kelly_200524
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Trong hệ thống hình phạt, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với những đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà khả năng giáo dục, cải tạo để đưa họ trở lại cuộc sống xã hội không còn nữa và cần vĩnh viễn cách ly họ với đời sống xã hội. Đối với hình phạt tử hình, nếu đã thi hành mới phát hiện bản án đó không đúng với thực tế thì không thể khắc phục được hậu quả. Vì vậy, pháp luật về thi hành hình phạt tử hình cần được quy định rất chặt chẽ.
Thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam là một nội dung của giai đoạn thi hành án hình sự trong thủ tục tố tụng. Nó được quy định trong chương XXVI của Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Tuy nhiên chỉ với 2 điều luật quy định về thi hành hình phạt tử hình, trên thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc. Vì vậy, việc nghiên cứu về thi hành hình phạt tử hình là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Vì thế, với đề tài “Thi hành hình phạt tử hình”, em xin đi vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về vấn đề này trên khía cạnh lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện một số quy định của pháp luật.
Do sự hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên bài viết của em khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong quý thầy, cô giáo góp ý để em hoàn thiện bài viết của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1. Khái quát về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam
1.1. Hình phạt tử hình
Điều 35 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Tính chất đặc biệt ở đây được thể hiện qua sự khác biệt của nó với những hình phạt khác trong cùng hệ thống. Cụ thể: Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, bởi vì nó tước đoạt đi quyền thiêng liêng nhất của người phạm tội – quyền được sống. Nếu mọi hình phạt khác đều hàm chứa cả nội dung trừng trị và cải tạo giáo dục, thì tử hình loại bỏ mọi khả năng đó. Tử hình chỉ mang ý nghĩa trừng trị, phòng ngừa tội phạm, bởi vì những người bị áp dụng hình phạt tử hình là những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, khả năng cải tạo giáo dục không còn. Vì tính chất đặc biệt của hình phạt tử hình như vậy nên việc thi hành nó phải tuân theo một thủ tục hết sức nghiêm ngặt. Nếu có sai sót trong việc thi hành án tử hình thì không thể sửa chữa được nữa.
Do ảnh hưởng mạnh mẽ của nguyên tắc nhân đạo, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, việc áp dụng hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng thu hẹp. Năm 1989, có 35 nước bãi bỏ loại hình phạt này. Đến năm 1999, con số này đã tăng lên gần 80 nước. Hiện nay, những nước phê phán hình phạt tử hình dựa trên 2 lý do cơ bản sau: Tiếp tục duy trì hình phạt tử hình đồng nghĩa với việc vi phạm nhân quyền và nguyên tắc nhân đạo. Và thi hành hình phạt tử hình có thể tồn tại khả năng người bị chết oan do việc kết án và thi hành hình phạt tử hình sai.
Hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì hình phạt tử hình, nhưng có xu hướng hạn chế hơn. Đây là vấn đề mang tính cần thiết khách quan, do yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đang diễn ra quyết liệt trên mọi lĩnh vực trong hoàn cảnh phức tạp của đất nước. Phải thừa nhận rằng, tử hình là hình phạt tước đi mạng sống của con người, tuy nhiên nó không vi phạm nhân quyền và cũng không trái với nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật Việt Nam. Con người được pháp luật bảo vệ, nhưng ngược lại cũng phải tuân theo những yêu cầu của pháp luật và xã hội. Họ có quyền lựa chọn hành vi nhưng hành vi đó không được xâm hại đến các khách thể được pháp luật bảo vệ. Nếu một người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi phạm tội “gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội” thì có nghĩa là người đó đã mang tự do, thậm chí quyền sống của mình ra để đánh đổi. Trong trường hợp đó, Nhà nước phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất là tử hình mới tương xứng với tính chất,mức độ tội phạm người đó thực hiện thì cũng có nghĩa là không ai vi phạm được quyền sống của họ mà chính họ đã tự khước từ quyền sống của mình. Như vậy, có thể nói “thừa nhận hình phạt tử hình là biện pháp bảo vệ quyền được sống chứ không phải vi phạm quyền sống của con người”. Duy trì hình phạt tử hình cũng không vi phạm nguyên tắc nhân đạo. Khi xem xét để tuyên hình phạt tử hình đối với một bị cáo, Toà án phải xem xét rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ. Nếu xét thấy việc cách ly vĩnh viễn người phạm tội với xã hội là không cần thiết thì Toà sẽ không áp dụng hình phạt tử hình. Đối với một số đối tượng sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình như: phụ nữ có thai hay phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người chưa thành niên… Và với những quy định chặt chẽ của pháp luật, thực tiễn đã chứng minh, ở Việt Nam chưa có trường hợp nào tử hình oan một người vô tội.
Tất nhiên, theo xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cũng đang có xu hướng hạn chế và thay đổi hình phạt này. Xu hướng hạn chế hình phạt tử hình trong thực tiễn áp dụng pháp luật được thực hiện trong cả hoạt động xét xử và cả trong hoạt động thi hành án. Những quy định về thi hành hình phạt tử hình được quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt, hạn chế đến mức tối đa khả năng đưa bản án tử hình ra thi hành.
1.2. Thi hành hình phạt tử hình
Thi hành hình phạt tử hình là một trong những nội dung của thi hành án hình sự. Vì thế nó mang những đặc điểm chung của thi hành án hình sự.
Thi hành hình phạt tử hình là một dạng hoạt động Nhà nước, thực hiện quyền lực Nhà nước, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, bảo đảm hiệu lực thực tế của bản án, quyết định của Toà án bằng các biện pháp pháp luật quy định. Căn cứ và nội dung của thi hành hình phạt tử hình chính là các nội dung cụ thể trong các phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Nó có hiệu lực bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án. Theo quy định của pháp luật, dựa trên nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự, thì chủ thể phải chấp hành hình phạt tử hình là cá nhân người bị kết án.
Bên cạnh đó, thi hành hình phạt tử hình cũng mang những đặc điểm riêng, phân biệt với thi hành các hình phạt khác. Thi hành hình phạt tử hình là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Nếu như thi hành các hình phạt khác là buộc người bị kết án phải chấp hành các biện pháp tư pháp nhằm mục đích cải tạo, giáo dục họ với phương châm trừng trị, cải tạo kết hợp với giáo dục, ngăn ngừa tội phạm, thì đối với thi hành hình phạt tử hình, mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội đã không còn. Bởi vậy, pháp luật đã quy định riêng cho thi hành hình phạt tử hình các nguyên tắc, trình tự, thủ tục chặt chẽ. Việc thi hành hình phạt tử hình chỉ là quá trình mà Hội đồng thi hành án tử hình thực thi nhiệm vụ theo thủ tục, trình tự luật định.
+/ Tăng cường cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng tham gia thi hành hình phạt tử hình.
+/ Tập huấn kỹ lưỡng đối với đội ngũ các bộ trực tiếp thi hành hình phạt tử hình nhằm củng cố về mặt tư tưởng và tinh thần của họ. Cần có các chính sách ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp thi hành hình phạt tử hình.
+/ Có các chính sách nhằm đảm bảo điều kiện về phương tiện, trang thiết bị và địa điểm thi hành hình phạt tử hình.
KẾT LUẬN
Trên đây là một vài trình bày của em về đề tài “Thi hành hình phạt tử hình”. Đây là một vấn đề được pháp luật tố tụng hệ hình sự Việt Nam quy định rất chặt chẽ. Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt. Nó tước đi quyền thiêng liêng nhất của con gnười, quyền được sống. Vì thế việc thi hành nó cũng phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về trình tự, thủ tục. Tuy nhiên trên thực tế, thi hành hình phạt tử hình vẫn không tránh khỏi những vướng mắc. Nguyên nhân của những vướng mắc này là do sự chưa hoàn thiện về mặt pháp luật thi hành hình phạt tử hình và do thực tế áp dụng pháp luật cũng như công tác cán bộ, chuẩn bị về điều kiện vật chất chưa đầy đủ.
Thiết nghĩ, trong thời gian tới, trong khi chưa huỷ bỏ được hình phạt tử hình, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật để thi hành án tử hình đạt được những hiệu quả cao hơn.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Trong hệ thống hình phạt, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với những đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà khả năng giáo dục, cải tạo để đưa họ trở lại cuộc sống xã hội không còn nữa và cần vĩnh viễn cách ly họ với đời sống xã hội. Đối với hình phạt tử hình, nếu đã thi hành mới phát hiện bản án đó không đúng với thực tế thì không thể khắc phục được hậu quả. Vì vậy, pháp luật về thi hành hình phạt tử hình cần được quy định rất chặt chẽ.
Thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam là một nội dung của giai đoạn thi hành án hình sự trong thủ tục tố tụng. Nó được quy định trong chương XXVI của Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Tuy nhiên chỉ với 2 điều luật quy định về thi hành hình phạt tử hình, trên thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc. Vì vậy, việc nghiên cứu về thi hành hình phạt tử hình là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Vì thế, với đề tài “Thi hành hình phạt tử hình”, em xin đi vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về vấn đề này trên khía cạnh lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện một số quy định của pháp luật.
Do sự hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên bài viết của em khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong quý thầy, cô giáo góp ý để em hoàn thiện bài viết của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1. Khái quát về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam
1.1. Hình phạt tử hình
Điều 35 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Tính chất đặc biệt ở đây được thể hiện qua sự khác biệt của nó với những hình phạt khác trong cùng hệ thống. Cụ thể: Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, bởi vì nó tước đoạt đi quyền thiêng liêng nhất của người phạm tội – quyền được sống. Nếu mọi hình phạt khác đều hàm chứa cả nội dung trừng trị và cải tạo giáo dục, thì tử hình loại bỏ mọi khả năng đó. Tử hình chỉ mang ý nghĩa trừng trị, phòng ngừa tội phạm, bởi vì những người bị áp dụng hình phạt tử hình là những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, khả năng cải tạo giáo dục không còn. Vì tính chất đặc biệt của hình phạt tử hình như vậy nên việc thi hành nó phải tuân theo một thủ tục hết sức nghiêm ngặt. Nếu có sai sót trong việc thi hành án tử hình thì không thể sửa chữa được nữa.
Do ảnh hưởng mạnh mẽ của nguyên tắc nhân đạo, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, việc áp dụng hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng thu hẹp. Năm 1989, có 35 nước bãi bỏ loại hình phạt này. Đến năm 1999, con số này đã tăng lên gần 80 nước. Hiện nay, những nước phê phán hình phạt tử hình dựa trên 2 lý do cơ bản sau: Tiếp tục duy trì hình phạt tử hình đồng nghĩa với việc vi phạm nhân quyền và nguyên tắc nhân đạo. Và thi hành hình phạt tử hình có thể tồn tại khả năng người bị chết oan do việc kết án và thi hành hình phạt tử hình sai.
Hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì hình phạt tử hình, nhưng có xu hướng hạn chế hơn. Đây là vấn đề mang tính cần thiết khách quan, do yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đang diễn ra quyết liệt trên mọi lĩnh vực trong hoàn cảnh phức tạp của đất nước. Phải thừa nhận rằng, tử hình là hình phạt tước đi mạng sống của con người, tuy nhiên nó không vi phạm nhân quyền và cũng không trái với nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật Việt Nam. Con người được pháp luật bảo vệ, nhưng ngược lại cũng phải tuân theo những yêu cầu của pháp luật và xã hội. Họ có quyền lựa chọn hành vi nhưng hành vi đó không được xâm hại đến các khách thể được pháp luật bảo vệ. Nếu một người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi phạm tội “gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội” thì có nghĩa là người đó đã mang tự do, thậm chí quyền sống của mình ra để đánh đổi. Trong trường hợp đó, Nhà nước phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất là tử hình mới tương xứng với tính chất,mức độ tội phạm người đó thực hiện thì cũng có nghĩa là không ai vi phạm được quyền sống của họ mà chính họ đã tự khước từ quyền sống của mình. Như vậy, có thể nói “thừa nhận hình phạt tử hình là biện pháp bảo vệ quyền được sống chứ không phải vi phạm quyền sống của con người”. Duy trì hình phạt tử hình cũng không vi phạm nguyên tắc nhân đạo. Khi xem xét để tuyên hình phạt tử hình đối với một bị cáo, Toà án phải xem xét rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ. Nếu xét thấy việc cách ly vĩnh viễn người phạm tội với xã hội là không cần thiết thì Toà sẽ không áp dụng hình phạt tử hình. Đối với một số đối tượng sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình như: phụ nữ có thai hay phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người chưa thành niên… Và với những quy định chặt chẽ của pháp luật, thực tiễn đã chứng minh, ở Việt Nam chưa có trường hợp nào tử hình oan một người vô tội.
Tất nhiên, theo xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cũng đang có xu hướng hạn chế và thay đổi hình phạt này. Xu hướng hạn chế hình phạt tử hình trong thực tiễn áp dụng pháp luật được thực hiện trong cả hoạt động xét xử và cả trong hoạt động thi hành án. Những quy định về thi hành hình phạt tử hình được quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt, hạn chế đến mức tối đa khả năng đưa bản án tử hình ra thi hành.
1.2. Thi hành hình phạt tử hình
Thi hành hình phạt tử hình là một trong những nội dung của thi hành án hình sự. Vì thế nó mang những đặc điểm chung của thi hành án hình sự.
Thi hành hình phạt tử hình là một dạng hoạt động Nhà nước, thực hiện quyền lực Nhà nước, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, bảo đảm hiệu lực thực tế của bản án, quyết định của Toà án bằng các biện pháp pháp luật quy định. Căn cứ và nội dung của thi hành hình phạt tử hình chính là các nội dung cụ thể trong các phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Nó có hiệu lực bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án. Theo quy định của pháp luật, dựa trên nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự, thì chủ thể phải chấp hành hình phạt tử hình là cá nhân người bị kết án.
Bên cạnh đó, thi hành hình phạt tử hình cũng mang những đặc điểm riêng, phân biệt với thi hành các hình phạt khác. Thi hành hình phạt tử hình là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Nếu như thi hành các hình phạt khác là buộc người bị kết án phải chấp hành các biện pháp tư pháp nhằm mục đích cải tạo, giáo dục họ với phương châm trừng trị, cải tạo kết hợp với giáo dục, ngăn ngừa tội phạm, thì đối với thi hành hình phạt tử hình, mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội đã không còn. Bởi vậy, pháp luật đã quy định riêng cho thi hành hình phạt tử hình các nguyên tắc, trình tự, thủ tục chặt chẽ. Việc thi hành hình phạt tử hình chỉ là quá trình mà Hội đồng thi hành án tử hình thực thi nhiệm vụ theo thủ tục, trình tự luật định.
+/ Tăng cường cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng tham gia thi hành hình phạt tử hình.
+/ Tập huấn kỹ lưỡng đối với đội ngũ các bộ trực tiếp thi hành hình phạt tử hình nhằm củng cố về mặt tư tưởng và tinh thần của họ. Cần có các chính sách ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp thi hành hình phạt tử hình.
+/ Có các chính sách nhằm đảm bảo điều kiện về phương tiện, trang thiết bị và địa điểm thi hành hình phạt tử hình.
KẾT LUẬN
Trên đây là một vài trình bày của em về đề tài “Thi hành hình phạt tử hình”. Đây là một vấn đề được pháp luật tố tụng hệ hình sự Việt Nam quy định rất chặt chẽ. Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt. Nó tước đi quyền thiêng liêng nhất của con gnười, quyền được sống. Vì thế việc thi hành nó cũng phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về trình tự, thủ tục. Tuy nhiên trên thực tế, thi hành hình phạt tử hình vẫn không tránh khỏi những vướng mắc. Nguyên nhân của những vướng mắc này là do sự chưa hoàn thiện về mặt pháp luật thi hành hình phạt tử hình và do thực tế áp dụng pháp luật cũng như công tác cán bộ, chuẩn bị về điều kiện vật chất chưa đầy đủ.
Thiết nghĩ, trong thời gian tới, trong khi chưa huỷ bỏ được hình phạt tử hình, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật để thi hành án tử hình đạt được những hiệu quả cao hơn.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: phân tích quy định của pháp luật về thi hành án hình phạt tử hình ở việt nam, Quy định của các văn bản tố tụng dưới luật và các văn bản khác có liên quan đến việc áp dụng hình phạt tử hình, tiểu luận về việc có nên bỏ mức án tử hình khỏi bộ luật hình sự việt nam, HÌNH PHẠT TỬ HÌNH KẾT LUẬN, các văn bản quy định giảm hình phạt tử hình, trình tự thủ tục thi hành án hình phạt tử hình, tiểu luận về hình phạt tử hình
Last edited by a moderator: