Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục.
A. Lời mở đầu........................................................................................................2
B. Nội dung.
I.Khái quát chung về đề tài.
1. Tỷ giá.................................................................................................................3
1.1. Khái niệm chung về tỷ giá hối đoái ...............................................................3
1.2. Phân loại tỷ giá...............................................................................................3
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động tỷ giá.........................................5
1.4. Chênh lệch tỷ giá............................................................................................6
1.5. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá ( nghiệp vụ ác-bit trên thị trường ngoại hối)..6
2.Thị trường ngoại hối
2.1. Định nghĩa về thị trường ngoại hối................................................................6
2.2. Chức năng của thị trường ngoại hối ..............................................................7
2.3. Các đối tượng tham gia trên thị trường ngoại hối..........................................7
2.4. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá.................................................................9
2.4.1. Khái niệm .................................................................................................10
2.4.2. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và quy tắc phòng ngừa ........................10
II. Xây dựng mô hình giải quyết đề tài...............................................................11
III. Thử nghiệm áp dụng trong mô hình kinh tế - phân tích rủi ro tỷ giá dựa vào mô hình kinh tế lượng.
1. Phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.....................................................................12
2. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro
2.1. Lập danh mục đầu tư các ngoại tệ sao cho rủi ro của danh mục là nhỏ nhất......................................................................................................................15
2.2. Ứng dụng nghiệp vụ phòng chống rủi ro hối đoái bằng các sản phẩm phái sinh......................................................................................................................16
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ............................................................16
2.2.2. Giao dịch hợp đồng tương lai ...................................................................17
2.2.3 Giao dịch Swap ( Hoán đổi )......................................................................18
2.2.4. Hợp đồng giao dịch quyền lựa chọn .........................................................20
3. Một số kiến nghị .............................................................................................22
C. Kết luận ..........................................................................................................23
D. Mục lục...........................................................................................................24









A. Lời Mở Đầu

Hiện nay, các ngân hàng thương mại ở nước ta có xu thế mở rộng nhiều nghiệp vụ kinh doanh hiện đại mới nhằm tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh. Cùng với hoạt động tín dụng truyền thống, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng mang lại lợi nhuận chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng lợi nhuận chung của ngân hàng. Các ngân hàng thương mại lớn đều đầu tư khá mạnh cho hoạt động này. Tuy nhiên, cũng như các hoạt đông kinh doanh khác của ngân hàng, kinh doanh ngoại hối của ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm tàng, có khả năng gây ra tổn thất rất lớn, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi mà nước ta đã gia nhập WTO.
Để xem xét vấn đề trên một cách cụ thể và trực quan hơn chúng ta xem xét một ngân hàng thương mại - là một trong hệ thống liên ngân hàng.
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank ) là một trong những ngân hàng cổ phần, cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng đa năng cho các nhóm khách hàng tại các vùng kinh tế phát triển của Việt Nam.Với các hoạt động đa dạng trên thị trường Vietcombank không chỉ kinh doanh ngoại hối để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tự doanh cho bản thân ngân hàng để thu lợi nhuận. Chính những hoạt động này không thể tránh khỏi tình trạng rủi ro về tỷ giá.
Rủi ro tỷ giá là một trong những rủi ro thị trường trong hoạt động ngân hàng. tuỳ từng trường hợp vào quy mô hoạt động và quan điểm của Ban lãnh đạo ngân hàng, mỗi ngân hàng có mức độ rủi ro ngoại hối khác nhau, do đó cũng có các phương pháp quản lý rủi ro ngoại hối khác nhau giữa các ngân hàng. Dưới đây là các phương pháp phân tích rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, trên cơ sở đó chúng ta phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Với những nhận định trên chúng ta nhận thấy rằng ngoại hối có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia nhất là một quốc gia đang trong thời kì phát triển như hiện nay của nước ta.Vì thế, việc nghiên cứu, quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng và được nhiều ngân hàng quan tâm.
Với sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của TS. Trần Trọng Nguyên tui mạnh dạn đưa ra đề tài cho nghiên cứu của mình là :
"Quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam".






B. Nội Dung

I.Khái quát chung về đề tài :

1. Tỷ Giá :
1.1.Khái niệm chung về tỷ giá hối đoái :

*Khái niệm : Tỷ giá là một nội dung quan trọng trong tài chính quốc tế.
Theo quan điểm cổ điển :Tỷ giá là tỷ lệ so sánh ngang giá vàng giữa hai đồng tiền của hai nước ,là hệ số chuyển đổi giữa đơn vị tiền tệ nước này sang đơn vị tiền tệ nước khác .
Theo quan điểm kinh tế hiện đại :Tỷ giá là giá mà người ta trả khi mua hay nhận được khi bán một ngoại tệ , trên thị trường ngoại hối tỷ giá là giá cả của tiền tệ nước này tính bằng đơn vị tiền tệ nước khác.
Như vậy tỷ giá hối đoái đơn giản là giá cả của một đồng tiền tính bằng đồng tiền khác . Bởi vì tỷ giá giữa hai đồng tiền là giá của một đồng tiền còn lại nên sẽ có hai cách biều thị chúng:
+) Số đồng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ - thí dụ ,coi Việt Nam đồng VNĐ là đồng nội tệ ,vào ngày 6 tháng 2 năm 2007 ,người ta sẽ cần khoảng 16000 VNĐ để mua một đô la Mỹ.
+) Số ngoại tệ đổi lấy một đồng nội tệ - cũng coi VNĐ là đồng nội tệ ,vào ngày 6 tháng 2 năm 2007 người ta sẽ cần khoảng 0.0000625 $ để mua một VNĐ.
1.2. Phân loại tỷ giá :
(1). Tỷ giá mua vào và bán ra :
Định nghĩa 1: Tỷ giá mua vào là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá.
Định nghĩa 2 : Tỷ giá bán ra là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá.
(2). Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn :
Các nhà buôn ngoại hối không chỉ kinh doanh giữa một loạt các đồng tiền khác với nhau mà còn sử dụng một loạt các tỷ giá khác nhau đối với mỗi đồng tiền mà chúng ta vẫn gọi là tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn.
Định nghĩa 3: Tỷ giá giao ngay
Tỷ giá giao ngay là tỷ giá niêm yết giữa hai đồng tiền để chuyển giao ngay lập tức. Nói cách khác, tỷ giá giao ngay là tỷ giá hiện hành giữa hai đồng tiền với nhau. Trong thực tế, thông thường sẽ có hai ngày trễ giữa hôm đặt lệnh mua hay bán giao ngay với hôm thực sự trao đổi tiền cho nhau vì những lý do như là giấy tờ chứng minh, các thủ tục và việc thực hiện thanh toán.
Định nghĩa 4 : Tỷ giá kỳ hạn
Ngoài tỷ giá giao ngay thì các tổ chức king tế còn có thể cam kết với nhau ngày hôm nay để trao đổi đồng tiền với nhau vào một ngày nhất định trong tương lai, thôn thường là sau 1 tháng ( 30 ngày ), 3 tháng ( 90 ngày ), 6 tháng (180 ngày ), 9 tháng (270 ngày ), và 1 năm ( 360 ngày ). Tỷ giá trao đổi cho cuộc nua bán này được gọi là tỷ giá kỳ hạn.
(3). Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản :
Định nghĩa 5 : Tỷ giá tiên mặt
Tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng.
Định nghĩa 6 : Tỷ giá chuyển khoản
Tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng.
(4). Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa :
Định nghĩa 7 : Tỷ giá mở cửa
Tỷ giá mở cửa là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày.
Định nghĩa 8 : Tỷ giá đóng cửa
Tỷ giá đóng cửa là tỷ gía áp dụng cho hợp đồng giao dịch cuối cùng trong ngày.
(5). Tỷ giá chính thức :
Định nghĩa 10 : Tỷ giá chính thức
Tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chinh thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá này được áp dụng làm cơ sở tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động liên quan đến ngoại hối của chính phủ như xác định nợ vay của chính phủ.
(6). Tỷ giá chợ đen :
Định nghĩa 11: Tỷ giá chợ đen
Tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng do quan hệ cung cầu trên thị trường này quyết định.
(7). Tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực tế, và tỷ giá hiệu quả :
Các nhà lập chính sách và các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm tới việc phân tích những tác động của sự thay đổi tỷ giá tới nền kinh tế và cán cân thanh toán. Bản htân tỷ giá không chứa đựng nhiều thông tin. Để phân tích những tác động và các ngụ ý của việc thay đổi tỷ giá, các nhà kinh tế xây dựng các chỉ số tỷ giá danh nghĩa, thực tế, và hiệu quả. Bởi vì hầu hết các nhà quản lý quốc tế và ở mỗi quốc gia đều niêm yết tỷ gioá danh nghĩa, thực tế, và hiệu quả tính bằng số ngoại tệ trên một đơn vị nội tệ nên chúng ta sẽ sử dụng các định nghĩa có tính giả thuyết này để xem xét tỷ giá danh nghĩa, thực tế, và hiệu quả. Điều đó có nghĩa là việc tăng chỉ số tý giá danh nghĩa, thực tế, và hiệu quả hàm ý rằng đồng nội tệ lên giá.
Định nghĩa 12 : Tỷ giá danh nghĩa
Tỷ giá danh nghĩa : Tỷ giá thường được niêm yết vào một ngày cụ thể được gọi là tỷ giá danh nghĩa, tức là số đơn vị ngoại tệ đổi lấy một đơn vị nội tệ trên thị trường ngoại hối ( thí dụ 0.0000625 $/1 VNĐ )
Định nghĩa 13 : Tỷ giá thực tế
Tỷ giá thực tế là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa hai quốc gia đang xem xét. Tỷ giá thực tế thường được biểu diễn dưới dạng toán học như sau:
er=
Trong đó er là chỉ số tỷ giá thực tế; e là tỷ giá danh nghĩa ( số ngoại tệ tính trên một đơn vị nội tệ ) dưới dạng chỉ số, P là chỉ số giá trong nước, và Pf là chỉ số giá nước ngoài.
Tỷ giá thực tế được xây dựng dựa trên công thức trên.
Định nghĩa 14 : Tỷ giá hiệu quả
Tỷ giá hiệu quả là một thước đo phản ánh việc lên giá hay mất giá của một đồng tiền với một giỏ đồng tiền khác có tính toéi trọng số.
Bởi vì hầu hết các quốc gia trên thế giới không thực hiện quan hệ thương mại bằng duy nhất một đồng ngoại tệ nên các nhà lập chính sách không quá quan tâm tới những gì xảy ra giữa đồng tiền của quốc gia mình với một loại ngoại tệ khác, mà họ quan tâm tới tỷ giá trao đổi giữa đồng nội tệ với một giỏ ngoại tệ khác mà có quan hệ thương mại với nước này.
Định nghĩa 15 :Tỷ giá chéo
Tỷ giá chéo là tỷ giá giưa hai đồng tiền được suy từ đồng tiền thứ ba.

1.3.Những nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá
Thứ nhất :Sức mua của đồng tiền biểu thị qua chỉ số lạm phát.
Sức mua của đồng nội tệ và ngoại tệ được biểu thị qua chỉ số lạm phát là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá. Thực chất tỷ giá xác định trên cơ sở cân bằng sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ đó là : Cân bằng sức mua tuyệt đối và cân bằng tương đối.
Thứ hai : Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung cầu ngoại tệ của một nước, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá.
Theo qui luật của quan hệ cung cầu thì khi có bội thu can cân thanh toán quốc tế sẽ làm cho tỷ giá giảm ( nội tệ lên giá ,ngoại tệ giảm giá ) và ngược lại khi có bội chi cán cân thanh toán quốc tế sẽ làm cho tỷ giá tăng ( ngoại tệ lên giá, nội tệ giảm giá ).
Thứ ba : Lãi suất ,lượng cung ứng tiền :
Trong cơ chế thị trường, lãi suất và tỷ giá là 2 công cụ quan trọng nhất trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá luôn gắn bó với nhau và hỗ trợ nhau.Việc đề ra một chính lãi suất hợp lý cùng với việc điều hành lượng cung ứng tiền phù hợp với nhu cầu của lưu thông tiền tệ, phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đó và chỉ số lạm phát sẽ góp phần ổn định sức mua của đồng tiền, là yếu tố ổn định tỷ giá .
Thứ tư : Các chính sách vĩ mô :
Khi Nhà nước có những thay đổi về chính sách kinh tế, xã hội tạo lập tức sẽ tác động đến các chỉ số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số tiêu dùng, chỉ số thất nghiệp, bội chi ngân sách ...điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá.
Thứ năm :Yếu tố tâm lý :
Khi tình hình kinh tế, chính trị có thay đổi thì tất yếu sẽ tác động đến tâm lý con người khiến cho tỷ giá có thể đột biến lên xuống trên thị trường.

1.4. Chênh lệch tỷ giá :
Chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra gọi là spread ( phổ ).
- Tính theo số tuyệt đối : spread =tỷ giá bán ra -tỷ giá mua vào
- Tính theo tỷ lệ :
spread= ( ) * 100%
Trong đó e1 = Tỷ giá mua vào ,
e2 = Tỷ giá bán ra.

1.5. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá ( Nghiệp vụ ac-bit trên thị trường ngoại hối ) :
Một trong những hàm ý quan trọng của viêc thông tin liên lạc hết sức chặt chẽ giữa người mua và người bán trên thị trường ngoại hối là thường xuyên diễn ra nghiệp vụ ac-bit (cơ lợi) giữa các đồng tiền và giữa các trung tâm tài chính. Nghiệp vụ ac-bit ( cơ lợi ) là việc khai thác sự khác biệt về giá cả để thu về một khoản lợi nhuận không có rủi ro. Để làm sáng tỏ hai loại nghiệp vụ ac-bit (cơ lợi), chúng ta giả sử rằng không có chi phí giao dịch và chỉ có duy nhất một loại tỷ giá niêm yết thay vì hai tỷ giá mua - bán.
Nghiệp vụ ac-bit (cơ lợi ) giữa các trung tâm tài chính :
Là loại nghiệp vụ đảm bảo rằng tỷ giá cuỷa đồng tiền A và đồng tiền B niêm yết ở bất cứ một trung tâm tài chính nào đó cũng phải như vậy
Ngiệp vụ ac-bit (cơ lợi ) giữa các đồng tiền :
Loại nghiệp vụ này đảm bảo sự bằng nhau của tỷ giá chéo, theo nghĩa sau :
Nếu tỷ giá của đồng tiên A và đồng tiền B là xA/1B và nếu tỷ giá của đồng tiền A và đồng tiền C là yA/1C thì tỷ giá giữa đồng tiên C và B là x/y.

2.Thị Trường Ngoại Hối :

2.1.Định Nghĩa Thị Trường Ngoại Hối :


3. Một số kiến nghị.
Nhận thức được mối hiểm hoạ tư rủi ro tỷ giá có thể làm khuynh đảo hệ thống ngân hàng, nên NHNN với vai trò là người quản lý, quy định trạng thái ngoại hối nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro quá mức có thể xảy ra đối với NHTM và tránh nạn đầu cơ. Về giác độ kinh doanh, chính các NHTM mới là người phải quan tâm quản lý chặt chẽ và thường xuyên trạng thái của chính mình, bởi vì lãi haylỗ phát sinh không phải NHNN là người gánh chịu mà chính tổ chức kinh doanh mới là người gánh chịu thực sự. Một thực tế đang tồn tại trong tư duy của một bộ phận cán bộ ngân hàng ( chủ yếu là NHTM Nhà nước ) là chỉ quan tâm là việc làm của mình có vi phạm quy định của pháp luật hay không, còn vấn đề kinh doanh của chính mình là lãi hay lỗ trở thành thứ yếu. Chính vì vậy, một bộ phận cán bộ NHTM đã dành phần lớn kinh nghiệm, năng lực và trí tuệ của mình vào việc lách luật để thực hiện các phi vụ mạo hiểm. Đây là điều trái với đạo lý kinh doanh phổ thông trong kinh tế thị trường. Xuất phát từ thực tế này, việc NHNN chỉ quy định trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày đã trở thành khe hở để các nhà kinh doanh thực hiện các phi vụ mua bán mạo hiểm quá mức có thể diễn ra trong ngày. Nghĩa là trong ngày, nhà kinh doanh có thể mua bán bao nhiêu cũng được, miễn sao đến cuối ngày cân bằng được trạng thái theo quy định của NHNN.
Nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ, đề nghị :
- Đối với NHNN : Nên chuyển từ quy định quản lý trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày sang quản lý trạng thái ngoại tệ thường xuyên tại bất kỳ thời điểm nào.
- Đối với NHTM : Phải nâng cao nhận thức về rủi ro ngoại hối, trên cơ sơ đó thiết lập một mo hình quản lý và hệ thống các công cụ nhằm giám sát và phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
- Kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực mới mẻ và phức tạp, nên việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên (trong và ngoài nước ) là rất cần thiết.
C. Kết Luận

Từ những phân tích, đánh giá, giải pháp và kiến nghị nêu trên tui mong sẽ góp phần nhỏ bé vào việc mở rộng và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank ) nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung. Để nâng cao khả năng sinh lợi của ngân hàng ta cần tăng cường các dịch vụ phái sinh như : Hợp đồng kỳ hạn , quyền chọn, hợp đồng hoán đổi (Swap ), hợp đồng tương lai....Hiện nay các NHTM ở Việt Nam kinh doanh ngoại hối vẫn chỉ xoanh quanh ba nghiệp vụ là giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi. Tuy nhiên, hiện nay qua việc một số ngân hàng thương mại được cho phép thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, đã cho thấy đây là một nghiệp vụ tỏ ra khá ưu thế trong mục đích phòng ngừa rủi ro và mục tiêu sinh lời của các ngân hàng. Vì vậy các nghiệp vụ phái sinh phải giữ vai trò chủ đạo, và cần được thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển ở Việt Nam.
Một lần nữa tui xin chân thành Thank sự hướng dẫn nhiệt tình của TS.Trần Trọng Nguyên và các thầy cô đã giúp tui hoàn thành đề tài " Quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ".
Với những kiến thức còn hạn chế của mình, nên bài viết này không thể tránh khỏi những sai sót, tui mong nhận được sự phê bình và góp ý của các thầy cô, và các bạn đọc để có thể hoàn thành những bài viết sau một cách tốt hơ
D. Tài Liệu Tham Khảo
1.PGS.TS.Nguyễn Quang Dong (2002), Kinh tế lượng (Chương trình nâng cao),Nxb : Khoa học &kỹ thuật.
2. Frderic S.Mishkin(2001) :Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb :Khoa học và kỹ thuật.
3. GS.TS.Nguyễn Khắc Minh :Bài giảng môn học - Mô hình tài chính quốc tế.
4. Tạp chí ngân hàng, số 21,22 (11/2006).
5. Nguyễn Thị Thu Thảo (2006): Nghiệp vụ thanh toán quốc tế (sách chuyên khảo ),Nxb: Lao động -xã hội.
6. Thị trường tài chính tiền tệ, số 18,21/2005 và 3,4,7/2006.
7. Nguyễn Văn Tiến(1999):Cẩm nang thị trường ngoại hối & các giao dịch king doanh ngoại hối. Nxb: Thống kê.
8. Nguyễn Văn Tiến (2005) :Tài chính quốc tế hiện đại, Nxb : Thống kê.
9. PGS.TS.Hoàng Đình Tuấn: Bài giảng môn học - Mô hình định giá tài sản tài chính.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

hatrinh28

New Member
Download Đề án Quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Download Đề án Quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam miễn phí





Mục lục.
A. Lời mở đầu.2
B. Nội dung.
I.Khái quát chung về đề tài.
1. Tỷ giá.3
1.1. Khái niệm chung về tỷ giá hối đoái .3
1.2. Phân loại tỷ giá.3
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động tỷ giá.5
1.4. Chênh lệch tỷ giá.6
1.5. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá ( nghiệp vụ ác-bit trên thị trường ngoại hối).6
2.Thị trường ngoại hối
2.1. Định nghĩa về thị trường ngoại hối.6
2.2. Chức năng của thị trường ngoại hối .7
2.3. Các đối tượng tham gia trên thị trường ngoại hối.7
2.4. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá.9
2.4.1. Khái niệm .10
2.4.2. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và quy tắc phòng ngừa .10
II. Xây dựng mô hình giải quyết đề tài.11
III. Thử nghiệm áp dụng trong mô hình kinh tế - phân tích rủi ro tỷ giá dựa vào mô hình kinh tế lượng.
1. Phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.12
2. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro
2.1. Lập danh mục đầu tư các ngoại tệ sao cho rủi ro của danh mục là nhỏ nhất.15
2.2. Ứng dụng nghiệp vụ phòng chống rủi ro hối đoái bằng các sản phẩm phái sinh.16
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ.16
2.2.2. Giao dịch hợp đồng tương lai .17
2.2.3 Giao dịch Swap ( Hoán đổi ).18
2.2.4. Hợp đồng giao dịch quyền lựa chọn .20
3. Một số kiến nghị .22
C. Kết luận .23
D. Mục lục.24
 
 
 
 
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

rằng tỷ giá cuỷa đồng tiền A và đồng tiền B niêm yết ở bất cứ một trung tâm tài chính nào đó cũng phải như vậy
Ngiệp vụ ac-bit (cơ lợi ) giữa các đồng tiền :
Loại nghiệp vụ này đảm bảo sự bằng nhau của tỷ giá chéo, theo nghĩa sau :
Nếu tỷ giá của đồng tiên A và đồng tiền B là xA/1B và nếu tỷ giá của đồng tiền A và đồng tiền C là yA/1C thì tỷ giá giữa đồng tiên C và B là x/y.
2.Thị Trường Ngoại Hối :
2.1.Định Nghĩa Thị Trường Ngoại Hối :
Thị trường ngoại hối là nhân tố hết sức quan trọng nếu không nói là không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các giao dịch trao đổi, mua bán, vay mượn ngoại tệ, là nơi thông qua sự cọ xát giữa cung và cầu ngoại tệ để thoả mãn các nhu cầu của các chủ thể kinh tế, đồng thời xác định các điều kiện giao dịch, tức là các giá cả, thời hạn và giao vốn.
Ngoại tệ là đối tượng được mua bán, trao đổi, giao dich trên thị trường ngoại hối, nó không giống như những thị trừơng hàng hoá thông thường và cũng không giống thị trường chứng khoán ( giao dịch mua bán, chuyển nhượng chứng khoán có giá ) mà nó mang tính chất biểu tượng và được hiểu như là một cơ chế hơn là một địa điểm. Mô hình chính của thị rường ngoại hối là một hệ thống thông tin giữa những người tham gia.
Thị trường ngoại hối không bắt buộc là một nơi hiện hữu cụ thể, nó được định nghĩa là thị trường mà ở đó người ta mua và bán nhiều loại tiền khác nhau, Những nhân tố nào sẽ quyết định tỷ lệ trao đổi giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, hành vi của tỷ giá và những tác đọng của việc thay đổi tỷ giá là một trong những chủ đề của kinh tế học quốc tế .
2.2.Chức năng của thị trường ngoại hối :
+) Giúp các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế
+) Giúp chu chuyển vốn giữa các quốc gia có hiệu quả, giá trị đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo qui luật của thị trường.
+) Có thể thực hiện bảo hiểm các khoản thu xuất khẩu, các khoản thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư bằng ngoại tệ và các khoản vay bằng ngoại tệ thông qua các giao dịch kì hạn, quyền chọn, hợp đồng hoán đổi ...
2.3.Các đối tượng tham gia trên thị trường ngoại hối :
* Căn cứ vào hình thái tổ chức của các thành viên :
+) Khách hàng nhỏ lẻ :
Bao gồm những nhà kinh doanh, những nhà đầu tư quốc tế, các công ty đa quốc gia, và những người cần trao đổi ngoại hối để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ. Thông thường, những người này không trực tiếp mua hay bán đồng ngoại tệ, thay vào đó họ sẽ đặt lệnh mua/bán với ngân hàng thương mại.
+) Ngân hàng thương mại :
Ngân hàng thương mại thực hiện lệnh mua/bán từ khách hàng nhỏ lẻ của mình và thực hiện mua bán tiền tệ trên tài khoản của chính ngân hàng, nó sẽ làm thay đổi cấu trúc tiền tệ trong bảng cán cân tài sản và nguồn vốn của ngân hàng. Các ngân hàng có thể làm việc trực tiếp với các ngân hàng khác hay thông thường hơn là làm việc thông qua các nhà môi giới.
Như vậy ngân hàng thương mại tiến hành giao dịch ngoại hối với hai mục đích :
i) Cung cấp dịch vụ cho khách hàng mua bán lẻ bằng các dịch vụ mua, bán hộ
ii) Giao dịch kinh doanh cho chính ngân hàng để kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi.
+) Những nhà môi giới ngoại hối :
Thông thường ngân hàng không trực tiếp giao dịch với nhau, thay vào đó họ chào bán hay chào mua các đồng tiền thông qua các nhà môi giới ngoại hối. Hoạt động thông qua các nhà môi giới ngoại hối sẽ có lợi bởi vì họ có được bảng niêm yết tỷ giá mua và tỷ giá bán của hầu hết các ngân hàng đối với hầu hết các loại tiền, do vậy khi thông qua môi giới, người ta sẽ có một tỷ giá niêm yết có lợi nhất một cách nhanh chóng nhất và với chi phí thấp nhất. Mỗi trung tâm tài chính thông thường đều có một vài nhà môi giới có quản lý mà thông qua đó các ngân hàng thương mại có thể tiến hành giao dịch.
+) Ngân hàng trung ương :
Thông thường NHTW của mỗi quốc gia không thể bàng quan trước việc thay đổi trong giad trị đối ngoại của đồng tiền quốc gia mình, và mặc dù tỷ giá ở các nước công nghiệp lớn trên thế giới đã được để tự do biến động từ năm 1973 nhưng các ngân hàng trung ương vẫn thường xuyên can thiệp bằng cách mua hay bán đồng tiền ra để nhằm ảnh hưởng tới tỷ giá kỳ hạn giữa đồng tiền của quốc gia mình với các đồng tiền của quốc gia khác. Trong chế độ tỷ giá cố định, các nhà quản lý có nghĩa vụ phải mua tiền khi cung vượt quá cầu và bán tiền khi cầu vượt quá cung.
* Căn cứ vào chức năng hoạt động của các thành viên trong thị trường ngoại hối :
+) Những người tạo giá sơ cấp :
Còn gọi là những nhà kinh doanh chuyên nghiệp hay những nhà tạo thị trường, tạo giá cho nhau trên cơ sở yết giá hai chiều. Khi được yêu cầu họ sẽ yết đồng thời giá mua vào và giá bán ra và sẽ mua vào và bán ra theo giá đã yết với số lượng hợp lý. Họ được gọi là những nhà bán buôn. Đó là những ngân hàng chính, những nhà đầu tư lớn và các công ty lớn. Tỷ gía giao dịch trên thị trường sơ cấp còn được gọi là tỷ giá bán buôn.
+) Những người tạo giá thứ cấp :
Trên cơ sở giá đã tạo ra trên thị trường sơ cấp, các nhà tạo giá thứ cấp tạo ra tỷ giá mua vào và bán ra phục vụ cho nhóm khách hàng của mình. Những người tạo giá trên thị trường thứ cấp còn gọi là những người bán lẻ. Tỷ giá giao dịch trên thị trường thứ cấp còn gọi là tỷ giá bán lẻ. Thị trường ngoại hối thứ cấp gọi là thị trường bán lẻ. Khi có xuất hiện cầu thêm về ngoại hối hay dư cung tạm thời về ngoại hối, những người tạo giá trên thị trường thứ cấp tiến hành giao dịch với các nhà tạo giá trên thị trường sơ cấp.
+) Những người chấp nhận giá :
Đó là những người tiến hành mua bán ngoại hối nhằm phục vụ cho mục đích riêng của mình. Họ không yết giá hai chiều cũng không tạo giá trên thị trường thứ cấp. Họ chỉ đơn thuần là những người chấp nhận giá và tiến hành giao dịch.
+) Những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn :
Những người cung cấp các dịch vụ tư vấn ngoại hối dưới nhiều hình thức khác nhau cho khách hàng. Các dịch vụ tư vấn ngoại hối cũng được cung cấp dưới những hình thức rất đa dạng. Hầu hết các ngân hàng lớn và các nhà kinh doanh chính cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn ngoại hối cho khách hàng của mình.
+) Những nhà môi giới ngoại hối :
Những nhà môi giới không phải là những nhà tạo thị trường, nghĩa là họ không mua vào cũng như không bán ra các ngoại tệ cho chính mình. Họ chỉ đơn thuần là người cung cấp các dịch vụ. Khi người mua và người bán đã chấp thuận giá của nhau, nhà môi giới thông báo cho hai người mua và bán là giao dịch đã được tiến hành. Nhà môi giới không chịu trách nhiệm về tiến trình giao dịch giữa các ngân hàng mà cung cấp dịch vụ liên ngân hàng.
Các nhà tạo thị trường có thể giao dịch với nhau bằng các phương pháp khác nhau. Phương pháp thứ nhất là giao dịch trực tiếp. Phương pháp thứ hai là giao dịch thông qua các nhà...
bạn ơi cho mình xin link tải bản đầy đủ được không ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Quản lí rủi ro dự án xây dựng Luận văn Kinh tế 5
L Quản lí rủi ro tín dụng trong các tổ chức tín dụng ngân hàng Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Quản lí rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại CP Sài Gòn Công thương Ba Đình –Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
T Chuyên đề Tăng cường quản lí rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
T Đề án: Quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quản lí chất lượng theo HACCP cho sản phẩm Chả giò xốp tôm cua chiên đông lạnh tại Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex Nông Lâm Thủy sản 0
D QUẢN LÍ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY SUPE PHOTPHAT VÀ HOÁ CHẤT LÂM THAO (LAFCHEMCO) Luận văn Kinh tế 0
D Quản lí bán hàng bằng ngôn ngữ C++ với thao tác xuất nhập file Công nghệ thông tin 2
D Quản lí hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ tại các trung tâm chuyên biệt trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi Y dược 0
D Bài tập lớn môn cơ sở dữ liệu Ứng dụng MySQL trong xây dựng hệ Cơ Sở Dữ Liệu quản lí bán máy tính Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top