daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu .............................................................. 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2
1.4 Số liệu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.5 Kết quả nghiên cứu....................................................................................... 2
1.6 Bố cục tiểu luận ............................................................................................ 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................ 3
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN.......... 4
3.1 Sơ lược về Nhật Bản..................................................................................... 4
3.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 4
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 4
3.2 Các giai đoạn phát triển của Nhật Bản ......................................................... 5
3.2.1 Giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến thập niên 60................... 5
3.2.2 Nền kinh tế Nhật Bản từ 1960 – 1973.................................................. 12
3.2.3 Giai đoạn từ năm 1973 đến nay............................................................ 16
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM .......................................... 22
4.1 Tổng quan về kinh tế Việt Nam.................................................................. 22
4.2 Bài học cho Việt Nam................................................................................. 22
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN........................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 26
1.1 Đặt vấn đề
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu
thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Trong xu thế ấy, sự đổi mới để thích
nghi luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu của các quốc gia. Đối với Việt Nam,
trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế
thị trường với điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, công cuộc cải
cách phát triển kinh tế đã gặp không ít những khó khăn và thách thức. Đứng trước tình
hình đó, để đẩy mạnh sự đi lên của đất nước, Đảng ta đã đề ra nhiều chính sách phát
triển, hội nhập một cách tích cực nhằm học hỏi kinh nghiệm, những thành công của
các quốc gia đi trước.
Nhật Bản là một trong những nước có tầm ảnh hưởng rất lớn trong nền kinh tế thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đất nước được mệnh danh “xứ sở hoa Anh
Đào” là một cường quốc kinh tế đã trải qua nhiều năm phát triển thần kỳ vào trước
thập niên 90 của thế kỷ 20 khiến cho cả thế giới khâm phục. Tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn “thần kỳ” đã trở thành mô hình nghiên cứu đối
với nhiều quốc gia đang phát triển. Nhiều nước trong khu vực Châu Á đã học hỏi theo
mô hình phát triển của Nhật Bản, trong đó một số quốc gia đã nhanh chóng trở thành
con rồng, con hổ kinh tế, giải quyết thành công nhiều vấn đề đời sống kinh tế – xã hội.
Chính vì vậy việc phân tích, học hỏi những chính sách, chiến lược mà chính phủ
Nhật Bản đã áp dụng để so sánh với thời kỳ “đổi mới” của Việt Nam là một việc rất
cần thiết nhằm tạo ra sự tăng trưởng cao và bền vững cho việc phát triển kinh tế - xã
hội.
1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng của nghiên cứu: “Mô hình phát triển của Nhật Bản và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam”.
- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu mô hình kinh tế, các giai đoạn phát triển ở Nhật
Bản. Thông qua đó, rút ra được những bài học cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin, các số liệu xử lý, kết hợp các phương pháp phân tích, so sánh và
diễn dịch, …để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, về những bài học mà Việt Nam có thể
học hỏi từ Nhật Bản.
1.4 Số liệu nghiên cứu
Thu thập các số liệu thứ cấp, đã qua xử lý để áp dụng vào đề tài, góp phần làm tăng
tính thuyết phục cho đề tài nghiên cứu.
1.5 Kết quả nghiên cứu
Sau quá trình nghiên cứu, nhóm đã nắm được mô hình của sự phát triển ở Nhật Bản,
và cũng đã tìm ra được một số bài học kinh nghiệm cho nước ta.
1.6 Bố cục tiểu luận
Bài tiểu luận có bố cục gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lí luận
Chương 3: Thực trạng về đất nước Nhật Bản
Chương 4: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương 5: Kết luận
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Kinh tế học phát triển là khoa học nghiên cứu cách thức sử dụng các nguồn lực
khan hiếm một cách có hiệu quả nhằm giúp các nước đang phát triển nhanh chóng
thoát ra khỏi tình trạng cùng kiệt nàn, lạc hậu tạo dựng một xã hội có trình độ phát triển
kinh tế cao, đời sống tinh thần phong phú, bảo đảm công bằng xã hội. Tăng trưởng
kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hay quy mô sản lượng quốc gia
tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định. Nhật Bản hiện là nước
đứng hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực, dù có những khó khăn nhất định
trong điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Còn Việt Nam chúng ta thì đang trên tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhìn vào sự phát triển của Nhật Bản, so
sánh với những điều kiện chúng ta đang có, nhận thấy có những mô hình phát triển
đáng để chúng ta học hỏi. Cụ thể có đó là mô hình của:
 Harry T.Oshima (1995), ông cho rằng nên đầu tư cho nông nghiệp phát triển
theo chiều rộng nhằm đa dạng hóa sản xuất, đồng thời đầu tư phát triển theo
chiều rộng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ và tiếp tục phát triển
các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu lao động.
 W.Edwards Deming, Deming cho rằng sẽ xác định chính xác những nguyên
nhân sai lỗi trong quá trình sản xuất để tiến hành khắc phục sai lỗi hay cải tiến
công việc. Trên cơ sở đó, năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng lên,
Deming tin rằng 80-85% chất lượng sản phẩm dịch vụ có đạt hay không là do ở
vấn đề quản lý.
Ngoài ra, còn có lí thuyết “Chương trình cải cách kinh tế” của Thủ tướng Abe và
“Chính sách bình ổn” của Dodge. Ở mỗi giai đoạn có mỗi mô hình phát triển khác
nhau, có thể tương tự, cũng có thể dựa trên mô hình cũ hình thành nên mô hình mới
hoàn toàn, nói chung vẫn là do sự biến động của nền kinh tế quyết định. Cơ sở lí luận
cho tiểu luận này đó là những mô hình Nhật Bản đã áp dụng để phát triển qua từng
thời kì và đó là lí thuyết phù hợp với sự phát triển của Việt Nam.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
3.1 Sơ lược về Nhật Bản
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Nhật Bản là một quần đảo với trên 3.000 đảo được tạo thành từ các ngọn núi cao
nổi lên từ một dãy núi nằm sâu dưới biển Thái Bình Dương, phía ngoài lục địa châu Á.
Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska.
Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và đẹp.
Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là núi lửa, có một
số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét. Ngọn núi cao nhất
là núi Phú Sĩ cao 3776 mét.
Vì nằm ở tiếp xúc của một số đĩa lục địa, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều
thiệt hại. Động đất ngoài khơi đôi khi gây ra những cơn sóng thần. Mỗi năm Nhật Bản
chịu vào khoảng 1000 trận động đất và người ta cho rằng cứ 60 năm Tokyo lại gặp
một trận động đất khủng khiếp.
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ,
kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều
phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó
khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng
một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Nhật Bản là nước rất cùng kiệt nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi
dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt
quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh
chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973) làm thế giới phải kinh
ngạc. Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy
chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế
giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trước đây Nhật Bản luôn giành vị trí thứ
hai về kinh tế và mới chỉ bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2011.
Đến tháng 7, 2010, dân số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 127 triệu người, xếp hàng
thứ 10 trên thế giới. Phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu số
- Tăng trưởng kinh tế là biểu hiện cao nhất của nền kinh tế năng động, là kết quả tổng
hợp của các nhân tố trong quá trình sản xuất xã hội. Do vậy, muốn đạt được tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao thì phải có đủ các yếu tố và biết kết hợp chung một cách hài
hoà.Thế mạnh là lao động nhưng nếu không có chính sách kinh tế vĩ mô cũng như vi
mô đúng để khai thác thế mạnh thì không đạt được kết quả mong muốn. Một cơ cấu
kinh tế hài hoà cân đối sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo được
sự ổn định xã hội có lợi cho tăng trưởng.
- Cần phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ linh hoạt. Thực hiện chính
sách nới lỏng tiền tệ, bên cạnh thực hiện chính sách thắt chặt tài chính. Quốc hữu hóa
một số ngân hàng.
- Chính phủ nên có các thông điệp rõ ràng đến thị trường về các mục tiêu ngắn hạn và
tuyên bố tiếp tục hỗ trợ thị trường cho đến khi nền kinh tế phục hồi. Chuyển dịch cơ
cấu ngành như: chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp từ các ngành cần nhiều nguyên
liệu sang các ngành tốn ít nguyên liệu, đồng thời chyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ giảm tỉ trọng khu vực nông lâm, ngư nghiệp. Đồng
thời khuyến khích tăng thị trường trong nước, nước ngoài và xuất khẩu. Ban hành một
số chính sách khuyến khích nội địa hoá sản phẩm. Từng bước tạo ra mặt bằng pháp
luật và áp dụng chính sách thuế, các loại giá cả dịch vụ (thuế đất, điện, nước, bưu
chính) đối với các nhà đầu tư vào trong nước. Tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghệ
thông tin, tin học.
- Tập trung phát triển công nghiệp. Đầu tư lớn vào các ngành công nghiệp nặng và các
ngành sử dụng cường độ lao động cao. Trình độ công nghiệp phải hiện đại. Mô hình
quản lí xí nghiệp tương đối hoàn chỉnh, chi phí ít, năng suất lao động cao, chất lượng
tốt để sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế cao.
Những cải cách đó cần xuất phát từ lợi ích lâu dài của quốc gia, phải đáp ứng
được nguyện vọng và lợi ích căn bản và chính đáng của đông đảo dân chúng. Đồng
thời, những cải cách đó về cơ bản phải phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân
loại đó là: dân chủ, thị trường, mở cửa và phát triển trong hòa bình. Nếu được như vậy
thì các cải cách đó mới huy động được sự đóng góp của mọi nguồn lực từ mọi hướng
để thành công.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trong dạy học đại số lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng mô hình phân tích SWOT dể hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực internet tại tổng công ty viễn thông quân đội Luận văn Kinh tế 0
T Thiết kế chương trình hỗ trợ phát triển Portlet trên cơ sở mô hình chuẩn Luận văn Kinh tế 0
O Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp bình chuẩn - Tỉnh bình dương đến năm 2020 Khoa học Tự nhiên 0
G Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu dân cư tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Dương Khoa học Tự nhiên 0
Q Khảo sát mô hình du lịch sinh thái ở khu DLST Bình Qưới 1 nhằm đề xuất phát triển du lịch bền vững cho khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ Khoa học Tự nhiên 0
A Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại của Sơn la về quy mô, số lượng, loại hình sản xuất của trang trại Luận văn Kinh tế 0
M Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xa kiểu mới ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định Luận văn Kinh tế 0
A Mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol Hàn Quốc - Bài học kinh nghiệm và chính sách phát triển mô hình tập đoàn kinh tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top