Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
  
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
5. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5
6.1. Quan điểm hệ thống 5
6.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 5
6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh 5
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
1.1. TÀI NGUYÊN 7
1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Phân loại Tài nguyên 7
1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc 7
1.1.2.2. Phân loại theo Môi trường thành phần 7
1.1.2.3. Phân loại theo khả năng phục hồi của Tài nguyên 8
1.1.2.4. Phân loại theo sự tồn tại 9
1.1.3. Đánh giá Tài nguyên 11
1.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 12
1.2.1. Khái niệm 12
1.2.2. Cơ sở của Phát triển bền vững 13
1.2.3. Các chỉ tiêu Phát triển bền vững 14
1.2.3.1. Chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống 14
1.2.3.1. Chỉ tiêu về tính bền vững sinh thái 15
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 16
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM 17
2.1. BIỂN ĐÔNG 17
2.1.1. Vị trí địa lí 16
2.1.2. Đặc điểm Biển Đông 17
2.2. VÙNG BIỂN VIỆT NAM 18
2.2.1. Nội thuỷ 21
2.2.2. Lãnh hải 24
2.2.3. Vùng tiếp giáp lãnh hải 24
2.2.4. Vùng đặc quyền kinh tế 25
2.2.5. Vùng thềm lục địa 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 27
CHƯƠNG 3: TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 28
3.1. TIỀM NĂNG CỦA TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM 28
3.1.1. Tài nguyên sinh vật 28
3.1.1.1. Tài nguyên động vật 28
3.1.1.2. Tài nguyên thực vật 33
3.1.2. Tài nguyên khoáng sản 35
3.1.2.1. Dầu mỏ và khí đốt 35
3.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản khác 37
3.1.3. Tài nguyên du lịch biển 38
3.1.4. Tài nguyên phục vụ giao thông vận tải biển 39
3.1.5. Tài nguyên năng lượng 39
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM 40
3.2.1. Ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản 41
3.2.1.1. Hiện trạng đánh bắt hải sản 41
3.2.1.2. Hiện trạng nuôi trồng hải sản 43
3.2.1.3. Hiện trạng ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản 44
3.2.2. Ngành khai thác khoáng sản biển 45
3.2.2.1. Ngành công nghiệp dầu khí 45
3.2.2.2. Khai thác khoáng sản biển 48
3.2.2.3. Khai thác năng lượng tái tạo từ biển 49
3.2.3. Ngành hàng hải 50
3.2.4. Ngành công nghiệp đóng tàu 52
3.2.5. Ngành du lịch biển 54
3.2.6. Nghề làm muối 56
3.2.7. Các ngành kinh tế biển khác 57
3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM 57
3.3.1. Tài nguyên biển Việt Nam nhìn dưới góc độ quản lý môi trường 57
3.3.1.1. Ô nhiễm Môi trường ven biển 57
3.3.1.2. Sinh thái và việc phục hồi sinh thái vùng ngập nước ven biển 61
3.3.1.3. Kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái để Phát triển bền vững 61
3.3.2. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển 63
3.3.2.1. Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản 63
3.3.2.2. Ngành công nghiệp dầu khí 64
3.3.2.3. Khai thác khoáng sản biển (ngoài dầu khí) 65
3.3.2.4. Ngành hàng hải 66
3.3.2.5. Ngành công nghiệp đóng tàu biển 67
3.3.2.6. Ngành du lịch biển 68
3.3.2.7. Nghề làm muối 68
3.3.2.8. Các lĩnh vực kinh tế biển khác 69
3.3.3. Hệ thống các giải pháp cho Phát triển bền vững Tài nguyên biển Việt Nam. 69
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 72
PHẦN KẾT LUẬN 73



PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đã từ lâu, con người đã sử dụng các nguồn Tài nguyên của Trái Đất chủ yếu tập trung vào những vùng đất liền rộng lớn. Tuy nhiên, chúng ta đã quên mất rằng bề mặt bao phủ của trái đất chủ yếu là nước (71%) và chiếm phần lớn là biển và đại dương.
Về nguồn Tài nguyên thì biển là nơi chứa đựng những giá trị rất đáng kể cho sự phát triển kinh tế. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa thể hiểu một cách đầy đủ về các giá trị của nguồn Tài nguyên biển đóng góp cho nền kinh tế, nhất là dưới dạng Tài nguyên môi trường.
Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam là một Quốc gia biển. Vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Bờ biển Việt Nam dài hơn 3260 km, trung bình 100 km2 đất liền thì có 1 km đường bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ này của thế giới). Ven bờ biển có hơn 2.773 hòn đảo lớn nhỏ các loại, với tổng diện tích 1720 km2 … Tất cả các yếu tố đó đã giúp cho Việt Nam có thế mạnh để phát triển kinh tế biển một cách hiệu quả.
Chính vì những yếu tố trên nên đã từ xa xưa, biển luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của nhân dân Việt Nam và đã được phản ánh ngay trong các truyền thuyết về thời kỳ dựng nước, giữ nước của lịch sử dân tộc. Xét về cả hai mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội thì biển là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam. Chính vì thế, việc nắm vững các nguồn Tài nguyên biển Việt Nam và có hướng đánh giá, khai thác đúng đắn dựa trên nguyên tắc “Phát triển bền vững” là một việc làm mang tính chiến lược đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế hiện tại cũng như về lâu dài của đất nước. Từ yêu cầu cấp thiết đó, là một sinh viên chuyên ngành Sư phạm Địa Lí, qua 4 năm trao dồi kiến thức, được thầy cô nhiệt tình truyền đạt kiến thức chuyên ngành và những hiểu biết cá nhân của tui về biển. Với mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu một cách có khoa học và hệ thống về Tài nguyên biển Việt Nam, hiện trạng phát triển biển và đưa ra định hướng cho sự “Phát triển bền vững”. tui đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp đại học của mình là: “Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu đề tài: “Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững” sẽ đạt được những mục tiêu sau:
• Đối với cá nhân tôi:
- Hình thành thói quen và tác phong làm việc có khoa học, độc lập, sáng tạo. Qua đó càng thêm say mê khám phá và nghiên cứu khoa học.
- Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm và tổng hợp kiến thức qua đọc sách báo. Kỹ năng xử lý, sắp xếp tư liệu thành một đề tài hoàn chỉnh.
- Củng cố lại những kiến thức chuyên môn và hoàn thiện kiến thức vững vàng hơn.
- Ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, như sử dụng các chương trình tin học ứng dụng: Word, Excel, Power point, Internet, Encarta …
• Đối với nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Tìm hiểu khái quát về Tài nguyên biển Việt Nam; Hiện trạng khai thác Tài nguyên biển như thế nào?
- Đưa ra những định hướng chiến lược cho sự phát triển kinh tế biển bền vững.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nằm trong giới hạn của đề tài, đối tượng mà đề tài nghiên cứu là “Tài nguyên biển Việt Nam”. Từ những hiểu biết về tiềm năng của nguồn Tài nguyên này. Hiện trạng phát triển kinh tế biển ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những định hướng cho sự phát triển bền vững nguồn Tài nguyên biển của Việt Nam.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do trình độ bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có giới hạn, nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài hạn hẹp. Đề tài chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu khái quát về tìm năng của Tài nguyên biển đối với phát triển kinh tế - xã hội. Hiện trạng khai thác nguồn tài nguyên này. Từ đó đưa xem xét những vấn đề còn tồn tại dước góc nhìn quản lý môi trường và đưa ra những giải pháp thiết thực cho sự phát triển kinh tế biển nước nhà theo hướng “Phát triển bền vững”.
5. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Biển là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế ở Việt Nam đến thời điểm hiện nay cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như: “Chiến lược phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam” của PGS - TS Bùi Đức Thắng; “Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam - Tiềm năng và triển vọng” của GS - TS Lê Đức Tố… Ngoài ra còn có rất nhiều tập san, tin tức, báo chí đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu trên chỉ đi sâu vào những vấn đề cụ thể khác nhau và tính phổ biến đến người đọc thì còn rất hạn hẹp. Cụ thể tại trường Đại học Cần Thơ, qua tìm kiếm tui chưa thấy nhiều tài liệu về lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, tui nhận thấy rằng chưa có tài liệu nào đánh giá chi tiết về Tài nguyên biển Việt Nam và định hướng cho sự “Phát triển bền vững”, đó cũng là trở ngại gây khó khăn cho tui khi thực hiện đề tài này.
“Phát triển bền vững” hiện nay đang là chủ đề được tất cả các Quốc gia trên thế giới chú trọng tới. Đối với Việt Nam cũng vậy, tui nghĩ rằng trong tương lai gần sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc hơn về vấn đề này. Và chắc chắn cũng sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về “Tài nguyên biển” và hướng tới “Phát triển bền vững”.
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Địa lí học là một môn khoa học tổng hợp vừa mang tính thực tiễn sâu sắc lại vừa mang tính cụ thể cao. Đồng thời khoa học địa lí còn mang tính thời đại, nó luôn biến đổi phù hợp với những khám phá tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Đối tượng địa lí luôn có quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển. Nó tồn tại trong một tổng hợp thể địa lí cụ thể và có mối tương quan với các yếu tố xung quanh. Nó có thể tác động qua lại với nhau theo hướng tích cực hay tiêu cực. Do đó, để nghiên cứu các đối tượng địa lí một cách rõ ràng và chính xác, nhằm giải quyết tốt các vấn đề của đề tài này, ta cần dựa trên những quan điểm sau:
6.1. Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm “hệ thống”, địa lí kinh tế học nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ sản xuất, một trong các mối quan hệ tác động với môi trường xung quanh. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề này, Tài nguyên biển Việt Nam được xem là một hệ thống kinh tế - xã hội thống nhất. Tài nguyên biển Việt Nam được xem xét đánh giá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và sự tác động hài hòa với các yếu tố môi trường khác. Mối quan hệ đó sẽ mang lại ý nghĩa tích cực hay tiêu cực.
6.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Địa lí kinh tế - xã hội là một khoa học tổng hợp nghiên cứu không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Dựa trên quan điểm này, chúng ta sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh của các đối tượng nghiên cứu và các yếu tố xung quanh, thấy rõ mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa chúng. Thông qua quan điểm tổng hợp lãnh thổ nét đặc trưng tiêu biểu của “Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững” sẽ đựợc nêu bật. Chúng ta sẽ xem xét nó trong một chỉnh thể chung, giải quyết mối quan hệ giữa tiềm năng, sự phát triển với nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường biển. Đồng thời tìm ra những mặt tối ưu, những mặt hạn chế, để định ra những giải pháp cụ thể để “Phát triển bền vững” kinh tế biển nước nhà.
6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Dù bất cứ một đối tượng địa lí nào cũng có nguồn gốc phát sinh, quá trình tồn tại và phát triển. Sự phát triển kinh tế nói chung không phải là yếu tố ổn định mà là yếu tố vận động có mối quan hệ phù hợp. Các biến động đều xảy ra trong những điều kiện địa lí nhất định và với những xu hướng nhất định. Xu hướng phát triển của chúng là đi từ quá khứ đến hiện tại và hướng đến tương lai. Với quan điểm lịch sử - viễn cảnh ta sẽ nhìn thấy đối tượng trong quá khứ, liên hệ đến hiện tại và sau đó phát họa bức tranh toàn cảnh cho sự phát triển trong tương lai. Với “Tài nguyên biển Việt Nam” quá khứ đến hiện tại đã được khai thác như thế nào để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ đó, chúng ta sẽ có những định hướng như thế nào cho khai thác và bảo vệ “Tài nguyên biển”, nhằm hướng tới sự “Phát triển bền vững” trong tương lai.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tui đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu: Khi thực hiện đề tài này tui đã thu thập nhiều tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau như: Sách, báo, internet… Đồng thời xử lí các nguồn tài liệu để lựa chọn những thông tin phù hợp nhất.
- Phương pháp thống kê: Qua các nguồn số liệu, các bảng số liệu, xây dựng thành bảng thống kê để minh hoạ cho bài viết thêm chi tiết.
- Phương pháp phân tích chứng minh: Từ những vấn đề đặt ra trong đề tài. tui đã phân tích rõ ràng và đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho bài viết.
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ: Đây một phương pháp đặt trưng của địa lí học. Việc sử dụng các bản đồ - biểu đồ sẽ cụ thể hoá và hình tượng hoá để có thể so sánh chính xác các vấn đề của đề tài này.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. TÀI NGUYÊN
1.1.1. Khái niệm
Tài nguyên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Các dạng vật chất này cung cấp - nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của con người.
1.1.2. Phân loại Tài nguyên
Hiện nay, nhiều tác giả đưa ra những tiêu chuẩn phân loại Tài nguyên khác nhau, hay nói cách khác, nếu ta có một tập hợp các tiêu chuẩn phân loại, ta sẽ có một bảng phân loại Tài nguyên tương ứng. Theo sự nghiên cứu và tổng hợp của các nhà nghiên cứu của Viện khoa học và kỹ thuật Viêt Nam, Tài nguyên được phân loại như sau:
1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc
Chia làm 2 loại:
- Tài nguyên thiên nhiên: Là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên và sinh vật. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên - nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển của con người.
- Tài nguyên nhân tạo: Là các loại Tài nguyên do lao động của con người tạo ra: Nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, đô thị, nông thôn và các của cải, vật chất khác.
1.1.2.2. Phân loại theo Môi trường thành phần: Được gọi là “Tài nguyên môi trường”, gồm các loại:
- Tài nguyên môi trường đất. Trong đó, lại chia ra:
+ Tài nguyên đất nông nghiệp
+ Tài nguyên đất rừng
+ Tài nguyên đất đô thị
+ Tài nguyên đất hiếm
+ Tài nguyên đất cho công nghiệp: Bao gồm đất làm sành sứ, gốm sứ, đất làm gạch, ngói, đất sét trộn làm xi mặng …
- Tài nguyên môi trường nước. Trong đó:
+ Tài nguyên nước mặt
+ Tài nguyên nước trong đất: Bao gồm Tài nguyên nước thổ nhưỡng; Tài nguyên nước ngầm.
- Tài nguyên môi trường không khí:
+ Tài nguyên không gian
+ Tài nguyên ngoài trái đất như mặt trăng, các hành tinh …
- Tài nguyên sinh vật:
+ Tài nguyên sinh vật: Bao gồm Tài nguyên thực vật; Tài nguyên động vật; Tài nguyên vi sinh vật; Tài nguyên hệ sinh thái cảnh quan.
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Tài nguyên khoáng sản kim loại như: Các mỏ sắt, chì, đồng …
+ Tài nguyên khoáng sản phi kim loại như: Dầu mỏ, khí đốt, than đá, mỏ đá vôi, đá Granit …
- Tài nguyên năng lượng:
+ Tài nguyên năng lượng địa nhiệt
+ Tài nguyên năng lượng gió
+ Tài nguyên năng lượng mặt trời
+ Tài nguyên năng lượng sóng biển
+ Tài nguyên năng lượng địa áp
1.1.2.3. Phân loại theo khả năng phục hồi của Tài nguyên
- Tài nguyên có khả năng phục hồi (Tài nguyên có thể tái tạo): Là các Tài nguyên mà thiên nhiên có thể tạo ra liên tục và được con người sử dụng lâu dài như: Rừng, các loại thuỷ hải sản ở sông hồ, biển, độ phì của đất, nước ngọt… Các Tài nguyên có thể tái tạo đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của sinh vật vì chúng là nguồn cung cấp thức ăn liên tục cho sinh vật và cho các nhu cầu cần thiết khác. Đây là các Tài nguyên không giới hạn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong nội dung của chương 3: Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững. Đây là chương quan trọng nhất của bài viết này, đã nêu bật lên được những nội dung quan trọng sau:
- Tiềm năng của Tài nguyên biển Việt Nam: Với một vùng biển rộng lớn thuộc bờ Tây của Biển Đông. Vùng biển nước ta có nguồn Tài nguyên thiên nhiên rất dồi dào bao gồm: Tài nguyên sinh vật vô cùng đa dạng với nhiều loại sinh vật quý hiếm có giá trị kinh tế cả về động vật và thực vật; Tài nguyên khoáng sản tương đối dồi dào như dầu mỏ, và khí thiên nhiên với trữ lượng lớn. Bên cạnh đó còn có nhiều khoáng sản kim loại và phi kim khác, vật liệu xây dựng…; Tài nguyên năng lượng từ sóng biển, thủy triều, gió, mặt trời… cũng đang ở dạng tiềm năng; Các nguồn Tài nguyên khác phục vụ giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ thương mại… cũng góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
- Thực trạng phát triển kinh tế biển của Việt Nam: Trong những năm qua kinh tế biển đã được quan tâm phát triển và cũng đã để lại nhiều thành tựu kinh tế đáng mừng, đóng góp GDP ngày càng tăng cho đất nước. Trên tất cả các ngành kinh tế biển và các lĩnh vực liên quan tới biển đều phát triển như: Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, khai thác dầu khí và khoáng sản biển, thăm dò và khai thác năng lượng từ biển, giao thông vận tải, công nghiệp tàu biển, du lịch biển, nghề làm muối,…
- Định hướng Phát triển bền vững Tài nguyên biển Việt Nam: Đã nêu bật tầm nhìn về Tài nguyên biển Việt Nam dưới góc độ quản lý môi trường bao gồm vấn đề ô nhiễm môi trường biển, bảo vệ sinh thái biển và việc kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu Môi trường sinh thái bền vững; Từ hiện trạng Tài nguyên biển để đưa ra định hướng chung nhất cho phát triển các ngành kinh tế biển trong thời gian tới. Cuối cùng, đưa ra những giải pháp thiết thực nhất để “Phát triển bền vững Tài nguyên biển Việt Nam” của chúng ta./.


PHẦN KẾT LUẬN
Thiên nhiên Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, với nhiều nét độc đáo, từ miền núi đến cao nguyên rồi đồng bằng trên phần đất liền. Và vùng Biển Đông còn rộng lớn hơn nữa. Sự phân hóa thiên nhiên nước ta với nhiều nguồn Tài nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Việt Nam là một quốc gia biển, với đường bờ biển dài trên 130 vĩ tuyến án ngữ gần như toàn bộ bờ phía Tây của Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam đã được Chính phủ tuyên bố bao gồm vùng nội thủy (phía trong đường cơ sở), lãnh hải (rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở), vùng tiếp giáp lãnh hải (rộng 24 hải lí tính từ đường cơ sở), vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở) và thềm lục địa (mở rộng đến bờ ngoài của rìa lục địa, nơi nào hơn thì mở rộng đến 200 hải lí).
Với vùng biển rộng lớn và điều kiện thuận lợi nên biển của Việt Nam có nguồn Tài nguyên thiên nhiên phong phú cả trong khối nước, trên đáy biển, và trong lòng đất dưới đáy biển bao gồm: Tài nguyên sinh vật (động, thực vật), Tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí thiên nhiên, than, các loại sa khoáng, vật liệu xây dựng…), Tài nguyên năng lượng (thủy triều, sóng, gió, mặt trời, v.v..) và các Tài nguyên đặc biệt khác (không gian mặt biển, địa hình bờ và đảo, các cảnh quan…) để phát triển các ngành kinh tế liên quan tới biển.
Từ thời cổ đại đến nay, con người Việt Nam đã biết khai thác và sử dụng các nguồn Tài nguyên của biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với trình độ từ thấp đến cao và bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia. Hiện nay và trong những năm tới, phát triển kinh tế biển sẽ là một trong những chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Kinh tế biển đã và sẽ được thực hiện một cách toàn diện hơn với đầy đủ các lĩnh vực như nghề cá (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến), giao thông - thương mại và hệ thống cảng biển và đội tàu, khai thác khoáng sản, công nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác.
Tuy nhiên, những năm qua việc phát triển kinh tế biển thật sự chưa tương xứng với tiềm năng to lớn mà Tài nguyên biển của chúng ta đưa lại: Ở lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản chúng ta hầu như chỉ đánh bắt với phương tiện và cách thô sơ, chưa có sự đầu tư khoa học kỹ thuật hiện đại. Việc nuôi trồng hải sản thì chưa quy hoạch cụ thể, đồng bộ, quy mô còn nhỏ lẻ; Lĩnh vực khai thác dầu khí thì cũng chưa được hoàn chỉnh từ khâu thăm dò đến khâu khai thác và khâu chế biến, những rủi ro còn nhiều, nên giá trị kinh tế chưa đạt được tối ưu; Giao thông vận tải biển thì chưa có đội tàu biển mạnh, hệ thống dịch vụ tàu biển còn han chế dẫn đến sức cạnh tranh với các Quốc gia khác trên Thế giới; Du lịch biển cũng chưa được chú trọng đầu tư khai thác mạnh mẽ; Việc tận dụng các nguồn năng lượng mới từ biển như: Sóng, thủy triều thì chưa thực hiện được. Bên cạnh những vấn đề trên thì việc khai thác và sử dụng bừa bãi, không hợp lý, thiếu sự quản lý của Nhà nước đã làm cho các nguồn Tài nguyên của biển Việt Nam bị xâm hại nghiêm trọng, môi trường biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Nhìn chung, sự phát triển kinh tế biển chỉ đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Việc khai thác tổng hợp Tài nguyên biển chưa được quan tâm đúng mức, còn có sự chồng chéo giữa khai thác Tài nguyên này với Tài nguyên khác. Đời sống của các cư dân ven biển và ở các đảo còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Một vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, đó chính là bảo vệ chủ quyền vùng biển nước ta. Trong đó, vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa là vấn đề nhức nhối đã và đang cần được giải quyết để việc phát triển kinh tế biển được ổn định.
Từ những vấn đề trên, để giảm bớt những xung đột giữa kinh tế - xã hội và môi trường, giữa việc sử dụng Tài nguyên và cạn kiệt Tài nguyên, giữa các ngành, giữa các địa phương, v.v.. Trước tiên cần đánh giá và dự báo những biến động về các điều kiện tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội của toàn bộ các vùng biển và thềm lục địa cũng như dải đất liền ven biển. Tiếp theo, từ những cơ sở khoa học này tiến hành: “Xây dựng quy hoạch chiến lược Phát triển kinh tế biển bền vững” chung cho cả nước. Trên cơ sở mục tiêu chiến lược chung của cả nước, các địa phương, các ngành sẽ “Xây dựng quy hoạch hành động” riêng cho địa phương mình, ngành mình. Để từ đó phát triển tổng hợp và bền vững cho vùng biển nước ta.
Để nâng cao vị thế và Phát triển bền vững kinh tế biển, để lĩnh vực kinh tế này trở thành thế mạnh của đất nước. Nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và tăng thu nhập nâng cao đời sống nhân dân… thì Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp và các Bộ có liên quan cần:
- Đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật cho ngư dân vùng biển.
- Đầu tư cơ sở năng lượng và cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống các cảng biển.
- Thu hút sự đầu tư vốn và công nghệ từ nước ngoài.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tăng cường đảm bảo an ninh chính trị và quốc phòng.
- Chống ô nhiễm môi trường biển khi khai thác.
- Cần xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên, môi trường biển Việt Nam./.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Điều tra, đánh giá và cảnh báo biến động của các yếu tố khí tượng thủy văn có nguy cơ gây tổn thương tài nguyên môi trường vùng biển Luận văn Sư phạm 0
T Dự án Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển Luận văn Sư phạm 1
D Kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên trầm tích biển và bảo vệ môi trường của 5 vùng trọng điểm Luận văn Sư phạm 0
T Tìm hiểu Tài nguyên Biển Đông Khoa học Tự nhiên 0
A Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận Địa lý & Du lịch 3
N Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng Địa lý & Du lịch 0
O Động lực hình thái cửa sông ven biển đồng bằng Bắc bộ Việt Nam phục vụ khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường cửa sông ven biển Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng biển ven bờ Đông Bắc Việt Nam trên cơ sở xây dựng chỉ thị môi trường Khoa học Tự nhiên 0
N Ảnh hưởng của nước biển dâng đến tài nguyên nước ngầm huyện đảo Phú Qúy Khoa học Tự nhiên 0
V Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0-30m nước) tỉnh Sóc Trăng Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top