không gian " vừa tầm tay với của con người". Trong cái không gian ấy, tất cả đều đáng yêu, tươi tắn, gần gũi và thân thiện. Đó là một không gian cho con người 17
Chương II 19
Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu 19
1. Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu - một không gian tình ái. 19
2. Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu bị ám ảnh bởi sự tàn phá của thời gian: 26
Kết luận 37
Tài liệu tham khảo 39
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Trên cơ sở sự thống nhất, sự hoà hợp giữa cá nhân và xã hội, giữa cái tui và cái ta, Xuân Diệu cũng như nhiều nhà thơ của cách mạng, của nền văn học mới đã sống và sáng tác bằng những cảm hứng nghệ thuật mới mẻ. Trong thơ Xuân Diệu sau cách mạng Tháng Tám cái tui trữ tình mở rộng tấm lòng ra để đón nhận muôn ngàn hương sắc của cuộc đời đã thay thế cái tui cô đơn, bé nhỏ trong thơ ông trước cách mạng. Và khi mà nhà thơ đã biết lấy sự phong phú của cuộc sống chung để làm giàu đôi mắt và tâm hồn mình thì những âu lo, những mặc cảm vốn bủa vây con người cá nhân đã nhường chỗ cho niềm tin phơi phới vào sức sống bất diệt của cộng đồng, của xã hội mới, của cuộc đời. Thời gian không còn là sức mạnh dọa dẫm con người nữa. Thời gian bây giờ đồng nghĩa với sự sinh sôi, sự nảy nở, sự phát triển.
Trong không gian nghệ thuật cũng tươi mới lại của thơ Xuân Diệu sau cách mạng, màu sắc ấm áp của cuộc sống con người trở nên nổi bật, như màu ngói mới trong một bài thơ cùng tên của ông. Trong không gian ấy, dẫu có bao nhiêu là thử thách, kể cả lắm khi đầy rẫy những kẻ thù tự nhiên và xã hội, những màu sắc lạc quan trở thành màu chủ đạo bởi vì "cây đời mãi mãi xanh tươi" và "sự sống chẳng bao giờ chán nản". Cái màu lạc quan ấy, thơ Xuân Diệu trước cách mạng không phải lúc nào cũng có .
Nhưng không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu sau cách mạng về một mặt nào đó vẫn thể hiện một sự tiếp nối liên tục với thời kỳ lãng mạn của thơ ông trước cách mạng. Thơ Xuân Diệu ở thời nào cũng dào dạt chảy một dòng cảm xúc mãnh liệt về tình yêu cuộc đời và con người.
"Anh không xứng làm biển xanh
Nhưng cũng xin làm sóng biếc
Để hát mãi bên gành một tình chung không hết
Để những khi bọt tung trắng xoá
Và gió về bay toả muôn nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thoả
Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi!"
ở trong một loạt những hình ảnh rất không gian ấy người ta vẫn thấy nguyên vẹn những gì thật là Xuân Diệu: sự mãnh liệt và tươi rói của cảm xúc, khát vọng muốn dãi bày đến tận cùng tấm lòng tha thiết với đời, với người của nhà thơ. Và đó cũng chính là bí quyết làm nên những không gian nghệ thuật trước sau lúc nào cũng chứa chan nhựa sống vốn là một nét đặc trưng của phong cách thơ Xuân Diệu .
Tài liệu tham khảo
* Nghiên cứu, lý luận, phê bình:
1. Xuân Diệu. Những bước đường tư tưởng của tôi. NXB Văn học - 1958.
2. Lê Tiến Dũng. Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945. NXB Giáo dục - 1998.
3. Lê Tiến Dũng. Thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932- 1945: Cái nhìn nghệ thuật mới về thế giới con người. T CVH số 9 - 1997.
4. Phạm Cự Đệ. Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945.NXB Văn học - Hà Nội 2002. (Tái bản lần thứ tư).
5. Phan Cự Đệ. Phong trào thơ mới. NXB khoa học - 1966.
6. Nguyễn Đăng Điệp, Giọng điệu thơ Xuân Diệu trước 1945. Tạp chí văn học số 2 - 2001.
7. Hà Minh Đức - Lời giới thiệu "Thơ tình Xuân Diệu". NXB Giáo dục - 1994
8. Nguyễn Văn Long (chủ biên). Thơ Xuân Diệu. NXB-GD 1993
9. Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn). Xuân Diệu thơ và đời. NXB văn học - 1996
10. Hữu Nhuận. Xuân Diệu con người và tác phẩm. NXB Hội nhà văn Việt Nam 1987.
11. Bùi Việt Thắng. Văn học Việt Nam 1954 - 1975. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 1990 (Viết chung)
12. Bùi Việt Thắng. 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8- NXB ĐHQG Hà Nội - H.1996 ( Viết chung)
13. Hoài Thanh - Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam. NXB Văn học - Hà Nội 1988.
14. Hoàng Trung Thông. Xuân Diệu từ nhà thơ lãng mạn đến như thơ hiện thực. NXB Văn học, 1986.
15. Lý Hoài Thu. Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng 8. NXB Giáo dục - 1998.
16. Lý Hoài Thu. Tình yêu và nguồn cảm hứng mới trong thơ Xuân Diệu sau Cách mạng tháng 8-1945. Tạp chí Văn học số 3 - 2002
17. Đỗ Lai Thuý. Con mắt thơ. NXB Lao động, Hà Nội 1992.
18. Nguyễn Quốc Tuý. Thơ mới - bình minh thơ Việt Nam hiện đại. NXB Văn học.
19. Nhiều tác giả. Tinh hoa thơ mới - thẩm bình và suy ngẫm. NXB Giáo dục 1998.
* Tác phẩm văn học
20. Xuân Diệu - Thơ thơ, NXB Đời nay, 1938
21. Xuân Diệu. Riêng chung, NXB Văn học, 1960.
22. Xuân Diệu. Tuyển Tập Xuân Diệu, T1 NXB Văn học, 1986
23. Xuân Diệu Toàn tập, T1 Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Sở Văn hoá và Thông tin Nghĩa Bình. XB 1987.
Mở đầu
Xuân Diệu là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất, nổi bật nhất của phong trào thơ mới 1932 - 1945. Thơ Xuân Diệu đắm say, rạo rực một tình yêu mãnh liệt, yêu con người, yêu cuộc đời, yêu trần thế… Với cá tính độc đáo và mạnh mẽ, Xuân Diệu đã đem đến góp vào cho thơ Mới một phong cách nghệ thuật thật tiêu biểu, thật nổi bật và cũng thật riêng tư, thật khác biệt. Thơ ông là cả một thế giới nghệ thuật rộn ràng thanh sắc, say đắm tình đời. Không gian nghệ thuật là một bộ phận, một yếu tố hợp thành, là diện mạo của cái thế giới nghệ thuật đó.
Thời gian và không gian đều là những thuộc tính phổ biến, những điều kiện tất yếu, những hình thức tồn tại của thế giới. Cùng tương tự như vậy, trong nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật chịu tác động có ý nghĩa quyết định của quan niệm về thế giới và con người của nhà văn và phong cách sáng tạo của nhà văn. Đồng thời, chúng phản ánh, bộc lộ, thể hiện các đặc trưng của chính cái phong cách đó. Tìm hiểu thời gian và không gian nghệ thuật giúp ta hiểu sâu sắc hơn, từ những góc độ đặc biệt, cá tính của nhà văn và những đặc sắc của thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã sáng tạo nên.
Từ trước đến nay, nói đến thơ Xuân Diệu người ta thường nghĩ ngay đến cảm hứng thời gian, nỗi ám ảnh thời gian, những âu lo, hãi hùng, phiền muộn của nhà thơ trước những bước đi không gì chống lại được của thời gian kéo theo bao nhiêu là tàn phai, úa héo, phôi pha… Có thể nói sự than vãn về sức tàn phá của thời gian là một trong những cảm hứng chủ đạo của thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám.
Nhưng không gian nghệ thuật cũng là một phương diện thể hiện theo cách khác những cảm hứng và bản sắc sáng tạo của nhà thơ. Trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, em xin tập trung vào nhiệm vụ tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu.
Khoá luận được chia làm 2 chương chính, cùng lời mở đầu và kết luận.
Chương I có tiêu đề là: "Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu - một không gian trần thế xinh đẹp, đầy sức sống:.
Chương II: Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu - Một không gian tồn tại trong những đối cực.
Để tránh những từ lặp lại nhiều lần, em xin phép được dùng cụm từ "thơ Xuân Diệu" trong khoá luận này để chỉ thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945.
Chương I
Không gian nghệ thuật trong thơ
xuân diệu - một không gian trần thế
xinh đẹp, đầy sức sống
Như chúng ta đã biết, trên nền chung của Phong trào thơ mới, của văn học lãng mạn Việt Nam 1932 - 1945, Xuân Diệu chiếm một vị trí đặc biệt. Về quan niệm nghệ thuật, về cách hiểu mối quan hệ giữa các nhà thơ, thơ ca và cuộc đời, Xuân Diệu đều có những cách ứng xử riêng biệt, độc đáo. Thơ của ông thể hiện rõ lòng yêu cuộc sống, thiên nhiên và ham muốn tận hưởng hạnh phúc. Ông là một nhà thơ tình yêu số một của Việt Nam và là người đầu tiên đem đến cho văn chương Việt Nam quan niệm tình yêu mới mẻ của con người hiện đại.
Quan điểm của các nghệ sĩ lãng mạn đối với thực tại chủ yếu là phủ nhận, khước từ. Sự phủ nhận khước từ đó được thể hiện rằng những khát vọng và toan tính li khai, thoát ly trên nhiều hướng. Trong thơ mới 1932 - 1945, Huy Thông làm sống dậy những hình bóng hào hùng của một quá khứ xa mờ. Nguyễn Nhược Pháp hồi tưởng lại thủa xưa trong trẻo và vô tư. Vũ Đình Liên cảm thán trước những tàn phai của một thời đại, một lớp người đẹp một vẻ đẹp cổ kính và héo úa. Chế Lan Viên dựng lên cả một thế giới đổ nát, chết chóc, tang thương, đầy sầu hận... Các nhà thơ đó đều là những nhà thơ hoài cổ theo cách riêng của mình, đều tìm ở quá khứ những ánh hồi quang huy hoàng để đối lập với hiện tại đắng cay và xám ngắt.
Không chìm sâu vào quá khứ lịch sử xa xăm, Huy Cận lại thoát lên không gian vũ trụ bao la và rợn ngợp:
"Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu"
Lời cảm ơn! 1
Mở đầu 2
Chương I 4
Không gian nghệ thuật trong thơ 4
xuân diệu - một không gian trần thế 4
xinh đẹp, đầy sức sống 4
1. Trong không gian ấy, những hiện tượng và sự vật chủ yếu là trăng, hoa, cây, lá, vườn, nắng, mưa, mây, gió, sương, những con đường những dòng sông, những dẫy núi và thấp thoáng một ít gương mặt tuổi trẻ. 14
2. Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu tràn ngập âm sắc quyến rũ của trần gian, phản chiếu một cách sinh động nỗi đam mê lớn lao đối với cuộc đời và khát vọng sống mãnh liệt của thi sĩ. 15
3. Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu là một không gian " vừa tầm tay với của con người". Trong cái không gian ấy, tất cả đều đáng yêu, tươi tắn, gần gũi và thân thiện. Đó là một không gian cho con người 17
Chương II 19
Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu 19
1. Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu - một không gian tình ái. 19
2. Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu bị ám ảnh bởi sự tàn phá của thời gian: 26
Kết luận 37
Tài liệu tham khảo 39
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: