Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mở đầu:
Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam đã xuất hiện cùng với hoạt động của thị trường chứng khoan. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường này và mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp. Sau đây là các quy định của pháp luật về việc thành lập và cấp giấy phép hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán.
1. Khái quát chung về quỹ đầu tư chứng khoán:
1.1 Khái niệm và đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khoán:
Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ tiền hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư để đầu tư chủ yếu vào chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Công ti quản lý quỹ tạo lập quỹ đầu tư chứng khoán bằng cách phát hành chứng chỉ hưởng lợi để thu hút vốn từ nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Tiền của quỹ sau đó sẽ được công ty quản lý quỹ đêm đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ của thị trường tiền tệ và các chứng khoán hay tài sản khác phù hợp với mục tiêu đầu tư ghi nhận trong điều lệ của quỹ.
* Đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khoán:
Thứ nhất, bản thân quỹ đầu tư chứng khoán chỉ thể hiện một lượng tiền do các nhà đầu tư đóng góp chứ không phải là một pháp nhân, không có tổ chức bộ máy riêng, bì vậy toàn bộ việc huy động vốn thành lập quỹ, quản lý và điều hành hoạt động của quỹ cho tới việc sử dụng vốn của quỹ để đầu tư, thu lời đều do công ty quản lý quỹ đảm nhiệm. Đến lượt mình, toàn bộ hoạt động của công ty quản lý quản lý quỹ lại chịu sự giám sát của một pháp nhân, thường là ngân hàng, độc lập với quỹ và với công ty quản lý quỹ. Ngân hàng vừa đóng vai trò là người bảo quản tài sản của quỹ đồng thời vừa là người giám sát toàn bộ hoạt động của công ty quản lý quỹ để bảo đảm công ty quản lý quỹ tuân thủ pháp luật và những mục tiêu cũng như chính sách đầu tư đề ra trong điều lệ quỹ.
Thứ hai, chứng khoán được phát hành để huy động vốn thành lập quỹ không phải là cổ phiều mà chỉ là chứng chỉ hưởng lợi cho phép nhà đầu tư sở hữu chúng được hưởng một phần thu nhập từ hoạt động đầu tư của quỹ tương ứng với tỷ lệ vốn mà họ đã đầu tư vào quỹ. Lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ, sau khi bù đắp chi phí quản lý quỹ, sẽ được phân chia cho các nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ quỹ. Giá trị của mỗi chứng chỉ quỹ được xác định hàn ngày và abwngf tổng giá trị của quỹ chi cho số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành trên thị trường.
Thứ ba, những người đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán không phải là cổ đông mà chỉ là cổ đông mà chỉ là những người hưởng lợi từ hoạt động của quỹ; họ bỏ tiền góp vốn lập quỹ nhưng không trực tiếp quản lý quỹ mà ủy thác toàn bộ việc quản lý, điều hành quỹ cho công ty quản lý và ngân hàng bảo quản, là những tổ chức có chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động này, nhằm tối đa hóa lợi nhuận có được từ khoản vốn.
1.2. Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán:
Đối với các nhà đầu tư, lợi ích lớn nhất của nguồn vốn đầu tư là đa dạng hóa đầu tư, phân tán rủi ro. Với quỹ đầu tư chứng khoán, ngay cả khi một cá nhân có lượng vốn nhỏ vẫn có thể đa dạng hóa đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau. Từ những lý do trên người đầu tư sở hữu những chứng chỉ đầu tư có tính thanh khoản cao, có thể rút vốn nhanh chóng bằng việc bán lại các chứng chỉ trên TTCK.
Đối với nhà quản lý vốn thì thông qua những hoạt động này họ thu được hoa hồng và những khoản thưởng bởi những nhà quản lý vốn là những người có kiến thức chuyên môn có trình độ đoán và phân tích thông tin cho nên họ được ủy thác đầu tư.
Đối với nền kinh tế thì quỹ góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và sự phát triển của thị trường sơ cấp; góp phần ổn định thị trường thứ cấp và phổ cập đầu tư chứng khoán, phát huy nội lực.
1.3. Phân loại quỹ đầu tư chứng khoán:
Có nhiều loại qũy đầu tư chứng khoán và cũng có những cách phân loại khác nhau đối với các quỹ này. Tuy nhiên phổ biến nhất là căn cứ vào số lượng nhà đầu tư góp vốn thành lập, quỹ đầu tư chứng khoán được chia thành hai loại: quỹ đại chúng và quỹ thành viên. Thường thì pháp luật các nước đều quy định giới hạn số lượng nhà đầu tư để xác định một quỹ đầu tư là quỹ đại chúng hay quỹ thành viên. Cụ thể:
- Qũy đại chúng là quỹ đầu tư được hình thành từ vốn góp của nhiều nhà đầu tư riêng lẻ trên thị trường chứng khoán. Do số lượng nhà đầu tư bỏ vốn để thành lập quỹ đầu tư đại chúng rất lớn, toàn bộ quy trình huy động vốn. Quỹ đại chúng là loại quỹ đầu tư chứng khoán được chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. Quỹ đại chúng thường không bị pháp luật giới hạn về số lượng nhà đầu tư tối đa vào quỹ. Tuy nhiên, do số lượng các nhà đầu tư lớn nên quỹ đại chúng có nhiều giới hạn đầu tư do pháp luật quy định nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn các nhà đầu tư vào quỹ. Trên thế giới, quỹ đại chúng có nhiều dạng khác nhau. Cách phân loại phổ biến dựa vào tiêu chí nghĩa vụ của quỹ đối với nhà đầu tư, theo đó, quỹ đại chúng có hai loại là quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở.
Quỹ đại chúng dạng đóng là loại quỹ mà theo đó, quỹ không có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư được phát hành ra công chúng theo yêu cầu của nhà đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư chỉ có thể thu hồi số vốn đầu tư bằng cách chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đầu tư cho nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán
Quỹ đại chúng dạng mở là loại quỹ mà theo đó, quỹ có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư. Loại quỹ này có số vốn và số thành viên luôn biến động, nên thường chỉ xuất hiện ở những quốc gia có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật Bản v.v..
- Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán được lập bằng vốn góp của một số nhà đầu tư nhất định và không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng. Nhà đầu tư vào quỹ thành viên được gọi là thành viên góp vốn hay thành viên quỹ đầu tư. Pháp luật thường có quy định giới hạn số lượng thành viên góp vốn của Quỹ thành viên. Luật chứng khoán năm 2006 quy định quỹ thành viên có tối đa không quá 30 thành viên và tất cả thành viên phải là pháp nhân. Thành viên của quỹ thông thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và có năng lực tài chính mạnh như công ty tài chính, ngân hàng hay doanh nghiệp bảo hiểm. Các thành viên góp vốn có quyền tham gia quản lý quỹ nhiều hơn so với nhà đầu tư trong quỹ đại chúng, đồng thời khả năng chịu đựng rủi ro cũng tốt hơn nên quỹ thành viên không chịu nhiều hạn chế đầu tư như quỹ công chúng.
2. Quy định của pháp luật về thành lập và cấp giấy phép hoạt động cả quỹ đầu tư chứng khoán.
2.1 Quy định về việc thành lập quỹ đầu tư chứng khoán.
Việc thành lập quỹ đầu tư chứng khoán không do nhà đầu tư đảm nhiệm mà do công ty quản lý quỹ đảm nhiệm. Trước đây, theo Nghị định số 48/1998/NĐ-CP, công ty quản lý quỹ muốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán phải xin phép UBCKNN và quỹ sẽ chỉ được khai sinh khi UBCKNN cấp giấy phép thành lập quỹ. Sau khi Nghị định số 144/2003/NĐ-CP được ban hành thay thế Nghị định số 48/1998/NĐ-CP, chủ thể lập quỹ công chúng vẫn phải được UBCKNN cấp giấy phép, còn chủ thể lập quỹ thành viên chỉ cần đăng ký với UBCKNN để được cấp chứng nhận đăng kí thành lập quỹ. Hiện nay, luật chứng khoán vẫn tiếp tục thừa nhận 2 loại quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ đại chúng và quỹ thành viên, tuy nhiên, thủ tục thành lập từng loại quỹ đầu tư chứng khoán đã có những thay đổi đáng kể so với trước. Tùy thuộc vào loại hình quỹ đầu tư chứng khoán dự định được thành lập, công ty quản lý quỹ sẽ phải tuân thủ những quy trình pháp lý khác nhau.
2.1.1.Thành lập quỹ đại chúng
*Điều kiện đăng ký thành lập quỹ
Để có đủ điều kiện để thành lập quỹ đại chúng, thì kết quả đợt chào đón chứng chỉ ra công chúng phải thỏa mãn những điều kiện nhất định:
Một là, số lượng nhà đầu tư (không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) tham gia góp vốn vào quỹ và tổng giá trị chứng chỉ quỹ đã bán đều phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. Việc quy định số vốn tối thiểu sẽ giúp cho hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán được tập trung và đạt kết quả cao, tránh việc làm dụng thành lập quỹ đầu tư chứng khoán sẽ làm giảm hiệu quả và vai trò của nó với nền kinh tế.
Hai là, tỷ lệ giữa giá trị chứng chỉ quỹ đã bán và mức vốn dự kiến huy động cũng phải đạt tới mức tối thiểu được quy định trong điều lệ quỹ và ghi nhận trong bản cáo bạch.
Trường hợp tổng giá trị vốn huy động từ đợt phát hành và tổng số nhà đầu tư cá nhân bỏ vốn mua chứng chỉ quỹ không đạt tới mức luật định, công ty quản lý quỹ phải hoàn trả cho nhà đầu tư một khoản tiền đã đóng góp trong vòng 15 ngày kể từ khi kết thúc việc huy động vốn. Trong trường hợp đó, công ty quản lý quỹ vẫn phải chịu mọi phí tổn và nghĩa vụ tài chính phát sinh tự việc huy động vốn.
Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ nhà đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn để tham gia vào hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán.
*Trình tự, thủ tục thành lập
Trường hợp đợt phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng thỏa mãn những điều kiện pháp luật quy định, công ty quản lý quỹ phải gửi UBCKNN hồ sơ báo cáo kết quả chào bán và thực hiện việc đăng ký lập quỹ.
Hồ sơ gồm: Giấy đăng ký lập quỹ và báo cáo về kết quả đợt chào bán và danh sách nhà đàu tư
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBCKNN sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ nhưng phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng hiện nay đã được rút ngắn hơn so với thời hạn 15 ngày theo nghị định số 144/2003/NĐ-CP trước đây.
Ngay sau khi giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực, công ty quản lý quỹ có quyền giải tỏa vốn huy động tại ngân hang giám sát để thực hiện đầu tư.
Trong vòng 45 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký quỹ, công ty quản lý phải gửi UBCKNN một số văn bản chứng tỏ quỹ đã có những bước khởi động ban đầu, đó là:
-Danh sách và sơ yếu lý lịch của các thành viên ban thay mặt quỹ
-Cam kết bằng văn bản của các thành viên độc lập trong ban thay mặt quỹ về sự độc lập của mình với công ty quản lý quỹ
-Biên bản và các tài liệu khác liên quan tới cuộc họp đại hội nhà đầu tư.
Trình tự thủ tục thành lập được pháp luật quy định cụ thể và chặt chẽ, giúp cho việc thực hiện được thống nhất và dễ dàng hơn với các cơ quan hữu quan.
2.1.2.Thành lập quỹ thành viên
Khác với quỹ đại chúng, quỹ thành viên có mục tiêu đầu tư khá mạo hiểm nhằm thu lợi nhuận cao, hoạt động dầu tư của quỹ thành viên, vì vậy có mức độ rủi ro cao hơn quỹ công chúng. Thực tế này đòi hỏi nhà đầu tư vào quỹ thành viên cần có đủ tiềm lực tài chính để có thể gánh chịu rủi ro xảy ra. Nhận thức được vấn đề này, khi soạn thảo Luật chứng khoán, các nhà làm luật đã quy định toàn bộ số thành viên góp vốn vào quỹ đẩu phải là pháp nhân.
Vốn của quỹ cũng không phải do công chúng đầu tư đóng góp mà do các thành viên của quỹ, gồm những tổ chức có tư cách pháp nhân đống góp. Các thành viên góp vốn thành lập quỹ trên cơ sở biên bản thỏa thuận góp vốn và điều lệ quỹ. Công ty quản lý quỹ phải cung cấp cho các tổ chức có nhu cầu góp vốn vào quỹ bản cáo bạch tóm tắt. Việc làm này nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán.
Theo quy định tại Điều 22 QĐ 45/2007/NĐ-BTC về Thành lập Quỹ thành viên có quy định về các điều kiện cụ thể:
“1. Việc thành lập Quỹ thành viên phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Vốn góp tối thiểu là năm mươi (50) tỷ đồng Việt Nam;
b) Có tối đa ba mươi (30) thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân. Tổ chức tham gia góp vốn thành lập Quỹ thành viên chỉ được phép sử dụng vốn của chính mình, không bao gồm các nguồn vốn ủy thác đầu tư, vốn chiếm dụng từ các cá nhân, tổ chức khác;
c) Quỹ được uỷ thác cho một Công ty quản lý quỹ được cấp phép quản lý quỹ thực hiện việc quản lý;
d) Tài sản của Quỹ thành viên được lưu ký tại một Ngân hàng lưu ký không phải là người có liên quan với Công ty quản lý quỹ.
Bên cạnh những điều kiện quy định tại khoản 1 điều 22, tại khoản 2, 3, 4 điều này cũng có quy định một số điều kiện khác về việc kêu gọi góp vốn, thăm dò thị trường bằng các phương tiện thông tin đại chúng; việc đặt tên; cung cấp bản cáo bạch cho những tổ chức có nhu cầu góp vốn; việc ghi rõ nguyên tắc hoạt động của quỹ cũng được quy định khá chi tiết và cụ thể.
*Trình tự, thủ tục thành lập
làm nảy sinh sự trì trệ trước xu thế của thời đại.
- Thực hiện nhất quán quan điểm kết hợp hài hoà các loại lợi ích kinh tế trong sự phát triển kinh tế: Suy đến cùng vấn đề phân phối thu nhập phân phối lợi ích kinh tế cho người lao động, tập thể và xã hội như thế nào cho công bằng so với sự đống góp về lao động trong quá trình tạo ra lợi ích kinh tế. Một nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng ngày càng cao có điều kiện và khả năng thực tế để giải quyết tốt các lợi ích kinh tế. Đến lượt mình, việc giải quyết tốt các lợi ích kinh tế tạo ra động lực mới cho sự phát triển.
- Nhà Nước kiến tạo và bảo đảm môi trường kinh doanh an toàn ổn định thuận lợi và bình đẳng để thúc đẩy xã hội phát triển ; thực chất là đảm bảo và khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, kiểm soát và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh,chống độc quyền.
- Tạo sự bình ổn thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô mà chủ yếu là các chính sách về ngân sách tiền tệ, hối đoái nhằm tăng trưởng kinh tế, toàn dụng các yếu tố sản xuất bình ổn giá cả và cân bằng ngoại thương.
- Nhà nước là người bảo hộ đồng thời là người sản xuất. Nhà nước có chức năng là người bảo hộ cho xã hội và cho công dân trên các mọi phương diện. Tạo sự bình đẳng thực hiện công bằng xã hội và hạn chế rủi ro. Nhà nước cũng đóng vai trò là người sản xuất trong lĩnh vức sản xuát hàng hoá công cộng xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo công bằng xã hội.
- Nhà nước can thiệp và bổ sung vào thị trường bằng các chính sách kinh tế vĩ mô, hệ thống thuế quan hạn ngạch xuất nhập khẩu, can thiệp vào thị trường bằng lượng hàng hoá dự trữ sử dụng quĩ điều hoà cung cầu để khống chế gía thị trường.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo môi trường thuận lợi cũng như hành lang an toàn cho các hoạt động kinh doanh nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế. Hệ thống pháp luật phải đảm bảo được ba yêu cầu: Đồng bộ, tiến bộ và khả thi.
- Nhà Nước phải xây dựng những chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp với điều kiện kinh té xã hội của đát nước theo các mục tiêu mong muón.
- Đổi mới cơ chế hình thành và phân phối lợi nhuận.
Nhà Nước thông qua bộ máy thực hiện việc kiểm tra kiểm kê và giám sát các nguồn vốn của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó nắm vững tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để kịp thời đưa ra nhưng quyết định.
Khai thác tối đa các tiềm năng của các nghanh địa phương, các đơn vị cơ sở nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động.























Kết luận

Toàn bộ đề án đã một phần làm rõ được nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận cũng như vai trò cua nó trong nền kinh tế thị trường. Chúng ta thấy rằng việc theo đuổi lợi nhuận là một điều tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế vì nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên quá trình này đã làm nảy sinh tiêu cực trong văn hoa xã hội,lối sống của người dân trong cơ chế mới...cũng như sự tăng lên về vấn đề ô nhiễm môi trường. Những yêu cầu trên đặt ra một yêu cầu là tất cả chúng ta cùng phải cố gắng để góp phần đưa nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh và hạn chế tối đa những tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế gây ra. Đặc biệt, là những nhà kinh tế tương lai, chúng ta không thể đứng nhin những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình chuyển đổi mà hãy nỗ lực hơn nữa trong học tập và trong lao động để có thể góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước với niềm tin vững chắc vào sự thành công của quá trình phát triển kinh tế, tiến lên chủ nghĩa xã hội của đát nước.
Bài viết trên đã được em hoàn thành thành dưới sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn. Do đó, Lợi nhuận là một chủ đề khá phức tạp có tầm quan trọng đối với nền kinh tế nước ta hiện nay, đồng thời bản thân em hiện đang còn là một sinh viên năm thứ hai còn nhiều hạn chế về học thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn bài luận của em sẽ có nhiều thiếu sót. Em rất mong có được sự góp ý của thầy cô.
tài liệu tham khảo.


1. David Begg. Kinh tế học
2. Cac Mác. Tư Bản - Quyển I,II(tập 1,2,3 ). NXB Sự Thật1960.
3. Kinh tế chính trị học. Tập 1,2.NXB Giáo Dục - 1998.
4. Lịch sử các học thuyết kinh tế. NXB Thống Kê - 1999.
5. Samuelson. Kinh tế học ( tập 1,2 )
6. A.Smith. Của cải của các dân tộc.
7. Nguyễn Văn Thảo. Bài” Vì sao nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ. Giải pháp nào cho các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay.” Tạp chí Thông Tin – Lý luận. Số 11/2000
8. Hồng Vân. - Về việc tinh giảm biên chế trong các cơ quan quản lý nhà nước. - Tạp chí Thông - Lý luận. Số 6/2000
9. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc khoá 6, khoá 7, khoá 8.
NXB Chính Trị Quốc Gia.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Phân tích quy định của pháp luật về quyền của người nộp thuế Luận văn Luật 0
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra Luận văn Luật 0
D Đánh giá tác động của chính sách thời giờ làm việc – thời gian nghỉ ngơi theo quy định Luận văn Kinh tế 0
D Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính việt nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu hệ thống chứng từ kế toán theo quy định của TT 200/2014/TT-BTC Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Chất lượng thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng Văn hóa, Xã hội 0
D Quy chế pháp lý của đảo theo quy định của công ước luật biển năm 1982 và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top